(Nguoiduatin.vn) - Mới đây, câu nói thiếu kính ngữ của Mai Phương Thúy (Hoa hậu Việt Nam năm 2006) trong một đoạn quảng cáo phát sóng trên VTV đã bị công chúng cho là thiếu lễ phép và "có vấn đề" đối với một người có học vị cao như cô. "Sảy miệng" vì ...lỡ ký hợp đồng
Có thể nói Mai Phương Thúy là hoa hậu Việt Nam tham gia quảng cáo cho các sản phẩm nổi tiếng nhất hiện nay. Bên cạnh là gương mặt độc quyền của Eurowindow, cô còn làm hình ảnh đại diện của thương hiệu dầu gội Rejoice. Trong đoạn quảng cáo mới nhất của nhãn hàng này, Mai Phương Thúy đóng vai một cô gái về ra mắt gia đình người yêu. Khi được mẹ bạn trai trầm trồ, khen ngợi mái tóc óng mượt và hỏi: "Cháu duỗi tóc ở tiệm à?". Cô gái trả lời: "À không! Chỉ là Rejoice".
Hoa hậu Nguyễn Thu Thủy
Câu nói này bị xem là thiếu lễ phép, giống như cách trả lời với người đồng lứa tuổi, trong khi đối tượng được trả lời là người lớn. Dư luận đã vin vào điều này để cho rằng đoạn quảng cáo và những gì Mai Phương Thúy thể hiện là vô lễ và đi ngược lại với văn hóa "kính trên nhường dưới" của truyền thống dân tộc.
Trước những ý kiến trái chiều này, Mai Phương Thúy cho rằng, vì lỡ kí hợp đồng nên cô phải nói theo những gì trong hợp đồng đã bắt buộc. Mặc dù trước lúc thực hiện cảnh quay, cô đã phát hiện ra sự "bất thường" này. Một số khán giả tỏ ra không đồng tình với sự phân trần của hoa hậu. Họ cho rằng Mai Phương Thúy là người đã trưởng thành, có học thức, lại là người của công chúng. Cho nên trước khi đặt bút kí hợp đồng, cô phải đọc kĩ nội dung kịch bản, và nếu thấy có chỗ không hợp lí thì đừng nên đặt bút kí để tránh dẫn đến sự việc đáng tiếc.
Ngay sau khi bị dư luận lên án, clip quảng cáo trên đã bị ngừng phát sóng. Điều đáng nói ở chỗ, cả hoa hậu và nhà đài đều đổ lỗi cho đối tác của mình là công ty P&G (đơn vị phụ trách hãng dầu gội Rejoice). Mai Phương Thúy cho rằng mình không thể can thiệp vào kịch bản quảng cáo bởi đây là công việc của nhà sản xuất ở nước ngoài. Họ quay nhiều cảnh khác nhau và sẽ xem cảnh nào ưng ý nhất rồi ráp lại thành một kịch bản hoàn chỉnh. Sự can thiệp vào lời thoại sau khi đã kí hợp đồng là việc ngoài khả năng của cô.
Tuy nhiên, trái ngược với việc hoa hậu cho rằng "đã trao đổi, góp ý với người của công ty" khi cô nhận ra sự bất thường trong lời thoại, người phụ trách đối ngoại của Rejoice khẳng định: "Phía công ty chưa nhận được một lời góp ý trực tiếp nào từ hoa hậu về lời thoại trong clip quảng cáo".
Trước sự việc này không ít người tỏ ra nghi ngờ. Với suy nghĩ sâu xa, độc giả có tên Hoàng Hà cho rằng: "Phải chăng đây là một chiêu PR của diễn viên, đạo diễn lẫn nhà sản xuất. Họ muốn gây sự chú ý của sản phẩm với dư luận bằng cách làm khác, làm sai hay tạo sự vô lý hóa đối với một vấn đề nào đó. Tuy nhiên với lối quảng cáo này, nhà đầu tư sẽ nhận được sự phản tác dụng. Tệ hơn nữa là sự tẩy chay của khán giả. Điển hình cho việc này là quảng cáo của máy lọc nước Kangaroo cách đây không lâu".
Khi "ngôn ngữ... cởi áo"
Nhắc đến câu chuyện về ứng xử, phải nhắc đến Hoa hậu Nguyễn Thu Thủy. Lối ăn nói táo bạo, phóng túng quá mức, thậm chí thô tục của cô trên trang cá nhân khiến không ít người ngán ngẩm và thất vọng về một hình tượng nhan sắc tưởng như không tì vết. Cách đây một năm, Nguyễn Thu Thủy từng gây sốc với tuyên bố: "Bản thân cái đẹp đã là một tài năng". Với câu nói này, hoa hậu đã gặp phải sự phản ứng dữ dội của nhiều người. Phần lớn họ đều cho rằng hoa hậu quá thiển cận khi chỉ biết đề cao vẻ đẹp ngoại hình mà quên mất những giá trị bên trong của con người.
Hoa hậu Mai Phương Thúy
Đã có một cuộc khẩu chiến diễn ra gay gắt trên chính trang cá nhân của hoa hậu và nó lan sang cả một số diễn đàn khác. ở đó, các diễn đàn viên chủ yếu bày tỏ sự ngạc nhiên đến sửng sốt rồi cuối cùng là tức giận, thất vọng về một hình ảnh được coi là đại diện cho nhan sắc Việt. Trái ngược lại với thái độ của dư luận, Nguyễn Thu Thủy càng ngày càng gây sốc hơn với mỗi lời nói của mình.
Đáng buồn hơn, các người mẫu, hoa hậu ngày nay thiếu trầm trọng kĩ năng giao tiếp trước đám đông. Thùy Dung, Hoa hậu Việt Nam 2008 cũng từng gây bức xúc cho nhiều người bởi khả năng ăn nói. Không ai phủ nhận vẻ đẹp của cô tuy nhiên, sự đánh giá và ghi nhận về Thùy Dung chỉ có đến đó.
Kể cả "cha đẻ" của cuộc thi Hoa hậu Việt Nam - nhà thơ, nhà báo Dương Xuân Nam (người từng bảo vệ và đề cao Thùy Dung trước scandal của cô) cũng từng phát biểu rằng, nếu đến được với sân khấu thế giới, Thùy Dung sẽ lọt vào top 10. Thế là đủ, vì Việt Nam chưa thể lọt vào top ứng xử được cho nên không phải lo cô ấy ăn nói như thế nào trong phần thi ứng xử. Qua cách nói ẩn dụ này, mới thấy vị "cha đẻ" của cuộc thi Hoa hậu Việt Nam là người hiểu hơn ai hết sự hạn chế trong giao tiếp của các nhan sắc Việt.
"Giá như hoa hậu đừng... có lưỡi"
Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã ví von như thế khi chia sẻ về văn hóa ăn nói của các nhan sắc. Tác giả của "Góc sân và khoảng trời", thần đồng thơ một thuở không quên tếu táo: "Đứng trước hoa hậu có nghĩ được cái gì, nhớ được cái gì nữa đâu mà nói". Tuy nhiên, đi kèm với sự hài hước ấy là một tiếng thở dài không thể giấu được. Ông nói: "Tôi ngán ngẩm với các hoa hậu nhà mình lắm rồi. Họ ăn nói chán lắm”. Tôi vẫn thường nói đùa rằng, giá như hoa hậu không có lưỡi thì hay biết mấy. Vì hễ cứ mở miệng ra là vô duyên, vô hồn lắm.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa
Trả lời cho câu hỏi vì sao chưa thấy nhà thơ xuất hiện ở vị trí ban giám khảo trong bất kì một cuộc thi sắc đẹp nào, Trần Đăng Khoa cho rằng ông từng nhận được rất nhiều lời mời nhưng vì các cuộc thi nhan sắc ở Việt Nam vẫn còn "quá chán" nên càng khiến ông không có hứng thú để dứt ra khỏi sự bận bịu của công việc để nhận lời mời.
Về chuyện sảy miệng của các nhan sắc, nhà văn Phạm Xuân Nguyên cho rằng: "Sự thiếu hụt trong văn hóa giao tiếp của chúng ta là điều dễ hiểu. Bởi chúng ta chưa được đào tạo phát ngôn trước công chúng. Khi đứng trước đám đông, chúng ta không có kĩ năng diễn thuyết, không biết nói gì và nói như thế nào. Xem các chương trình giải trí hay các cuộc thi hoa hậu bây giờ tôi sợ nhất là màn ứng xử hay đối thoại của họ với nhân vật. Do không được chuẩn bị hoặc chuẩn bị không tốt nên những câu trả lời của họ thật ngây ngô, giả tạo.
Họ phải biết rằng, đã là người của công chúng thì phải học cách ăn nói, giao tiếp trước đám đông. Phải biết được tầm ảnh hưởng của mình đối với xã hội. Không còn cách nào khác là tự rèn luyện mình nếu không chỉ có thảm họa thời trang mà còn có cả thảm họa phát ngôn".
Có thể nói Mai Phương Thúy là hoa hậu Việt Nam tham gia quảng cáo cho các sản phẩm nổi tiếng nhất hiện nay. Bên cạnh là gương mặt độc quyền của Eurowindow, cô còn làm hình ảnh đại diện của thương hiệu dầu gội Rejoice. Trong đoạn quảng cáo mới nhất của nhãn hàng này, Mai Phương Thúy đóng vai một cô gái về ra mắt gia đình người yêu. Khi được mẹ bạn trai trầm trồ, khen ngợi mái tóc óng mượt và hỏi: "Cháu duỗi tóc ở tiệm à?". Cô gái trả lời: "À không! Chỉ là Rejoice".
Hoa hậu Nguyễn Thu Thủy
Trước những ý kiến trái chiều này, Mai Phương Thúy cho rằng, vì lỡ kí hợp đồng nên cô phải nói theo những gì trong hợp đồng đã bắt buộc. Mặc dù trước lúc thực hiện cảnh quay, cô đã phát hiện ra sự "bất thường" này. Một số khán giả tỏ ra không đồng tình với sự phân trần của hoa hậu. Họ cho rằng Mai Phương Thúy là người đã trưởng thành, có học thức, lại là người của công chúng. Cho nên trước khi đặt bút kí hợp đồng, cô phải đọc kĩ nội dung kịch bản, và nếu thấy có chỗ không hợp lí thì đừng nên đặt bút kí để tránh dẫn đến sự việc đáng tiếc.
Ngay sau khi bị dư luận lên án, clip quảng cáo trên đã bị ngừng phát sóng. Điều đáng nói ở chỗ, cả hoa hậu và nhà đài đều đổ lỗi cho đối tác của mình là công ty P&G (đơn vị phụ trách hãng dầu gội Rejoice). Mai Phương Thúy cho rằng mình không thể can thiệp vào kịch bản quảng cáo bởi đây là công việc của nhà sản xuất ở nước ngoài. Họ quay nhiều cảnh khác nhau và sẽ xem cảnh nào ưng ý nhất rồi ráp lại thành một kịch bản hoàn chỉnh. Sự can thiệp vào lời thoại sau khi đã kí hợp đồng là việc ngoài khả năng của cô.
Tuy nhiên, trái ngược với việc hoa hậu cho rằng "đã trao đổi, góp ý với người của công ty" khi cô nhận ra sự bất thường trong lời thoại, người phụ trách đối ngoại của Rejoice khẳng định: "Phía công ty chưa nhận được một lời góp ý trực tiếp nào từ hoa hậu về lời thoại trong clip quảng cáo".
Trước sự việc này không ít người tỏ ra nghi ngờ. Với suy nghĩ sâu xa, độc giả có tên Hoàng Hà cho rằng: "Phải chăng đây là một chiêu PR của diễn viên, đạo diễn lẫn nhà sản xuất. Họ muốn gây sự chú ý của sản phẩm với dư luận bằng cách làm khác, làm sai hay tạo sự vô lý hóa đối với một vấn đề nào đó. Tuy nhiên với lối quảng cáo này, nhà đầu tư sẽ nhận được sự phản tác dụng. Tệ hơn nữa là sự tẩy chay của khán giả. Điển hình cho việc này là quảng cáo của máy lọc nước Kangaroo cách đây không lâu".
Khi "ngôn ngữ... cởi áo"
Nhắc đến câu chuyện về ứng xử, phải nhắc đến Hoa hậu Nguyễn Thu Thủy. Lối ăn nói táo bạo, phóng túng quá mức, thậm chí thô tục của cô trên trang cá nhân khiến không ít người ngán ngẩm và thất vọng về một hình tượng nhan sắc tưởng như không tì vết. Cách đây một năm, Nguyễn Thu Thủy từng gây sốc với tuyên bố: "Bản thân cái đẹp đã là một tài năng". Với câu nói này, hoa hậu đã gặp phải sự phản ứng dữ dội của nhiều người. Phần lớn họ đều cho rằng hoa hậu quá thiển cận khi chỉ biết đề cao vẻ đẹp ngoại hình mà quên mất những giá trị bên trong của con người.
Hoa hậu Mai Phương Thúy
Đã có một cuộc khẩu chiến diễn ra gay gắt trên chính trang cá nhân của hoa hậu và nó lan sang cả một số diễn đàn khác. ở đó, các diễn đàn viên chủ yếu bày tỏ sự ngạc nhiên đến sửng sốt rồi cuối cùng là tức giận, thất vọng về một hình ảnh được coi là đại diện cho nhan sắc Việt. Trái ngược lại với thái độ của dư luận, Nguyễn Thu Thủy càng ngày càng gây sốc hơn với mỗi lời nói của mình.
Đáng buồn hơn, các người mẫu, hoa hậu ngày nay thiếu trầm trọng kĩ năng giao tiếp trước đám đông. Thùy Dung, Hoa hậu Việt Nam 2008 cũng từng gây bức xúc cho nhiều người bởi khả năng ăn nói. Không ai phủ nhận vẻ đẹp của cô tuy nhiên, sự đánh giá và ghi nhận về Thùy Dung chỉ có đến đó.
Kể cả "cha đẻ" của cuộc thi Hoa hậu Việt Nam - nhà thơ, nhà báo Dương Xuân Nam (người từng bảo vệ và đề cao Thùy Dung trước scandal của cô) cũng từng phát biểu rằng, nếu đến được với sân khấu thế giới, Thùy Dung sẽ lọt vào top 10. Thế là đủ, vì Việt Nam chưa thể lọt vào top ứng xử được cho nên không phải lo cô ấy ăn nói như thế nào trong phần thi ứng xử. Qua cách nói ẩn dụ này, mới thấy vị "cha đẻ" của cuộc thi Hoa hậu Việt Nam là người hiểu hơn ai hết sự hạn chế trong giao tiếp của các nhan sắc Việt.
"Giá như hoa hậu đừng... có lưỡi"
Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã ví von như thế khi chia sẻ về văn hóa ăn nói của các nhan sắc. Tác giả của "Góc sân và khoảng trời", thần đồng thơ một thuở không quên tếu táo: "Đứng trước hoa hậu có nghĩ được cái gì, nhớ được cái gì nữa đâu mà nói". Tuy nhiên, đi kèm với sự hài hước ấy là một tiếng thở dài không thể giấu được. Ông nói: "Tôi ngán ngẩm với các hoa hậu nhà mình lắm rồi. Họ ăn nói chán lắm”. Tôi vẫn thường nói đùa rằng, giá như hoa hậu không có lưỡi thì hay biết mấy. Vì hễ cứ mở miệng ra là vô duyên, vô hồn lắm.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa
Về chuyện sảy miệng của các nhan sắc, nhà văn Phạm Xuân Nguyên cho rằng: "Sự thiếu hụt trong văn hóa giao tiếp của chúng ta là điều dễ hiểu. Bởi chúng ta chưa được đào tạo phát ngôn trước công chúng. Khi đứng trước đám đông, chúng ta không có kĩ năng diễn thuyết, không biết nói gì và nói như thế nào. Xem các chương trình giải trí hay các cuộc thi hoa hậu bây giờ tôi sợ nhất là màn ứng xử hay đối thoại của họ với nhân vật. Do không được chuẩn bị hoặc chuẩn bị không tốt nên những câu trả lời của họ thật ngây ngô, giả tạo.
Họ phải biết rằng, đã là người của công chúng thì phải học cách ăn nói, giao tiếp trước đám đông. Phải biết được tầm ảnh hưởng của mình đối với xã hội. Không còn cách nào khác là tự rèn luyện mình nếu không chỉ có thảm họa thời trang mà còn có cả thảm họa phát ngôn".
Đào Bích