(VFO.VN) Sau thời gian “cân não” lựa chọn linh kiện, mình cũng đã xây dựng (build) xong một chiếc PC “văn phòng” gần như hoàn chỉnh theo tiêu chí riêng nhằm phục vụ tốt nhất cho nhu cầu viết bài, lướt web, nghe nhạc lossless, chơi CS Source, xem video 4K, đồng thời chỉnh ảnh nhẹ nhàng với Lightroom với giá bán khoảng bằng chiếc Galaxy Note9.
Bộ PC "văn phòng" hứa hẹn sẽ hoạt động ổn định nhằm có thể viết được nhiều bài hơn tại VFO.VN
Xin lưu ý, bài viết chỉ đưa ra nhận định mang tính cá nhân, không phải bài đánh giá sản phẩm, đơn giản chia sẻ về cách thức lắp ráp phần cứng PC khá “ kỳ lạ” hoặc thậm chí bị xem như “gà” theo cách nhìn nhận của giới công nghệ. Khi xem qua cấu hình, nhiều chuyên gia công nghệ và nhân viên tư vấn lắp ráp linh kiện máy tính cho khách hàng cũng sẽ nhận định hệ thống PC này không “chuẩn” hoặc có gì đó “sai sai”.
Nhìn tổng quan về cấu hình, phần lớn tín đồ công nghệ và kỹ thuật viên sẽ nhận định cần thay đổi card màn hình cao cấp hơn, thậm chí bổ sung thêm 1 thanh RAM 8GB thành tổng cộng 16GB
Đọc đến đây, nhiều độc giả cùng anh em dân kỹ thuật sẽ nghĩ rằng mình ráp máy tính này có gì đó không ổn? Tại sao đã biết rõ các linh kiện máy tính này kết hợp với nhau vẫn chưa chuẩn, mình vẫn cương quyết ráp thành bộ PC mới? Nếu vẫn muốn tìm hiểu về câu chuyện lắp bộ PC này, mình xin mời quý độc giả hãy tiếp tục đọc nội dung dưới đây.
Nhắc lại chút về quá khứ
Trước khi mua bộ máy tính này, mình đã từng thanh lý chiếc PC cũ vì lý do liên quan đến sập nguồn nhưng “không” rõ lý do, tạm nhận định là thành phần linh kiện chưa tương thích với nhau. Mình đã thay đổi nhiều linh kiện từ bộ nguồn, mainboard, CPU, RAM, SSD đến vài lần, đồng thời cũng cài đặt cả Windows 10 tối thiểu cũng 3 lần nhưng PC cũ vẫn bị sập nguồn, ảnh hưởng đến công việc viết bài nên chọn giải pháp thanh lý cho nhanh gọn, đỡ phải suy nghĩ nhiều. Vì thay nhiều linh kiện đến nỗi chán nản, chủ cửa hàng cũng là dân kỹ thuật “cứng” cũng thông cảm trong trường hợp sập nguồn khó hiểu, chấp nhận thanh lý dàn PC cũ này với giá ưu đãi cùng thái độ vui vẻ khiến cho mình cảm thấy nể phục.
Cấu hình máy tính có gì đó không ổn?
Khi nhìn tổng quan về cấu hình, PC này có 1 điểm bất hợp lý về card màn hình Strix GTX 1050Ti Gaming, thay vì phải nâng cấp lên GTX 1070 Gaming mới chuẩn hoặc ít nhất cũng GTX 1060 sẽ đồng bộ phần cứng hơn. Dựa vào card màn hình cùng với vi xử lý, một số tín đồ công nghệ có thể sẽ khuyến khích mình nên chọn bo mạch chủ đời thấp hơn, chẳng hạn như dòng thấp H310M hoặc tầm trung B360M nhằm cho giá bán rẻ hơn từ 25% đến 40% thay vì mua Rog Strix B360-F Gaming giá khá cao nếu chỉ dựa vào mỗi yếu tố “hiệu năng”.
Ngoài yếu tố giá hơi cao, Strix GTX 1050Ti Gaming có thiết kế đẹp, hiệu năng đủ mạnh cho nhu cầu xem phim 4K và chỉnh ảnh đơn giản với Lightroom
Thậm chí, bộ nguồn 650W cũng sẽ bị cho dư thừa về điện năng cho toàn bộ linh kiện bên trong PC, làm lãng phí tiền bạc cả ở khoản này. Nhiều tín đồ công nghệ có thể sẽ đưa ra lời khuyên, nếu lựa chọn bộ nguồn cùng bo mạch chủ giá rẻ hơn chút, đồng thời ổ cứng rắn SSD dung lượng 240GB khuyến cáo về 120GB nhằm bù vào chi phí chuyển đổi card màn hình GTX 1050Ti lên thành GTX 1060 giúp cho cấu hình hoàn chỉnh hơn. Khi đó, PC này cho hiệu năng mạnh mẽ hơn, chơi game PUBG cũng mượt hơn nhờ vào card màn hình GTX 1060.
Lựa chọn cấu hình “quái đản” hay chiều chuộng theo “cảm xúc”?
Đầu tiên về ROG Strix B360-F Gaming, mình chọn bo mạch chủ này với lý do đơn giản vì ủng hộ Asus – nhà sản xuất thương hiệu Đài Loan này cũng từng nhiều lần mời VFO.VN tham dự sự kiện ra mắt sản phẩm. Tương tự card màn hình Strix GTX 1050Ti Gaming, bo mạch chủ ROG Strix B360-F Gaming cũng kế thừa nhiều ưu điểm (theo đánh giá cá nhân) từ dòng sản phẩm cao cấp hơn của Asus, đáp ứng đủ tiêu chí cho riêng mình, bao gồm: thiết kế sang trọng, độ hoàn thiện sản phẩm tốt, hỗ trợ nhiều khe và cổng kết nối hiện đại.
ROG Strix B360-F Gaming phù hợp theo tiêu chí riêng của mình, khó tiếp cận một số người dùng chỉ đặt "giá cả" so với hiệu suất hoặc tính năng lên hàng đầu
Chính vì vậy, ROG Strix B360-F Gaming hứa hẹn sẽ hoạt động ổn định, bền bỉ giống như nhiều bo mạch chủ cận cao cấp trở lên. Đây chính là tiêu chí quan trọng nhất đặt lên hàng đầu, mình chấp nhận bỏ qua yếu tố tích hợp công nghệ “xịn” như trên một số mainboard đắt tiền nhằm để có được mức giá bán cuối cùng còn khoảng 3.1 triệu đồng. Quan trọng hơn, mình lựa chọn ROG Strix B360-F Gaming cũng vì bo mạch chủ này hỗ trợ USB 3.1 Gen 2, USB Type-C, bên cạnh vài tính năng quan trọng khác nhằm đáp ứng nhu cầu "chuyên" sao chép dữ liệu.
ROG Strix B360-F Gaming còn tích hợp chip âm thanh ROG SupremeFX, bố trí cổng quang (Optical) giống như nhiều mẫu bo mạch chủ phân khúc cận cao cấp trở lên của Asus, chẳng hạn Strix X299-E Gaming có giá bán khoảng 9 triệu. Khi kết hợp PC với dàn loa Logitech Z625 (2.1) qua cổng Optical, mình cảm nhận âm thanh thật “chất” nhờ tín hiệu chuẩn kỹ thuật số. Riêng lý do vì sao cần đến cổng kết nối USB 3.1 Gen 2, USB Type-C , đây là câu chuyện dài dòng có chút liên quan đến quá khứ, đồng thời cũng không có gì quá khó hiểu đối với phần lớn người dùng hiện nay.
Ngoài thiết kế sang trọng, ROG Strix B360-F Gaming bố trí nhiều cổng kết nối khác nhau giúp kết nối các thiết bị ngoại vi phong phú hơn
Theo như kế hoạch ban đầu, mình sẽ chọn bộ vi xử lý Core I3-8100 (3.6GHz) gồm 4 nhân với 4 luồng cho hiệu năng đủ “ngon” cho nhu cầu lướt web, soạn thảo văn bản và những tác vụ cơ bản khác. Tuy nhiên về sau này, mình lại quyết định chọn lựa vi xử lý Core I5-8600 (3.10 GHz) gồm 6 nhân với 6 luồng cho hiệu năng tuyệt vời đối với máy tính “văn phòng” vì ít nhất cũng 2 yếu tố chính. Đầu tiên, mình còn đang dùng thêm 1 chiếc laptop với 1 chiếc PC cũ cũng dùng Core I3 nên không muốn bị trùng lắp chữ “Core i3” dẫu mấy dòng vi xử lý Intel này lại thuộc 3 thế hệ khác nhau. Yếu tố thứ nhì, Vợ yêu của mình khuyến cáo phải mua máy tính cho đáng, phục vụ tốt cho công việc nên định nâng cấp lên thẳng Core I5-8600.
Phần 1 bài viết xin tạm dừng ở đây.
Phần 2 sẽ chia sẻ nhiều hơn về card màn hình và lý do vì sao rước màn hình siêu rộng 21:9 này về nhà, trở ngại khi mới sử dụng thời gian đầu.
Phần 3 về chủ đề “quăng” HDD 2TB vẫn còn dùng tốt ra ngoài, để thay thế HDD 1TB.
BinhDa (Tuấn Hà) - VFO.VN
Bộ PC "văn phòng" hứa hẹn sẽ hoạt động ổn định nhằm có thể viết được nhiều bài hơn tại VFO.VN
Xin lưu ý, bài viết chỉ đưa ra nhận định mang tính cá nhân, không phải bài đánh giá sản phẩm, đơn giản chia sẻ về cách thức lắp ráp phần cứng PC khá “ kỳ lạ” hoặc thậm chí bị xem như “gà” theo cách nhìn nhận của giới công nghệ. Khi xem qua cấu hình, nhiều chuyên gia công nghệ và nhân viên tư vấn lắp ráp linh kiện máy tính cho khách hàng cũng sẽ nhận định hệ thống PC này không “chuẩn” hoặc có gì đó “sai sai”.
Nhìn tổng quan về cấu hình, phần lớn tín đồ công nghệ và kỹ thuật viên sẽ nhận định cần thay đổi card màn hình cao cấp hơn, thậm chí bổ sung thêm 1 thanh RAM 8GB thành tổng cộng 16GB
Đọc đến đây, nhiều độc giả cùng anh em dân kỹ thuật sẽ nghĩ rằng mình ráp máy tính này có gì đó không ổn? Tại sao đã biết rõ các linh kiện máy tính này kết hợp với nhau vẫn chưa chuẩn, mình vẫn cương quyết ráp thành bộ PC mới? Nếu vẫn muốn tìm hiểu về câu chuyện lắp bộ PC này, mình xin mời quý độc giả hãy tiếp tục đọc nội dung dưới đây.
Nhắc lại chút về quá khứ
Trước khi mua bộ máy tính này, mình đã từng thanh lý chiếc PC cũ vì lý do liên quan đến sập nguồn nhưng “không” rõ lý do, tạm nhận định là thành phần linh kiện chưa tương thích với nhau. Mình đã thay đổi nhiều linh kiện từ bộ nguồn, mainboard, CPU, RAM, SSD đến vài lần, đồng thời cũng cài đặt cả Windows 10 tối thiểu cũng 3 lần nhưng PC cũ vẫn bị sập nguồn, ảnh hưởng đến công việc viết bài nên chọn giải pháp thanh lý cho nhanh gọn, đỡ phải suy nghĩ nhiều. Vì thay nhiều linh kiện đến nỗi chán nản, chủ cửa hàng cũng là dân kỹ thuật “cứng” cũng thông cảm trong trường hợp sập nguồn khó hiểu, chấp nhận thanh lý dàn PC cũ này với giá ưu đãi cùng thái độ vui vẻ khiến cho mình cảm thấy nể phục.
Cấu hình máy tính có gì đó không ổn?
Khi nhìn tổng quan về cấu hình, PC này có 1 điểm bất hợp lý về card màn hình Strix GTX 1050Ti Gaming, thay vì phải nâng cấp lên GTX 1070 Gaming mới chuẩn hoặc ít nhất cũng GTX 1060 sẽ đồng bộ phần cứng hơn. Dựa vào card màn hình cùng với vi xử lý, một số tín đồ công nghệ có thể sẽ khuyến khích mình nên chọn bo mạch chủ đời thấp hơn, chẳng hạn như dòng thấp H310M hoặc tầm trung B360M nhằm cho giá bán rẻ hơn từ 25% đến 40% thay vì mua Rog Strix B360-F Gaming giá khá cao nếu chỉ dựa vào mỗi yếu tố “hiệu năng”.
Ngoài yếu tố giá hơi cao, Strix GTX 1050Ti Gaming có thiết kế đẹp, hiệu năng đủ mạnh cho nhu cầu xem phim 4K và chỉnh ảnh đơn giản với Lightroom
Thậm chí, bộ nguồn 650W cũng sẽ bị cho dư thừa về điện năng cho toàn bộ linh kiện bên trong PC, làm lãng phí tiền bạc cả ở khoản này. Nhiều tín đồ công nghệ có thể sẽ đưa ra lời khuyên, nếu lựa chọn bộ nguồn cùng bo mạch chủ giá rẻ hơn chút, đồng thời ổ cứng rắn SSD dung lượng 240GB khuyến cáo về 120GB nhằm bù vào chi phí chuyển đổi card màn hình GTX 1050Ti lên thành GTX 1060 giúp cho cấu hình hoàn chỉnh hơn. Khi đó, PC này cho hiệu năng mạnh mẽ hơn, chơi game PUBG cũng mượt hơn nhờ vào card màn hình GTX 1060.
Lựa chọn cấu hình “quái đản” hay chiều chuộng theo “cảm xúc”?
Đầu tiên về ROG Strix B360-F Gaming, mình chọn bo mạch chủ này với lý do đơn giản vì ủng hộ Asus – nhà sản xuất thương hiệu Đài Loan này cũng từng nhiều lần mời VFO.VN tham dự sự kiện ra mắt sản phẩm. Tương tự card màn hình Strix GTX 1050Ti Gaming, bo mạch chủ ROG Strix B360-F Gaming cũng kế thừa nhiều ưu điểm (theo đánh giá cá nhân) từ dòng sản phẩm cao cấp hơn của Asus, đáp ứng đủ tiêu chí cho riêng mình, bao gồm: thiết kế sang trọng, độ hoàn thiện sản phẩm tốt, hỗ trợ nhiều khe và cổng kết nối hiện đại.
ROG Strix B360-F Gaming phù hợp theo tiêu chí riêng của mình, khó tiếp cận một số người dùng chỉ đặt "giá cả" so với hiệu suất hoặc tính năng lên hàng đầu
Chính vì vậy, ROG Strix B360-F Gaming hứa hẹn sẽ hoạt động ổn định, bền bỉ giống như nhiều bo mạch chủ cận cao cấp trở lên. Đây chính là tiêu chí quan trọng nhất đặt lên hàng đầu, mình chấp nhận bỏ qua yếu tố tích hợp công nghệ “xịn” như trên một số mainboard đắt tiền nhằm để có được mức giá bán cuối cùng còn khoảng 3.1 triệu đồng. Quan trọng hơn, mình lựa chọn ROG Strix B360-F Gaming cũng vì bo mạch chủ này hỗ trợ USB 3.1 Gen 2, USB Type-C, bên cạnh vài tính năng quan trọng khác nhằm đáp ứng nhu cầu "chuyên" sao chép dữ liệu.
ROG Strix B360-F Gaming còn tích hợp chip âm thanh ROG SupremeFX, bố trí cổng quang (Optical) giống như nhiều mẫu bo mạch chủ phân khúc cận cao cấp trở lên của Asus, chẳng hạn Strix X299-E Gaming có giá bán khoảng 9 triệu. Khi kết hợp PC với dàn loa Logitech Z625 (2.1) qua cổng Optical, mình cảm nhận âm thanh thật “chất” nhờ tín hiệu chuẩn kỹ thuật số. Riêng lý do vì sao cần đến cổng kết nối USB 3.1 Gen 2, USB Type-C , đây là câu chuyện dài dòng có chút liên quan đến quá khứ, đồng thời cũng không có gì quá khó hiểu đối với phần lớn người dùng hiện nay.
Ngoài thiết kế sang trọng, ROG Strix B360-F Gaming bố trí nhiều cổng kết nối khác nhau giúp kết nối các thiết bị ngoại vi phong phú hơn
Theo như kế hoạch ban đầu, mình sẽ chọn bộ vi xử lý Core I3-8100 (3.6GHz) gồm 4 nhân với 4 luồng cho hiệu năng đủ “ngon” cho nhu cầu lướt web, soạn thảo văn bản và những tác vụ cơ bản khác. Tuy nhiên về sau này, mình lại quyết định chọn lựa vi xử lý Core I5-8600 (3.10 GHz) gồm 6 nhân với 6 luồng cho hiệu năng tuyệt vời đối với máy tính “văn phòng” vì ít nhất cũng 2 yếu tố chính. Đầu tiên, mình còn đang dùng thêm 1 chiếc laptop với 1 chiếc PC cũ cũng dùng Core I3 nên không muốn bị trùng lắp chữ “Core i3” dẫu mấy dòng vi xử lý Intel này lại thuộc 3 thế hệ khác nhau. Yếu tố thứ nhì, Vợ yêu của mình khuyến cáo phải mua máy tính cho đáng, phục vụ tốt cho công việc nên định nâng cấp lên thẳng Core I5-8600.
Phần 1 bài viết xin tạm dừng ở đây.
Phần 2 sẽ chia sẻ nhiều hơn về card màn hình và lý do vì sao rước màn hình siêu rộng 21:9 này về nhà, trở ngại khi mới sử dụng thời gian đầu.
Phần 3 về chủ đề “quăng” HDD 2TB vẫn còn dùng tốt ra ngoài, để thay thế HDD 1TB.
BinhDa (Tuấn Hà) - VFO.VN