Ăn gì để bổ thận tráng dương

Ăn gì để bổ thận tráng dương, sinh tinh

Chỉ từ những thực phẩm dễ tìm thấy trong cuộc sống là bạn có thể tạo ra những bài thuốc bổ thận tráng dương.

Ăn gì để bổ thận



1. Giúp bổ thận tráng dương từ hành tây
Hành tây là một chất kích thích tình dục mạnh, được gọi là “viagra trắng” tự nhiên tốt nhất. Bài thuốc giúp bổ thận tráng dương từ củ hành tây:
Hành tây ngâm dấm: Hành tây tươi 1 củ khoảng 100g, bóc bỏ vỏ ngoài, thái dọc với bản rộng khoảng 2cm, ngâm với dấm khoảng 4 giờ. Khi ăn trộn thêm một chút gia vị và đường. Mỗi ngày ăn khoảng 50-100g, ăn liên tục trong 1-2 tháng. Bài thuốc tốt cho nam giới mắc bệnh yếu sinh lý.
diendanbaclieu-94705-bothantrangduongsohask194133-1366339114020.jpg




Cật lợn trộn hành tây: 2 quả cật lợn làm sạch, bổ đôi, khía vẩy rồng rồi cắt thành miếng bằng 2 ngón tay. Đun sôi một nước với ít muối và rượu trắng, rồi nhúng cật đến khi thấy các vết khứa nở ra thì vớt, để ráo. Hành tây 1 củ cắt mỏng, xào với tỏi phi thơm cho chín vừa, nêm chút muối, đường, dầu hào, rồi phi tỏi trong chảo cho thơm rồi nêm dầu hào. Trộn hành với cật cho đều, ăn nóng. Đây được xem là một trong những món ăn hàng đầu tăng cường “bản lĩnh đàn ông”.

2. Bài thuốc từ cà dê
Cà dê 1 quả, thận dê một đôi, nhụ c thung dung 15g, khởi tử 15g, ba kích 15g, sơn dược 15g, thục địa 15g, táo tàu 15g. Thận dê làm sạch sau đó cho tất cả các thứ trên vào nồi hầm cách thủy 1 tiếng. Bài thuốc có tác dụng bổ huyết, tráng dương, bổ thận khí...
3. Hẹ nấu tôm là một bài thuốc tuyệt vời cho các quý ông
Nguyên liệu: 300 tôm đồng nhỏ, 200g lá hẹ, gia vị, gừng, tỏi…
diendanbaclieu-94705-bothantrangduongsohask194131-1366339068813.jpg




Cách làm:
- Tôm để nguyên vỏ, chỉ cắt bỏ bớt râu, rửa sạch và để ráo nước.
- Hẹ cắt khúc dài chừng 3cm.
- Lấy vài tép tỏi, bóc vỏ bằm nhuyễn. Gừng thái chỉ.
- Cho ít dầu ăn vào chảo, phi thơm tỏi cùng gừng.
- Tiếp tục cho tôm vào đảo, đợi đến khi tôm chuyển sang màu đỏ đều thì trút ra để riêng một đĩa.
- Thêm ít dầu vào chảo và cho lá hẹ vào xào, đến khi gần chín thì trút tôm, nêm gia vị, có thể thêm vài giọt rượu trắng ngon để món ăn dậy mùi.
Món ngon cũng là bài thuốc này dành cho đấng mày râu khơi gợi cảm xúc.

Ăn gì để bổ thận cho người thận yếu


Sự khỏe mạnh của thận quan trọng như một trái tim khỏe mạnh, nó ảnh hưởng đến tuổi thọ của con người. Dưới dây là một số một số thực phẩm tốt cho sức khỏe của thận bạn không nên bỏ qua.



Ớt đỏ
Ớt đỏ làm tăng thêm hương vị của món ăn dù đó là món nướng, rang, nấu chín ... Ớt đỏ giúp phá vỡ các chất thải trong máu, do đó rất tốt cho những người bị bệnh thận.


Lòng trắng trứng
Nếu bạn có vấn đề về thận, bạn cần protein ít phốt pho. Lòng trắng trứng sẽ đáp ứng được lượng protein ít phốt pho so với những nguồn thực phẩm cung cấp protein khác. Hãy nhớ rằng những người có vấn đề về thận nên tránh lòng đỏ trứng.


Súp lơ
Cách đơn giản nhất là luộc súp lơ và cho thêm một chút muối. Súp lơ có tác dụng loại bỏ chất độc hại trong cơ thể của bạn. Súp lơ rất giàu chất indoles, glucosinolates và thiocyanates giúp tống khứ các chất độc trong cơ thể, giúp thận khỏe mạnh hơn.
diendanbaclieu-94705-1362559540-than.jpg
Những thực phẩm tốt cho thận của bạn

Bắp cải
Bắp cải chứa chất phytochemical giúp giảm các tế bào gốc tự do gây nguy hại cho cơ thể và da. Nhờ hàm lượng kali thấp, cải bắp trở thành sự lựa chọn không thể tốt hơn cho chế độ ăn uống của những người đang bị bệnh thận vì nó sẽ giúp giảm áp lực thải lọc chất độc mà thận vẫn đảm nhiệm.

Món cá được phổ biến đối với người dân, các loại cá béo (cá hồi, cá trích, cá ngừ, cá thu…) thường chứa nhiều omega-3 – có tác dụng chống viêm nên có thể làm giảm các vấn đề về thận. Cá cũng là một nguồn protein tốt nên bạn đừng bỏ qua món ăn bổ dưỡng này nhé.
Nước ép hoa quả
Nước ép trái cây hoặc nước rau đều có tác dụng làm tan chất thải và thải ra ngoài cơ thể. Trong các loại nước ép, đặc biệt là các loại nước ép rau có chất phytochemical được coi là tuyệt vời cho những người đang lọc máu vì chúng giúp ngăn ngừa suy thận. Các loại nước ép trái cây, đặc biệt là các loại quả mọng giàu chất chống oxy hóa nên giúp bạn tránh các vấn đề rắc rối và cải thiện sức khỏe củathận.


Tổng hợp từ Internet

Cập nhật những bài viết về ăn gì để bổ thận, tráng dương sinh tinh ở bài viết bên dưới...
 
  • Chủ đề
    an gi bổ thận sinh luc sinh tinh tang cuong trang duong để bổ thận
  • Lê Minh

    ✩✩✩✩
    Ăn đuôi heo bổ thận, trợ dương

    Đuôi của các loài gia súc đã được dùng từ xưa với công dụng củng cố đốc mạch để chữa nhiều bệnh chủ yếu bổ thận, trị đau lưng, tứ chi mỏi.

    Trong đó đuôi lợn có tác dụng bổ khí, dưỡng huyết, hỗ trợ chứng thận hư, liệt dương, xuất tinh sớm... Xin giới thiệu một số món ăn, bài thuốc đơn giản, dễ làm để bạn đọc tham khảo và áp dụng:

    diendanbaclieu-94707-canhhamcusen.jpg


    Đuôi heo sinh địa: Bổ âm lương huyết, thanh nhiệt, giải độc gồm đuôi heo 150g, sinh địa 30g, gừng 10g, hành 20g, muối ăn vừa đủ. Đuôi heo làm sạch, cắt khúc 4cm, sinh địa cắt miếng. Gừng đập nát. Tất cả cho vào nồi hầm nhừ. Khi ăn cho hành cắt đoạn, ngày ăn 1 lần vào chữa cơm chính.
    Đuôi heo trần bì: Kiện tỳ, bổ thận, ích tinh. Chữa đau lưng, tiểu nhiều, mệt mỏi, ù tai, hoa mắt, di mộng tinh, phụ nữ hiếm muộn, đau dạ dày. Gồm đuôi heo 100g, trần bì 1 miếng, hạch đào 10 hạt bỏ vỏ, lạc nhân 10 hạt, muối ăn. Đuôi heo làm sạch, chặt từng khúc ngắn. Đun nước sôi rồi thả đuôi heo, trần bì, hạch đào, lạc đậy kín giảm lửa hầm nhừ, ăn nóng.
    Canh đuôi lợn, lạc: Công hiệu canh này là dưỡng huyết nhuận táo, cường tráng gân cốt, thích hợp với chứng teo mềm do thận hư huyết thiểu. Triệu chứng sống lưng đau mỏi, chi dưới teo mềm, đầu choáng tai ù, đại tiện khô kết, tiểu tiện nhiều lần. Cũng có thể dùng vào chứng sau khi đẻ phong thấp tê đau mà thấy lưng, chân mất sức, lâu ngày không khỏi. Đuôi lợn 2 cái khoảng 250g, lạc 30g. Đuôi lợn cạo bỏ mỡ dư thừa, cạo bỏ lông, rửa sạch, cắt đoạn. Lạc bỏ vỏ lấy nhân, rửa sạch. Cho toàn bộ nguyên liệu vào nồi, cho lượng vừa nước, sau khi dùng lửa to nấu sôi, chuyển sang lửa nhỏ nấu 2 - 3 giờ, nêm gia vị là được.
    diendanbaclieu-94707-duoi.jpg


    Món đuôi heo bổ thận tráng dương.



    Canh thung dung, đậu đen, đuôi lợn: Canh này có công hiệu bổ thận trợ dương, nhuận táo thông tiện thích hợp với chứng thận hư liệt dương, táo bón. Triệu chứng lưng gối mỏi mềm, dương sự bất lực, tính dục giảm, xuất tinh sớm, di tinh, tiểu tiện trong dài, đại tiện táo kết. Đuôi lợn khoảng 250g, nhụ c thung dung 30g, đậu đen 15g, táo đỏ 3 quả: Đuôi lợn bỏ mỡ, cạo lông, rửa sạch, thái đoạn. Rửa sạch nhụ c thung dung, đậu đen, táo đỏ (bỏ hạt). Cho toàn bộ nguyên liệu vào nồi, cho vào lượng vừa nước, sau khi dùng lửa to nấu sôi, chuyển sang lửa nhỏ nấu 1 - 2 giờ, nêm gia vị là được.

    diendanbaclieu-94707-duoiboham.jpg


    Canh quả đào, lạc, đuôi lợn: Công hiệu canh này là bổ thận kiện tỳ, cường tráng gân cốt, thích hợp với chứng tê liệt do thận suy khí nhược. Triệu chứng cơ thể mệt mỏi vô lực, gầy yếu, lưng mỏi gối mềm đi lại không vững, khớp xương tê đau. Quả đào 10 quả, lạc nhân 150g, trần bì 10g, đuôi lợn 1 cái, một ít muối ăn: Đuôi lợn cạo sạch lông, rửa sạch, thái đoạn ngắn. Đào gọt vỏ lấy thịt. Lạc giữ vỏ lụa, rửa sạch. Rửa sạch trần bì, lạc. Cho toàn bộ nguyên liệu vào nồi, cho vào lượng vừa nước, sau khi dùng lửa to nấu sôi, chuyển sang lửa nhỏ hầm 3 giờ, cho một ít muối gia vị là được.
    Canh hạt dẻ đuôi lợn: Đuôi lợn 2 cái (khoảng 250g), hạt dẻ 60g, ba kích thiên 15g, trần bì 3g: Đuôi lợn cắt bỏ mỡ dư, cạo lông, rửa sạch, thái đoạn. Hạt dẻ bỏ vỏ cứng và vỏ lụa rửa sạch, rửa sạch ba kích thiên, trần bì. Cho đuôi lợn, ba kích thiên, trần bì vào nồi, cho vào lượng vừa nước, sau khi dùng lửa to nấu sôi, chuyển sang lửa nhỏ hầm khoảng 1 giờ, cho hạt dẻ vào hầm lại khoảng 1 giờ nữa, nêm gia vị là được
    .
     

    Lê Minh

    ✩✩✩✩
    Bổ thận nhờ những món ăn từ thận

    Thận heo hay được dùng hơn cả vì thận heo trắng hồng thơm ngon cả trong thức ăn và làm thuốc, được xem là món ăn sang trọng.


    Theo Đông y, thận gia súc (bồ dục, cật) nói chung (lợn, bò, dê...) vị mặn, tính lạnh không độc, đều có công hiệu bổ thận, ích tinh, tráng dương chữa thận hư, suy yếu tình dục, di mộng tinh, và các bệnh thuộc thận như về xương khớp đau mỏi, tai ù, nặng tai... mồ hôi trộm, lão suy.

    Theo Tây y, thận có các chất đạm, béo, các chất khoáng (như Ca, P, Fe), các vitamin (A, B1, C, PP). Thận heo hay được dùng hơn cả vì thận heo trắng hồng thơm ngon cả trong thức ăn và làm thuốc, được xem là món ăn sang trọng.

    Sau đây xin giới thiệu một số món ăn từ thận có tác dụng tráng dương.

    diendanbaclieu-94708-bauducxao.jpg


    Bồ dục xào thập cẩm​



    Bồ dục, đỗ trọng - Tráng dương bổ thận dùng cho người dương hư, di mộng tinh. Bồ dục 2 quả, đỗ trọng 10g, đào nhân 30g, gừng 15g, mộc nhĩ 30g, hành 20g, rượu 20g, dầu ăn 50g. Bồ dục làm sạch, đỗ trọng thái sợi chao qua nước muối. Dùng dầu sao thơm đào nhân. Để chảo nóng đổ dầu vào, để dầu nóng cho gừng, hành xào thơm, sau đó cho bồ dục, mộc nhĩ, rượu xào cho chín, cuối cùng cho đào nhân đã xào trộn chung. Ăn nóng với cơm trong bữa ăn.

    Bồ dục, kỷ tử - Bổ can thận chữa đau lưng, dương sự yếu kém. Bồ dục 2 quả, kỷ tử 20g, đào nhân 20g, đường phèn 30g, dầu ăn 50g. Làm bồ dục, xào đào nhân, kỷ tử trước. Để chảo nóng cho 50g dầu ăn đợi dầu nóng cho bồ dục, kỷ tử, đào nhân và đường phèn vào xào chín.
    Bồ dục, nhục thung dung - Bổ khí huyết can thận tráng dương. Bồ dục 2 quả, đỗ trọng 20g, sinh khương 15g, nhục thung dung 15g, hành 20g, rượu 20g, dấm 20g, đường trắng 30g, dầu ăn 50g.
    Làm bồ dục xong để sẵn. Đun 1 lít nước với đỗ trọng, nhục thung dung xào thành một chất dịch đặc, bỏ bã lấy nước để sẵn. Đổ dầu ăn vào chảo đun nóng bỏ gừng hành xào thơm. Sau đó bỏ bồ dục xào sơ rồi đổ nước thuốc trên vào với đường xào chín (dùng đường tuỳ ý).
    Bồ dục, phá cố chỉ - Bổ thận tráng dương. Bồ dục 2 quả, phá cổ chỉ 15g, gừng 5g, hành 20g, rượu 15g, muối khoáng 6g. Làm bồ dục xong để phá cổ chỉ lên trên, rồi đổ rượu, gừng, hành, muối và 300ml nước. Bỏ vào nồi chưng cách thuỷ khoảng 30 phút.
    Bồ dục, sa nhân - Bổ thận an thai - kiện tỳ khai vị. Bồ dục 2 quả, đỗ trọng 30g, sa nhân 9g, nếp 60g, gừng tươi 2 lát. Làm bồ dục, cho tất cả vào nồi, cho nước vừa đủ. Đun lửa mạnh cho sôi rồi nhỏ lửa khoảng 2 giờ thêm gia vị để ăn.
    Bồ dục, ngưu tất - Ôn, bổ thận dương, dùng ở trường hợp viêm tiền liệt tuyến, tuổi già ù tai, chóng mặt, lưng đau, gối mỏi. Bồ dục 2 quả, ngưu tất 15g, thỏ ty tử 24g, xa tiền tử 15g, lộc giác 12g. Làm bồ dục. Các vị thuốc cho vào túi vải để vào nồi đổ nước vừa đủ, đun lửa to cho sôi rồi để lửa nhỏ 2 giờ xong cho bồ dục vào nấu tiếp nửa giờ, thêm gia vị để ăn bồ dục và nước.
    Người can thận âm hư không nên ăn món này.
    Bồ dục, thục quế - Bổ thận dương hoá đờm trọc, lão suy (ù tai, mờ mắt, mỏi lưng gối...). Bồ dục 2 quả, thục địa 30g, nhục quế 3g, táo đỏ 8 quả. Bồ dục làm xong (cắt miếng khía ngoài...). Cho tất cả vào nồi thêm nước vừa đủ, đậy kín chưng cách thuỷ với lửa nhỏ sôi 2 tiếng rồi thêm gia vị để ăn.
    Người âm hư hoả vượng không nên ăn món này.

    diendanbaclieu-94708-than.jpg


    Bồ dục xào ớt​


    Bồ dục, khiếm thực sâm, kỳ - Bổ khí, ích thận, lợi tiểu, tiêu phù. Khiếm thực 30g, đảng sâm 20g, bồ dục 1-2 quả. Làm sạch bồ dục thái nhỏ, gói thuốc vào túi hoặc bỏ nấu với bồ dục với lượng nước vừa đủ. Nấu chín cho gia vị. Ăn bồ dục uống nước. Bỏ thuốc ngày 1 thang 3 ngày. Dùng cho người vừa hồi phục sau điều trị viêm thận mạn.
    Bồ dục xào kiệu - Bổ thận, lão suy (ù tai, mờ mắt, đau lưng, mỏi gối, lú lẫn, táo bón). Bồ dục 2 quả, hồ đào nhân 60g, củ kiệu tươi 240 g. Làm bồ dục như thường lệ. Cho mỡ vào chảo rồi cho đào nhân vào rang vàng rồi cho kiệu, bồ dục vào xào chín, thêm gia vị. Dùng lá kiệu cũng được nhưng kém hiệu quả.
    Bồ dục, đỗ trọng, lá sen - chữa thận hư đau lưng. Bồ dục 2 quả làm sạch, thái nhỏ tẩm đều bột đỗ trọng 10g. Gói lá sen hấp ăn.
    Ghi chú: Có sách viết lõi trắng trong bồ dục lợn (trư di) tính vị bình hoà đắng ngọt. Hơi có độc! Chữa suy nhược, phổi yếu ho suyễn, liệt dương.

    Theo Phó Thuần Hương

    SKDS


     

    Lê Minh

    ✩✩✩✩
    Ăn sầu riêng bổ thận, tráng dương

    Không chỉ ngon miệng, quả sầu riêng còn giúp cải thiện một số bệnh, trong đó có tác dụng bổ thận, tráng dương.

    Bổ thận tráng dương: Bầu dục lợn một bộ, sầu riêng (sắp chín) 200 gr, gia vị vừa đủ. Bầu dục thái nhỏ ướp gia vị. Sầu riêng thái miếng nhỏ xào với bầu dục. Ăn nóng ngày một lần. Cần ăn 5 lần, dùng cho người bị chứng lãnh cảm, suy yếu tình dục.

    Cũng có thể lấy hạt sầu riêng hầm với các bộ phận của dê như thịt, bầu dục, bộ phận sinh dục... để ăn.

    diendanbaclieu-94709-durian.jpg

    Sầu riêng tốt cho sức khỏe nam giới.


    Chữa di tinh, liệt dương: Sầu riêng 50 gr, đường 20 gr (hoặc mật ong lượng thích hợp) đánh nhừ như kem, thêm khoảng 100 ml nước sôi để nguội hòa đều để uống, ngày hai lần trong 10 ngày.

    Thuốc bổ thận, cứng gân cốt, kích thích tiêu hóa: Vỏ quả sầu riêng 15 gr, đậu đen sao 10 gr, tang ký sinh 12 gr, hà thủ ô chế 15 gr, đỗ trọng 15 gr, cốt toái bổ 15 gr, vỏ quýt 8 gr. Sắc uống.

    Để sầu riêng có tính bổ dưỡng và chữa bệnh, cần chọn những quả vỏ hơi nâu vàng, đó là quả chín cây. Quả cần tròn đều, cuống tươi nhỏ, lõi giữa vàng, như vậy múi trong ruột sẽ vàng ánh. Các gai phải nhọn, nở hết, bóp nhẹ thấy hai gai giáp nhau là quả không sượng. Để bảo đảm hơn nữa, khi mua đề nghị người bán dùng dao tách múi cho xem, múi phải vàng hoặc hơi ửng vàng đều cùng một màu đục, tránh chỗ đục, chỗ trong.


    Theo Sức Khỏe & Đời Sống

     

    Lê Minh

    ✩✩✩✩
    Theo Đông y, tôm có vị ngọt, tính ôn, nhập hai kinh can thận, có tác dụng bổ thận tráng dương, thông sữa, khử độc.

    Thích hợp với chứng thận hư liệt dương, lưng đau gối mỏi, rã rời thân thể. Tôm được dùng để làm nhiều món ăn có kiểu dáng khác nhau. Trong bài này chủ yếu chọn lọc những món ăn có tác dụng bổ thận tráng dương. mà tôm là thành phần chính.
    Tôm dùng để cung cấp đạm có ưu điểm nạc (không xương) nhiều chất khoáng quý thích hợp yêu cầu cho trẻ phát triển, mẹ có thai và sinh con, người bị bướu cổ (do tôm có iot), thiếu máu (do có B12, có sắt). Nhưng do có nhiều cholesterol cho nên tránh lạm dụng với người có bệnh tim mạch, tiểu đường. Ngoài những chỉ định của tây y, thì đông y ưa chuộng đối với người bị thận dương hư, suy giảm tình dục. Còn nói rằng ăn tôm sống bổ dương hơn thì phải thận trọng để tránh bị rối loạn tiêu hoá, dị ứng hoặc bằng cách chế biến phối hợp các gia vị tăng tiêu thực (gừng, riềng, hành, tỏi, sả, vỏ quýt, rượu...). Không ăn tôm cùng thịt dê.
    diendanbaclieu-94710-tomhaptrung.jpg

    Tôm sú hấp trứng

    Một số món ăn làm từ tôm để giữ mãi sức xuân sung mãn: để bổ sung vào danh sách thức ăn tráng dương.
    Món "trường thọ như ý": Tôm tươi bóc vỏ 20g, trứng gà 2 quả, thịt heo xay 30g. Một ít tinh bột, gia vị. Băm nhỏ tôm, trộn thịt heo xay, lòng trắng trứng, tinh bột, muối gia vị gừng tỏi, nặn hòn cho vào tai nấm hương chưng chín.
    Tôm xào tam thất: Dùng cho trường hợp tuyến tiền liệt phì đại loại thân dương bất túc (buồn tiểu luôn, nhất là về đêm, lực tống nước tiểu yếu, tiểu xong nhỏ giọt, không sốt, không đau, lưng gối mỏi, chân tay lạnh...). Tôm bóc vỏ 100g bỏ vào bát giã với bột ướt, muối, rồi trộn với 1 quả trứng gà, 5g bột tam thất đánh trộn đều, xào với dầu rồi cho 300g rau hẹ xào chín nêm gia vị. Có tài liệu còn dùng bài này cho cả nữ bị lãnh cảm, vô sinh do tử cung lạnh.
    Canh tôm nấu đông trùng: Tôm tươi to 300g bóc vỏ, bỏ vào nấu chung với 4 cái đông trùng hạ thảo cho nước hầm 1 tiếng là ăn được.
    Tôm nướng kiệu chua: Tôm bạc thẻ to hoặc tôm sú 1kg, gừng băm nhuyễn 1 thìa to, 3 thìa to tương ớt, 1 thìa to tương bần loại ngon, 100g kiệu chua. Gia vị: tỏi, tiêu muối bột ngọt, giấm. Ướp tôm với gừng, tỏi, tiêu, bột ngọt, tương cho vào rãnh lưng tôm rồi nướng chín. Kiệu để ăn kèm.

    diendanbaclieu-94710-tomhptoi.jpg

    Tôm hấp tỏi ớt

    Tôm lụi: Gừng tỏi 1kg, 1kg tôm sú loại vừa ăn (khoảng 16 con) 1 thìa to nước gừng, 2 thìa to tỏi, tiêu, bột ngọt. Tôm ép dẹp, ướp 30 phút rồi sấy khô. Khi ăn thì nướng lại cho nóng.
    Tôm sú sốt tỏi: 350g tôm sú để cả vỏ, 200g dừa nạo, 2 củ hành tây, tỏi, gia vị, bột bắp bọc tôm chiên vàng. Nước sốt: dừa vắt nước. Tỏi phi thơm, hành xắt mỏng với 1 thìa to sa tế nấu sôi rồi cho nước dừa vào ăn nóng.
    Rượu tôm: Tôm càng to, thỏ ti tử 12g, đào nhân, miên hoa tử, đỗ trọng, ba kích, sa nhân, cốt toái bổ, câu kỷ, xuyên đoạn, ngưu tất, mỗi loại 6g, rượu nếp 1 lít. Tôm nghiền nhỏ cho vào túi vải ngâm vào rượu thuốc đã ngâm chắt ra sẵn. Ngâm 15 ngày là dùng được.

    Theo Phó Thuần Hương
    SKDS

     
    ban tổng hợp mấy bài này hay quá , nên tổng hợp tiếp cho mọi người nhe bạn.
     
    Top