5 quy tắc nói tiếng Anh bạn nên biết

1. Không học ngữ pháp

Qui tắc này có vẻ lạ với nhiều sinh viên ESL, nhưng nó là một trong những qui tắc quan trọng nhất. Nếu bạn muốn vượt qua kỳ thi thì bạn học ngữ pháp. Nhưng nếu bạn muốn trở nên thành thạo trong Tiếng Anh thì bạn nên cố gắng học Tiếng Anh mà không học ngữ pháp.

Học ngữ pháp sẽ chỉ làm cho bạn rối và chậm chạp. Bạn sẽ suy nghĩ về các quy tắc khi tạo câu thay vì nói một câu một cách tự nhiên như một người bản địa. Hãy nhớ rằng chỉ một phần nhỏ của những người nói Tiếng Anh biết nhiều hơn 20% tất cả các quy tắc ngữ pháp. Nhiều sinh viên ESL biết ngữ pháp hơn cả người bản ngữ.

Bạn muốn mình có khả năng thuật lại định nghĩa của một động từ nguyên nhân, hay là muốn có khả năng nói Tiếng Anh thông thạo?

2. Tìm hiểu và nghiên cứu Cụm Từ

Nhiều sinh viên học từ vựng và cố gắng kết hợp nhiều từ với nhau để tạo thành một câu có nghĩa. Có nhiều từ sinh viên biết, nhưnêho5 không kết hợp chúng thành một câu có nghĩa được. Nguyên nhân là do họ không học Cụm Từ. Khi trẻ con học ngôn ngữ, chúng học cả từ và Cụm từ với nhau. Cũng vậy, bạn cần phải tìm hiểu và học các cụm từ.

Nếu bạn biết 1000 từ, bạn sẽ có khả năng nói 1 câu đúng. Nhưng nếu bạn biết 1 Cụm từ, bạn có thể làm đúng hàng trăm câu. Nếu bạn biết 100 Cụm Từ, bạn sẽ rất ngạc nhiên khi biết có bao nhiêu câu đúng mà bạn có thể nói. Cuối cùng, khi bạn biết chỉ 1000 Cụm từ thôi, bạn sẽ gần như là một người nói Tiếng Anh bản địa.

Vì thế đừng bỏ phí thời gian học thật nhiều từ khác nhau. Thay vào hãy sử dụng thời gian đó để học Cụm Từ và bạn sẽ gần hơn với thành thạo Tiếng Anh.

Đừng dịch

Khi bạn muốn tạo ra một câu Tiếng Anh, đừng dịch các từ đó ra từ tiếng mẹ đẻ của bạn. Thứ tự của các từ có thể khác nhau hoàn toàn và bạn sẽ bị chậm và sai nếu làm thế. Thay vào đó, hãy học các Cụm Từ và câu nói vì thế bạn không phải suy nghĩ về từ khi bạn nói. Nó sẽ tự động tuôn ra.

Một vấn đề khác với việc dịch là bạn sẽ cố gắng kết hợp chặt chẽ luật ngữ pháp mà bạn học. Dịch và suy nghĩ về ngữ pháp để tạo thành câu Tiếng Anh là không được và bạn nên tránh làm điều này.

3. Đọc và Nghe là CHƯA ĐỦ. Luyện tập Nói những gì bạn nghe!

Đọc, Nghe và Nói gần như là những khía cạnh quan trong nhất của tất cả các ngôn ngữ. Điều đó cũng đúng với Tiếng Anh. Tuy nhiên, chỉ có Nói là yêu cầu để thành thạo Tiếng Anh. Điều đó rất bình thường khi trẻ nhỏ học nói trước, trở nên thành thạo sau đó mới bắt đầu đọc và viết. Vì vậy thứ tự tự nhiên là nghe, nói, đọc rồi mới viết.

Vấn đề đầu tiên
Bạn có cảm thấy lạ khi các trường học trên thế giới dạy đọc trước, sau đó viết, sau đó nghe và cuối cùng là nói? Mặc dù nó khác, nhưng nguyên nhân chính là bởi vì khi bạn học một ngôn ngữ thứ 2, bạn cần phải đọc tài liệu để hiểu và học nó. Vì vậy mặc dù thứ tự tự nhiên là nghe, nói, đọc rồi viết, thứ tự cho sinh viên ESL sẽ là đọc, nghe, nói rồi viết.

Vấn đề thứ hai
Nguyên nhân nhiều người có thể đọc và nghe bởi vì họ đều luyện tập. Nhưng để nói Tiếng Anh thông thạo thì bạn cần phải luyện tập nói kia. Đừng dừng lại ở phần nghe, và khi bạn học, bạn không nên chỉ nghe. Hãy nói to lên tài liệu mà bạn đang nghe và luyện tập những gì bạn nghe. luyện tập nói thật to cho tới khi miệng của bạn và não của bạn có thể nói chung mà không tốn sức. Bằng cách làm việc đó, bạn sẽ có khả năng nói Tiếng Anh một cách lưu loát.

4. “Tiếng Anh hóa” bạn

Có khả năng nói một ngôn ngữ không liên quan gì tới việc bạn thông minh bao nhiêu. Mọi người đều có thể học nói bất cứ ngôn ngữ nào. Điều này đã được chứng minh bởi mọi người trên thế giới. Ai cũng có thể nói được ít nhất 1 ngôn ngữ. Dù bạn thông minh hay thiếu một ít chất xám, bạn vẫn có khả năng nói được 1 ngôn ngữ.

Điều này có thể làm được bằng cách luyện ngôn ngữ vào mọi lúc. ở nước bạn, bạn nghe và nói ngôn ngữ của bạn ngay lập tức. Bạn sẽ chú ý thấy rằng nhiều người nói Tiếng Anh giỏi là những người đã học ở một trường luyện nói Tiếng Anh. Họ có thể nói Tiếng Anh không phải vì họ đến một trường dạy nói Tiếng Anh, mà vì họ có một môi trường mà ở đó Tiếng Anh lúc nào cũng được sử dụng bởi những người xung quanh.

Cũng có nhiều người đi du học và học được rất ít, bởi vì lúc họ đến trường dạy nói Tiếng Anh, nhưng họ chỉ gặp được bạn bè từ đất nước của họ và họ không luyện tập Tiếng Anh.

Bạn không cần phải đi đâu dó để trở thành một người nói Tiếng Anh giỏi. Bạn chỉ cần làm cho bạn bị bao phủ bởi Tiếng Anh. Bạn có thể làm được điều này bằng cách thỏa thuận với bạn bè của bạn, rằng bạn sẽ chỉ nói Tiếng Anh. Bạn cũng có thể mang theo một chiếc iPod và nghe các câu Tiếng Anh ngay lập tức. như bạn thấy đấy, bạn có thể đạt được thành công bằng cách thay đổi môi trường xung quanh bạn. “Tiếng Anh hóa” bạn và bạn sẽ học được nhanh hơn gấp nhiều lần.

5. Học đúng tài liệu

Một cụm từ không đúng là: “Practice makes perfect”. Nó không đúng. Luyện tập chỉ làm những gì mà bạn luyện tập trở nên vĩnh viễn. Nếu bạn luyện tập một câu sai, bạn sẽ luôn luôn nói câu đó sai. Vì thế, rất là quan trọng để bạn học tài liệu đúng và được sử dụng bởi hầu hết mọi người.

Một vấn đề nữa đó là nhiều sinh viên học thời sự. Tuy nhiên, cái ngôn ngữ mà họ nói đó trang trọng hơn và nội dung chính trị hơn và ít dùng hơn so với thường ngày. Hiểu những gì người ta đang nói là rất quan trọng, nhưng học những điều cơ bản của Tiếng Anh là quan trọng hơn nhiều

Học Tiếng Anh với một người bạn không phải là người bản xứ đều có mặt lợi và mặt hại. Bạn nên cân nhắc mặt lợi và hại khi luyện nói với người không phải bản xứ. Luyện tập với người không bản xứ thì bạn sẽ được luyện tập, đồng thời bạn có thể có thêm động lực và chỉ ra được những lỗi sai. Nhưng có thể bắt chước những thói quen xấu từ người khác nếu bạn không chắc câu nào là đúng và câu nào là sai. Vì thế sử dụng thời gian đó để luyện tập những tài liệu đúng. Đừng học cách nói một câu.
 
  • Chủ đề
    cách cần cho cơ bản của hanh hay học học tiếng anh kết liên mọi ngay nhất sử dụng tài liệu thành thể thế giới theo thường tiếng anh trong từ vựng với
  • Ðề: 5 quy tắc nói tiếng Anh bạn nên biết

    Quan trọng nhất là đừng dùng Google để dịch. :yy210:
     
    Ðề: 5 quy tắc nói tiếng Anh bạn nên biết

    nói chung j ko bik lên hỏi bác goole là đc tất
     
    Mình đồng ý với bạn chủ topic từ mục 2 đến 5. Theo kinh nghiệm của mình, nhiều bạn rất chắc về ngữ pháp nhưng kỹ năng nói lại không giỏi. Cũng giống như học mà không đi đôi với hành vậy. Nếu bạn chỉ nắm chắc ngữ pháp mà không trau dồi vốn từ vựng và luyện nói thì khả năng thành công trở nên điêu luyện với ngôn ngữ quốc tế ( English) sẽ không cao. Người Việt mình hay mắc những lỗi như học tiếng anh bằng cách dịch toàn bộ sang tiếng việt và nhớ từ mới thông qua tiếng việt. Phương pháp học này sẽ làm cho bạn không thể tư duy và suy nghĩ bằng tiếng anh, làm chậm khả năng phản xạ ( đối & đáp) khi giao tiếp bằng tiếng anh. Hơn nữa, lựa chọn học gì và xác minh kỹ càng nguồn tư liệu là hết sức quan trọng vì kiến thức về tiếng anh của bạn rất mới, bạn nên chú ý học đúng ngay từ đầu hơn là sửa lỗi sau khi đã học sai. Hiện tại ở Hà Nội đã có trung tâm uy tín đã áp dụng đầy đủ những tiêu chí của chủ topic để giảng dạy. Chúc các bạn thành công trên con đường học hỏi tiếng anh.
     
    Sửa lần cuối:

    ATM

    ✩✩✩✩
    "Nhưng nếu bạn muốn trở nên thành thạo trong Tiếng Anh thì bạn nên cố gắng học Tiếng Anh mà không học ngữ pháp."
    Bài này đưa lên năm 2011, nếu 0601 còn tham gia 4R, vui lòng trả lời tôi nhé: bạn học nói là để nói chuyện với người nước ngoài, đúng kg? Vậy thì Nói phải đi kèm với Nghe, nếu kg có những điểm ngữ pháp cơ bản (nghĩa là thật đơn giản) thì khi
    người nước ngoài nói làm sao bạn hiểu được mà trả lời? Nếu bạn chỉ học những mẫu câu trong 1 số trường hợp, khi người ta thay đổi thì lấy đâu ra phản xạ cho ngữ cảnh mới? Thí dụ học "How are you?" bạn có thể trả lời theo phản xạ "Fine, thanks" , nhưng người ta đột nhiên hỏi "How's everything?" thì bạn có hiểu kg, hay chỉ theo phản xạ trả lời như con vẹt:"Fine, thanks" rồi kg biết nói gì nữa vì có hiểu gì đâu. Còn nếu bảo sẽ học hết tất cả các trường hợp thì e là hơi bị nhiều.

    Có rất nhiều bài viết về cách học TA rất hay về... lý thuyết. Quan trọng là có áp dụng được trong thực tế hay kg. Với 1 số người thì được, số khác lại kg hợp, cho nên đừng quá tin vào lý thuyết. Đừng thấy lý thuyết hay mà ca tụng theo, chưa chắc đã hợp với mình.
    Tôi thích cách so sánh này: TA như 1 cây cao khoảng 2m5 có đầy trái. Mỗi người có cách hái khác nhau. Có
    người cha mẹ sinh cao 2m (thiên tài) chỉ cần với tay nhón chân là hái được, có người cao chỉ 1m5 phải bắc ghế, bắc thang, có người trèo cây, có người dùng cây sào khoèo trái, cũng có người kg bao giờ hái được vì kg dùng cách hợp với mình, và học TA mấy năm, tốn bao nhiêu tiền vẫn kg được gì. Vấn đề là chọn cách nào hợp với mình. Theo tôi biết, các trung tâm dạy Nói Nghe trước, rồi Đọc Viết, và lồng vào đó ngữ pháp nhưng nhẹ thôi, chứ kg bao giờ sổ toẹt hết ngữ pháp như bài viết này. (Nói qua vậy thôi chứ tôi kg quảng cáo cho trung tâm, kg phải như nhiều bài viết nói vòng vo nghe hay cuối cùng chỉ là quảng cáo cho trung tâm. )
    Cuối cùng lại, để trả lời câu làm sao học giỏi TA, tôi chỉ có 1 câu thôi: nếu bạn muốn giỏi TA, bạn cần phải có 1 trong 2 : yêu thích TA hoặc có 1 động cơ mạnh mẽ, còn có cả 2 thì quá tuyệt. Lúc đó bạn sẽ làm mọi cách để vượt qua mọi chướng ngại vật bạn gặp. "Kg có việc gì khó, chỉ sợ lòng kg bền" mà.
     
    "Nhưng nếu bạn muốn trở nên thành thạo trong Tiếng Anh thì bạn nên cố gắng học Tiếng Anh mà không học ngữ pháp."
    Bài này đưa lên năm 2011, nếu 0601 còn tham gia 4R, vui lòng trả lời tôi nhé: bạn học nói là để nói chuyện với người nước ngoài, đúng kg? Vậy thì Nói phải đi kèm với Nghe, nếu kg có những điểm ngữ pháp cơ bản (nghĩa là thật đơn giản) thì khi
    người nước ngoài nói làm sao bạn hiểu được mà trả lời? Nếu bạn chỉ học những mẫu câu trong 1 số trường hợp, khi người ta thay đổi thì lấy đâu ra phản xạ cho ngữ cảnh mới? Thí dụ học "How are you?" bạn có thể trả lời theo phản xạ "Fine, thanks" , nhưng người ta đột nhiên hỏi "How's everything?" thì bạn có hiểu kg, hay chỉ theo phản xạ trả lời như con vẹt:"Fine, thanks" rồi kg biết nói gì nữa vì có hiểu gì đâu. Còn nếu bảo sẽ học hết tất cả các trường hợp thì e là hơi bị nhiều.

    Có rất nhiều bài viết về cách học TA rất hay về... lý thuyết. Quan trọng là có áp dụng được trong thực tế hay kg. Với 1 số người thì được, số khác lại kg hợp, cho nên đừng quá tin vào lý thuyết. Đừng thấy lý thuyết hay mà ca tụng theo, chưa chắc đã hợp với mình.
    Tôi thích cách so sánh này: TA như 1 cây cao khoảng 2m5 có đầy trái. Mỗi người có cách hái khác nhau. Có
    người cha mẹ sinh cao 2m (thiên tài) chỉ cần với tay nhón chân là hái được, có người cao chỉ 1m5 phải bắc ghế, bắc thang, có người trèo cây, có người dùng cây sào khoèo trái, cũng có người kg bao giờ hái được vì kg dùng cách hợp với mình, và học TA mấy năm, tốn bao nhiêu tiền vẫn kg được gì. Vấn đề là chọn cách nào hợp với mình. Theo tôi biết, các trung tâm dạy Nói Nghe trước, rồi Đọc Viết, và lồng vào đó ngữ pháp nhưng nhẹ thôi, chứ kg bao giờ sổ toẹt hết ngữ pháp như bài viết này. (Nói qua vậy thôi chứ tôi kg quảng cáo cho trung tâm, kg phải như nhiều bài viết nói vòng vo nghe hay cuối cùng chỉ là quảng cáo cho trung tâm. )
    Cuối cùng lại, để trả lời câu làm sao học giỏi TA, tôi chỉ có 1 câu thôi: nếu bạn muốn giỏi TA, bạn cần phải có 1 trong 2 : yêu thích TA hoặc có 1 động cơ mạnh mẽ, còn có cả 2 thì quá tuyệt. Lúc đó bạn sẽ làm mọi cách để vượt qua mọi chướng ngại vật bạn gặp. "Kg có việc gì khó, chỉ sợ lòng kg bền" mà.

    Dear bạn ATM,
    Mặc dù mình không phải 0601 nhưng mình cũng xin mạn phép tham gia thảo luận với bạn :)
    Mình rất đồng ý với ý kiến của bạn, thứ tiếng nào cũng như vậy, ngữ pháp phải đi kèm với từ vựng. Nếu như chỉ học thuộc một số mẫu câu thông dụng, từ mới mà không học ngữ pháp thì cũng như người ta hay gọi là "tiếng bồi" vậy.
    "Tiếng anh bồi" chỉ thích hợp để bạn giao tiếp ngắn hạn với người nước ngoài qua môi trường không chuyên nghiệp, tuyệt đối không phù hợp với môi trường học tập và công việc. Chính vì vậy, theo mình, trước khi học tiếng anh ( hoặc bất cứ một thứ tiếng gì) các bạn nên có một khung ngữ pháp cơ bản trước đã. Khi có được một khung ngữ pháp cơ bản, bạn có thể đổi nhiều phương pháp tiếp cận với tiếng anh để nâng cao vốn từ vựng như: nghe nhạc, nghe radio, đọc thơ hoặc danh ngôn bằng tiếng anh. Hãy áp dụng tâm lý vừa học vừa chơi, đừng áp đặt tâm lý phải học thuộc từ này, từ kia, nếu bạn học tập trong môi trường thân thiện, thoải mái bạn sẽ tiếp thu nhanh hơn nhiều. Tiếng anh thật ra không khó học nếu bạn biết cách, vì thế hãy chọn cho mình một phương pháp học tập thật sự khoa học và đúng đắn, các bạn chắc chắn sẽ thành công.
    Thân,
     
    Dear bạn ATM,
    Mặc dù mình không phải 0601 nhưng mình cũng xin mạn phép tham gia thảo luận với bạn :)
    Mình rất đồng ý với ý kiến của bạn, thứ tiếng nào cũng như vậy, ngữ pháp phải đi kèm với từ vựng. Nếu như chỉ học thuộc một số mẫu câu thông dụng, từ mới mà không học ngữ pháp thì cũng như người ta hay gọi là "tiếng bồi" vậy.
    "Tiếng anh bồi" chỉ thích hợp để bạn giao tiếp ngắn hạn với người nước ngoài qua môi trường không chuyên nghiệp, tuyệt đối không phù hợp với môi trường học tập và công việc. Chính vì vậy, theo mình, trước khi học tiếng anh ( hoặc bất cứ một thứ tiếng gì) các bạn nên có một khung ngữ pháp cơ bản trước đã. Khi có được một khung ngữ pháp cơ bản, bạn có thể đổi nhiều phương pháp tiếp cận với tiếng anh để nâng cao vốn từ vựng như: nghe nhạc, nghe radio, đọc thơ hoặc danh ngôn bằng tiếng anh. Hãy áp dụng tâm lý vừa học vừa chơi, đừng áp đặt tâm lý phải học thuộc từ này, từ kia, nếu bạn học tập trong môi trường thân thiện, thoải mái bạn sẽ tiếp thu nhanh hơn nhiều. Tiếng anh thật ra không khó học nếu bạn biết cách, vì thế hãy chọn cho mình một phương pháp học tập thật sự khoa học và đúng đắn, các bạn chắc chắn sẽ thành công.
    Thân,

    Mình rất đồng ý với @blackboard.vn, bản thân mình học tiếng Anh đã lâu nhưng thực sự chưa tìm được một phương pháp học hiệu quả để có thể tự tin giao tiếp, dù trong công việc mình cũng có tiếp xúc tiếng Anh nhưng chủ yếu là tiếng Anh bồi, cứ vừa nói vừa tra từ điển mà chẳng kịp. toàn body language thôi. Cũng đang muốn tìm một trung tâm tiếng Anh chuyên dạy người đi làm dùng tiếng Anh trong công việc đó, hoặc có sách nào hay hay về tiếng Anh đi làm để mình tham khảo, bạn biết chỉ mình với.
     
    Môi trường mình làm việc cũng không đặt quá nặng vào ngữ pháp. Đôi khi trong giao tiếp bạn chỉ cần biết những thì cơ bản thôi, không cần phải chú trọng vào quá nhiều ngữ pháp. Quan trọng là khả năng phản xạ mình phải nhanh
     
    Quả thực dưới áp lực phải tìm việc hiện nay, việc học tiếng anh dần gắn liền với ý nghĩ không tiếng anh xem như thất nghiệp hơn là xem nó như một ngôn ngữ để học và biết. Chính vì áp lực dó mọi người càng khó có thể sử dụng thành thục ngôn ngữ này so với ngôn ngữ khác như pháp, nhật, hàn, trung quốc, thái. Học ngôn ngữ thì nào cũng gần như tương đồng nhau, phát âm đúng, hiểu ngữ pháp, thêm từ vựng là đạt cơ bản. Trong đó hiểu ngữ pháp là rắc rối lằng nhằng nhất, phát âm đúng là thứ bị xem nhẹ nhất, từ vựng lại là rào cản cho sự tiến bộ mà nhiều người nghĩ rằng họ đang phải đối mặt nhiều nhất. Tuy nhiên 3 yếu tố trên đây quan trọng như nhau và nên được đầu tư học ngang nhau, nếu thiếu 1 trong 3 thì muôn đời dặm chân ở mức cơ bản không tiến bộ. Thế nhưng chẳng ai hiểu.
    Để chữa cũng đơn giản, 1 cuốn từ điển chất lượng, 1 sách ngữ pháp tốt có thể từ các nhà xuất bản danh tiếng như oxford, cambridge, 1 sách dạy chuẩn giọng phát âm tốt như Làm chủ giọng bản xứ mỹ của Jimmy Ha.
     
    Cảm ơn bạn đã chia sẻ. Mình nghĩ quan trọng nhất vẫn là sư kiên trì. Dù học bất kì ngôn ngữ nào cũng cần sự kiên trì chứ ko riêng gì tiếng anh
     
    Top