10 "cái lỗ" kỳ bí nhất trên thế giới

Trong tự nhiên, những "cái lỗ" được sinh ra do quá trình hình thành tự nhiên, hay do sự tác động của con người, do đó tạo nên những "cái lỗ" với hình thù khác nhau. Dưới đây là 10 "cái lỗ" kỳ bí nhất trên thế giới.

1. Hố xanh khổng lồ


201101102248370132C1AUCDGBC.jpg


Nằm ở khu vực bảo tồn vành đai đá ngầm của Belize và cách thành phố Belize khoảng 60 dặm, các “Hố Xanh Khổng Lồ” của đại dương được biết đến như là những “ vực thẳm” lớn nhất thế giới. Với độ sâu 125m và rộng 300m, nó là nguyên nhân của việc gia tăng mực nước biển cách đây 65.000 năm.

Các “vực thẳm” này hầu hết có dạng hình tròn. Nó được biết đến như là một nơi thu hút khá đông khách du lịch đến tham quan đồng thời cũng là địa điểm hấp dẫn cho những thợ lặn ưa thích khám phá độ sâu. Bên cạnh đó, nơi đây còn là khu bảo tồn tự nhiên vô cùng phong phú với vô số sinh vật trú ngụ.

2. Mỏ Diavik


201101102248380601KVRJBHRVF.jpg


Mỏ kim cương Diavik cách Yellowknife (Cananda) khoảng 300 km về phía Bắc. Nó sản xuất ra 8 triệu cara kim cương mỗi năm. Mỏ Diavik tuy rất lớn nhưng lại nằm ở khu vực vô cùng hẻo lánh, không có người sinh sống. Tuy nhiên nét đẹp hoang sơ của nó thì không có gì để bàn cãi.

3. Burning Gate (Turkmenistan)


201101102248392014CEAQER516.jpg


Trong lòng sa mạc Karakum (Turkmenistan), khí của miệng núi lửa Davarza làm cho Burning Gates phát ra thứ ánh sáng đỏ rực đến nỗi ta vẫn có thể nhìn thấy khi đứng cách xa hàng mấy dặm trong đêm tối. Miệng núi lửa khổng lồ này là kết quả của môt vụ tai nạn trongcuộc dò tìm khí đốt của Liên Xô vào những năm 50 của thế kỉ XX. Nó được tìm thấy khi Liên Xô đặt giàn khoan xuống lòng đất để tìm khí tự nhiên, sau đó họ bị rơi vào một hang ngầm dưới lòng đất, đó chính là miệng núi lửa với đường kính khoảng 60m và sâu khoảng 20 m.

Miệng núi lửa khổng lồ này được hình thành trong một thời gian ngắn ngay sau khi được khám phá và luôn bùng cháy từ đó. Khi đứng gần miệng núi lửa, ta có thể ngửi được mùi lưu huỳnh rất gắt.

4. Hố Glory, đập Monticello (California – Mỹ)


20110110224842560YYB87URBKT.jpg


Nằm ở phía Bắc Califonia, Monticello là đập tràn nổi tiếng nhất thế giới. Đập có cửa ra hình phễu,với vận tốc của nước chảy qua là 1370 m³/s. Khoảng cách từ con kênh tới điểm mà nước đổ ra – nằm ở rìa phía Nam của hẻm núi- khoảng 700 bộ. Loại đập tràn này cơ bản là một cái phễu khổng lồ làm bằng xi măng.

Đường kính lớn nhất của Glory khoảng 72 bộ và hẹp nhất khoảng 28 bộ. Tất nhiên, việc bơi gần chiếc hố khổng lồ này là một việc vô cùng ngớ ngẩn và bị cấm. Có những chuỗi phao đặt ngang hồ để ngăn chặn việc những người chèo thuyền tiến tới con đập và chiếc hố có thể nuốt chửng bất cứ thứ gì này.

5. Mỏ Bingham Canyon (Utah – Mỹ)


201101102248444204ER1JEPXKB.jpg


Mỏ kim loại ở hẻm núi Bingham là mỏ lớn nhất trên thế giới mà con người phát hiện. Nó còn được gọi là mỏ đồng Kennecott và giống như một cái bẫy thú thời cổ đại nằm ở quận Salt Lake , Utah . Ta có thể dễ dàng thấy rằng nó như một tấm thảm đầy màu sắc nằm nhô ra ngoài về phía sườn của dãy núi Oqirrh-sườn tây thung lũng Salt Lake . Nó có chiều ngang khoảng 4.0234 km và sâu 1.207km.

Kennecott là nhà sản xuất đồng lớn thứ hai trên thế giới có trụ sở tại Mỹ-cung cấp xấp xỉ 15% nhu cầu về kim loại đồng của nước này mỗi năm. Khoáng sản ở hẻm núi Bingham được tìm thấy lần đầu tiên vào năm 1850, nhưng mãi đến năm 1863 thì việc khai thác này mới được bắt đầu. Lúc đầu việc khai thác gặp nhiều khó khăn, nhưng đường sắt được mở đến hẻm núi vào năm 1873 là tác nhân quan trọng thúc đẩy việc khai thác nhiều khoáng sản ở đây. Trước năm 1920, 15.000 người thuộc nhiều dân tộc khác nhau đã định cư ở đây. Một cộng đồng dân cư lớn đã được hình thành ngay trên sườn dốc của hẻm núi này.

Tuy nhiên, thiên tai xảy ra khá thường xuyên. Dân số đã giảm một cách nhanh chóng khi công nghệ khai thác khoáng sản được cải tiến, và nhiều trại khai thác khoáng sản lậu bắt đầu biến mất. Trước năm 1980, khi Lark bị tháo dỡ, chỉ còn có Copperton, nằm ở hẻm núi Bingham với dân số khoảng 800 người là được giữ lại. Ngày nay, hoạt động khai thác khoáng sản vẫn được tiếp tục, và nó vẫn là mỏ khoáng sản hở lớn nhất trên thế giới.

6. Mỏ kim cương Mirny (Siberia)


20110110224846154JHGCVN2D73.jpg


Đây thật sự là nơi chứa đựng nguồn kim cương vô tận trên thế giới. Nó sâu 525m, có đường kính 1.200m và là mỏ được khai thác lớn thứ hai trên thế giới sau Bingham. Trực thăng không thể bay phía trên miệng quặng vì có thể bị hút xuống mỏ.

7. Lỗ khổng lồ Kimberly (Nam Phi)


20110110224853373XPG65BK1C4.jpg


Kimberley là ngôi nhà của mỏ kim cương vĩ đại De Beers, một trong những mỏ kim cương có trữ lượng lớn nhất thế giới, và nó luôn được xem là kinh đô của nền công nghiệp kim cương. Như một tâm điểm của cơn sốt kim cương vào đầu thế kỉ XIX, nền móng của nó bắt đầu được thiết lập vào năm 1871 khi viên kim cương đầu tiên được tìm thấy ở sườn đồi Colesberg Koppie.

Công việc đào mỏ bắt đầu và chỉ sau một vài tháng, hơn 30.000 người điên cuồng đào tìm kim cương trong một khu vực chỉ dài 300m, rộng 200m. Chẳng bao lâu họ đã đào sâu 1.100m xuống lòng đất và điều đơn giản là thêm một hố khổng lồ đã xuất hiện trên thế giới. 28 triệu tấn kim cương thô được tìm thấy và 14.5 triệu cara kim cương tinh chế thu được. Một con số đáng kinh ngạc. Viên kim cương nổi tiếng “ Ngôi sao châu Phi ” nặng 83,5 kara cũng được tìm thấy ở đây.

8. Giếng Chand Baori (Ấn Độ)


201101102248500604KQ2D36XGF.jpg


Được xây dựng lại vào thế kỉ thứ X, giếng nước ở Chand Baori, Ấn Độ, là 1 giải pháp sống còn để giải quyết vấn đề nguồn nước ở vùng này. Khí hậu khô cằn đã khiến người dân ở đây phụ thuộc nhiều vào nước ngầm trong suốt năm. Giếng Chand Baori sâu 30m với 13 tầng và 3500 bậc. Truyền thuyết kể rằng, nhiều hồn ma đã xây giếng này chỉ trong một đêm với rất nhiều bậc thang để không ai có thể tìm lại được đồng xu nào nếu lỡ tay làm rơi xuống giếng.

9. Sinkhole (Guatemela)


20110110224851357R5BWYHBNXQ.jpg


Đây là hình ảnh của hố khổng tại Guatemala với độ sâu 200 ft đã nuốt chửng 3 tòa nhà. Hố sâu khổng lồ này xuất hiện ở trung tâm thành phố Guatemalasau nhiều trận mưa lớn kéo dài do ảnh hưởng của cơn bão nhiệt đới Agatha. Cơn bão đầu tiên ở Thái Bình Dương trong năm 2010 đã quét qua Guatemala và vùng lân cận eo Salvador vào một ngày cuối tuần, mang theo những cơn mưa như trút nước.

10. Hố Morning Glory ( Wyoming –Mỹ)


20110110224847170TBXZ4NUKTD.jpg


Đây là một trong những hồ nước nóng nổi bật nhất và đẹp nhất ở công viên Yellowstone. Cái tên “Morning Glory” được đặt cho hồ này vào năm 1880 vì nhìn nó giống như một bông hoa rực rỡ lúc sáng sớm. Nó là một hồ nước nóng đầy màu sắc được hình thành bởi rong biển. Thế nhưng, hồ này đã từng có nguy cơ đánh mất sự rực rỡ của nó khi con đường Grand Loop được xây sát bên.

Điều này đã làm tăng khả năng du khách bất cẩn đánh rơi những đồng tiền xu xuống hồ làm nó nguội dần đi và gây nguy hiểm đến sự tồn tại của những vi khuẩn phát triển trong hồ. Ngày nay, để đến được hồ thì bạn phải đi bộ một đoạn dọc theo lưu vực Upper Geyser, đó như một bài tập thể dục cần thiết cho bạn để có thể ngắm một trong những hố đẹp nhất thế giới.

Theo Oddee
 
  • Chủ đề
    2010 bảo cách cần công nghệ dài hay kết lịch liên màu ngôi sao nhất nổi tiếng phá phát phố thành thể thế giới triển trụ với đánh mất đẹp
  • Thống kê

    Chủ đề
    100,755
    Bài viết
    467,590
    Thành viên
    339,851
    Thành viên mới nhất
    Đông Âu
    Top