Nên ăn gì để bổ máu, bà bầu nên ăn gì để bổ máu
Thiếu máu, thiếu dưỡng chất thường gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và gây nhiều triệu trứng có chịu. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể giúp tăng cường dưỡng chất, bổ máu từ những món ăn quen thuộc mà vfo.vn giới thiệu trong các bài viết dưới đây.
Rau ngót, rau dền... giúp bổ máu
Sản phụ mới sinh, người mang thai, người mắc bệnh thiếu máu thường mệt mỏi, dễ hoa mắt chóng mặt. Không phải lúc nào cũng dùng thuốc, một số thực phẩm giúp bồi bổ, khắc phục tình trạng thiếu máu.
Những thực phẩm giúp bổ máu
Rau ngót, rau dền, đặc biệt là rau dền đỏ luôn là những thứ "ưu tiên" hàng đầu cho người mới sinh con bởi tính "lành" và bổ máu. Ngoài ra, tiết luộc cũng là món ăn được những người mắc bệnh thiếu máu lựa chọn với suy nghĩ "ăn gì bổ nấy", "thiếu cái gì bổ sung cái nấy". Tuy nhiên, việc ăn nhiều, lặp đi lặp lại một vài loại thực phẩm dễ gây ngán.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đúng là một số thực phẩm như rau ngót, rau dền có tác dụng bổ máu nhưng ngoài ra, còn nhiều thực phẩm khác có tác dụng tương tự. Ăn đa dạng thực phẩm sẽ tốt hơn là chỉ nhằm vào một số thực phẩm nhất định.
Thiếu máu, thiếu dưỡng chất thường gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và gây nhiều triệu trứng có chịu. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể giúp tăng cường dưỡng chất, bổ máu từ những món ăn quen thuộc mà vfo.vn giới thiệu trong các bài viết dưới đây.
Ăn gì để bổ máu
Rau ngót, rau dền... giúp bổ máu
Sản phụ mới sinh, người mang thai, người mắc bệnh thiếu máu thường mệt mỏi, dễ hoa mắt chóng mặt. Không phải lúc nào cũng dùng thuốc, một số thực phẩm giúp bồi bổ, khắc phục tình trạng thiếu máu.
Những thực phẩm giúp bổ máu
Rau ngót, rau dền, đặc biệt là rau dền đỏ luôn là những thứ "ưu tiên" hàng đầu cho người mới sinh con bởi tính "lành" và bổ máu. Ngoài ra, tiết luộc cũng là món ăn được những người mắc bệnh thiếu máu lựa chọn với suy nghĩ "ăn gì bổ nấy", "thiếu cái gì bổ sung cái nấy". Tuy nhiên, việc ăn nhiều, lặp đi lặp lại một vài loại thực phẩm dễ gây ngán.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đúng là một số thực phẩm như rau ngót, rau dền có tác dụng bổ máu nhưng ngoài ra, còn nhiều thực phẩm khác có tác dụng tương tự. Ăn đa dạng thực phẩm sẽ tốt hơn là chỉ nhằm vào một số thực phẩm nhất định.
|
Phụ nữ sau sinh thường mắc bệnh thiếu máu. |
Với phụ nữ có thai, phụ nữ vừa sinh, phụ nữ ở lứa tuổi sinh đẻ, việc thiếu sắt có thể là do chưa cung cấp đủ chất sắt đáp ứng nhu cầu hằng ngày, hoặc do nhu cầu cơ thể tăng mà lượng sắt đưa vào chưa đủ. Những thực phẩm có nhiều chất sắt, khi được bổ sung vào cơ thể một cách hợp lý sẽ giúp phòng chống thiếu máu thiếu sắt.
Cần đi khám để bồi bổ cơ thể hợp lý
BS Ngô Thị Hà Phương, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, sắt trong thực phẩm tồn tại ở 2 dạng khác nhau: dạng sắt heme và dạng không heme. Dạng heme có trong thức ăn từ nguồn gốc động vật. Sắt heme có thể dễ dàng hấp thu tại đường ruột, trong khi sắt không heme bị phụ thuộc vào sự có mặt của một số chất gây tăng hấp thu hoặc cản trở sự hấp thu sắt.
Sắt dạng heme thường có trong nội tạng của động vật như: gan lợn, gan gà, gan bò, tim bò, tim gà, tim lợn, bầu dục lợn... thịt bò, tôm, cá mòi, trai, sò, nghêu, lòng đỏ trứng gà, lòng đỏ trứng vịt...
Đặc biệt, tiết bò, tiết lợn... có hàm lượng sắt khá dồi dào. Sắt dạng không heme có nhiều trong rau. Có thể kể ra đây những loại rau có màu xanh thẫm như: rau ngót, rau dền đỏ, cải xoong, súp lơ, cần ta, cần tây, rau bí, rau đay, rau muống...; Các loại đậu (đậu tương, đậu đũa, đậu trắng, đậu Hà Lan, đậu đen, đậu xanh...), các loại mộc nhĩ, nấm hương khô....
Như vậy, hầu hết thực phẩm chúng ta hay sử dụng hằng ngày có tác dụng bổ máu chứ không chỉ riêng rau ngót, rau dền, tiết lợn.
ThS Bạch Quốc Khánh, phó viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu TW cho biết, với các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh thiếu máu, thiếu sắt như phụ nữ có thai, phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ, có thể sử dụng thực phẩm có tác dụng bổ máu (một số loại rau, thịt đỏ và uống bổ sung viên sắt).
Tuy nhiên, thiếu máu không chỉ do thiếu sắt mà còn có nhiều nguyên nhân. Để xác định rõ nguyên nhân, biết cơ thể đang thiếu chất gì... nếu có dấu hiệu thiếu máu, cần đi khám để từ đó có sự bổ sung, chữa trị, bồi bổ cơ thể hợp lý.
Theo y học cổ truyền, thiếu máu thuộc phạm vi các chứng hư lao, huyết chứng, nội thương phát nhiệt...
Ngoài việc sử dụng thuốc còn rất chú trọng sử dụng phối hợp dược phẩm và thực phẩm để tạo thành các món ăn cho dược thiện tốt, nhằm điều trị hỗ trợ và duy trì một cách tích cực đủ lượng máu nuôi cơ thể.
Sau đây là những món ăn cho thuốc dùng được cả cho người lớn và trẻ em bị thiếu máu. Tuỳ điều kiện mà lựa chọn sao cho thích hợp, hiệu quả và thuận tiện nhất.
Bài 1: Gà hầm tam thất:
Thịt gà 150g, tam thất 10g, gừng tươi 10g. Thịt gà chặt miếng nhỏ, tam thất thái mỏng, gừng giã nát. Tất cả cho vào bát to, đổ đủ nước, đậy kín miệng rồi đem hấp cách thuỷ trong hai giờ. Nêm đủ gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.
Bài 2: Gan lợn xào nấm mèo đen:
Gan lợn 400g, nấm mèo đen 80g, dưa chuột 100g. Hành, gừng, bột nêm, bột năng, dầu mè mỗi thứ vừa đủ. Nấm mèo đen ngâm nở, để ráo nước. Gan lợn rửa sạch, bỏ màng, thái lát. Dùng bột năng, bột nêm trộn đều với gan. Dưa chuột rửa sạch, thái lát xéo, hành cắt đoạn, gừng thái sợi. Đổ dầu vào chảo, chờ dầu nóng, thêm hành và gừng vào xào thơm. Đổ nấm mèo đen vào xào chín. Sau đó đổ gan lợn vào đảo đều, thêm bột nêm, dưa chuột, xào lại rồi đổ ít dầu mè lên.
Bài 3: Cháo gan:
Gan động vật có thể gan lợn, gà... tuỳ thích 50g, rửa sạch, thái miếng nhỏ. Gạo nếp 50g, cho nước vào nấu thành cháo nhừ cùng gan. Cháo sánh là ăn được.
Bài 4: Cháo gà nấu hoàng kỳ:
Gà mái một con khoảng 500g, hoàng kỳ 15g, gạo tẻ 100g (thực đơn cho cả nhà). Gà mái làm sạch, đun lấy nước đặc. Sắc hoàng kỳ lấy nước riêng. Sau khi trộn hai thứ nước này, nếu thiếu cho thêm nước, rồi cho gạo vào nấu thành cháo. Ăn nóng vào sáng và tối.
Bài 5: Chè mộc nhĩ đen:
Mộc nhĩ đen 15g, hồng táo 20 quả. Mộc nhĩ đen ngâm cho nở. Sau đó cho mộc nhĩ và hồng táo vào bát to, đường phèn một chút, đem hấp cách thuỷ sau một giờ là được.
Bài 6: Chè đậu xanh táo đỏ:
Đậu xanh 50g, táo đỏ 50g, đường vừa đủ. Đậu xanh ngâm nước khoảng hai giờ, táo đỏ rửa sạch. Bắc nồi lên bếp, thêm nước, đổ đậu xanh và táo đỏ vào, nấu lửa nhỏ cho đến khi đậu nở, táo đỏ phình đầy, nêm đường.
Bài 7: Chè hà thủ ô trứng gà:
Hà thủ ô 50g, trứng gà hai quả rửa sạch vỏ, đường vừa đủ. Cho hà thủ ô và trứng gà vào nồi đun nhỏ lửa trong 30 phút, sau đó bóc vỏ trứng rồi lại cho vào đun tiếp khoảng 60 - 90 phút, thêm đường vào.Lưu ý khi chế biến, da gà chứa nhiều chất mỡ, trước khi nấu tốt nhất loại bỏ hay sau khi nấu thì vớt váng trên bề mặt. Ngoài ra, gan động vật nói chung và gan lợn nói riêng, tuy chứa nhiều chất sắt, giúp tạo ra tế bào hồng cầu nhưng cũng chứa khá nhiều cholesterol, vì vậy người đang bị tăng huyết áp, mỡ máu, bệnh mạch vành nên hạn chế sử dụng. Những người nào của tiền sử các bệnh mạn tính khi lựa chọn các bài thuốc trên phải đến thầy thuốc để được tư vấn.
Cập nhật những bài viết về ăn gì để bổ máu ở bài viết bên dưới...
Cần đi khám để bồi bổ cơ thể hợp lý
BS Ngô Thị Hà Phương, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, sắt trong thực phẩm tồn tại ở 2 dạng khác nhau: dạng sắt heme và dạng không heme. Dạng heme có trong thức ăn từ nguồn gốc động vật. Sắt heme có thể dễ dàng hấp thu tại đường ruột, trong khi sắt không heme bị phụ thuộc vào sự có mặt của một số chất gây tăng hấp thu hoặc cản trở sự hấp thu sắt.
Sắt dạng heme thường có trong nội tạng của động vật như: gan lợn, gan gà, gan bò, tim bò, tim gà, tim lợn, bầu dục lợn... thịt bò, tôm, cá mòi, trai, sò, nghêu, lòng đỏ trứng gà, lòng đỏ trứng vịt...
Đặc biệt, tiết bò, tiết lợn... có hàm lượng sắt khá dồi dào. Sắt dạng không heme có nhiều trong rau. Có thể kể ra đây những loại rau có màu xanh thẫm như: rau ngót, rau dền đỏ, cải xoong, súp lơ, cần ta, cần tây, rau bí, rau đay, rau muống...; Các loại đậu (đậu tương, đậu đũa, đậu trắng, đậu Hà Lan, đậu đen, đậu xanh...), các loại mộc nhĩ, nấm hương khô....
Như vậy, hầu hết thực phẩm chúng ta hay sử dụng hằng ngày có tác dụng bổ máu chứ không chỉ riêng rau ngót, rau dền, tiết lợn.
ThS Bạch Quốc Khánh, phó viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu TW cho biết, với các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh thiếu máu, thiếu sắt như phụ nữ có thai, phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ, có thể sử dụng thực phẩm có tác dụng bổ máu (một số loại rau, thịt đỏ và uống bổ sung viên sắt).
Tuy nhiên, thiếu máu không chỉ do thiếu sắt mà còn có nhiều nguyên nhân. Để xác định rõ nguyên nhân, biết cơ thể đang thiếu chất gì... nếu có dấu hiệu thiếu máu, cần đi khám để từ đó có sự bổ sung, chữa trị, bồi bổ cơ thể hợp lý.
Món ăn, bài thuốc bổ máu
Theo y học cổ truyền, thiếu máu thuộc phạm vi các chứng hư lao, huyết chứng, nội thương phát nhiệt...
Ngoài việc sử dụng thuốc còn rất chú trọng sử dụng phối hợp dược phẩm và thực phẩm để tạo thành các món ăn cho dược thiện tốt, nhằm điều trị hỗ trợ và duy trì một cách tích cực đủ lượng máu nuôi cơ thể.
Sau đây là những món ăn cho thuốc dùng được cả cho người lớn và trẻ em bị thiếu máu. Tuỳ điều kiện mà lựa chọn sao cho thích hợp, hiệu quả và thuận tiện nhất.
Bài 1: Gà hầm tam thất:
Thịt gà 150g, tam thất 10g, gừng tươi 10g. Thịt gà chặt miếng nhỏ, tam thất thái mỏng, gừng giã nát. Tất cả cho vào bát to, đổ đủ nước, đậy kín miệng rồi đem hấp cách thuỷ trong hai giờ. Nêm đủ gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.
Gà hầm tam thất. |
Bài 2: Gan lợn xào nấm mèo đen:
Gan lợn 400g, nấm mèo đen 80g, dưa chuột 100g. Hành, gừng, bột nêm, bột năng, dầu mè mỗi thứ vừa đủ. Nấm mèo đen ngâm nở, để ráo nước. Gan lợn rửa sạch, bỏ màng, thái lát. Dùng bột năng, bột nêm trộn đều với gan. Dưa chuột rửa sạch, thái lát xéo, hành cắt đoạn, gừng thái sợi. Đổ dầu vào chảo, chờ dầu nóng, thêm hành và gừng vào xào thơm. Đổ nấm mèo đen vào xào chín. Sau đó đổ gan lợn vào đảo đều, thêm bột nêm, dưa chuột, xào lại rồi đổ ít dầu mè lên.
Bài 3: Cháo gan:
Gan động vật có thể gan lợn, gà... tuỳ thích 50g, rửa sạch, thái miếng nhỏ. Gạo nếp 50g, cho nước vào nấu thành cháo nhừ cùng gan. Cháo sánh là ăn được.
Cháo gan. |
Bài 4: Cháo gà nấu hoàng kỳ:
Gà mái một con khoảng 500g, hoàng kỳ 15g, gạo tẻ 100g (thực đơn cho cả nhà). Gà mái làm sạch, đun lấy nước đặc. Sắc hoàng kỳ lấy nước riêng. Sau khi trộn hai thứ nước này, nếu thiếu cho thêm nước, rồi cho gạo vào nấu thành cháo. Ăn nóng vào sáng và tối.
Bài 5: Chè mộc nhĩ đen:
Mộc nhĩ đen 15g, hồng táo 20 quả. Mộc nhĩ đen ngâm cho nở. Sau đó cho mộc nhĩ và hồng táo vào bát to, đường phèn một chút, đem hấp cách thuỷ sau một giờ là được.
Bài 6: Chè đậu xanh táo đỏ:
Đậu xanh 50g, táo đỏ 50g, đường vừa đủ. Đậu xanh ngâm nước khoảng hai giờ, táo đỏ rửa sạch. Bắc nồi lên bếp, thêm nước, đổ đậu xanh và táo đỏ vào, nấu lửa nhỏ cho đến khi đậu nở, táo đỏ phình đầy, nêm đường.
Chè đậu xanh táo đỏ. |
Bài 7: Chè hà thủ ô trứng gà:
Hà thủ ô 50g, trứng gà hai quả rửa sạch vỏ, đường vừa đủ. Cho hà thủ ô và trứng gà vào nồi đun nhỏ lửa trong 30 phút, sau đó bóc vỏ trứng rồi lại cho vào đun tiếp khoảng 60 - 90 phút, thêm đường vào.Lưu ý khi chế biến, da gà chứa nhiều chất mỡ, trước khi nấu tốt nhất loại bỏ hay sau khi nấu thì vớt váng trên bề mặt. Ngoài ra, gan động vật nói chung và gan lợn nói riêng, tuy chứa nhiều chất sắt, giúp tạo ra tế bào hồng cầu nhưng cũng chứa khá nhiều cholesterol, vì vậy người đang bị tăng huyết áp, mỡ máu, bệnh mạch vành nên hạn chế sử dụng. Những người nào của tiền sử các bệnh mạn tính khi lựa chọn các bài thuốc trên phải đến thầy thuốc để được tư vấn.
Theo BS. Võ Thị Thu
SKDS
SKDS
Cập nhật những bài viết về ăn gì để bổ máu ở bài viết bên dưới...