Bài tập tiếng anh lớp 11 Unit 5 có đáp án và giải thích: ILLITERACY

Hướng dẫn làm bài tập tiếng anh lớp 11 Unit 5 có đáp án và giải thích: ILLITERACY

Bài tiếp theo trong chương trình tiếng anh lớp 11 SGK là Unit 5 nói về chủ đề nạn mù chữ. Đây là vấn đề không chỉ ở Việt Nam mà còn rất nhiều nơi trên thế giới đặc biệt là các nước nghèo ở châu phi. Ở Việt Nam những năm gần đây nạn mù chữ đã giảm hẳn việc phổ cấp giáo dục cũng liên tục được thực hiện.

BÀI TẬP TIẾNG ANH LỚP 11 CÓ ĐÁP ÁN VÀ GIẢI THÍCH
UNIT 5: ILLITERACY
ĐỌC
Trước khi bạn đọc
Làm việc theo cặp. Mô tả bức tranh, sử dụng các gợi ý sau đây:
A: Where do you think the class is?
B: The class is in the mountainous area.
A: When does this class take place?
B: The class takes place in the morning since we can see the sunlight outside.
A: What are the children doing?
B: They are learning how to read and write. Besides, they are listening very attentively to their teacher.
A: What do you think of the teacher in this class? Who is he?
B: He is a soldier. He may be a border soldier and he works as a volunteer teacher.
A: Is the class in a good condition?
B: No, it isn't. It is in a poor condition.


Trong khi bạn đọc
Đọc đoạn văn và sau đó làm bài tập theo sau.
Bản dịch:
Vào tháng 7 năm 2000, 61 tỉnh và thành phố ở Việt Nam đã hoàn tất chương trình "Phổ cập giáo dục Tiểu học" và "Xóa mù chữ". Tuy nhiên, vào thời gian đó, chỉ có 94% dân số biết đọc và viết. Điều đó có nghĩa là có nhiều việc phải làm để xoá nạn mù chữ trong toàn quốc.
Vào mùa hè năm 2000, Hội Khuyến học Việt Nam bắt đầu một chiến dịch xóa mù chữ. Trong chiến dịch này, sáu trăm sinh viên dân tộc thiểu số ở vùng cao miền Bắc được yêu cầu dạy đọc và viết cho 1.200 người mù chữ ở làng quê của họ. Vào năm 2001, có tám trăm sinh viên tình nguyện tham dự vào chiến dịch, số người được học đọc, viết lên đến 4.623 người. Đó là một cách hiệu quả để giúp những người ở vùng sâu vùng xa biết đọc và viết.
Những sinh viên tham dự vào cuộc chiến chống nạn mù chữ coi việc giúp người ở làng quê mình là một vinh dự. Họ tình nguyện dành trọn kỳ nghỉ hè để dạy những người mù chữ học đọc và viết. Vài bạn còn chuẩn bị các tài liệu lien quan dành cho lớp. Họ nói về các kỹ thuật canh tác mới và kế hoạch hóa gia đình. Trước khi đi, họ hứa sẽ trở lại vào mùa hè sau.
Cuộc chiến xóa mù chữ tiếp tục vào mùa hè năm 2002. Lần này Hội Khuyến Học Việt Nam quyết định mở rộng các hoạt động của hội đến các tỉnh ở vùng núi miền Trung. Hiện tại, số người mù chữ ở vùng xa và vùng cao đã giảm dần. Người ta hy vọng là nạn mù chữ sẽ được xóa sạch trong nước khi càng ngày càng có nhiều người tham gia vào công cuộc chống lại nạn mù chữ.


Task 1. Tìm từ tiếng Việt tương đương cho các diễn đạt sau.
1. Universalisation of Primary Education: Phổ cập giáo dục Tiểu học
2. The Vietnam Society of Learning Promotion: Hội Khuyến học Việt Nam
3. illiteracy eradication: xóa mù chữ
4. farming techniques: kĩ thuật canh tác
5. family planning: kế hoạch hóa gia đình
* Những cụm từ ghép những từ này luôn đi với nhau để chỉ về một khái niệm nào đó. Các bạn nên học thuộc để dùng khi viết các đoạn văn


Task 2. Lựa chọn nào trong số các đáp án A, B, C hoặc D thích hợp nhất để tóm tắt cả đoạn văn trên?
A. Chương trình Phổ cập giáo dục Tiểu học ở Việt Nam
B. Tỉ lệ mù chữ ở Việt Nam
C. Chương trình giáo dục của sinh viên vùng cao
D. Cuộc chiến chống mù chữ
Lựa chọn: D. The fight against illiteracy


Task 3. Trả lời các câu hỏi.
1. What was the rate of literacy in Vietnam in 2000? (Tỉ lệ biết chữ ở Việt Nam năm 2000 là bao nhiêu?)
=> 94% of the population. (Khoảng 94% dân số.)
2. What campaign was started by the Vietnam Society of Learning Promotion? (Hội Khuyến học Việt Nam bắt đầu chiến dịch nào?)
=> The campaign for illiteracy eradication.
(Chiến dịch xoá nạn mù chữ.)
3. How many students participated in the campaign in 2000 and how many in 2001? (Có bao nhiêu sinh viên tham gia vào chiến dịch năm 2000 và có bao nhiêu tham gia năm 2001?)
=> 600 students in 2000 and 800 students in 2001.
(600 sinh viên năm 2000 và 800 sinh viên năm 2001.)
4. What did the students do to help eradicate illiteracy? (Sinh viên đã làm gì để giúp xóa nạn mù chữ?)
=> They willingly/voluntarily spent their vacations teaching ethnic minority illiterate people to read and write.
(họ tình nguyện dành mùa hè của họ giảng dạy cho những dân tộc thiểu số mù chữ cách đọc và viết.)
5. What will happen if more and more people take part in the struggle against illiteracy? (Điều gì sẽ xảy ra nếu ngày càng có nhiều người tham gia vào chiến dịch chống mù chữ?)
=> Illiteracy will soon be eradicated.
(Nạn mù chữ sẽ bị đẩy lùi.)


Sau khi bạn đọc
Làm việc nhóm. Hỏi và trả lời các câu hỏi.
1. Are there any illiterate people in your neighborhood? (Trong vùng bạn ở có người mù chữ không?)
=> Yes, but not many. (Có nhưng không nhiều.)
2. What do you think we should do to help them read and write? (Theo bạn chúng ta nên làm gì để giúp học biết đọc và viết?)
=> I think we should explain the disadvantages of being illiterate to them. At the same time, we should provide the convenient condition for them to go to classes for illiteracy eradication.
(Mình nghĩ chúng ta nên giải thích cho họ những khó khan của việc không biết chữ. Đồng thời, chúng ta nên tạo điều kiện thuận lợi cho họ tham gia các lớp học mù chữ.)


NÓI
Task 1. Làm việc theo cặp. Ghép mỗi vấn đề ở A và cách giải quyết ở B.
1. b/g (Rất nhiều học sinh không thể mua sách bài tập -> cung cấp sách bài tập cho những trẻ em của gia đình khó khăn/ thu thập sách đã qua sử dụng cho thư viện trường.)
2. a/e (Học sinh gian lận trong thi cử -> Ban hành luật lệ trường học nghiêm minh/ giảm số lượng học sinh của một lớp.)
3. d/f (Rất nhiều học sinh sống xa trường -> đáp ứng hương tiện đến trường/ xây dựng trường mới.)
4. c/j (trước đây có rất nhiều học sinh nghỉ học -> Đưa ra nhưng bài giảng đặc biệt/ cung cấp bang đĩa tiếng anh.)
5. h/I (Rất nhièu học sinh gặp khó khan trong việc học tiếng anh -> Giúp chúng làm bài tập về nhà/ lập một câu lạc bộ nói tiếng anh.)


Task 2. Làm việc nhóm. Thảo luận về các vấn đề của trường bạn và đưa ra giải pháp. Sử dụng các gợi ý trong Bài tập 1.)
Example: Gợi ý cho phần 1. b-g ở Task 1
A: Many students cannot buy all the required books. What do you think we should do to help them?
B: I think we school ask the school headmaster to provide free textbooks for students from low-income families.
C: We should collect used textbooks for school libraries.
Làm tương tự như ví dụ trên, và dựa vào Task 1, các bạn có thể tạo các đoạn hội thoại tương tự, ví dụ:
A: Students cheat in exams. What do you think we should do to solve this problem?
B: I think we school ask the school headmaster enforce strict school regulations.
C: We should reduce the number of students in a class.


Task 3. Làm việc nhóm. Hãy suy nghĩ về ba hoặc bốn vấn đề mà lớp bạn đang trải qua. Thảo luận về chúng và đưa ra giải pháp. Bạn có thể sử dụng những gợi ý sau đây.
- Lớp học quy mô lớn (Hơn 50 học sinh trong lớp)
- Thiếu bàn (3 học sinh mỗi bàn)
- Nóng vào mùa hè (không có quạt điện)
- Lạnh và tối trong mùa đông (cửa sổ bị hỏng, không có đèn)
A: The main problem of our class is oversized. There are over 50 students in our class. What should we do to solve this problem?
B: I think the school should recruit more teachers and open new classes.
C: Besides, there is a lack of desks. Three students have to sit on a desk. What should we do?
A: We should buy more desks. And the desks have to be divided into each class.
B: What about the cold weather and dark condition in winter. It seems that most of the school’s window are broken and there is not adequate light.
C: We can change all the window system and supply more stable electricity.
Bản dịch đoạn hội thoại:
A: Vấn đề chính là lớp học của chúng ta bị quá số lượng. Có tới 50 học sinh trong một lớp học. Mình nên làm gì để giải quyết vấn đề này?
B: Mình nghĩ trường học nên tuyển them giáo viên và mở nhiều lớp mới.
C: Hơn nữa, bàn học cũng bị thiếu. 3 học sinh phải ngồi chung một bàn. Chúng ta nên làm gì?
A: Chúng ta nên mua nhiều bàn hơn. Và bàn phải được chia đều cho mỗi lớp học.
B: Còn về thời tiết lạnh và điều kiện tối vào mùa đông. Dường như hầu hết các cửa sổ đều hỏng và không có đủ đèn, ánh sáng.
C: Chúng ta có thể thay toàn bộ hệ thống cửa sổ và cung cấp mạng điện ổn định hơn.


NGHE
Trước khi bạn nghe
Làm việc theo cặp. Hỏi và trả lời các câu hỏi.
1. Have you ever done a survey? (Bạn đã từng thực hiện một cuộc khảo sát nào chưa?)
=> No, I haven't. (Chưa)
2. Do you know where Perth is? (Bạn có biết thành phố Perth ở đâu không?)
=> Yes. Perth is the capital and largest city of the Australian state of Western Australia.
(Có chứ. Peth là thủ đô và là thành phố lớn nhất Úc.)
=> No. I don't know. (Không mình không biết.)
Nghe và lặp lại
Effective (a) có hiệu quả
Maturity (n) sự trưởng thành
Weaknesses (n) tình trạng yếu đuối/ điểm yếu
Performance (n) cuộc biểu diễn xuất phát từ động từ perform: biểu diễn
Self- respect (n) sự tự trọng
Academic (a) thuộc học viện, đại học


Trong khi bạn nghe
Task 1. Nghe và chọn đáp án đúng nhất để hoàn thành câu sau.
1. D (học sinh được yêu cầu cho ý kiến về điều gì làm nên trường học tốt nhất.)
2. B (Hầu hết học sinh nghĩ họ nên được khuyến khích tạo kế hoạch học tập thực tế.)
3. B (Khoảng 55% học sinh mong muốn giáo viên của họ có động lực và hứng thú với việc họ đã làm.)
4. B (Hầu hết học sinh tin rằng học tập nên tập trung vào tầm quan trọng của những kĩ năng.)


Task 2. Nghe lại và trả lời các câu hỏi.
1. Where did the survey take place? (Cuộc khảo sát đã được thực hiện ở đâu?)
=> It took place in Perth. (Nó được thực hiên ở thành phố Peth.)
2. What percentage of the students felt mutual respect was essential for effective learning to take place? (Có bao nhiêu phần trăm học sinh nghĩ rằng sự tôn trọng lẫn nhau là cần thiết cho việc học tập có hiệu quả?)
=> 80 percent of the students.
(Khoảng 80%)
3. What did the older students feel? (Các sinh viên lớn tuôỉ hơn nghĩ gì?)
=> They felt that they should be allowed to give some input into school decision making.
(Họ đã nghĩ rằng họ nên được cho phép đưa ra ý kiến về trường học.)


Sau khi bạn nghe
Làm việc nhóm. Thảo luận câu hỏi: Theo bạn thì đâu là điều kiện cho việc học tốt hơn: giáo viên giỏi hay sách giáo khoa tốt?
A: Which do you think is more essential for better learning - good teachers or good textbooks?
B: Textbooks are essential teaching and learning materials in any programme and syllabus. Having good textbooks is very important. Good textbooks provide students with adequate knowledge, skills and practice. Good textbooks also guide students how to learn and help them study effectively on their own.
C: However, having good teachers may be more important than having good textbooks because a good teacher can turn a poor quality textbook into an interesting one. In fact, a good teacher can even replace the textbook, motivate students to learn, and train them to use self-studying skills. Besides that, the teachers must take responsibilities for the students' learning.


VIẾT
Task 1: Chọn một từ thích hợp trong khung để điền vào mỗi chỗ trống của đoạn văn sau.
1. Varied
2. Rise
3. Declined
4. Different
5. Went up
6. Dramatically
Bản dịch đoạn văn:
Biểu đồ miêu tả mức chỉ số chữ của dân số ở nhiều nơi của đất nước từ năm 1998 đến 2007. Như chúng ta thấy, có sự khác biệt lớn giưax năm 1998 và 2007. Taị Lowland, số lượng đàn ông và phụ nữ biết chữ tăng đều. Mặt khác, chỉ số nam và nữ biết chữ ở Mìdlands giảm. Tại Highlands chỉ số biết chữ lại khác với các vùng còn lại. Trong khi số nam biết chữ tang nhẹ từ năm 1998 đến năm 2007, số nữ biết chữ lại giảm mạnh. Số liệu này có thể giúp các nhà nghiên cứu và nhà kế hoạch lập kế hoạch thích hợp để phát triển giáo dục trong mỗi vùng của đất nước.


Task 2. Viết một đoạn văn khoảng 100 từ mô tả thông tin trong bảng sau đây:
The table describes the trends of the literacy rates in Sunshine country from 1998 to 2007. As can be seen from the table, they varied considerably during this period. The literacy rate of Lowlands and Midlands increased whereas that of Highlands decreased. From 1998 to 2004, the literacy rate of Lowlands rose slightly, and then it increased dramatically from 2004 to 2007. In Midlands, there was a steady increase in the number of literate people. In contrast, in Highlands the number of literate people decreased sharply. In conclusion, this data may help the researcher or planner make suitable plant for educational development in each area of the country.


LANGUAGE FOCUS
Ngữ pháp
Exercise 1. Hoàn thành câu thứ hai để nó có cùng nghĩa với câu đầu, sử dụng các từ đã cho.
1. They promised to come back again.
(họ đã hứa quay trở lại.)
2. The lifeguard advised us not to swim too far from the shore.
(Bảo vệ khuyên chúng tôi không nên bơi quá xa bờ.)
3. John asked Peter to close the window.
(John nhờ Peter đóng cửa sổ dùm.)
4. The teacher encouraged Eric to join the football team.
(Giáo viên khuyến khích Eric tham gia đội bóng dá.)
5. John promised to give it to him the next day.
(John hứa sẽ đưa nó cho anh ấy ngày mai.)
6. My mum wanted Lan to become a doctor.
(Mẹ tôi muốn Lan trở thành bác sĩ.)
7. My sister reminded me to lock the door before going to school.
(Chị gái nhắc tôi đóng cửa trước khi đi học.)
8. His boss advised him to go home and rest for a while.
(Sếp của anh ấy khuyên anh ấy nên về nhà và nghỉ ngơi.)


Exercise 2. Viết các câu sau ở thể tường thuật, sử dụng dạng đúng của các từ đã cho trong ngoặc.
1. He advised me not to drink too much beer.
(Anh ấy khuyên tôi không nên uống quá nhiều bia.)
2. She invited me to come and see her whenever I wanted.
(Cô ấy mời tôi tới nhà cô ấy bất cứ khi nào tôi muốn.)
3. Phuong wanted me not to smoke in his car.
(Phuong muốn tôi không hút thuốc trong xe anh ấy.)
4. He told Sue to give him her phone number.
(anh ấy bảo Sue cho anh ấy số điện thoại.)
5. He reminded me to give the book back to Joe.
(anh ấy nhắc tôi trả sách lại cho Sue)
6. He promised not to do it again.
(Anh ấy hứa sẽ không làm như vậy nữa.)
7. He agreed to wait for me.
(Anh ấy đồng ý đơị tôi.)
8. Tuan asked her to lend him some money.
(Tuấn hỏi mượn tiền cô ấy.)


GRAMMAR POINTS (NHỮNG ĐIỂM NGỮ PHÁP)
Câu gián tiếp với động từ nguyễn mẫu:
Khi những câu phát biểu/ mệnh lệnh được tường thuật với các động từ sau, ta sử dụng to-V kèm theo:
a. V + to-V: agree, decide, demand, determine, expect, guarantee, hope, offer, promise, refuse, say, want, wish, propose,…
Ví dụ:
“We hope you will win the competition”, said Tim’s family
 Tim is expected to win the competition.
(Tim được mong đợi là sẽ thắng cuộc thi.)
“ I will pick John up at the airport by the time he arrives”, said Lisa
 Lisa promised to pick John up at the airport by the time he arrived.”
(Lisa hứa sẽ đón John tại sân bay ngay khi anh ấy tới.)
b. V + O + to-V: advise, allow, ask, beg, command, encourage, expect, help, invite, instruct, order, permit, persuade, remind, request, require, tell, urge, want, warn,…
Ví dụ:
“ I’m very glad if you can come to my birthday party this weekend”, Jenny said.
 Jenny invited me to join her birthday party that weekend
(Jenny mời tôi tham dự tiệc sinh nhật của cô ấy vào cuối tuần)
“ You should go to the dentist’s”, my mother said
 My mother advised me to go to the dentist’s
(mẹ khuyên tôi nên đi tới nha sĩ.)
 
  • Chủ đề
    bai tap tieng anh co dap an lop 11 tieng anh lop 11 unit 5
  • Bạn nào trả lời cho mình? “Booty call” “spring chicken” là gì với?
    "spring chicken" tương đương như "springer": gà giò, gà non để ăn, hay cách nói đùa cợt là người còn trẻ, non nớt, thiếu kinh nghiệm.
    Còn "booty call", chắc chắn là 1 idiom, sợ là tiếng lóng, mình kg tìm ra trong từ đển nào hết, bạn cho nguyên cả câu để thử đoán theo ngữ cảnh của nó nhé.
     

    Thống kê

    Chủ đề
    100,580
    Bài viết
    467,304
    Thành viên
    339,804
    Thành viên mới nhất
    12sunwinwin
    Top