10 điều nên biết nếu bạn muốn lên sao Hoả

10 điều cần biết dành cho những ai muốn lên Sao Hỏa, lên sao hoả có khó không

Đó là những khó khăn mà bạn cần chuẩn bị sẵn tâm lý nếu không muốn bỏ mạng nơi vũ trụ bao la.

Khám phá vũ trụ, không gian, hay bước chân lên Sao Hỏa là ước mơ của khá nhiều người. Chiến dịch Mars One là một dự án lớn thuộc công ty Mars One, Hà Lan sẽ giúp ước mơ đó của nhiều người trở thành sự thật khi đưa con người lên sinh sống trên Sao Hỏa.


Một nhóm 4 phi hành gia sẽ khởi hành trước, dự kiến hạ cánh tại Sao Hỏa vào năm 2025, các nhóm khác hạ cánh sau đó 2 năm. Dự án thu hút số người tham gia khổng lồ, lên tới hơn 200.000 người, thậm chí một số người háo hức đến mức “tình nguyện chết trên sao Hỏa”.


Vẫn biết việc được lựa chọn sẽ là một vinh dự lớn lao, nhưng chuyến đi lên Sao Hỏa có lẽ sẽ không thú vị như nhiều người lầm tưởng. Cùng điểm lại một vài khó khăn mà bạn cần chuẩn bị tinh thần trước khi bước chân lên Sao Hỏa.


1. Đây là một chuyến đi dài 7 tháng và bạn không được tắm


Hành trình lên Sao Hỏa sẽ kéo dài 210 ngày - khoảng 7 tháng. Trong khoảng thời gian này, phi hành đoàn sẽ phải sống trong khối không gian vẻn vẹn 20m3 mỗi người và hoàn toàn không được tắm. Việc mắc kẹt với 3 người xa lạ trong một khoảng không gian tù túng suốt 30 tuần có lẽ là một trải nghiệm không hề vui một chút nào đối với những người khó tính.


diendanbaclieu-108750-10-dieu-can-biet-danh-cho-nhung-ai-muon-len-sao-hoa.jpg


Không những thế, những phi hành gia sẽ phải đối mặt với chứng bệnh trầm cảm, mất ngủ - một trong những nhân tố khiến họ dễ mắc lỗi lớn, nguy hiểm khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

2. Cơ thể "biến dạng"

Cho đến thời điểm này, thời gian kỷ lục của con người ở trong vũ trụ là 6 tháng, tính theo thời gian trên Trạm vũ trụ Quốc tế.


diendanbaclieu-108750-10-dieu-can-biet-danh-cho-nhung-ai-muon-len-sao-hoa.gif


Tuy vậy, dưới tác động của môi trường không trọng lực, sinh sống trong khoảng thời gian dài như vậy sẽ khiến cơ thể người gặp một số vấn đề về mặt sinh học như cơ bắp, xương thoái hóa và không được linh hoạt, thậm chí có thể bị liệt.


3. Nhịp sinh học xáo trộn


diendanbaclieu-108750-10-dieu-can-biet-danh-cho-nhung-ai-muon-len-sao-hoa-1.gif


Một ngày trên Sao Hỏa dài hơn Trái đất 40 phút. Thoạt nghe thì không phải đáng kể, nhưng nó cũng đủ để gây một sự xáo trộn không nhỏ đối với cơ thể sinh vật đã quen sống trong môi trường 24h/ngày như con người.


4. Có thể bạn sẽ không nhìn thấy Trái đất nữa


Khi tàu Apollo hạ cánh trên Sao Hỏa, các phi hành gia đã chia sẻ cảm giác lúng túng và có phần lo sợ khi nhìn lại Trái đất ở khoảng cách khá xa. Trong khi khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trăng là 384.000km, thì khoảng cách tới Sao Hỏa lại lớn hơn rất nhiều lần, lên tới hơn 300 triệu km.

diendanbaclieu-108750-10-dieu-can-biet-danh-cho-nhung-ai-muon-len-sao-hoa-1.jpg


Bên cạnh đó, một khi cơ thể bạn đã thích nghi với trọng lực trên Sao Hỏa, bạn sẽ KHÔNG BAO GIỜ có thể quay lại Trái đất được nữa. Nguyên do là bởi trọng lực trên Sao Hỏa chỉ bằng 1/3 so với Trái đất. Xương và cơ bắp của con người theo đó sẽ thoái hóa dần, không thể đáp ứng điều kiện khắc nghiệt như tại Trái đất nữa.


diendanbaclieu-108750-10-dieu-can-biet-danh-cho-nhung-ai-muon-len-sao-hoa-2.jpg

Đây cũng là lý do những phi hành gia sau 6 tháng trên vũ trụ đã phải tập luyện rất nhiều nhằm thích nghi với cuộc sống thường nhật trên mặt đất. Ngoài ra, bạn sẽ phải luyện tập với cường độ rất lớn nhằm giữ cơ thể trong trạng thái tốt nhất.


5. Những nhà du hành Sao Hỏa không nên sinh con


diendanbaclieu-108750-10-dieu-can-biet-danh-cho-nhung-ai-muon-len-sao-hoa-2.gif


Các chuyên gia vũ trụ học khuyên rằng, những người sống trên Sao Hỏa không nên có thai, bởi hiện có quá ít nghiên cứu về tác động của trọng lực đến quá trình thụ thai và sự phát triển của thai nhi.


6. Nguy cơ bị nhiễm bệnh, thiệt mạng cao


diendanbaclieu-108750-10-dieu-can-biet-danh-cho-nhung-ai-muon-len-sao-hoa-3.jpg


Khi đặt chân lên Sao Hỏa, bạn phải chuẩn bị tinh thần có thể nhiễm những căn bệnh “chưa thấy bao giờ” - tức không có thuốc chữa từ Sao Hỏa.


diendanbaclieu-108750-10-dieu-can-biet-danh-cho-nhung-ai-muon-len-sao-hoa-3.gif


Cùng với đó, sự thiếu thốn các điều kiện y tế cùng nguy cơ nhiễm bệnh lạ trên "Hành tinh Đỏ" có thể khiến bạn bỏ mạng nơi “đất khách quê người”.


7. Không bao giờ được ra ngoài khi không có bộ đồ vũ trụ


diendanbaclieu-108750-10-dieu-can-biet-danh-cho-nhung-ai-muon-len-sao-hoa-4.jpg


Bầu khí quyển trên Sao Hỏa rất mỏng, ước tính chỉ bằng 1% so với Trái đất mà thôi. Với 96% khí CO2 và một lượng rất nhỏ Oxi, nó không đủ để giúp con người hô hấp. Ngoài ra, những cơn bão bụi vũ trụ khổng lồ có thể xuất hiện, bao trùm cả hành tinh và gây hại cho con người trong một khoảng thời gian.


8. Truyền dẫn thông tin "chậm như rùa"


diendanbaclieu-108750-10-dieu-can-biet-danh-cho-nhung-ai-muon-len-sao-hoa-4.gif


Khoảng thời gian để truyền thông tin từ Sao Hỏa về Trái đất là từ 3 - 22 phút và cần ít nhất 6 phút để nhận được tin nhắn điện thoại, vậy nên chắc chắn bạn không thể có những cuộc điện thoại tâm sự với người thân trên Sao Hỏa.


diendanbaclieu-108750-10-dieu-can-biet-danh-cho-nhung-ai-muon-len-sao-hoa-5.gif


Bên cạnh đó, Internet cũng không thể sử dụng. Ngoài những trang web đặc biệt được tải trực tiếp lên Sao Hỏa từ máy chủ tại Trái đất, các phi hành gia không thể còn khái niệm “lướt web” nữa.


9. Thức ăn khắc nghiệt


diendanbaclieu-108750-10-dieu-can-biet-danh-cho-nhung-ai-muon-len-sao-hoa-6.gif


diendanbaclieu-108750-10-dieu-can-biet-danh-cho-nhung-ai-muon-len-sao-hoa-7.gif


Nếu bạn là người ăn không biết chán những loại rau củ như khoai tây, rau bina (rau chân vịt), rau diếp hoặc đậu nành thì bạn sẽ không gặp khó khăn về vấn đề ăn uống trên Sao Hỏa.


Lý do là bởi đây là những loại rau có trong khẩu phần ăn hàng ngày đi kèm với viên tổng hợp vitamin. Và đương nhiên, bạn sẽ không bao giờ được ăn các loại thực phẩm yêu thích một cách thoải mái như ở Trái đất.


10. Nguy cơ nhiễm phơi nhiễm phóng xạ


Dựa vào thông tin thu thập được từ xe thăm dò Curiosity sau 360 ngày trên Sao Hỏa, các nhà khoa học tính toán lượng phóng xạ con người phải tiếp xúc trong chuyến hành trình, ước tính khoảng 662 (sai số 108) millisieverts (đơn vị đo bức xạ).


diendanbaclieu-108750-10-dieu-can-biet-danh-cho-nhung-ai-muon-len-sao-hoa-5.jpg


Con số này bằng 2/3 lượng bức xạ cho phép trong cả sự nghiệp do các cơ quan vũ trụ đưa ra. Thêm vào đó, do Sao Hỏa không có từ trường bảo vệ như Trái đất nên các phi hành gia có nguy cơ phơi nhiễm phóng xạ cao hơn hẳn khi di chuyển trên bề mặt “Hành tinh Đỏ”.
Nguồn: Kênh 14
 
  • Chủ đề
    kho khan luu y nên biết sao hoa
  • Top