Ảnh RAW và JPEG là gì? Sự khác nhau trong định dạng tập tin ảnh

RAW và JPEG, đó luôn là sự lựa chọn đầy khó khăn mà mỗi nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp từng gặp phải ít nhất một lần trong đời với những tác phẩm nghệ thuật mình tạo nên. Thậm chí, ngay cả bạn, vốn là những người dùng phổ thông, thì các vấn đề về RAW hay JPEG luôn tạo sự quan tâm nhất định bởi ranh giới thật sự và sự nhận biết về hai định dạng ảnh này trong đời thường rất khó để nhận ra. Vậy thì sự khác biệt một cách chính xác giữa RAW và JPEG là gì?

Hiện nay, vấn đề về RAW và JPEG, người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm các chủ đề liên quan đến chúng được đăng tải một cách đầy đủ trên các diễn đàn chuyên về nhiếp ảnh, hay các trang công nghệ, cũng như các trang thông tin lớn trên thế giới với nhiều bài viết bằng các ngôn ngữ khác nhau. Thế nhưng, đa số trong đó thường đi vào chuyên sâu khá nhiều mà với đại đa số người dùng thông thường, các thuật ngữ này khá khó hiểu để nắm bắt nếu bạn không thuộc chuyên ngành này. Chính vì thế mà bài viết này sẽ đem đến một cái nhìn khác về RAW và JPEG với góc độ đơn giản hơn để bạn có thể hiểu rõ chúng trong các bức ảnh selfie hằng ngày hay các bức ảnh về phong cảnh bạn thường bấm máy theo chính cảm hứng cá nhân mỗi khi đặt chân đến một nơi nào đó

Thiết bị nào sẽ tạo ra ảnh định dạng RAW cũng như JPEG?

Trước khi chúng ta tìm hiểu một cách rõ nét về RAW cũng như JPEG, thì cần phải biết được rằng thiết bị nào hiện đang tạo ra các chuẩn định dạng ảnh này. Với RAW, đó là định dạng ảnh tiêu chuẩn xuất phát từ chính những chiếc máy DSLR hay những máy ảnh chuyên nghiệp khác. Trong khi đó, các ảnh JPEG lại có xuất phát từ các thiết bị smartphone nhiều hơn. Thế nhưng với sự phát triển của công nghệ, mà đặc biệt là mảng camera trên smartphone góp phần đưa các ống kính tiêu chuẩn dạng thu nhỏ của DSLR vào thiết bị này tạo ra khả năng xuất ra định dạng ảnh RAW cho chính các smartphone bên cạnh JPEG vẫn thường thấy trong khoảng thời gian gần đây. Tùy thuộc vào công nghệ, cũng như các hãng sản xuất hay sự giới hạn về phần cứng mà khả năng tạo ảnh RAW trên smartphone cũng có nhiều sự thay đổi, trong khi một số có thể làm việc ngay trên ứng dụng camera mặc định, trong khi số khác cần phải ứng dụng bên thứ 3 để làm việc này. Và chính vì thế mà trước khi lựa chọn một chiếc smartphone cho nhu cầu chụp ảnh, thì việc cân nhắc khả năng chụp ảnh RAW hay không cũng nên là điều cần được lưu ý đến bên cạnh các thông số khác vẫn thường được nhắc đến trước đây

1-raw.jpg

RAW và JPEG có nghĩa như thế nào?

RAW

Với những bức ảnh được chụp với định dạng RAW, tất cả trong số chúng được định nghĩa dưới dạng lossless, có nghĩa là các bức ảnh này sẽ giữ được trạng thái nguyên bản nhất những gì mà chúng ta thấy ngoài thực tế mà không hề bị mất hay thiếu đi bất kì một chi tiết nào dù là nhỏ nhất. Chính vì thế mà đôi khi các bức ảnh dạng RAW thường có độ tương phản thấp hơn, cũng như kém hơn ở mảng độ nét, độ sáng không quá nổi bật nếu như phải so với các ảnh khác đã có sự chỉnh sửa hậu kì sau đó. Và đương nhiên với sự mạnh mẽ trong khả năng lưu trữ các chi tiết mà các bức ảnh RAW luôn có dung lượng lưu trữ lớn hơn rất nhiều so với JPEG. Cũng như với việc mà giữ nguyên trạng thái ban đầu được chụp nên các bức ảnh RAW có sựu phụ thuộc rõ nét hoàn toàn vào loại camera người dùng sử dụng, khi mỗi loại camera sẽ cho ra một bức ảnh RAW khác nhau dù cả hai đang cùng ở một điều kiện tương đương nhau với cùng một cảnh, cũng như tùy thuộc ống kính của hãng sản xuất, và các bộ cảm biến tích hợp trên chính từng camera… Đương nhiên với sự đặc biệt của mình mà RAW cũng khá kén chọn trong việc xem khi ngoài việc tận mắt chứng kiến chúng trên màn hình máy ảnh, thì trên các thiết bị khác, nếu không có sự hỗ trợ của các phần mềm chuyên biệt như Adobe Photoshop, Lightroom… thì không thể nào mở cũng như chỉnh sửa các bức ảnh dạng RAW cả

JPEG

Khác với RAW, JPEG dường như là định dạng phổ thông hơn khi mà phần lớn các smartphone có mặt trên thị trường hiện tại đều tạo ra ảnh ở dạng JPEG trên ống kính camera của mình. Vốn là một định dạng nén, vì thế mà một số bức ảnh có thể bị thiếu đi các chi tiết nhỏ, cũng bởi vì điều này mà nó có lợi thế trong khả năng lưu trữ rất nhiều hơn so với ảnh RAW khi chẳng hạn như một ống kính camera 8MP chỉ cho bức ảnh khoảng 1-3MB bộ nhớ. Tuy nhiên thì JPEG cũng có sự bất cập của nó khi mà với việc áp dụng các thuật toán để nén, nên rất khó, thậm chí dường như là không thể để có thể khôi phục lại cũng như chỉnh sửa các thông số của bức ảnh bao gồm độ sắc nét, độ tương phản, độ sáng… Bên cạnh đó, các chi tiết bị mất đi còn phụ thuộc khá nhiều vào chế độ chụp hay phông nền mà người dùng sử dụng. Rõ ràng thì JPEG với việc đã có sự can thiệp thì thường cho độ tương phản hay độ sáng cao hơn so với RAW, cũng như có sự dễ dàng trong việc xem khi nó tương thích với tất cả các phần mềm

Tiền xử lí ảnh

Tiền xử lí ảnh là việc không thêm bất kì một chỉnh sửa nào vào bức ảnh để giữ nó ở trạng thái vốn có như lúc vừa mới được chụp và đưa ra bởi camera. Nếu phải so sánh JPEG và RAW trước khi nó được đưa qua bất kì một công đoạn chỉnh sửa nào sau đó thì rõ ràng, JPEG có lợi thế hơn trong góc nhìn với độ nét, sự tươi sáng, mức tương phản cao, hay một màu đen sâu hơn và giảm đến mức tối thiểu nhiễu hạt do ngoại cảnh. Chính vì thế mà nếu bạn muốn ngay lập tức đăng tải các bức ảnh lên mạng xã hội, hay gửi đi mà không cần chỉnh sửa gì nhiều thì đương nhiên, JPEG là chuẩn định dạng mà bạn nên sử dụng.

Xử lí hậu kì

Vấn đề xử lí hậu kì là vấn đề đáng để quan tâm mỗi khi nhắc đến RAW hay JPEG. Như đã biết, các bức ảnh RAW là những gì nguyên bản nhất được tạo ra với khả năng lưu trữ những chi tiết và thông tin có mặt trên bức ảnh dù nhỏ nhất đến mức hoàn toàn chính xác. Điều đó đồng nghĩa với việc nếu thực hiện xử lí hậu kì với những bức ảnh RAW trên các phần mềm như Adobe Photoshop hay Adobe Lightroom, bạn sẽ có mọi thứ để bắt đầu tốt hơh, với sự trải dài từ điểm tối nhất đến điểm sáng nhất trên bức ảnh để từ đó lựa chọn ra những gì cần thay đổi để tạo nên một cái nhìn tốt hơn và nghệ thuật hơn

JPEG dù muốn hay không cũng bị mất đi một vài chi tiết từ bức ảnh gốc tạo ra từ ống kính máy ảnh, và ngay cả khi cố gắng đến mức nào thì các chi tiết này cũng không thể nào khôi phục lại được. Và các thay đổi thực hiện trên ảnh càng nhiều sẽ càng làm cho các chi tiết này vốn đã bị mất nay còn nhiều hơn, trong khi cũng với vấn đề này lại khiến các ảnh RAW trở nên tốt hơn, thậm chí là lột xác thành các nghệ thuật trong mảng nhiếp ảnh. Chính vì thế mà chúng ta có thể dễ dàng thấy lợi thế của ảnh RAW trong vấn đề xử lí hậu kì với sự chất lượng cao hơn trong từng mảng màu, các hiệu ứng đổ bóng sau khi quá trình trên hoàn tất

Vậy khi nào chúng ta nên sử dụng RAW cũng như JPEG

JPEG

Với JPEG, đa số thường nên dùng trong các trường hợp sau đây:

+ Nếu bạn muốn in ảnh hay đăng tải chúng lên các mạng xã hội mà không cần can thiệp quá nhiều trong vấn đề xử lí hậu kì
+ Thiết bị đang sử dụng có khả năng lưu trữ hạn chế trong khi muốn chụp một lượng không nhỏ các bức ảnh từ camera
+ Nhu cầu chụp những bức ảnh đơn giản mà không quan tâm quá nhiều đến sự hoàn hảo trong từng chi tiết được thể hiện
+ Muốn chụp các sự kiện diễn ra nhanh và với số lượng lớn các ảnh liên tiếp nhau
+ Các bức ảnh thường được sử dụng thông thường như ảnh hồ sơ trên Facebook hay ảnh chia sẻ qua Whatsapp

RAW

Với phần chuyên nghiệp hơn trong khả năng xử lí, ảnh RAW thường được sử dụng trong:

+ Chụp ảnh ngoại cảnh hay ảnh liên quan đến đời sống với sự chú trọng tới các chi tiết hiển thị
+ Bạn có đủ thời gian để có thể chỉnh sửa ảnh với Photoshop hay Lightroom để giúp ảnh RAW trở nên tốt hơn
+ Khi bộ nhớ thiết bị không là vấn đề khiến bạn quan tâm quá nhiều

Theo BeeBom
 
đúng là cũng có băn khoăn, may có bài này phân biệt hộ

- - - Updated - - -

đúng là cũng có băn khoăn, may có bài này phân biệt hộ
 
Làm Jpeg cho nó khỏi nhức đầu.
Xử lý RAW tốn thời gian lắm, không có skill thì còn tệ hơn jpeg
 

Thống kê

Chủ đề
100,746
Bài viết
467,576
Thành viên
339,851
Thành viên mới nhất
Đông Âu
Top