“Ai đã đặt tên cho dòng sông” là một bút kí nổi tiếng của Hoàng Phủ Ngọc Tường về sông Hương, về xứ Huế. Tác phẩm được trích đoạn đưa vào trong chương trình học Ngữ văn của học sinh lớp 12, trở thành một trong những tác phẩm chính quan trọng trong phạm vi kiến thức ôn tập cho các kì thi lớn nhỏ khác nhau. Vậy, nếu gặp đề bài yêu cầu viết về tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông”, thì nên viết mở bài thế nào? Bởi không ít bạn học sinh thấy khúc mắc, khó khăn nhất với việc mở bài, bắt đầu bài làm. Mặc dù các bạn có ý cho đề bài rồi nhưng lại không biết nên mở đầu ra sao cho phù hợp. Vì vậy, dưới đây được đưa ra 5 mở bài về tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông”, dù chỉ là mở bài khái quát nhưng hi vọng rằng chúng sẽ giúp được cho các bạn, từ đó giúp các bạn biết cách viết mở bài các tác phẩm khác.
NHỮNG MỞ BÀI CHO AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG?
MỞ BÀI SỐ 1 AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG
MỞ BÀI SỐ 2 AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG
Nhà thơ Thu Bồn đã từng viết:
“Con sông dùng dằng con sông không chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu”
Những vàn thơ mềm mại ấy gợi nhắc cho ta nhớ về một xứ Huế mộng mơ dịu dàng với dòng sông Hương xinh đẹp. Chính dòng sông ấy, vùng đất ấy đã để lại cảm hứng trong lòng vô số nhà thơ nhà văn, để sản sinh ra những tác phẩm văn học có giá trị. Cũng tự nhiên như thế, sông Hương đi vào trong những trang văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường, để lại thương nhớ không nguôi trong “Ai đã đặt tên cho dòng sông”.
MỞ BÀI SỐ 3 AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG
Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn nhà thơ có sự am hiểu, gắn bó sâu sắc với xứ Huế. Những trang văn của ông đã khơi dậy tâm hồn Huế, dẫn dắt người đọc vào vùng đất trầm tích văn hóa ngàn năm của dân tộc. Đến với đoạn kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của ông, ta sẽ bắt gặp ở đó một Huế thân thương, mộng mơ và trữ tình được phản chiếu qua dòng sông Hương xinh đẹp. Chính điệu chảy của con sông ấy đã đưa Huế, đưa hồn Huế vào trong tâm trí ta, khắc ghi thật sâu, thật lâu.
MỞ BÀI SỐ 4 AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG
Sông Hương, xứ Huế là vùng đất, là dòng sông đã sản sinh ra vô vàn tác phẩm văn học ý nghĩa và có giá trị. Ở mỗi một tác phẩm, dòng sông ấy, thành phố ấy lại mang một dáng vẻ, nét đẹp khác nhau. Đó là dòng sông để lại bao nỗi buồn qua lời thơ Nguyễn Du, là dòng sông “dài như kiếm dựng trời xanh” trong thơ Cao Bá Quát… Đến với Hoàng Phủ Ngọc Tường, với bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông”, đó không chỉ đơn thuần là một sông Hương mang duy nhất một sắc thái, một vẻ đẹp trữ tình bên Huế nữa. Dòng sông ấy mang muôn vàn dáng vẻ, là người con gái xinh đẹp và nổi bật nhất trong hành trình tìm đến với người tình xứ Huế của nó.
MỞ BÀI SỐ 5 AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG
R.Gamzatop đã từng nói rằng: “Nếu như người nghệ sĩ không tham gia vào việc hình thành thế giới này thì thế giới không trở nên tươi đẹp như thế này.” Văn chương, dưới đôi tay tài hoa của những nhà thơ nhà văn, đã làm cho cuộc đời, cuộc sống trở nên đẹp hơn rất nhiều. Đến với những trang văn đậm chất trữ tình của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong đoạn trích bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông”, ta sẽ bắt gặp ở đó một sông Hương xinh đẹp, diệu kì với vô vàn nét đẹp phong phú bên xứ Huế thân thương dưới ngòi bút của ông. Dòng sông ấy đã trao cả nhan sắc, tâm hồn của mình cho Hoàng Phủ Ngọc Tường.
NHỮNG MỞ BÀI CHO AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG?
MỞ BÀI SỐ 1 AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG
- “Sao thèm hát một điệu gì xưa lắm
- Thèm đọc một đoạn văn Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Có ai đó rót chiều vào chén ngọc
- Huế dịu dàng xây bằng khói và sương.”
- (“Vọng Huế” – Nguyễn Trọng Tạo)
MỞ BÀI SỐ 2 AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG
Nhà thơ Thu Bồn đã từng viết:
“Con sông dùng dằng con sông không chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu”
Những vàn thơ mềm mại ấy gợi nhắc cho ta nhớ về một xứ Huế mộng mơ dịu dàng với dòng sông Hương xinh đẹp. Chính dòng sông ấy, vùng đất ấy đã để lại cảm hứng trong lòng vô số nhà thơ nhà văn, để sản sinh ra những tác phẩm văn học có giá trị. Cũng tự nhiên như thế, sông Hương đi vào trong những trang văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường, để lại thương nhớ không nguôi trong “Ai đã đặt tên cho dòng sông”.
MỞ BÀI SỐ 3 AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG
Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn nhà thơ có sự am hiểu, gắn bó sâu sắc với xứ Huế. Những trang văn của ông đã khơi dậy tâm hồn Huế, dẫn dắt người đọc vào vùng đất trầm tích văn hóa ngàn năm của dân tộc. Đến với đoạn kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của ông, ta sẽ bắt gặp ở đó một Huế thân thương, mộng mơ và trữ tình được phản chiếu qua dòng sông Hương xinh đẹp. Chính điệu chảy của con sông ấy đã đưa Huế, đưa hồn Huế vào trong tâm trí ta, khắc ghi thật sâu, thật lâu.
MỞ BÀI SỐ 4 AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG
Sông Hương, xứ Huế là vùng đất, là dòng sông đã sản sinh ra vô vàn tác phẩm văn học ý nghĩa và có giá trị. Ở mỗi một tác phẩm, dòng sông ấy, thành phố ấy lại mang một dáng vẻ, nét đẹp khác nhau. Đó là dòng sông để lại bao nỗi buồn qua lời thơ Nguyễn Du, là dòng sông “dài như kiếm dựng trời xanh” trong thơ Cao Bá Quát… Đến với Hoàng Phủ Ngọc Tường, với bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông”, đó không chỉ đơn thuần là một sông Hương mang duy nhất một sắc thái, một vẻ đẹp trữ tình bên Huế nữa. Dòng sông ấy mang muôn vàn dáng vẻ, là người con gái xinh đẹp và nổi bật nhất trong hành trình tìm đến với người tình xứ Huế của nó.
MỞ BÀI SỐ 5 AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG
R.Gamzatop đã từng nói rằng: “Nếu như người nghệ sĩ không tham gia vào việc hình thành thế giới này thì thế giới không trở nên tươi đẹp như thế này.” Văn chương, dưới đôi tay tài hoa của những nhà thơ nhà văn, đã làm cho cuộc đời, cuộc sống trở nên đẹp hơn rất nhiều. Đến với những trang văn đậm chất trữ tình của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong đoạn trích bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông”, ta sẽ bắt gặp ở đó một sông Hương xinh đẹp, diệu kì với vô vàn nét đẹp phong phú bên xứ Huế thân thương dưới ngòi bút của ông. Dòng sông ấy đã trao cả nhan sắc, tâm hồn của mình cho Hoàng Phủ Ngọc Tường.