Ngày 23/4 theo giờ địa phương, Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật yêu cầu TikTok phải bán tài sản ở Mỹ hoặc bị loại khỏi thị trường này.
Thượng viện Mỹ đã duyệt 4 dự luật nằm trong gói viện trợ nước ngoài, trong đó có dự luật buộc TikTok phải thoái vốn trong vòng 9 tháng hoặc phải dừng hoạt động tại thị trường Mỹ. Đây là bước đi quyết định của Quốc hội Mỹ để buộc ByteDance cấm TikTok trên mạng xã hội tại nước này.
Dự luật đã được chuyển đến Nhà Trắng và Tổng thống Joe Biden đã ký ban hành thành luật, chỉ 1 ngày sau khi Quốc hội Mỹ phê duyệt dự luật.
Theo đó, hạn chót để ByteDance thoái vốn là 19/1/2025, một ngày trước khi ông Joe Biden kết thúc nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ. Tuy nhiên, Mỹ vẫn có thể gia hạn 3 tháng nếu đánh giá ByteDance đạt được tiến bộ.
Các quan chức Mỹ và phương Tây khác đã lên tiếng cảnh báo về sự phổ biến của TikTok với giới trẻ, cáo buộc nó cho phép Trung Quốc thu thập dữ liệu và theo dõi người dùng. Riêng tại Mỹ, đã có đến 170 triệu người dùng ứng dụng chia sẻ video trực tuyến này.
Trước đó, ngày 20/4, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật buộc TikTok phải thoái vốn khỏi công ty mẹ ByteDance ở Trung Quốc, nếu không sẽ phải đối mặt với lệnh cấm trên toàn nước Mỹ.
TikTok đã kịch liệt chỉ trích việc Hạ viện Mỹ thông qua dự luật. Người phát ngôn của TikTok cho rằng, dự luật "sẽ chà đạp quyền tự do ngôn luận của 170 triệu người Mỹ, tàn phá 7 triệu doanh nghiệp và đóng cửa một nền tảng đóng góp 24 tỷ USD cho nền kinh tế Mỹ hàng năm".
Ngay từ dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump, Mỹ đã nhiều lần đe dọa sẽ cấm TikTok nhưng đến nay vẫn chưa có lệnh cấm chính thức nào được đưa ra. Đầu tháng 3/2023, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã yêu cầu các cơ quan Chính phủ phải xóa TikTok khỏi các thiết bị liên bang vì lo ngại vấn đề bảo mật dữ liệu. Lệnh cấm này chỉ áp dụng với các thiết bị của Chính phủ Mỹ.
Cả Cục Điều tra Liên bang (FBI) lẫn Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ đều cảnh báo việc ByteDance có thể truy cập dữ liệu người dùng TikTok tại Mỹ.
Theo một cuộc khảo sát, hiện có tới 2/3 số thanh thiếu niên tại Mỹ đang sử dụng TikTok.
Thượng viện Mỹ đã duyệt 4 dự luật nằm trong gói viện trợ nước ngoài, trong đó có dự luật buộc TikTok phải thoái vốn trong vòng 9 tháng hoặc phải dừng hoạt động tại thị trường Mỹ. Đây là bước đi quyết định của Quốc hội Mỹ để buộc ByteDance cấm TikTok trên mạng xã hội tại nước này.
Dự luật đã được chuyển đến Nhà Trắng và Tổng thống Joe Biden đã ký ban hành thành luật, chỉ 1 ngày sau khi Quốc hội Mỹ phê duyệt dự luật.
Theo đó, hạn chót để ByteDance thoái vốn là 19/1/2025, một ngày trước khi ông Joe Biden kết thúc nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ. Tuy nhiên, Mỹ vẫn có thể gia hạn 3 tháng nếu đánh giá ByteDance đạt được tiến bộ.
Các quan chức Mỹ và phương Tây khác đã lên tiếng cảnh báo về sự phổ biến của TikTok với giới trẻ, cáo buộc nó cho phép Trung Quốc thu thập dữ liệu và theo dõi người dùng. Riêng tại Mỹ, đã có đến 170 triệu người dùng ứng dụng chia sẻ video trực tuyến này.
Trước đó, ngày 20/4, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật buộc TikTok phải thoái vốn khỏi công ty mẹ ByteDance ở Trung Quốc, nếu không sẽ phải đối mặt với lệnh cấm trên toàn nước Mỹ.
TikTok đã kịch liệt chỉ trích việc Hạ viện Mỹ thông qua dự luật. Người phát ngôn của TikTok cho rằng, dự luật "sẽ chà đạp quyền tự do ngôn luận của 170 triệu người Mỹ, tàn phá 7 triệu doanh nghiệp và đóng cửa một nền tảng đóng góp 24 tỷ USD cho nền kinh tế Mỹ hàng năm".
Ngay từ dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump, Mỹ đã nhiều lần đe dọa sẽ cấm TikTok nhưng đến nay vẫn chưa có lệnh cấm chính thức nào được đưa ra. Đầu tháng 3/2023, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã yêu cầu các cơ quan Chính phủ phải xóa TikTok khỏi các thiết bị liên bang vì lo ngại vấn đề bảo mật dữ liệu. Lệnh cấm này chỉ áp dụng với các thiết bị của Chính phủ Mỹ.
Cả Cục Điều tra Liên bang (FBI) lẫn Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ đều cảnh báo việc ByteDance có thể truy cập dữ liệu người dùng TikTok tại Mỹ.
Theo một cuộc khảo sát, hiện có tới 2/3 số thanh thiếu niên tại Mỹ đang sử dụng TikTok.