Android KitKat và Android M: nên lựa chọn phiên bản nào

18629868262_1aea63565a_o.jpg





Cuối cùng sau một thời gian dài chờ đợi, Google đã ra mắt người dùng phiên bản tiếp theo của hệ điều hành Android với tên gọi Android M. Chiếm đến tới 40% thị phần của Android trên toàn thế giới đã cho thấy KitKat là phiên bản xuất sắc như thế nào và để Android M vượt mặt đàn anh có vẻ khó khăn nhưng không có nghĩa là không thể. Vậy Android M có những gì để thực hiện tham vọng này, và phiên bản nào đáng sử dụng hơn?

Giao diện

18446782228_58b13f5a7f_o.jpg






KitKat và Android M là 2 phiên bản đại diện cho 2 kiểu giao diện khác nhau. Khi KitKat vẫn trung thành với giao diện đầy sắc màu, bóng bẩy thì Android M lại khác. Sử dụng giao diện Material Design từng được coi như là cuộc cách mạng của Google lần đầu giới thiệu trong phiên bản tiền nhiệm Lollipop, Android M mang đến cho chúng ta một cảm giác hiện đại, khỏe khoắn cũng như trưởng thành hơn rất nhiều trong cuộc sống. Có thể điều này sẽ khiến cho nhiều người không đồng ý, nhưng nếu bạn đã từng cầm trên tay một chiến điện thoại Android chạy phiên bản Lollipop trước đây, chắc hẳn bạn sẽ đồng quan điểm giống như những gì tôi đang nghĩ.

Phần cứng

18446871750_6c8c8380fc_o.jpg





Dĩ nhiên, một phiên bản nào ra sau cũng đều hỗ trợ phần cứng tốt hơn rất nhiều, và Android M cũng không là ngoại lệ trong số đó. Tương thích với tất cả phần cứng có mặt trên thế giới hiện tại, đặc biệt cả với cảm biến vân tay đang trở thành tâm điểm trên rất nhiều thiết bị hiện tại, hỗ trợ vi xử lí 64-bits, điều đã từng xuất hiện trong phiên bản trước đây Lollipop (trong khi KitKat chỉ tương thích với vi xử lí 32-bits) và cổng giao tiếp USB Type-C mới được giới thiệu gần đây. Và điều này cũng đồng nghĩa các OEM có thể tạo ra rất nhiều thiết bị mới với những phần cứng kể trên mà không phải bận tâm về sự tương thích về phần mềm nữa.

Đương nhiên, để có thể hỗ trợ các phần cứng trên một cách hoàn hảo nhất, thì Android M yêu cầu thiết bị có mức RAM tối thiểu 1GB, cao hơn 512MB so với KitKat trước đây. Thật ra con số tối thiểu 1GB này không còn mới mẻ, khi Lollipop cũng yêu cầu 1GB nhưng chỉ trên các thiết bị có kích thước lớn và mật độ điểm ảnh cao hay nói cách khác là trên các thiết bị cao cấp. Và đương nhiên sự yêu cầu này của Android M không chỉ dành cho các smartphone hay tablet mà còn đảm bảo sự hoạt động hoàn hảo trên các thiết bị Android Wear nữa, nên con số 1GB cũng có thể chấp nhận được, và phần lớn các thiết bị Android hiện nay của các hãng lớn đều có dung lượng RAM lớn hơn rất nhiều rồi nhằm mang lại trải nghiệm tốt nhất nên cũng không có gì phải băn khoăn quá.

Thời lượng pin sử dụng


18448428329_65f5147439_o.jpg





Ở trên các thiết bị Android, thời lượng pin là thứ khiến nhiều người phải đắn đó trước khi mua một thiết bị nào đó. Mặc dù dung lượng pin trên các thiết bị này khá lớn so với iOS chẳng hạn, nhưng nếu so về thời gian sử dụng, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra sự khác biệt khi iOS cho thời lượng lâu hơn với cùng lượng sử dụng như chơi games, coi phim, nghe nhạc... Nhưng đến phiên bản Lollipop, Google đã tạo ra một sự thay đổi to lớn khi có những thay đổi không nhỏ trong hệ thống nhằm cải thiện vấn đề này, và kết quả đã được tạo ra, thời gian sử dụng đã được kéo dài hơn so với KitKat một cách rõ rệt, và một lượng người dùng không nhỏ đã nâng cấp từ KitKat hay những phiên bản trước đây lên Lollipop để tận hưởng sự khác biệt này.

Đến Android M, Google vẫn tập trung vào vấn đề này. Với việc đem đến tính năng mới Doze, với khả năng sử dụng cảm biến chuyển động trên chính thiết bị, và khả năng phân tích từ các hàm API mà Google đem lên nền tảng này để nhận biết thiết bị có đang được sử dụng hay không, từ đó đem ra quyết định có đưa vào chế độ tiết kiệm pin hay tắt những hoạt động nào không cần thiết nhằm mang đến sự tiết kiệm tối đa năng lượng, và kết quả rất rõ rệt. Thời gian chờ trên các thiết bị thử nghiệm sử dụng Android M tăng gần gấp đôi so với các thiết bị sử dụng Lollipop và hơn nhiều so với KitKat. Một điều khá tuyệt vời cho người dùng ở thời điểm hiện tại.

Những tính năng hấp dẫn

18013978263_e472afd2d6_o.jpg





Bên cạnh tính năng Doze vừa đề cập ở trên, Android M còn mang đến nhiều những tính năng mới hơn và Android Pay là một ví dụ điển hình. Từ nay người dùng có thể sử dụng nó để trả phí trên mạng hay mua từ trong các ứng dụng thông qua giao tiếp NFC.

Tính năng quan trọng nhất có lẽ là việc sửa đổi quyền truy cập khi cài đặt các ứng dụng mới. Trước đây, trên KitKat hay các phiên bản cũ hơn, việc cài mới một ứng dụng là một điều cần cân nhắc kĩ với việc các ứng dụng đó sẽ truy cập vào các tính năng nào trên máy của bạn: nào là có sử dụng GPS hay không, có tự động gửi tin nhắn hay không (đây là lí do mà nhiều người mất tiền oan mặc dù họ nói họ không làm gì cả).... Tuy nhiên điều này đã chấm dứt trên Android M, khi mà quyền truy cập những thứ kể trên đều nằm chung trong một mục là Permission trong phần Setting, nơi bạn có kiểm tra những ứng dụng nào đang sử dụng cái gì và quyết định có để nó tiếp tục nữa hay không, một công cụ quản lý tuyệt vời.

Và dĩ nhiên, còn có rất nhiều thứ khác mà KitKat không hề có trước đây đang chờ bạn khám phá và trải nghiệm trên các thiết bị của mình, chứ không phải chỉ có một vài ví dụ ở phía trên. Và chúng tôi sẽ truyền tải đến tất cả mọi người về những tính năng mới trên Android M trong một bài viết khác được viết cụ thể hơn.

Android M và Android KitKat: nên lựa chọn phiên bản nào?

Đây là câu hỏi chính của bài viết mà đã đến lúc chúng ta cần giải đáp nó. Nếu thiết bị của bạn là mới được ra mắt trong vòng 1-2 năm trở lại đây, với phần cứng mạnh mẽ và đủ yêu cầu sử dụng Android M, tại sao chúng ta không cập nhật ngay bây giờ? Tiết kiệm năng lượng hơn, bảo mật hơn, hiệu năng được cải thiện... không có 1 lí do nào để từ chối nó nữa cả. Còn nếu thiết bị của các bạn nằm ở mức phổ thông hay cũ hơn chút, chúng tôi đề nghị các bạn nên sử dụng KitKat nhằm mang lại hiệu quả khi trải nghiệm một cách tốt nhất. Tuy nhiên các bạn vẫn có thể lên Android M, nhưng có thể hiệu năng không bằng hay vẫn có thể có lỗi từ phía nhà sản xuất. Chúc các bạn sớm tìm ra được phiên bản phù hợp cho thiết bị của mình.

Theo AndroidPit
 
Top