Hướng dẫn học sinh lập dàn ý và bài văn mẫu bàn về đức tính giản dị trong cuộc sống của Bác và của học sinh
Cuộc sống là một khu vườn đầy màu sắc, phong phú và đa dạng với những vẻ đẹp và tiêu chuẩn khác nhau. Mỗi người có những tiêu chuẩn và cách đánh giá riêng về cái đẹp. Riêng với tôi, tôi cho rằng cái đẹp đi liền với cái giản dị, tự nhiên. Đó là vẻ đẹp thanh cao, không cầu kì diêm dúa nhưng vẫn rất trang nhã, điềm đạm. Đôi khi trong cuộc sống cái chúng ta cần không nhất thiết cứ phải là sự sang trọng một cách đẳng cấp và tỏ vẻ ta đây. Mọi điều lớn lao, vĩ đại đều bắt nguồn từ những gì giản dị, bình dị nhất. tất nhiên quan niệm của mỗi người là như nhau. Vậy thì bạn hiểu thế nào là sự giản dị. Vậy thì hôm nay mình sẽ giúp các bạn bài văn bàn về sự giản dị từ bài phong cách Hồ Chí Minh nhé. Với đề bài này, các bạn cần giải thích thế nào là sự giản dị, biểu hiện của nó là gì, sự giản dị có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống, liệu giản dị có phải là sự thô kệch, xuyền xoàng tầm thường dễ dãi hay không? Mời các bạn tham khảo bài làm dưới đây nhé.
Đề bài: TỪ BÀI PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH BÀN VỀ ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ TRONG CUỘC SỐNG
LẬP DÀN Ý BÀI VĂN BÀN VỀ ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ TRONG CUỘC SỐNG
1.MỞ BÀI: giới thiệu vấn đề cần nghị luận(tính giản dị).
2. THÂN BÀI:
Giản dị là sự đơn giản, không cầu kì, phô trương.
Biểu hiện:
Không quá đề cao vẻ bề ngoài hào nhoáng, sang trọng.
Sống thanh cao, bình dị với nhịp chậm dãi và êm đềm.
Không ăn mặc quá kiểu cách, tỏ ra phô trương và khoe khoang.
Dẫn chứng: Bác Hồ,..
Người giản dị là người ưa sự tĩnh tại, hiền hòa, cân đối.
Tâm hồn dường như trở nên thanh cao, thanh thản và điềm đạm hơn.
Cuộc sống không quá cầu kì, không gây áp lực, tạo cảm giác thỏa mái.
Phản biện:
Giản dị không có nghĩa là sơ thoáng, hà tiện và xuyền xoàng dễ dại.
Đó là sự chắt lọc về chất một cách tinh hoa và bình đạm nhất.
3. KẾT BÀI;
Nêu cảm nhận và khẳng định lại vai trò của tính giản dị trong cuộc sống.
BÀI VĂN NGHỊ LUẬN BÀN VỀ ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ TRONG CUỘC SỐNG
Với nhân dân ta nói riêng và bạn bè quốc tế nói chung thì có lẽ hình ảnh vị cha già kính yêu-Hồ Chí Minh, đã quá vĩ đại và thân quen với mọi tầng lớp và gương mặt. Nhưng người không chỉ nổi tiếng là một vị lãnh tụ vĩ đại, một nhà quân sự tài ba, một danh nhân văn hóa thế giới mà Người còn được cả thế giới kính trọng bởi đức tính giản dị của một người lãnh tụ trên vạn người. Vậy thì thế nào là giản dị?
Giản dị là sự không cầu kì, sang trọng và phô trương khoe mẽ. giản dị thể hiện trong trang phục, lối sống, cách sinh hoạt, cách thể hiện bản thân. Giản dị đối lập hẳn với cách sống cầu kì, kiểu cách theo kiểu vương công quý tộc. Sự giản dị tạo ra cách sống nhẹ nhàng, điềm đạm thích sống hướng nội hơn là sự khoe mẽ ra bên ngoài.
Bác Hồ của chúng ta, người vốn nổi tiếng với đức tính giản dị. Giản dị trong nhu cầu ăn uống, Bác thường quen với những món giản dị, đạm bạc như canh cà, dưa muối. Trong ăn mặc Bác cũng không quá phô trương, Bác hay mặc chiếc áo ka-ki đã sờn màu và đi đôi dép lốp cao su. Tất cả những gì thuộc về Bác đều là sự giản dị đến tối đa, có ai nghĩ một vị chủ tịch nước của một dân tộc lại sống trong một căn nhà sàn đơn sơ, đạm bạc đến vậy thay vì những cung điện nguy nga, tráng lệ của vua chúa hay các vị nguyên thủ trên thế giới. Sự giản dị của Bác gợi ra cho chúng ta nhiều suy nghĩ. Sự giản dị phải chăng cũng đi liền với những quan niệm thẩm mĩ về cái đẹp, đó là cái đẹp giản dị, tự nhiên, chân chất và mộc mạc thay vì cái đẹp cầu kì, kiểu cách. Cái đẹp ấy đi liền với sự thanh cao, giản dị, cái đẹp tự nhiên, điềm đạm, cân đối hài hòa. Sự giản dị giúp tâm hồn ta thanh thản và nhẹ nhõm, không quá đề cao những gì thuộc về vật chất. đồng thời sự giản dị giúp ta sống không theo kiểu chạy theo xu hướng, không quá a dua, đua đòi theo lối sống của người khác. Cũng chính nhờ sự giản dị, tâm hồn ta tăng thêm vẻ đẹp mộc mạc, hài hoa tránh phát sinh những ham muốn rất dễ trở thành dục vọng tầm thường, thấp kém. Đôi khi con người ta hay vì ưa những cái rực rõ, chói lóa sang trọng mà a dua, học đòi, bắt chước nhưng kì thực họ không biết rằng chỉ có sự giản dị về chất từ bên trong mới tạo ra vẻ đẹp ngời rạng, trong sáng và thanh cao từ chính tâm hồn mình.
Nhưng sự giản dị không đồng nghĩa với sự dễ dãi, xuyền xoàng trong tác phong và cách thức sinh hoạt. sự giản dị ở đây là không màu mè, kiểu cách còn sự dễ dãi kia lại rất dễ gây ra sự thô tục, thiếu lịch sự, gây mất thiện cảm với người xung quanh. Sống giản dị là biết tạo ra một sự tĩnh tại và an nhiên, điềm đạm trong tâm hồn mình để không bị cuốn theo những cám dỗ về vật chất ở bên ngoài. Đó dường như đã là vẻ đẹp truyền thống, rất riêng, rất dân tộc của người dân Việt Nam ta từ bao đời nay.
Có một nhà văn nào đó đã từng nói như này: Quần áo giản dị là y phục đúng kiểu của kẻ thô tục; chúng được may cho họ, và phù hợp hoàn toàn với tiêu chuẩn của họ, nhưng đối với những người đã đổ đầy cuộc đời mình với những hành động lớn lao thì chúng lại là đồ trang trí lộng lẫy. Tôi ví chúng như cái đẹp trong sự xuềnh xoàng, nhưng khiến người ta mê mẩn. Vậy thì thật đáng quý biết bao là cái đẹp giản dị, cái đẹp sang trọng trong những gì bình dị nhất.
Trong tất cả mọi thứ: trong tính cách, trong cung cách, trong phong cách, cái đẹp nhất là sự giản dị. Chính sự giản dị làm nên cái chuẩn mực và thanh tĩnh cho tâm hồn, không để ta cứ luôn phải chạy theo những toan tính và tham vọng về vật chất để khoe mẽ và phơi bày cho thiên hạ trông thấy. Chính vì thế, giản dị cũng là một trong những đẹp thanh lịch và quý báu mà chúng ta cần phát huy.
Cuộc sống là một khu vườn đầy màu sắc, phong phú và đa dạng với những vẻ đẹp và tiêu chuẩn khác nhau. Mỗi người có những tiêu chuẩn và cách đánh giá riêng về cái đẹp. Riêng với tôi, tôi cho rằng cái đẹp đi liền với cái giản dị, tự nhiên. Đó là vẻ đẹp thanh cao, không cầu kì diêm dúa nhưng vẫn rất trang nhã, điềm đạm. Đôi khi trong cuộc sống cái chúng ta cần không nhất thiết cứ phải là sự sang trọng một cách đẳng cấp và tỏ vẻ ta đây. Mọi điều lớn lao, vĩ đại đều bắt nguồn từ những gì giản dị, bình dị nhất. tất nhiên quan niệm của mỗi người là như nhau. Vậy thì bạn hiểu thế nào là sự giản dị. Vậy thì hôm nay mình sẽ giúp các bạn bài văn bàn về sự giản dị từ bài phong cách Hồ Chí Minh nhé. Với đề bài này, các bạn cần giải thích thế nào là sự giản dị, biểu hiện của nó là gì, sự giản dị có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống, liệu giản dị có phải là sự thô kệch, xuyền xoàng tầm thường dễ dãi hay không? Mời các bạn tham khảo bài làm dưới đây nhé.
Đề bài: TỪ BÀI PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH BÀN VỀ ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ TRONG CUỘC SỐNG
LẬP DÀN Ý BÀI VĂN BÀN VỀ ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ TRONG CUỘC SỐNG
1.MỞ BÀI: giới thiệu vấn đề cần nghị luận(tính giản dị).
2. THÂN BÀI:
Giản dị là sự đơn giản, không cầu kì, phô trương.
Biểu hiện:
Không quá đề cao vẻ bề ngoài hào nhoáng, sang trọng.
Sống thanh cao, bình dị với nhịp chậm dãi và êm đềm.
Không ăn mặc quá kiểu cách, tỏ ra phô trương và khoe khoang.
Dẫn chứng: Bác Hồ,..
Người giản dị là người ưa sự tĩnh tại, hiền hòa, cân đối.
Tâm hồn dường như trở nên thanh cao, thanh thản và điềm đạm hơn.
Cuộc sống không quá cầu kì, không gây áp lực, tạo cảm giác thỏa mái.
Phản biện:
Giản dị không có nghĩa là sơ thoáng, hà tiện và xuyền xoàng dễ dại.
Đó là sự chắt lọc về chất một cách tinh hoa và bình đạm nhất.
3. KẾT BÀI;
Nêu cảm nhận và khẳng định lại vai trò của tính giản dị trong cuộc sống.
BÀI VĂN NGHỊ LUẬN BÀN VỀ ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ TRONG CUỘC SỐNG
Với nhân dân ta nói riêng và bạn bè quốc tế nói chung thì có lẽ hình ảnh vị cha già kính yêu-Hồ Chí Minh, đã quá vĩ đại và thân quen với mọi tầng lớp và gương mặt. Nhưng người không chỉ nổi tiếng là một vị lãnh tụ vĩ đại, một nhà quân sự tài ba, một danh nhân văn hóa thế giới mà Người còn được cả thế giới kính trọng bởi đức tính giản dị của một người lãnh tụ trên vạn người. Vậy thì thế nào là giản dị?
Giản dị là sự không cầu kì, sang trọng và phô trương khoe mẽ. giản dị thể hiện trong trang phục, lối sống, cách sinh hoạt, cách thể hiện bản thân. Giản dị đối lập hẳn với cách sống cầu kì, kiểu cách theo kiểu vương công quý tộc. Sự giản dị tạo ra cách sống nhẹ nhàng, điềm đạm thích sống hướng nội hơn là sự khoe mẽ ra bên ngoài.
Bác Hồ của chúng ta, người vốn nổi tiếng với đức tính giản dị. Giản dị trong nhu cầu ăn uống, Bác thường quen với những món giản dị, đạm bạc như canh cà, dưa muối. Trong ăn mặc Bác cũng không quá phô trương, Bác hay mặc chiếc áo ka-ki đã sờn màu và đi đôi dép lốp cao su. Tất cả những gì thuộc về Bác đều là sự giản dị đến tối đa, có ai nghĩ một vị chủ tịch nước của một dân tộc lại sống trong một căn nhà sàn đơn sơ, đạm bạc đến vậy thay vì những cung điện nguy nga, tráng lệ của vua chúa hay các vị nguyên thủ trên thế giới. Sự giản dị của Bác gợi ra cho chúng ta nhiều suy nghĩ. Sự giản dị phải chăng cũng đi liền với những quan niệm thẩm mĩ về cái đẹp, đó là cái đẹp giản dị, tự nhiên, chân chất và mộc mạc thay vì cái đẹp cầu kì, kiểu cách. Cái đẹp ấy đi liền với sự thanh cao, giản dị, cái đẹp tự nhiên, điềm đạm, cân đối hài hòa. Sự giản dị giúp tâm hồn ta thanh thản và nhẹ nhõm, không quá đề cao những gì thuộc về vật chất. đồng thời sự giản dị giúp ta sống không theo kiểu chạy theo xu hướng, không quá a dua, đua đòi theo lối sống của người khác. Cũng chính nhờ sự giản dị, tâm hồn ta tăng thêm vẻ đẹp mộc mạc, hài hoa tránh phát sinh những ham muốn rất dễ trở thành dục vọng tầm thường, thấp kém. Đôi khi con người ta hay vì ưa những cái rực rõ, chói lóa sang trọng mà a dua, học đòi, bắt chước nhưng kì thực họ không biết rằng chỉ có sự giản dị về chất từ bên trong mới tạo ra vẻ đẹp ngời rạng, trong sáng và thanh cao từ chính tâm hồn mình.
Nhưng sự giản dị không đồng nghĩa với sự dễ dãi, xuyền xoàng trong tác phong và cách thức sinh hoạt. sự giản dị ở đây là không màu mè, kiểu cách còn sự dễ dãi kia lại rất dễ gây ra sự thô tục, thiếu lịch sự, gây mất thiện cảm với người xung quanh. Sống giản dị là biết tạo ra một sự tĩnh tại và an nhiên, điềm đạm trong tâm hồn mình để không bị cuốn theo những cám dỗ về vật chất ở bên ngoài. Đó dường như đã là vẻ đẹp truyền thống, rất riêng, rất dân tộc của người dân Việt Nam ta từ bao đời nay.
Có một nhà văn nào đó đã từng nói như này: Quần áo giản dị là y phục đúng kiểu của kẻ thô tục; chúng được may cho họ, và phù hợp hoàn toàn với tiêu chuẩn của họ, nhưng đối với những người đã đổ đầy cuộc đời mình với những hành động lớn lao thì chúng lại là đồ trang trí lộng lẫy. Tôi ví chúng như cái đẹp trong sự xuềnh xoàng, nhưng khiến người ta mê mẩn. Vậy thì thật đáng quý biết bao là cái đẹp giản dị, cái đẹp sang trọng trong những gì bình dị nhất.
Trong tất cả mọi thứ: trong tính cách, trong cung cách, trong phong cách, cái đẹp nhất là sự giản dị. Chính sự giản dị làm nên cái chuẩn mực và thanh tĩnh cho tâm hồn, không để ta cứ luôn phải chạy theo những toan tính và tham vọng về vật chất để khoe mẽ và phơi bày cho thiên hạ trông thấy. Chính vì thế, giản dị cũng là một trong những đẹp thanh lịch và quý báu mà chúng ta cần phát huy.