Ăn gì để bổ máu

Nên ăn gì để bổ máu, bà bầu nên ăn gì để bổ máu

Thiếu máu, thiếu dưỡng chất thường gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và gây nhiều triệu trứng có chịu. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể giúp tăng cường dưỡng chất, bổ máu từ những món ăn quen thuộc mà vfo.vn giới thiệu trong các bài viết dưới đây.

Ăn gì để bổ máu



Rau ngót, rau dền... giúp bổ máu

Sản phụ mới sinh, người mang thai, người mắc bệnh thiếu máu thường mệt mỏi, dễ hoa mắt chóng mặt. Không phải lúc nào cũng dùng thuốc, một số thực phẩm giúp bồi bổ, khắc phục tình trạng thiếu máu.

Những thực phẩm giúp bổ máu

Rau ngót, rau dền, đặc biệt là rau dền đỏ luôn là những thứ "ưu tiên" hàng đầu cho người mới sinh con bởi tính "lành" và bổ máu. Ngoài ra, tiết luộc cũng là món ăn được những người mắc bệnh thiếu máu lựa chọn với suy nghĩ "ăn gì bổ nấy", "thiếu cái gì bổ sung cái nấy". Tuy nhiên, việc ăn nhiều, lặp đi lặp lại một vài loại thực phẩm dễ gây ngán.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đúng là một số thực phẩm như rau ngót, rau dền có tác dụng bổ máu nhưng ngoài ra, còn nhiều thực phẩm khác có tác dụng tương tự. Ăn đa dạng thực phẩm sẽ tốt hơn là chỉ nhằm vào một số thực phẩm nhất định.

diendanbaclieu-94716-227rau.jpg
Phụ nữ sau sinh thường mắc bệnh thiếu máu.



Với phụ nữ có thai, phụ nữ vừa sinh, phụ nữ ở lứa tuổi sinh đẻ, việc thiếu sắt có thể là do chưa cung cấp đủ chất sắt đáp ứng nhu cầu hằng ngày, hoặc do nhu cầu cơ thể tăng mà lượng sắt đưa vào chưa đủ. Những thực phẩm có nhiều chất sắt, khi được bổ sung vào cơ thể một cách hợp lý sẽ giúp phòng chống thiếu máu thiếu sắt.

Cần đi khám để bồi bổ cơ thể hợp lý

BS Ngô Thị Hà Phương, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, sắt trong thực phẩm tồn tại ở 2 dạng khác nhau: dạng sắt heme và dạng không heme. Dạng heme có trong thức ăn từ nguồn gốc động vật. Sắt heme có thể dễ dàng hấp thu tại đường ruột, trong khi sắt không heme bị phụ thuộc vào sự có mặt của một số chất gây tăng hấp thu hoặc cản trở sự hấp thu sắt.

Sắt dạng heme thường có trong nội tạng của động vật như: gan lợn, gan gà, gan bò, tim bò, tim gà, tim lợn, bầu dục lợn... thịt bò, tôm, cá mòi, trai, sò, nghêu, lòng đỏ trứng gà, lòng đỏ trứng vịt...

Đặc biệt, tiết bò, tiết lợn... có hàm lượng sắt khá dồi dào. Sắt dạng không heme có nhiều trong rau. Có thể kể ra đây những loại rau có màu xanh thẫm như: rau ngót, rau dền đỏ, cải xoong, súp lơ, cần ta, cần tây, rau bí, rau đay, rau muống...; Các loại đậu (đậu tương, đậu đũa, đậu trắng, đậu Hà Lan, đậu đen, đậu xanh...), các loại mộc nhĩ, nấm hương khô....

Như vậy, hầu hết thực phẩm chúng ta hay sử dụng hằng ngày có tác dụng bổ máu chứ không chỉ riêng rau ngót, rau dền, tiết lợn.

ThS Bạch Quốc Khánh, phó viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu TW cho biết, với các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh thiếu máu, thiếu sắt như phụ nữ có thai, phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ, có thể sử dụng thực phẩm có tác dụng bổ máu (một số loại rau, thịt đỏ và uống bổ sung viên sắt).

Tuy nhiên, thiếu máu không chỉ do thiếu sắt mà còn có nhiều nguyên nhân. Để xác định rõ nguyên nhân, biết cơ thể đang thiếu chất gì... nếu có dấu hiệu thiếu máu, cần đi khám để từ đó có sự bổ sung, chữa trị, bồi bổ cơ thể hợp lý.


Món ăn, bài thuốc bổ máu


Theo y học cổ truyền, thiếu máu thuộc phạm vi các chứng hư lao, huyết chứng, nội thương phát nhiệt...

Ngoài việc sử dụng thuốc còn rất chú trọng sử dụng phối hợp dược phẩm và thực phẩm để tạo thành các món ăn cho dược thiện tốt, nhằm điều trị hỗ trợ và duy trì một cách tích cực đủ lượng máu nuôi cơ thể.
Sau đây là những món ăn cho thuốc dùng được cả cho người lớn và trẻ em bị thiếu máu. Tuỳ điều kiện mà lựa chọn sao cho thích hợp, hiệu quả và thuận tiện nhất.

Bài 1: Gà hầm tam thất:

Thịt gà 150g, tam thất 10g, gừng tươi 10g. Thịt gà chặt miếng nhỏ, tam thất thái mỏng, gừng giã nát. Tất cả cho vào bát to, đổ đủ nước, đậy kín miệng rồi đem hấp cách thuỷ trong hai giờ. Nêm đủ gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.
diendanbaclieu-94716-ga3.jpg


Gà hầm tam thất.





Bài 2: Gan lợn xào nấm mèo đen:

Gan lợn 400g, nấm mèo đen 80g, dưa chuột 100g. Hành, gừng, bột nêm, bột năng, dầu mè mỗi thứ vừa đủ. Nấm mèo đen ngâm nở, để ráo nước. Gan lợn rửa sạch, bỏ màng, thái lát. Dùng bột năng, bột nêm trộn đều với gan. Dưa chuột rửa sạch, thái lát xéo, hành cắt đoạn, gừng thái sợi. Đổ dầu vào chảo, chờ dầu nóng, thêm hành và gừng vào xào thơm. Đổ nấm mèo đen vào xào chín. Sau đó đổ gan lợn vào đảo đều, thêm bột nêm, dưa chuột, xào lại rồi đổ ít dầu mè lên.

Bài 3: Cháo gan:

Gan động vật có thể gan lợn, gà... tuỳ thích 50g, rửa sạch, thái miếng nhỏ. Gạo nếp 50g, cho nước vào nấu thành cháo nhừ cùng gan. Cháo sánh là ăn được.

diendanbaclieu-94716-chaogan.jpg


Cháo gan.




Bài 4: Cháo gà nấu hoàng kỳ:

Gà mái một con khoảng 500g, hoàng kỳ 15g, gạo tẻ 100g (thực đơn cho cả nhà). Gà mái làm sạch, đun lấy nước đặc. Sắc hoàng kỳ lấy nước riêng. Sau khi trộn hai thứ nước này, nếu thiếu cho thêm nước, rồi cho gạo vào nấu thành cháo. Ăn nóng vào sáng và tối.

Bài 5: Chè mộc nhĩ đen:

Mộc nhĩ đen 15g, hồng táo 20 quả. Mộc nhĩ đen ngâm cho nở. Sau đó cho mộc nhĩ và hồng táo vào bát to, đường phèn một chút, đem hấp cách thuỷ sau một giờ là được.

Bài 6: Chè đậu xanh táo đỏ:

Đậu xanh 50g, táo đỏ 50g, đường vừa đủ. Đậu xanh ngâm nước khoảng hai giờ, táo đỏ rửa sạch. Bắc nồi lên bếp, thêm nước, đổ đậu xanh và táo đỏ vào, nấu lửa nhỏ cho đến khi đậu nở, táo đỏ phình đầy, nêm đường.
diendanbaclieu-94716-55dthieumau1.jpg


Chè đậu xanh táo đỏ.




Bài 7: Chè hà thủ ô trứng gà:
Hà thủ ô 50g, trứng gà hai quả rửa sạch vỏ, đường vừa đủ. Cho hà thủ ô và trứng gà vào nồi đun nhỏ lửa trong 30 phút, sau đó bóc vỏ trứng rồi lại cho vào đun tiếp khoảng 60 - 90 phút, thêm đường vào.Lưu ý khi chế biến, da gà chứa nhiều chất mỡ, trước khi nấu tốt nhất loại bỏ hay sau khi nấu thì vớt váng trên bề mặt. Ngoài ra, gan động vật nói chung và gan lợn nói riêng, tuy chứa nhiều chất sắt, giúp tạo ra tế bào hồng cầu nhưng cũng chứa khá nhiều cholesterol, vì vậy người đang bị tăng huyết áp, mỡ máu, bệnh mạch vành nên hạn chế sử dụng. Những người nào của tiền sử các bệnh mạn tính khi lựa chọn các bài thuốc trên phải đến thầy thuốc để được tư vấn.

Theo BS. Võ Thị Thu
SKDS


Cập nhật những bài viết về ăn gì để bổ máu ở bài viết bên dưới...
 
  • Chủ đề
    an gi ăn gì để bổ máu cách bổ máu tăng cường máu thiếu máu
  • Lê Minh

    ✩✩✩✩
    Đông y cho rằng, điều trị bệnh thiếu máu, ngoài việc tăng cường dinh dưỡng và bổ máu, cần phải bắt đầu từ bổ thận, vì tinh hoa trong thận tạo ra máu.

    Nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu máu

    Theo lương y Vũ Quốc Trung (TP.HCM), thông thường, thiếu máu là do dinh dưỡng không đầy đủ (nhất là thiếu sắt), mất máu mãn tính hoặc có thể do cơ thể suy nhược. Biểu hiện của bệnh thiếu máu ngoài huyết sắc tố giảm, còn kèm theo hàng loạt triệu chứng như: nóng đầu, hoa mắt, ù tai, sắc mặt xanh xao, hay hoảng sợ, tim đập nhanh, ngủ không yên, mệt mỏi rã rời, móng tay lõm xuống dễ bị nứt nẻ, đầu óc không tập trung, ăn không ngon, nếu là nữ thì kinh nguyệt hay thất thường (chu kỳ kinh không đều).

    Đông y cho rằng, điều trị bệnh thiếu máu, ngoài việc tăng cường dinh dưỡng và bổ máu, cần phải bắt đầu từ bổ thận, vì tinh hoa trong thận tạo ra máu. Nếu có bệnh xuất huyết mãn tính như xuất huyết nhiều lúc hành kinh, bệnh giun móc, xuất huyết vì loét dạ dày... phải kịp thời điều trị. Trước khi bồi bổ dinh dưỡng phải chú trọng điều chỉnh khả năng tiêu hóa và tiếp thu thức ăn của dạ dày. Ngoài những thực phẩm bổ máu như thịt cá, cần tăng cường vitamin C, và các chất diệp lục có trong các loại hoa quả và rau tươi có màu sắc như: quýt, cam, táo chua, đào, cà, hồng, rau cần, hạnh đào, nho, sữa ong chúa, nấm mèo đen...

    Nếu bị bệnh dạ dày, không nên uống thuốc trị bệnh cùng lúc với thuốc bổ máu và bổ sắt.

    Thuốc bổ máu không được uống cùng với thuốc tetracylin, sẽ gây cản trở cho việc hấp thụ. Có một số thuốc gây ức chế cho việc bổ máu như: Cloromixin, cimetidine... trong thời kỳ điều trị thiếu máu, cố gắng không nên dùng những thuốc này.

    diendanbaclieu-94717-an4.jpg


    Những món ăn và bài thuốc cho người thiếu máu

    Về ăn uống, theo lương y Vũ Quốc Trung, có thể dùng một số món dưới đây cho những người thiếu máu như:

    - Dùng nửa kg lươn, làm sạch rồi đem nấu với 100g vị thuốc hoàng kỳ, nêm nếm gia vị vừa dùng; dùng tiết heo và rau chân vịt mỗi thứ 250g đem nấu canh để ăn.

    - Lấy 20g mộc nhĩ đen (nấm mèo đen), 10 trái hồng táo, cùng một ít đường đỏ đem nấu chung để dùng; dùng 50g táo đỏ, 50g đậu xanh đem nấu chung, rồi cho đường đỏ vào. Mỗi ngày ăn 1 lần, ăn liền 15 ngày trong 1 đợt; Lấy 9g cùi long nhãn, 15g lạc nhân (còn cả vỏ đỏ bên ngoài) cùng một lượng nước vừa đủ đem nấu ăn. Dùng 2 cái xương ống chân dê, 20 trái táo đỏ, một lượng gạo nếp vừa đủ. Đập nát xương dê cho cùng táo đỏ và gạo nếp vào nấu cháo loãng, mỗi ngày ăn 2-3 lần như thế, ăn nửa tháng là 1 đợt.

    - Dùng 150g gan heo, 300g rau chân vịt. Rau rửa sạch, thái đoạn, gan thái mỏng. Nấu nước khi nước sôi thì cho gừng, muối, và gan cùng rau vào nấu đến chín để dùng.

    - Lấy 50g gân bò, 50g kê huyết đằng, 12g cao bổ xương. Tất cả rửa sạch cho vào nồi nước nấu liên tục trong 1 tiếng đồng hồ để lấy nước dùng.

    - Dùng một con gà mái tơ (chừng 1,5 kg), 15g vị thuốc đương quy, 30g đảng sâm. Gà làm sạch bỏ hết nội tạng, sau đó cho đương quy, đảng sâm, hành, gừng vào trong bụng con gà, cột lại rồi đem ninh với lửa nhỏ cho đến nhừ, đem ăn.


    Theo Thanh niên
    [h=2]Nếu thường xuyên ăn đào, uống nước đào ép hay rượu đào sẽ rất tốt cho máu và giúp cho da dẻ luôn hồng hào.[/h]

    Mùa hè đào rất nhiều. Loại quả này không chỉ mọng nước, ngọt mà còn rất giàu dinh dưỡng. Trong 100g quả đào chứa 0,9g protein, 1,3g chất xơ, 0,7g muối, 7mg canxi, 20g phot pho, 0,8mg sắt và caroten, riboflavin, niacin, vitamin C…
    diendanbaclieu-94717-dao.jpg
    Như vậy, lượng sắt trong 100g đào cao gấp 4-6 lần so với táo hay lê, và đối với bệnh nhân bị thiếu máu thì đây là một loại quả rất lý tưởng.
    Y học Trung Hoa cũng tin rằng, đào có vị chua, hơi ấm sẽ nuôi dưỡng máu rất tốt; ăn đào còn giúp nhuận tràng, chống lại lão hóa mang đến làn da hồng hào.
    Với những người hay bị khô miệng, khát nước, thể chất yếu, táo bón… nên áp dụng cách sau: 1-2 quả đào rửa sạch, để nguyên vỏ, cắt nhỏ, bỏ hạt, cho thêm 50g đường và 1 thìa mật ong, 12 thìa nước ấm xay hoặc ép lấy nước uống mỗi ngày sẽ thấy chuyển biến rõ rệt.
    Với những ai bị huyết áp cao mỗi sáng hay tầm chiều ăn nhẹ 1-2 quả đào cũng rất tốt cho sức khỏe.
    Theo Xuân Trang
    Danviet/QQ
     

    Lê Minh

    ✩✩✩✩
    [h=2]Ăn gì để bổ máu
    Thiếu máu là chứng phổ biến ở chị em. Ngoài việc gây ra các bệnh lý, thiếu máu còn ảnh hưởng đến cả sắc đẹp, vẻ hồng hào, tươi nhuận của làn da.[/h]
    diendanbaclieu-94718-thieumau25512-1bbfc.jpg


    4 nguyên nhân gây thiếu máu thường gặp

    Thiếu sắt, chế độ ăn uống không cân bằng: Chứng thiếu máu do thiếu sắt rất thường gặp. Theo các chuyên gia, việc thiếu máu có liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống. Thời tiết thay đổi thất thường, cộng thêm các yếu tố như trạng thái sức khỏe không tốt... khiến nhiều chị em cảm thấy chán ăn, hoặc chỉ ăn những thực phẩm phù hợp với khẩu vị của mình, từ đó dẫn đến chế độ ăn không cân bằng, không cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể. Ngoài ra, với xu hướng đồ ăn nhanh ngày càng phát triển, khiến cơ thể phải hấp thụ một số loại chất gây cản trở cho quá trình hấp thụ sắt. Lâu dài sẽ khiến cơ thể bị thiếu sắt, gây thiếu máu.

    Mất máu tạm thời trong kỳ đèn đỏ: Nghiên cứu gần đây cho thấy kinh nguyệt quá nhiều cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng thiếu máu do thiếu sắt ở chị em. Thông thường chu kỳ đèn đỏ từ 24-35 ngày, và mỗi lần kéo dài từ 2-7 ngày, với lượng kinh nguyệt trung bình 20-60ml. Dưới góc độ y học, lượng kinh nguyệt mỗi kỳ vượt quá 80ml, thời gian kéo dài quá 7 ngày sẽ được coi là kinh nguyệt quá nhiều.

    Cung cấp không đủ lượng sắt cho cơ thể trong thời kỳ mang thai: Phụ nữ trong thời kỳ mang thai có nhu cầu về sắt cao gấp 4 lần trước khi mang thai. Tuy nhiên, trong thời gian này, do các triệu chứng ốm nghén như nôn nao, kén ăn, chán ăn...gây ảnh hưởng đến chế độ ăn của chị em, cộng thêm hoạt động của dạ dày và ruột trong thời gian đầu tương đối kém, sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ sắt của cơ thể. Thời gian dài cơ thể không được cung cấp đủ sắt sẽ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

    Thiếu máu do mất máu: Loại này bao gồm thiếu máu do mất máu cấp tính và mất máu mãn tính. Mất máu cấp tính do vết thương bên ngoài, hoặc do phẫu thuật khiến các cơ quan trong cơ thể và các mạch máu bị rách. Từ đó gây mất máu lượng lớn làm lượng máu trong cơ thể bị giảm đột ngột. Mất máu mãn tính chủ yếu do các chứng như viêm dạ dày và ruột; chảy máu phổi, thận, bàng quang và tử cung gây mất máu trong thời gian dài...

    Chị em nên ăn gì để bồi bổ khí huyết?

    Đậu đen: Đậu đen có nhiệt lượng thấp; hàm lượng protein cao gấp 2 lần các loại thịt, gấp 3 lần trứng gà, và gấp 12 lần sữa tươi. Không chỉ vậy, đậu đen còn chứa 18 loại amino axit, trong đó có 8 loại rất cần thiết cho cơ thể. Từ xưa ông cha ta đã biết ăn đậu đen rất có lợi, có thể làm đen tóc, thực tế ăn đậu đen cũng có tác dụng bổ máu.

    Rong tóc tiên: Rong tóc tiên màu đen, chứa hàm lượng sắt rất cao, dùng để nấu canh hoặc làm món ăn đều có công dụng bổ máu rất hữu hiệu.

    Cà rốt: Trong cà rốt chứa hàm lượng vitamin nhóm B, vitamin C phong phú. Ngoài ra còn có betacarotene là một chất dinh dưỡng đặc biệt rất có công hiệu trong việc bổ máu.

    Rau chân vịt: Đây là loại rau bổ máu rất tốt. Trong rau chân vịt chứa hàm lượng betacarotene phong phú nên được coi là loại rau quan trọng cho việc bổ máu.  

    Hoa kim châm: Hoa kim châm chứa hàm lượng sắt cao gấp 20 lần rau chân vịt. Ngoài ra, hoa kim châm còn chứa nhiều dưỡng chất như vitamin A, B1, C, protein...

    Long nhãn: Long nhãn chứa hàm lượng phong phú các chất sắt, vitamin A, vitamin nhóm B, glucose... Ngoài tác dụng bổ máu, long nhãn còn có công hiệu chứa các chứng mất ngủ, suy nhược thần kinh, hay quên...

    Rau diếp: Trong rau diếp chứa các vi lượng nguyên tố kẽm và sắt nhất định. Chất sắt trong rau diếp dễ được cơ thể hấp thụ, do đó ăn thường xuyên có thể phòng ngừa chứng thiếu máu do thiếu sắt. Đối với người mắc chứng cao huyết áp và bệnh tim mạch, rau diếp chứa hàm lượng kali phong phú, có tác dụng cân bằng lượng muối trong cơ thể, lợi tiểu, làm giảm huyết áp, và phòng tránh hiện tượng tim đập nhanh bất thường.  

    Phạm Thúy(Dân trí)
    Theo people
     

    Lê Minh

    ✩✩✩✩
    Ăn gì để bổ máu

    Thiếu máu cần nên ăn gì. Nên bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt vào bữa ăn của gia đình để đề phòng nguy cơ thiếu máu.

    Hầu hết các căn bệnh thiếu máu đều liên quan đến thiếu sắt, vì thế các chị em cần bổ sung vào chế độ ăn uống của gia đình mình những loại thực phẩm giàu chất sắt để phòng ngừa nguy cơ thiếu máu. Những loại thực phẩm giàu chất sắt được bán rất nhiều và rất dễ gặp ngoài chợ, nhưng nếu không để ý thì rất có thể các mẹ sẽ bỏ qua.
    Đầu tiên phải kể đến các loại gan, thịt có màu đỏ mà đặc biệt là thịt bò, gan bò. Mình đã để ý mấy tuần nay và phát hiện ra một đặc điểm là thịt bò đầu tuần bao giờ cũng rẻ hơn cuối tuần một chút, có thể do nhu cầu mua thịt bò về ăn lẩu cuối tuần tăng nên thịt đắt hơn. Thịt bắp bò hôm nay giá 200.000 đ/kg, thịt thăn bò là 220.000 đ/kg. Mình không tìm thấy gan bò, nhưng hỏi mấy chị bán hàng thì gan bò vào khoảng 80.000 đ/kg.
    Gan lợn, thịt lợn và các loại thịt gia cầm cũng khá giàu chất sắt, tuy nhiên chỉ phẩn thịt nạc mới có hàm lượng sắt cao. Gan lợn giá 50.000 đ/kg, thịt nạc thăn, nạc vai là 120.000 đ/kg, thịt chân giò là 110.000 đ/kg, sườn lợn là 100.000 đ/kg (bằng với giá thịt ba chỉ). Thịt gà ta có giá 140.000 đ/kg, thịt gà công nghiệp là 75.000 đ/kg, thịt gà ác là 30.000 đ/con (khoảng 4 con/kg), chim bồ câu: 60.000 đ/con (3 lạng/con).
    Có lẽ ít mẹ biết rằng lòng đỏ trứng (nhất là trứng gà) là một nguồn bổ sung chất sắt tuyệt vời giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu. Trứng gà ta giá 38.000 đ/chục (mua lẻ là 4.000 đ/quả), trứng gà công nghiệp 30.000 đ/chục, trứng vịt là 32.000 đ/chục (mua lẻ là 10.000 đ/3 quả).
    diendanbaclieu-94719-an-gi-o-dau-25122012102450151.jpg

    Thịt bò chứa rất nhiều chất sắt, góp phần giảm bớt nguy cơ thiếu máu (Ảnh minh họa)
    Các loại củ quả có màu đỏ cũng được liệt vào danh sách những thực phẩm bổ máu. Đứng đầu danh sách là bí đỏ, cà rốt, đu đủ chín. Cà rốt và bí đỏ vẫn giữ nguyên giá so với tuần trước: 22.000 đ/kg cà rốt và 15.000 đ/kg bí đỏ. Đu đủ ruột đỏ giá 15.000 đ/kg, đu đủ hai da là 25.000 đ/kg.
    Khả năng hấp thụ chất sắt sẽ tăng lên nhờ sự trợ giúp của vitamin C, vì thế các mẹ cũng đừng quên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C vào bữa cơm gia đình. Các loại rau xanh như rau ngót, rau cải, rau cần, rau diếp… hay các loại hoa quả như cam, chanh, quýt, bưởi, nho… đều rất giàu vitamin C và tốt cho máu.
    Ngoài ra các loại thức phẩm được cho là tốt cho máu như: các loại gạo thô nguyên cám, bột yến mạch, bột mì thô, các loại đậu, nhãn, táo tàu, mía, các loại cá, hàu… Một điểm lưu ý nho nhỏ nữa dành cho các mẹ khi chế biến các loại thực phẩm giàu chất sắt, đó là nên dùng nồi bằng gang để nấu sẽ tốt hơn

    (Theo: Eva)



     

    Thống kê

    Chủ đề
    100,746
    Bài viết
    467,573
    Thành viên
    339,849
    Thành viên mới nhất
    chicstore.accessories
    Top