Bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh lớp 9 hay nhất

Hướng dẫn thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở địa phương em có dàn ý và bài viết tham khảo

Đất nước chữ S của chúng ta tươi đẹp là thế nên có rất nhiều danh lam thắng cảnh. Từ Bắc cuống Nam mỗi nơi là một địa danh nổi tiếng. Đó có thể là một di tích lịch sử, nơi thờ các vị anh hung dân tộc hay cảnh sắc núi rừng thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng. Mỗi nơi thì lại giúp chúng ta hiểu biết hơn, biết về nguồn gốc, sự hình thành hay ý nghĩa của mỗi nơi.Là một người thích trải nghiệm những gì thứ vị, mới mẻ nên tôi rất thích đi du lịch, tôi muốn khám phá hết cảnh đẹp của quê hương, đất nước mình.Sự trải nghiệm rất có ý nghĩa khi chúng ta vừa được ngắm cảnh đẹp mà lại được mở mang kiến thức. Danh lam thắng cảnh quê hương đất nước ta còn được UNESCO công nhận và có nhiều khách nước ngoài tham quan.Trong chương trình ngữ văn lớp 9 có đề bài thuyết minh về danh lam thắng cảnh. Dưới đây là dàn ý và bài làm chi tiết về đề bài này mong rằng với cách làm này có thể giúp các bạn có một định hướng đúng và làm bài này một cách tốt nhất.Để làm đề bài này, chúng ta sẽ giới thiệu về danh lam thắng cảnh đó, nêu lên lịch sử hình thành và ý nghĩa.

DÀN Ý:THUYẾT MINH VỀ DANH LAM THẮNG CẢNH
1.MỞ BÀI:
Đất nước ta có nhiều danh lam thắng cảnh và mỗi nơi là một vẻ đẹp riêng

2. TH N BÀI:
Nêu lịch sử hình thành : hoàn cảnh, nguyên nhân..
Các đặc điểm của danh thắng đó gồm sông hay núi thiên nhiên hùng vĩ hoặc là các di tích lịch sử đền chùa…
Ý nghĩa với người dân và với đất nước khẳng định vẻ đẹp truyền thống của dân tộc, đem lại nguồn thu nhập cho người dân địa phương…
Nguồn khách du lịch trong nước và ngoài nước ngày càng tăng.
Đặc sản ở danh lam thắng cảnh đó nó đặc trưng cho nét đẹp văn hóa ở đó

3. KẾT BÀI:
Giữ gìn và phát huy những nét đẹp truyền thống đó của dân tộc

thuyet-minh-ve-danh-lam-thang-canh-cot-co-thanh-nam.jpg

Cột cơ Nam Định là 1 địa danh khá nổi tiếng ở đây



BÀI VĂN THUYẾT MINH VỀ DANH LAM THẮNG CẢNH
Nam Định không chỉ nổi tiếng là mảnh đất dệt may hay là mảnh đất của những con người tài giỏi và được mệnh danh là Đất học Thành Nam. Nam Định còn nổi tiếng là một trong vùng đất có nhiều di tích lịch sử danh lam thắng cảnh lâu đời như Đền Trần. Một trong số đó phải kể đến Cột Cờ Nam Định.

Cột cờ Nam Định còn được gọi là Kỳ Đài nằm trên đường Tô Hiệu, phường Ngô Quyền, phía Nam thành phố Nam Định. Về nguồn gốc, theo tư liệu ghi chép lại tại bảo tàng tỉnh Nam Định, cột cờ Nam Định được xây dựng vào năm Gia Long thứ 11 (năm 1812) và đến năm Thiệu Trị thứ 3 (năm 1843) thì hoàn thành. Công trình này không chỉ là một biểu tượng của chủ quyền độc lập của Quốc gia mà nó còn là một công trình gắn với thành cổ Nam Định.

Cột cờ Thanh Nam gắn liền với nhiều dấu ấn lịch sử quan trọng. Trong thời điểm kháng chiến chống Pháp, nơi đây trở thành nơi sinh hoạt, liên lạc để bàn bạc, chỉ đạo phong trào của cán bộ, Đảng viên Nam Định. Vào ngày 27/03/1883, tàu chiến Pháp từ sông Đào bắn phá vào trong thành khiến cột cờ bị hư hỏng nhẹ. Ngày 11/6/1972, trong một lần càng quét bộ đội, máy bay Mỹ đã ném bom khiến cột cờ bị sập. Mão đến năm 1997, cột cờ đã được phục nhân dân và chính quyền địa phương dựng nguyên dạng.

Cột cờ thành Nam Định cao 23,84m, kiến trúc cao nhất trong Thành Nam được xây vào năm Gia Long thứ 11 (1812) ở phía Nam nội thành, cách Vọng Cung***** khoảng 100m. Cột cờ được xây trên hai tầng bệ, cột hình vuông thu dần từ dưới lên. Tầng dưới cùng hình vuông mỗi cạnh dài 16,33m, cao 2,40m. Hai phía Đông và Tây của tầng một có hai cầu thang xây bằng gạch 10 bậc dẫn lên tầng hai. Bốn mặt bệ đều xây lan can, trổ bốn cửa. Trên khuôn cửa Đông có hai chữ Nghênh húc . Khuôn cửa Nam có hai chữ Hướng quang. Thân cột cờ cao 12,65m thu dần từ dưới lên với hai phần: Phần dưới hình trụ bát giáp, phần trên hình tròn đường. Từ phía Nam có cửa đi vào trong thân cột cờ, có cầu thang soáy ốc 54 bậc. Cột cờ xây bằng gạch nung già, màu đỏ sẫm. Các góc vuông của hai tầng bệ xây bằng một loại gạch chuyên còn các góc khác của thân cột trụ bát giác là một loại gạch riêng. Gạch lát nền có màu nâu đen. Hai di vật còn dữ lại thời Thiệu Trị là khẩu súng thần công đặt ở hai mặt chính và tấm bia đá khắc chữ: .... Kỳ đài - Thiệu Trị tam niên phụng tác. Ngày nay, trên đỉnh cột cờ treo cờ tổ quốc. Đứng trên đỉnh Cột cờ có thể nhìn thấy những vùng núi, sông, cánh đồng của tỉnh Nam Định và ba tỉnh Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình.

Cột cờ Nam Định gắn liền với những chứng tích lịch sử quan trọng của Thành Nam cũng như đất nước. Vì thế nơi đây trở thành điểm ghé thăm của nhiều người khách đến tham quan, tìm hiểu về lịch sử Nam Định. Hàng năm Cột cờ Nam Định đón chào rất nhiều vị khách nơi xa ghé thăm. Không chỉ có người dân nơi xa ghé lại mà những con người Thành Nam cũng thường đến đây như để tưởng nhớ một thời lịch sử hào hùng của dân tộc. Những ngày 27-7, 22-12,… có rất nhiều người đến đây thắp hương để ghi nhớ công ơn các vị anh hùng cứu quốc.

Năm tháng cứ trôi qua, thấm thoát hơn hai thế kỉ từ ngày được xây dựng, trải qua bao biến động lịch sử, cột cờ vẫn sừng sững giữa lòng thành phố Nam Định. Nó trở thành biểu tượng lịch sử cũng như văn hoá của người dân Thành Nam, ghi lại những dấu mốc vàng son của lịch sử nước nhà.

thuyet-minh-ve-danh-lam-thang-canh-rung-cuc-phuong.jpg

Rừng Cúc Phương ở Ninh Bình là 1 điểm du lịch khá nổi tiếng



BÀI THUYẾT MINH VỀ DANH LAM THẮNG CẢNH 2
Xã hội ngày càng phát triển thì nhịp sống ở nơi thành thị ngày càng xô bồ nhộn nhịp. Được trở về thiên nhiên, trở về với những cánh rừng nguyên sinh khiến tâm hồn mỗi người trẻ lại , được thanh lọc trong sạch hơn. Việt Nam ta là vùng đất của: “Rừng vàng biển bạc”. Mà một trong số đó phải kể đến khu bảo tồn thiên nhiên: Vườn Quốc gia Cúc Phương.

Vườn Quốc gia Cúc Phương là một trong những khu bảo tồn thiên nhiên lớn ở Việt Nam. Với diện tích rộng lớn khoảng hơn 20.000 ha, rừng Cúc Phương trở thành biên giới đặc biệt giữa 3 tỉnh Bắc Trung Bộ, Tây Bắc và Châu thổ Sông Hồng thuộc 3 tỉnh Hòa Bình, Ninh Bình và Thanh Hóa. Cúc Phương còn nổi tiếng là một địa hình có đóng góp lớn cho công cuộc khảo cổ học. Chính tại nơi đây người ta tìm thấy dấu tích của người tiền sử có niên đại 12.000 năm qua những dụng cụ lao động thô sơ như rìu đá, mũi tên đá, dao bằng vỏ sò, dụng cụ xay nghiền..., qua mồ mả, hay những hang động mà họ từng sinh sống. Chính những dấu tích ấy khai sinh cho quần thể bảo tồn thiên nhiên Cúc Phương năm 1960. Về địa hình, rừng Cúc Phương án ngữ ở phía Đông Nam của dãy núi Tam Điệp, ở phía tây vườn có sông Bưởi, một nhánh của sông Mã chảy qua. Bởi vậy , không chỉ bảo vệ sự sống còn của những sinh vật trong hệ sinh thái, rừng Cúc Phương còn bảo vệ cho sự sống của con người những vùng cân cận khi tham gia trực tiếp vào vai trò bảo vệ hồ chứa nước Yên Quang.

Là một khu bảo tồn sinh học nên vào thăm rừng Cúc Phương, người ta có thể thấy sự đa dạng phong phú của các loài từ động vật đến thực vật, có cả những sinh vật quý hiếm. Rừng Cúc Phương như người mẹ thiên nhiên bảo vệ được đến 76% số họ, 48,6% số chi và 30% số loài của miền Bắc và chiếm 68,9% số họ, 43,6% số chi và 24,6% số loài hiện có ở Việt Nam. Đặc biệt khi đến đây , ai cũng tò mò muốn được xem cây chò chỉ nghìn năm hơn 1000 năm tuổi, với chiều cao 50-60m, cây đăng , cây sấu cổ thụ cao 45m. Chúng thường là một trong những đích đến khi khám phá khu rừng đầy bí ẩn này. Cúc Phương cũng là ngôi nhà của nhiều loại động vật quý hiếm như: gấu, ngựa, lợn lòi, hổ, báo, chồn, sóc, hươu sao, nai, khỉ vàng, voọc quần đùi, … nhiều loại đã được đưa vào Sách đỏ. Ngoài ra đến Cúc Phương, người ta còn khám phá những hang động như những chứng tích văn hóa lịch sử lâu đời như : Trăng Khuyết, động Chúa, động Thuỷ Tiên, động Người Xưa, hang Con Moong, động San Hô… Cúc Phương còn hùng vĩ hơn cả với đỉnh Mây Bạc cao 648m, thơ mọng hơn cả với hồ Yên Quang trầm ặc và cổ kính với một hòn đảo nhỏ và ngôi đền cổ. Đây quả là một nơi mang cảnh đẹp sơn thủy hữu tình, thu hút ấn tượng của nhiều người khi đặt chân đến đây.

Rừng Cúc Phương của Việt Nam đóng vai trò là một trong những khu bảo tồn lớn nhất, là nơi bảo vệ được những loài có giá trị. Rừng đã được nhận nhiều dự án của nước ngoài để hợp tác bảo tồn và phát triển thảm thực vật và nguồn động vật quý hiếm ở nơi đây. Bên cạnh đó, nó còn có giá trị du lịch. Hàng năm có biết bao lượt khách lui tới tham quan rừng, là một nơi thuận lợi để phục vụ tìm hiểu, nghiên cứu sinh học.

Rừng Cúc Phương là một trong những niềm tự hào của đất nước ta khi đã bảo vệ được những giống loài quý hiếm, tiêu biểu cho cảnh quan Việt Nam. Nhưng đồng thời, nó cũng nhắc nhở mỗi chúng ta về ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng , để đất nước ta mãi là đất nước của “rừng vàng biển bạc”.

Ở mỗi địa phương sẽ có những danh làm thắng cảnh riêng mà có thể giáo viên yêu cầu bạn viết về một số danh la thắng cảnh cụ thể vì thế bài văn mẫu này chỉ mang tính chất hướng dẫn thôi nhé, các bạn không nên sao chép 2 bài trên chỉ phù hợp với các bạn ở Nam Định và Ninh Bình. Các địa phương khác như Hà Nội, Huế, An Giang, TPHCM, Nghệ An... thì chọn các danh làm thắng cảnh địa phương mình, tìm hiểu thông tin và viết thật tốt nhé.
 
  • Chủ đề
    danh la thang canh thuyet minh thuyet minh ve danh lam thang canh van lop 8 van lop 9
  • Top