Đồng hồ đá là loại đồng hồ mà người ta xem giờ bằng cách căn cứ vào ánh nắng mặt trời chiếu vào để nhận biết thời gian. Theo một con số thống kê, trên thế giới hiện chỉ có 2 chiếc đồng hồ thuộc dạng này. Một trong 2 chiếc chiếc đồng hồ đó hiện vẫn đang còn tồn tại ở Bạc Liêu. Chiếc đồng hồ đá hay còn có tên gọi là "đồng hồ Thái Dương", "đồng hồ mặt trời" được một nhà khoa học người Việt Nam tự tay làm ra từ đầu thế kỷ XX. Đồng hồ đã có tuổi đời trên 100 năm nhưng "vẫn chạy tốt".
Báu vật bị lãng quên
Hiện chiếc đồng hồ kỳ lạ này nằm trong khuôn viên Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Bạc Liêu (trên đường 30/4 nối dài, phường 3, thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu), được bảo tàng tỉnh tôn tạo, giữ gìn. Đây là một trong những điểm tham quan du lịch đã được Công ty du lịch Bạc Liêu đưa vào khai thác vài năm gần đây.
Theo cơ quan quản lý, chiếc đồng hồ này hiện vẫn chỉ giờ chính xác đến mức: sau hơn 100 năm hoạt động, sai số dao động không quá 2 phút so với đồng hồ điện tử đeo tay hiện nay. Tại bảo tàng tỉnh Bạc Liêu, phần "Lý lịch di tích đồng hồ đá" ghi rằng: "Hồi đó, không chỉ những ông Thông, ông Phán, ông Huyện (các chức danh trong bộ máy nhà nước thời thuộc Pháp) ghé vào xem giờ trước khi vào trình giấy cho tỉnh trưởng. Cả các quan Tây cũng thường xuyên ghé xem đồng hồ Thái Dương để... chỉnh giờ đồng hồ đeo tay của mình theo cho chuẩn".
Đồng hồ này rất đặc biệt ở điểm không dùng bất kỳ loại máy móc nào, không dùng bất kỳ một thứ kim loại nào, chỉ được làm bằng gạch và xi-măng mà vẫn có thể nhìn vào đó để biết giờ. Đồng hồ được dựng phía trước dinh tỉnh trưởng thời thuộc Pháp, mặt chính của đồng hồ hướng về phía Đông. Trên bề mặt đồng hồ kẻ 12 chữ số La Mã phân định đều nhau, giữa mặt đồng hồ xây một cái gờ nhô lên. Cái gờ này giới hạn ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào các con số, phân chia đồng hồ thành hai phần sáng - tối. Phần ánh sáng mặt trời không chiếu trực tiếp vào có màu tối, phần còn lại do không bị gờ che ánh sáng nên có màu sáng rõ hơn. Nơi tiếp giáp giữa hai màu đó là điểm giờ trong ngày, nhìn vào điểm tiếp giáp đó hiện ở khu vực nào trên mặt đồng hồ, người ta sẽ biết lúc đó là mấy giờ. Nói cách khác, điểm tiếp giáp sáng tối đó chính là chiếc kim chỉ giờ.
Sáng sớm, mặt trời vừa mọc thì "chiếc kim" rọi ngay số 7. Mặt trời dần cao đến độ nào thì "chiếc kim" rọi dần lên các con số chỉ giờ cao hơn, cho đến khi đứng bóng thì chỉ đúng số 12. Trời trở về chiều, bóng lại nghiêng theo đúng thứ tự thời khắc. Đến khi "chiếc kim" hạ dần tới bậc tam cấp thấp nhất thì mặt trời đã lặn.
Vì sử dụng ánh nắng mặt trời để xem giờ, nên so với các loại đồng hồ có máy móc, chiếc đồng hồ Thái Dương này "thua" ở điểm nếu ngày âm u không có ánh nắng, hoặc vào buổi tối, nhìn vào đồng hồ chẳng khác gì nhìn... cục đá.
Bà Lê Thị Ái Nam, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh cho biết, đây là một di tích lịch sử - văn hóa rất độc đáo nên tỉnh đã ý thức được việc phải bảo tồn, giữ gìn công trình cho các thế hệ sau tham quan, nghiên cứu. "Năm 2006, ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu đã xếp hạng chiếc đồng hồ này là di tích lịch sử - văn hóa của tỉnh. Hiện chúng tôi cũng đang lập tờ trình đề nghị Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch công nhận đồng hồ đá là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia, từ đó mới có thêm điều kiện để nâng mức đầu tư, tu bổ, bảo tồn chiếc đồng hồ đá "có một không hai" này", bà Nam nói.
Năm 1994, việc xây dựng các ngôi nhà cao tầng xung quanh khiến chiếc đồng hồ đá hơi bị vênh. Bảo tàng Bạc Liêu đã cho kích lại để đảm bảo tính chính xác của nó. Giờ đây, chiếc đồng hồ đá hoạt động gần như chuẩn với hồi mới xây dựng. Thỉnh thoảng, sinh viên ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên Bạc Liêu có làm "vệ sinh" cho đồng hồ bằng cách cạo rêu và sơn lại các con số. Tuy nhiên, do cây cối xung quanh quá nhiều nên ánh sáng mặt trời khó len vào được chiếc đồng hồ đá trong khi nó chỉ phát huy tối đa tác dụng khi có ánh nắng mặt trời đầy đủ, không bị che khuất bởi những vật cản xung quanh.
Mặc dù đồng hồ đá là một bảo vật vô giá về giá trị lịch sử, văn hóa nhưng chiếc đồng hồ này hiện nay đang dần bị lãng quên, ít người biết đến. Đồng hồ Thái Dương đang bị rêu phong do mưa nắng làm mờ dần các vạch phân chia thời gian trên mặt đồng hồ. Cách nơi đặt đồng hồ khoảng 10 mét, có một chiếc cổng nhưng luôn trong tình trạng "cửa đóng then cài", khách phương xa không thể đi lối này vào thăm. Nếu đi vào từ hướng cửa lớn của Trung tâm giáo dục thường xuyên, khách càng khó biết đường vì phải vòng vèo vài lần mới đến được nơi đặt chiếc đồng hồ. Người dân khi đi ngang nơi đặt chiếc đồng hồ Thái Dương, nếu không dừng xe lại và đến sát hàng rào để nhìn thì dễ lầm tưởng trong khuôn viên của Trung tâm giáo dục thường xuyên có một... ngôi mộ cổ”. Ngay nhiều người dân Bạc Liêu, và thậm chí một số sinh viên đang học tại trung tâm này cũng không biết quê hương mình có chiếc đồng hồ nổi tiếng như thế.
Lịch sử giai đoạn đặc biệt
Chiếc đồng hồ này được một bác vật (kĩ sư - cách gọi tại một số khu vực thuộc Nam Bộ) có tên Lưu Văn Lang làm tặng cho tỉnh trưởng tỉnh Bạc Liêu trong thời Pháp thuộc, vào đầu thế kỷ XX.
Theo tài liệu còn lưu giữ, kĩ sư Lưu Văn Lang (sinh ngày 5.6.1880 - mất ngày 3.8.1969) quê tại làng Tân Phú Đông, tỉnh Sa Đéc (nay là tỉnh Đồng Tháp). Ông được tiếp thu nhiều nền văn hóa khác nhau khi thủa nhỏ được học chữ Nho, đến 10 tuổi học chữ Quốc ngữ và sau đó là chữ Pháp. Do có trí thông minh thiên phú, ông Lang được cấp học bổng lên Sài Gòn học trường Tây có tên Chasseloup Laubat. Năm 17 tuổi, sau khi thi đậu bậc trung học của Pháp với số điểm xuất sắc, ông được cấp học bổng sang Pháp học tại École Centrale de Paris, nơi đào tạo kỹ sư lớn nhất nước này. Năm 1904, ông tốt nghiệp kỹ sư hạng ưu, đứng thứ 3 trong số 250 người và được coi là một trong những ki sư đầu tiên của Nam Bộ lúc bấy giờ. Sau khi ông Lang về nước, nhà cầm quyền Pháp ở Việt Nam liền cử ông qua tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) để tham gia xây dựng tuyến đường xe lửa nối liền Trung Quốc với Đông Dương.
Đương thời, cụ Lưu Văn Lang nổi tiếng giỏi nghề và rất đức độ nên được sự kính nể của các người Pháp lẫn người Việt. Đặc biệt, người Nam Bộ bấy giờ thường đồn đại nhiều giai thoại về "bác vật Lang" hiểu thấu nhiều bí mật về "thiên cơ", chẳng hạn như vùng đất nào sẽ sụp lở, chiếc cầu sắt nào sẽ hư và núi nào sẽ nứt... Từ năm 1909 - 1940, ông làm việc ở Sở Công chánh Sài Gòn và nhiều lần về công tác ở Bạc Liêu để theo dõi các công trình xây dựng.
Khi ông Lang xuống Bạc Liêu thì công trình cầu Long Thạnh do Pháp xây dựng sắp xong. Ông Lang lấy cây gậy gõ vào thành cầu rồi khẳng định với viên kỹ sư Pháp rằng một tháng nữa cầu sẽ sập (có người kể lại ông còn đoán cả giờ cầu sập). Quá bất ngờ, viên kỹ sư Pháp phẫn nộ, nhưng rồi sau đó chính viên kỹ sư người Pháp này đã phải bái phục bác vật Lang bởi quả nhiên chiếc cầu sập sau đó đúng 1 tháng. Từ đó, người dân ở đây gọi chiếc cầu Long Thạnh là Cầu Sập cho đến tận bây giờ.
Biết chuyện, tỉnh trưởng người Pháp ở Bạc Liêu thời đó rất khâm phục tài năng của ông Lang và đối đãi rất hậu. Đáp lại tình cảm đó, ông Lang đã làm chiếc đồng hồ đá kể trên trước dinh tỉnh trưởng để làm quà tặng.
Kỳ bí những giai thoại về kĩ sư Lưu Văn Lang
Tại núi Cấm (tỉnh An Giang) ngày nay vẫn còn có một hang núi mang tên Bác vật Lang. Người ta giải thích việc lý do hang lại có tên này như sau: Đầu thế kỉ XX, khi người Pháp thám sát chiếc hang trên, họ nhận thấy trong hang rất tối, lạnh lẽo, thiếu dưỡng khí nên mọi thứ đèn đuốc đều khó cháy sáng. Bó tay, họ đã mời kĩ sư Lang đến khảo sát, thòng dây thả ông xuống thám sát lòng hang. Sau gần một ngày xem xét ở dưới hang, ông trở lên mặt đất nhưng không nói một lời nào về chiếc hang, mặc mọi người gặng hỏi. Từ đó, người địa phương gọi tên hang theo tên ông.
Báu vật bị lãng quên
Hiện chiếc đồng hồ kỳ lạ này nằm trong khuôn viên Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Bạc Liêu (trên đường 30/4 nối dài, phường 3, thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu), được bảo tàng tỉnh tôn tạo, giữ gìn. Đây là một trong những điểm tham quan du lịch đã được Công ty du lịch Bạc Liêu đưa vào khai thác vài năm gần đây.
Đồng hồ này rất đặc biệt ở điểm không dùng bất kỳ loại máy móc nào, không dùng bất kỳ một thứ kim loại nào, chỉ được làm bằng gạch và xi-măng mà vẫn có thể nhìn vào đó để biết giờ. Đồng hồ được dựng phía trước dinh tỉnh trưởng thời thuộc Pháp, mặt chính của đồng hồ hướng về phía Đông. Trên bề mặt đồng hồ kẻ 12 chữ số La Mã phân định đều nhau, giữa mặt đồng hồ xây một cái gờ nhô lên. Cái gờ này giới hạn ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào các con số, phân chia đồng hồ thành hai phần sáng - tối. Phần ánh sáng mặt trời không chiếu trực tiếp vào có màu tối, phần còn lại do không bị gờ che ánh sáng nên có màu sáng rõ hơn. Nơi tiếp giáp giữa hai màu đó là điểm giờ trong ngày, nhìn vào điểm tiếp giáp đó hiện ở khu vực nào trên mặt đồng hồ, người ta sẽ biết lúc đó là mấy giờ. Nói cách khác, điểm tiếp giáp sáng tối đó chính là chiếc kim chỉ giờ.
Sáng sớm, mặt trời vừa mọc thì "chiếc kim" rọi ngay số 7. Mặt trời dần cao đến độ nào thì "chiếc kim" rọi dần lên các con số chỉ giờ cao hơn, cho đến khi đứng bóng thì chỉ đúng số 12. Trời trở về chiều, bóng lại nghiêng theo đúng thứ tự thời khắc. Đến khi "chiếc kim" hạ dần tới bậc tam cấp thấp nhất thì mặt trời đã lặn.
Vì sử dụng ánh nắng mặt trời để xem giờ, nên so với các loại đồng hồ có máy móc, chiếc đồng hồ Thái Dương này "thua" ở điểm nếu ngày âm u không có ánh nắng, hoặc vào buổi tối, nhìn vào đồng hồ chẳng khác gì nhìn... cục đá.
Bà Lê Thị Ái Nam, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh cho biết, đây là một di tích lịch sử - văn hóa rất độc đáo nên tỉnh đã ý thức được việc phải bảo tồn, giữ gìn công trình cho các thế hệ sau tham quan, nghiên cứu. "Năm 2006, ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu đã xếp hạng chiếc đồng hồ này là di tích lịch sử - văn hóa của tỉnh. Hiện chúng tôi cũng đang lập tờ trình đề nghị Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch công nhận đồng hồ đá là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia, từ đó mới có thêm điều kiện để nâng mức đầu tư, tu bổ, bảo tồn chiếc đồng hồ đá "có một không hai" này", bà Nam nói.
Năm 1994, việc xây dựng các ngôi nhà cao tầng xung quanh khiến chiếc đồng hồ đá hơi bị vênh. Bảo tàng Bạc Liêu đã cho kích lại để đảm bảo tính chính xác của nó. Giờ đây, chiếc đồng hồ đá hoạt động gần như chuẩn với hồi mới xây dựng. Thỉnh thoảng, sinh viên ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên Bạc Liêu có làm "vệ sinh" cho đồng hồ bằng cách cạo rêu và sơn lại các con số. Tuy nhiên, do cây cối xung quanh quá nhiều nên ánh sáng mặt trời khó len vào được chiếc đồng hồ đá trong khi nó chỉ phát huy tối đa tác dụng khi có ánh nắng mặt trời đầy đủ, không bị che khuất bởi những vật cản xung quanh.
Mặc dù đồng hồ đá là một bảo vật vô giá về giá trị lịch sử, văn hóa nhưng chiếc đồng hồ này hiện nay đang dần bị lãng quên, ít người biết đến. Đồng hồ Thái Dương đang bị rêu phong do mưa nắng làm mờ dần các vạch phân chia thời gian trên mặt đồng hồ. Cách nơi đặt đồng hồ khoảng 10 mét, có một chiếc cổng nhưng luôn trong tình trạng "cửa đóng then cài", khách phương xa không thể đi lối này vào thăm. Nếu đi vào từ hướng cửa lớn của Trung tâm giáo dục thường xuyên, khách càng khó biết đường vì phải vòng vèo vài lần mới đến được nơi đặt chiếc đồng hồ. Người dân khi đi ngang nơi đặt chiếc đồng hồ Thái Dương, nếu không dừng xe lại và đến sát hàng rào để nhìn thì dễ lầm tưởng trong khuôn viên của Trung tâm giáo dục thường xuyên có một... ngôi mộ cổ”. Ngay nhiều người dân Bạc Liêu, và thậm chí một số sinh viên đang học tại trung tâm này cũng không biết quê hương mình có chiếc đồng hồ nổi tiếng như thế.
Lịch sử giai đoạn đặc biệt
Theo tài liệu còn lưu giữ, kĩ sư Lưu Văn Lang (sinh ngày 5.6.1880 - mất ngày 3.8.1969) quê tại làng Tân Phú Đông, tỉnh Sa Đéc (nay là tỉnh Đồng Tháp). Ông được tiếp thu nhiều nền văn hóa khác nhau khi thủa nhỏ được học chữ Nho, đến 10 tuổi học chữ Quốc ngữ và sau đó là chữ Pháp. Do có trí thông minh thiên phú, ông Lang được cấp học bổng lên Sài Gòn học trường Tây có tên Chasseloup Laubat. Năm 17 tuổi, sau khi thi đậu bậc trung học của Pháp với số điểm xuất sắc, ông được cấp học bổng sang Pháp học tại École Centrale de Paris, nơi đào tạo kỹ sư lớn nhất nước này. Năm 1904, ông tốt nghiệp kỹ sư hạng ưu, đứng thứ 3 trong số 250 người và được coi là một trong những ki sư đầu tiên của Nam Bộ lúc bấy giờ. Sau khi ông Lang về nước, nhà cầm quyền Pháp ở Việt Nam liền cử ông qua tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) để tham gia xây dựng tuyến đường xe lửa nối liền Trung Quốc với Đông Dương.
Đương thời, cụ Lưu Văn Lang nổi tiếng giỏi nghề và rất đức độ nên được sự kính nể của các người Pháp lẫn người Việt. Đặc biệt, người Nam Bộ bấy giờ thường đồn đại nhiều giai thoại về "bác vật Lang" hiểu thấu nhiều bí mật về "thiên cơ", chẳng hạn như vùng đất nào sẽ sụp lở, chiếc cầu sắt nào sẽ hư và núi nào sẽ nứt... Từ năm 1909 - 1940, ông làm việc ở Sở Công chánh Sài Gòn và nhiều lần về công tác ở Bạc Liêu để theo dõi các công trình xây dựng.
Khi ông Lang xuống Bạc Liêu thì công trình cầu Long Thạnh do Pháp xây dựng sắp xong. Ông Lang lấy cây gậy gõ vào thành cầu rồi khẳng định với viên kỹ sư Pháp rằng một tháng nữa cầu sẽ sập (có người kể lại ông còn đoán cả giờ cầu sập). Quá bất ngờ, viên kỹ sư Pháp phẫn nộ, nhưng rồi sau đó chính viên kỹ sư người Pháp này đã phải bái phục bác vật Lang bởi quả nhiên chiếc cầu sập sau đó đúng 1 tháng. Từ đó, người dân ở đây gọi chiếc cầu Long Thạnh là Cầu Sập cho đến tận bây giờ.
Biết chuyện, tỉnh trưởng người Pháp ở Bạc Liêu thời đó rất khâm phục tài năng của ông Lang và đối đãi rất hậu. Đáp lại tình cảm đó, ông Lang đã làm chiếc đồng hồ đá kể trên trước dinh tỉnh trưởng để làm quà tặng.
Kỳ bí những giai thoại về kĩ sư Lưu Văn Lang
Tại núi Cấm (tỉnh An Giang) ngày nay vẫn còn có một hang núi mang tên Bác vật Lang. Người ta giải thích việc lý do hang lại có tên này như sau: Đầu thế kỉ XX, khi người Pháp thám sát chiếc hang trên, họ nhận thấy trong hang rất tối, lạnh lẽo, thiếu dưỡng khí nên mọi thứ đèn đuốc đều khó cháy sáng. Bó tay, họ đã mời kĩ sư Lang đến khảo sát, thòng dây thả ông xuống thám sát lòng hang. Sau gần một ngày xem xét ở dưới hang, ông trở lên mặt đất nhưng không nói một lời nào về chiếc hang, mặc mọi người gặng hỏi. Từ đó, người địa phương gọi tên hang theo tên ông.
Theo Khang Thiên- Website Báo Đời Sống Pháp Luật