Ăn gì để hạ sốt nhanh cho trẻ an toàn và hiệu quả

Ăn gì để hạ sốt nhanh cho trẻ an toàn và hiệu quả

Bệnh sốt không còn lạ gì với các ông bố bà mẹ, với những chiếc cặp nhiệt độ, hay nhưng viên thuốc hạ sốt, thế nhưng có một cách chữa bệnh này đơn giản hơn nhiều.

Nhất là vào mùa hè thế này, khi thời tiết nắng nóng oi bức, trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi thường bị sốt, làm các bậ cha mẹ rất lo lắng. Với các triệu trứng như: lúc nào cũng thấy khát, tiểu tiện nhiều lần, mồ hôi chỉ ra chút ít nhưng thể trạng vẫn ổn, và nhiệt độ chỉ giao động ở 38 – 39 độC. Đặc biệt thường tập trung ở những vùng khí hậu nắng nóng,vào các tháng 6, 7, 8 nên mới gọi tên là “chú hạ” (chứng sốt mùa hạ ở trẻ nhỏ).
Do bị sốt lâu ngày, cơ thể trẻ nhỏ bị suy yếu, nên nguyên tắc ăn uống đối với bệnh sốt ở trẻ nhỏ là: Uống đủ nước thức ăn dễ tiêu và giàu chất dinh dưỡng; đặc biệt là có đủ chất đạm (protein), vitamin và muối khoáng. Không nên cho trẻ ăn những món xào, rán nhiều mỡ, để phòng ngừa rối loạn tiêu hóa.
Đặc biệt, khi trẻ sốt cao nhưvậy, chúng ta có thể áp dụng một số bài thuốc đơn giản của Đông y, sử dụng ngay một số loại thức ăn thông dụng và một số vị thuốc nam có sẵn quanh nhà.

diendanbaclieu-95293-sot3.jpg




Khi ốm, trẻ thường cảm thấy đắng miệng, khó ăn, vì vậy món cháo sẽ là một cách giúp trẻ ăn dễ hơn, bổ sung chất bổ cho cơ thể đang mệt mỏi. Các mẹ hãy nấu món Cháo đậu xanh hạt sen_cũng là một bài thuốc hạ sốt rất tốt. Dùng đậu xanh 30g, hạt sen (bỏ tâm) 50g, gạo nếp50-100g, đường trắng lượng thích hợp. Trước tiên nấu chín đậu xanh, sau đó cho hạt sen và gạo nếp vào nấu tiếp đến khi chín nhừ, thêm đường trắng cho đủ ngọt là được; chia ra 3 lần ăn trong ngày.

diendanbaclieu-95293-sot2.jpg





Bên cạnh đó, đối với trẻ tương đối lớn, hằng ngày có thể cho trẻ ăn 300-500g dưa hấu hoặc ép nước cho uống. Đối với trẻ còn nhỏ, dùng phần thịt quả và vỏ trắng (gọt bỏ vỏ xanh bên ngoài)ép lấy nước, chia ra cho trẻ uống trong ngày. Theo Đông y: dưa hấu có vị ngọt,tính lạnh, có tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, giải khát và chống sốt. Cũng có thể cho trẻ uống thêm nước rau muống luộc hay ăn quả mã thầy, cũng giảm sốt đáng kể, hay để trẻ sử dụng chúng như một loại nước uống thông thường như nướclọc vậy.
Với những bài thuốc đơn giản đến vậy, các bậc cha mẹ sẽ yên tâm vì nhiệt độ sốt của con mình sẽ giảm trông thấy đấy!

Quỳnh Mai(Afamily)
 
  • Chủ đề
    an gi an gi de ha so hạ sốt cho be hiệu quả nhanh
  • Forever Alone

    Em là cô gái nông thôn
    Hạ sốt cho trẻ - Hãy cẩn thận nếu làm không đúng cách
    Trẻ bị sốt khi cơ thể bị nhiễm trùng (nguyên nhân có thể bởi các virus hoặc vi khuẩn). Một cơn sốt sẽ không thể làm tổn thương cơ thể của trẻ và thông thường nó sẽ tự biễn mất sau 72 giờ.


    diendanbaclieu-95294-do-nhiet-do-o-tai.jpg

    Tuy nhiên, có những trường hợp sốt là dấu hiệu đầu tiên của những căn bênh chết người nên cha mẹ cần trang bị cho mình một số kiến thức nhất định để có thể xử lý tốt khi bé sốt và
    sử dụng các loại nhiệt kế an toàn.


    Một số điều cha mẹ cần biết:


    1. Trẻ dưới 6 tháng tuổi bị sốt, nên cho trẻ đi khám bác sĩ


    Trẻ dưới 6 tháng tuổi sức đề kháng còn rất yếu, bị sốt có thể là một dấu hiệu nhiễm trùng nguy hiểm. Nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi bị sốt, bố mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay. Trừ trường hợp trẻ sốt do tiêm chủng.
    Nếu trẻ lớn hơn thì các bậc phụ huynh có thể để trẻ ở nhà để tự điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nhưng phải luôn đảm bảo cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể trẻ và
    kiểm tra nhiệt độ thường xuyên.
    Tuy nhiên nếu sốt quá 3 ngày thì cần cho trẻ đi bác sĩ.
    Lưu ý:
    - Nhiệt độ cơ thể của trẻ chỉ là một phần để đánh giá tình trạng bệnh, nhiệt độ cao hay thấp không cho bạn biết mức độ nghiêm trọng và nguy hiểm của bệnh.
    - Quan sát và theo dõi hành vi, biểu hiện của con khi bị sốt là cách tốt nhất để biết trẻ bị bệnh nặng hay nhẹ.
    - Một trẻ bị bệnh nhẹ có thể sốt cao nhưng một số trẻ bị nhiễm trùng nặng có thể không hề bị sốt.


    2. Những cách hạ sốt cực kì nguy hiểm:


    · Chườm đá lạnh hoặc miếng dán lạnh.


    Chườm đá lạnh khi trẻ bị sốt rất nguy hiểm vì: có thể gây bỏng lạnh và suy hô hấp. Nhất là trong thời tiết mùa đông, chườm đá lạnh có thể làm trẻ bị viêm phổi và tử vong nếu không đưa đến bác sĩ kịp thời.
    Sử dụng miếng dán lạnh cho trẻ chỉ là một cách làm mát thông thường nếu trẻ bị nóng do thời tiết chứ không thể làm hạ nhiệt. Vì vậy, tổ chức Y Tế thế giới khuyến cáo các bậc phụ huynh không sử dụng phương pháp chườm lạnh để hạ sốt cho trẻ.

    · Cho trẻ uống aspirin


    Đây là phương pháp hạ sốt nguy hiểm nhưng lại có rất nhiều phụ huynh mắc phải lỗi này. Aspirin là thuốc có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau rất thông dụng. Tuy nhiên, thuốc có nhiều tác dụng phụ.
    Có đến 44% bà mẹ thấy con sốt là tự mua thuốc về uống cho con mà không cần đơn của bác sĩ. Điều này có thể gây ngộ độc thậm chí tử vong (thông tin được các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết tại Hội nghị Điều dưỡng Nhi khoa lần thứ 9 diễn ra hôm (13/1).
    - Aspirin gây viêm loét dạ dày: Trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ, niêm mạc dạ dày chưa trưởng thành, sinh lý bình thường có sự phân tiết axit thấp. Trong khi đó, aspirin có tính axit sẽ trực tiếp làm tăng axit dạ dày gây cồn cào khó chịu, hủy hoại các tể bào biểu mô, khiến trẻ dễ viêm loét dạ dày.

    - Aspirin gây ra các triệu chứng về hô hấp: Bộ máy hô hấp của trẻ rất nhạy cảm, aspirin có thể gây ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp của trẻ (với trẻ sơ sinh và nhỏ tuổi có thể làm cho trẻ giảm hoặc suy hô hấp, đặc biệt gây co thắt phế quản làm nặng thêm bệnh hen cho những trẻ bị mắc bệnh này.

    - Aspirin gây hại thận: Trẻ em nhất là trẻ sơ sinh thì chức năng lọc của cầu thận và thải trừ thuốc qua ống thận kém. Trong khi đó, aspirin thải trừ chủ yếu qua thận, nên khi dùng cho trẻ thì sự thải trừ aspirin sẽ chậm, dễ gây độc.

    · Đoán bệnh qua cảm giác


    Rất nhiều bậc phụ huynh không
    cặp nhiệt độ cho trẻ mà chỉ sờ trán để đoán bệnh. Nếu trán ấm ấm hoặc nóng thì kết luận là trẻ sốt và cho uống thuốc. Đây là một cách làm sai lầm và cực kì nguy hiểm. Ngay cả những người đã cặp nhiệt độ cho bé bằng nhiệt kế cũng chưa chắc đã hiểu bao nhiêu độ là sốt và bao nhiêu độ là bình thường. Bởi vì mỗi vị trí khác nhau sẽ phản ánh mức nhiệt của cơ thể khác nhau.
    Tham khảo bảng sau để biết nhiệt độ bình thường của trẻ


    Bảng 1: Nhiệt độ bình thường




    Phương pháp đo lườngPhạm vi nhiệt độ bình thường
    Trực tràng36,6°C đến 38°C (97,9°F đến 100.4°F)
    Tai35,8°C đến 38 °C (96,4°F đến 100.4 °F)
    Miệng35,5°C đến 37,5°C (95,9°F đến 99,5°F)
    Nách34,7°C đến 37,3°C (94,5°F đến 99,1°F)



    Sử dụng biểu đồ này để quyết định phương pháp đo nhiệt độ theo từng lứa tuổi và chọn nhiệt kế phù hợp cho bé.


    Bảng 2: Tóm tắt các kĩ thuật đo lường nhiệt độ được đề nghị




    TuổiKĩ thuật đo được đề nghịLoại nhiệt kế
    Sơ sinh - 2 tuổi- Đo trực tràng (chủ yếu)
    - Nách (sàng lọc trẻ em có nguy cơ thấp)
    Nhiệt kế điện tử hiện số
    Trên 2 tuổi - 5 tuổi- Đo trực tràng (chủ yếu)
    - Nách , tai hoặc động mạch thái dương nếu trong bệnh viện
    - Nhiệt kế điện tử hiện số
    - Nhiệt kế đo tai tia hồng ngoại
    - Nhiệt kế đo trán
    - Nhiệt kế đo tai trán
    Hơn 5 tuổi- Miệng (chủ yếu)
    - Nách, tai, hoặc động mạch thái dương nếu trong bệnh viện
    - Nhiệt kế điện tử hiện số
    - Nhiệt kế đo tai tia hồng ngoại
    - Nhiệt kế đo trán
    - Nhiệt kế đo thân nhiệt từ xa



    · Ủ kín người hoặc cởi hết đồ của trẻ.


    "Thân nhiệt trẻ đang tăng cao, phải mặc thoáng mát thì mới hạ được sốt thì nhiều bà mẹ lại ủ ấm cho con khiến thân nhiệt càng tăng cao, gây nguy cơ sốt co giật”.

    Vì vậy, chỉ nên cởi bớt đồ của trẻ chứ không cởi hết, cũng không ủ kín con trong nhiều lớp chăn hoặc áo quần vì sẽ khiến trẻ bị co giật. Hiện tượng này rất nguy hiểm, dẫn đến những tổn thương ở não, gây nên chứng động kinh về sau.

    3. Những điều bạn cần làm khi trẻ bị sốt:


    - Cho trẻ uống nhiều nước
    - Giữ cho trẻ ở trong một không gian thoáng và có cảm giác dễ chịu nhất
    - Không mặc quá nhiều quần áo hoặc đắp chăn kín mít vì sẽ làm nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn.
    - Áp dụng một số cách hạ nhiệt an toàn cho trẻ như:
    Đắp khăn ấm vào nách, trán, bẹn của trẻ
    Tắm nhanh để hạ sốt (cần tắm đúng theo kĩ thuật và chỉ dẫn của chuyên gia)
    Nếu không khí quá khô, bật
    máy phun ẩm để cải thiện độ ẩm trong phòng.
    Cho trẻ uống nước lá má, nước cây nhọ nồi hoặc đánh cảm bằng lá nhọ nồi.
    - Không nên cởi hết quần áo của trẻ vì có thể làm trẻ bị nhiễm lạnh và tăng nhiệt độ cơ thể đến mức nguy hiểm.

    4. Cho trẻ đến ngay bác sĩ hoặc cơ sở y tế gần nhất nếu:

    - Trẻ dưới 6 tháng tuổi bị sốt
    - Trẻ bị sốt trong hơn 72h (3 ngày)
    - Trẻ quá cáu kỉnh, khó chịu, khóc nhiều và dễ kích động
    - Trẻ có dấu hiệu quá buồn ngủ, hôn mê, hoặc li bì không phản ứng
    - Liên tục thở khò khè hoặc ho
    - Bị sốt kèm theo phát ban hoặc có một số dấu hiệu của những bệnh nguy hiểm



    Nguồn tham khảo: Nghiên cứu của Hiệp Hội Nhi Khoa CANADA.(YTeQuanDoi)
     

    Forever Alone

    Em là cô gái nông thôn
    4 bài thuốc hạ sốt nhanh cho bé

    Một số bài thuốc dân gian hạ sốt cho bé hiệu quả được các mẹ chia sẻ.

    diendanbaclieu-95296-1514c2036e74e3-img.jpg

    Tình trạng sốt âm ỉ của trẻ kéo dài mãi không khỏi khiến cha mẹ đau đầu lo lắng. (Ảnh minh họa).
    Một số trẻ khi sốt không uống được thuốc tân dược, cứ uống vào là nôn ra hết và cũng có những trẻ lại nhất quyết không chịu uống thuốc. Vì thế, tình trạng sốt âm ỉ của trẻ kéo dài mãi không khỏi khiến cha mẹ đau đầu lo lắng, tự hỏi ‘biết làm sao hạ sốt cho con đây’?Dưới đây là một số bài thuốc dân gian dùng thanh nhiệt, hạ sốt cho bé hiệu quả được các mẹ chia sẻ đã áp dụng thành công.

    1. Gạo tẻ + lá búp nhài

    Nguyên liệu:
    Gạo tẻ (2 nắm nhỏ); lá hoặc búp non lá nhài (1 nắm nhỏ)

    Cách làm:
    - Gạo rang vàng hơi ngả màu sậm; lá hoặc búp lá nhài sao vàng.
    - Cho gạo rang và lá nhài (hoặc búp) vào xoong quấy bột đổ khoảng 01 bát nước đun sôi. Sau khi sôi, đun nhỏ lửa khoảng 10 phút thì tắt bếp.
    - Khi nước âm ấm thì đổ ra cốc cho con uống thay nước.Tác dụng: Gạo rang: chống mất nước giúp trẻ đỡ mệt; còn lá nhài hay búp nhài giúp hạ nhiệt nhanh.Đây là bài thuốc được độc giả có nickname: hn999 chia sẻ trên diễn đàn WTT.

    2. Dùng lát chanh tươi

    “Khi bé nhà mình sốt 38 độ, mình lấy 1 quả chanh tươi trong tủ lạnh và cắt làm nhiều lát mỏng. Sau đó, dùng lát chanh chà nhẹ lên trán, thái dương, khe khuỷu tay chân… bé nhà mình hạ sốt rất nhanh”
    , mẹ Ngọc Hoa (Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội) nói.Chị Hoa cũng chia sẻ thêm rằng do bé nhà chị bị dị ứng Paracetamol nên chị thường áp dụng ‘bí kíp’ này. Ngoài ra, rất nhiều bà mẹ cùng công ty chị cũng có thói quen sử dụng chanh tươi hạ sốt cho con. Nhưng lưu ý: do nước chanh có axit chua nên cần tránh những chố bé có mụn ngứa hoặc da bị xước dễ làm xót. Hoặc nếu thấy bé khó chịu, kêu xót thì cố gắng để chừng 2-3 phút rồi lấy khăn ướt lau đi.

    3. Dùng cây nhọ nồiNhọ nồi được nhiều chị em coi là cây thuốc quý, sử dụng hạ sốt cho trẻ hiệu quả. Cách dùng nhọ nồi hạ sốt rất đơn giản: chị em ngâm rửa sạch cỏ nhọ nồi, sau đó ngâm lại bằng nước muối đun sôi để nguội rồi vớt ra cho vào cối sạch giã nát. Lọc lấy nước cho bé uống, mỗi lần uống khoảng 50ml.Đặc biệt, với những bé dưới 1 tuổi được khuyến cáo không nên sử dụng thuốc kháng sinh thì mẹ có thể đun sôi lá nhọ nồi lên rồi chắt lấy nước cho bé uống. Bã nhọ nồi có thể cho vào khăn xô để lau người cho bé, lau nhiều nhất ở vùng trán, nách, bẹn và gan bàn chân.Bài thuốc này rất hay, không tốn kém mà lại tác dụng tuyệt vời.

    4. Trứng gà + gừng

    “Khi Nhím bị sốt, em nghe lời mẹ chồng lấy gừng tươi 10g, hành củ 10g, rau mùi 10g, trứng gà 2 quả luộc chín bỏ lòng đỏ lấy lòng trắng rồi đem hấp chín, gói vào túi vải rồi chườm khắp toàn thân bé cho đến khi mồ hôi vã ra. Rất nhanh thân nhiệt bé đã hạ và em cũng bớt lo lắng”
    , mẹ Nhím chia sẻ trên diễn đàn Làm mẹ.Thực tế, bài thuốc mà mẹ Nhím sử dụng là bí kíp hạ sốt dân gian đã được y học chứng minh là hiệu quả, đặc biệt với trẻ sốt cao do cảm cúm và không có mồ hôi.Ngoài ra, chị em có thể lấy lành củ tươi và lá kinh giới tươi lượng vừa đủ, đem giã nát rồi chia đắp lên chóp mũi trẻ vài lần trong ngày. Cách này cũng rất phổ biến.


    Nguồn: Eva
     
    Top