Hướng dẫn làm bài tập làm văn số 2 lớp 10 đề 1: Kể lại một câu chuyện cổ tích hoặc một truyện ngắn mà anh chị yêu thích có dàn ý và bài viết tham khảo
Mỗi người chúng ta đều lớn lên với những câu chuyện cổ tích qua giọng kể đầy truyền cảm, ấm áp của bà, của mẹ. Những câu chuyện ấy đã trở thành tuổi thơ của ta, mỗi khi nhắc đến nó, cả bầu trời kí ức vẹn nguyên, trong sáng như ùa về. Những câu chuyện ấy không chỉ đưa ta vào giấc ngủ dễ dàng, nó còn nâng đỡ cho giấc mơ trẻ thơ của ta, dạy cho ta biết bao bài học bổ ích, lí thú về cách ứng xử, lối sống cùng những giá trị truyền thống, đạo đức tốt đẹp của con người Việt Nam xưa. Truyện cổ tích khắc sâu trong kí ức, theo ta suốt cuộc đời. Chắc hẳn ai cũng sẽ có riêng cho mình một câu chuyện ưa thích, có người thích cô Tấm đảm đang, dịu dàng, có người thích chàng Thạch Sanh hiền lành, dũng cảm. Trong chương trình lớp 10, bạn sẽ gặp đề bài kể lại một câu chuyện cổ tích hoặc một truyện ngắn yêu thích. Dưới đây, mình sẽ cùng các bạn làm bài tập làm văn số 2 lớp 10 đề 1, kể lại câu truyện cổ tích “Cây tre trăm đốt”.
DÀN Ý BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 LỚP 10: KỂ LẠI TRUYỆN “CÂY TRE TRĂM ĐỐT”
1. MỞ BÀI
Giới thiệu nhân vật
2. THÂN BÀI
3.KẾT BÀI
Anh Khoai và con gái phú ông sống hạnh phúc bên nhau
BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 LỚP 10: KỂ LẠI TRUYỆN “CÂY TRE TRĂM ĐỐT”
Ngày xưa có một chàng trai tên là Khoai đi ở nhờ cho nhà phú ông giàu có. Anh Khoai vốn khỏe mạnh, cường tráng, lại siêng năng chịu khó, hay lam hay làm, giỏi việc đồng áng nên phú ông muốn giữ anh lại để làm thật nhiều việc cho lão.
Rồi một hôm, phú ông gọi anh đến và dỗ ngon dỗ ngọt rằng:
-Anh cứ ở lại chịu khó làm việc, đừng quản nhọc nhằn, 3 năm nữa ta sẽ gả con gái duy nhất của ta cho anh.
Anh Khoai hiền lành, chân chất, nghe phú ông nói vậy thì mừng lắm. Hằng ngày anh thức khuya dậy sớm, làm lụng vất vả, chẳng mấy chốc nhà phú ông đã có nhà cao của rộng, thóc lúa phơi đầy sân, lợn gà đầy trong chuồng. Thời hạn 3 năm sắp đến, nhưng phú ông không giữ lời hứa với chàng trai cày, ngấm ngầm gả con gái cho một nhà giàu ở làng bên cạnh. Vào ngày cưới, ông bảo anh rằng:
-Con là người có công với gia đình ta. Con đã chịu thương chịu khó 3 năm và đã đến lúc ta thực hiện lời hứa của mình. Cơ ngơi ta cũng không thiếu thứ gì, bây giờ chỉ còn thiếu cây tre trăm đốt. Con hãy vào rừng tìm cây tre trăm đốt về cho ta, rồi ta sẽ gả con gái cho.
Anh Khoai vui mừng phấn khởi xách dao đi vào mừng. Anh đâu biết rằng, ở nhà, hai lão phú ông đang tất bật chuẩn bị cho lễ cưới, lão tự nhủ:
-Thằng này thật ngốc. Nó có đi quanh năm suốt tháng cũng chả bao giờ tìm được cây tre trăm đốt đâu.
Lại nói về anh Khoai hiền lành, vì quá tin lời lão phú ông, anh trèo đèo lội suối, đi hết cánh rừng này đến cánh rừng khác nhưng không thể tìm được cây tre trăm đốt, cây cao nhất mà anh tìm được cũng chỉ có đến năm mươi đốt. Buồn rầu và thất vọng, anh ngồi xuống đất và khóc. Thấy vậy, Bụt hiện lên và hỏi:
-Chàng trai, sao con lại khóc giữa chốn núi rừng hoang vu này?
Anh kể rằng mình phải đi tìm cây tre trăm đốt, nghe xong Bụt cười và nói:
-Bây giờ con đi tìm một trăm đốt tre mang về đây cho ta, ta sẽ chỉ cách cho con có được cây tre trăm đốt.
Chàng trai nghe lời Bụt nói, chặt đủ 100 đốt tre mang về
Bụt nói:
- Giờ con hãy hô: “Khắc nhập khắc nhập”
Anh vừa hô thì ngay lập tức các đốt tre dính lại với nhau, tạo thành cây tre trăm đốt. Nhưng cây tre dài thế này thì làm sao mang về nhà được, Bụt liền chỉ tiếp:
- Con hãy hô khắc xuất khắc xuất thì 100 đốt tre sẽ rời ra như cũ
Anh Khoai vui mừng bó 100 đốt tre lại và mang về nhà. Về tới nơi, lễ cưới đang được tổ chức linh đình, anh mới vỡ lẽ ra rằng mình bị lừa. Tức lắm, anh chỉ lặng lặng mang 100 đốt tre ra và hô khắc nhập khắc nhập. Lão phú ông thấy lạ ra xem, liền bị anh hô khắc nhập khắc nhập và cũng dính luôn vào cây tre. Lão thông gia cùng mọi người hò nhau gỡ cho lão ta thì lập tức bị dính vào theo. Hai lão nhà giàu khóc lóc thảm thiết, van xin chàng trai cày gỡ ra khỏi cây, lão hứa sẽ gả con gái cho anh. Lúc bấy giờ anh mới hô khắc xuất khắc xuất, tức thì cây tre cũng rời ra thành 100 đốt, hai lão nhà giàu cũng rời luôn khỏi cây tre.
Anh Khoai làm lễ cưới với con gái phú ông, kể từ đó hai người sống hạnh phúc bên nhau.
BÀI VĂN MẪU 2 VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 2 LỚP 10 ĐỀ 1 KỂ LẠI MỘT CÂU CHUYỆN CỔ TÍCH HOẶC MỘT TRUYỆN NGẮN MÀ ANH CHỈ YÊU THÍCH
“Chiếc lá cuối cùng” của O- hen- ri là câu chuyện cảm động kể về tình yêu thương giữa những con người tuyệt vời trên thế gian. Chuyện xoay quanh ba nhân vật trung tâm là cụ Bơ- men, một họa sĩ già vẫn mong muốn hoàn thành được một tác phẩm hội họa đíhc thực cùng Xiu và Gionxi, hai cô họa sĩ trẻ đang lòng đầy đam mê.
Có lẽ cuộc sống của họ sẽ diễn ra phẳng lặng như ao hồ, nếu một ngày kia, cô họa sĩ nhỏ bé Gionxy không bị chứng viêm phổi ghé thăm. Còn trẻ và nhiệt huyết, trong mơ ước của Xiu và Gionxy còn bao nhiêu thứ muốn thử, còn bao nhiêu điều muốn làm, bao nhiêu thứ muốn vẽ, nhưng người khách không mời “ông viêm phổi” đã hung hăng đến và giẫm nát tất cả tương lai trước mắt Gionxy, ước mơ vẽ vịnh Naplo sẽ mãi mãi là mơ ước. Gionxy xuống tinh thần, là một cô gái trẻ đang khỏe mạnh, rơi vào tình trạng “không còn mấy ngày để sống nữa” thì ai cũng sẽ bang hoàng, tuyệt vọng và buông xuôi. Cô đã làm như vậy. Tâm lí của cô chấn đọng nhiều tới nỗi bác sĩ cũng cho rằng đó là một trong những nguyên nhân đẩy nhanh tốc độ nặng của căn bệnh. Xiu là bạn cùng phòng trọ với Gionxy và mỗi lần trao đổi xong với bác sĩ, cô chỉ còn biết thở dài. Gionxy đã xanh xao lại còn thẫn thờ hơn trong tâm trạng của một người đang cố tình chờ đợi cái chết, mọi sự an ủi, động viên của Xiu không tác động được điều gì đến Gionxy, cô đã không còn một tia hi vọng. Niềm an ủi duy nhất mỗi ngày của cô đó là nằm nhìn ra cửa sổ và đếm những lá thường xuân, khi ấy vào mùa đông, cây thường xuân già bên cửa sổ đã không còn nhiều lá. Mỗi ngày, cành cây lại trở nên trơ trịu thêm một chút và không cần đoán người ta cũng hiểu rằng chỉ vài ngày nữa, trên cây có lẽ chẳng còn chiếc lá nào. Và Gionxy đã nói với Xiu:
- Trên cây thường xuân khi nào chiếc lá cuối cùng rụng thì em cũng ra đi thôi.
Câu nói ấy như đánh sụp mọi hi vọng lấy lại tinh thần cho Gionxy của Xiu, cô chỉ còn biết thốt lên, gục đầu xuống lòng bạn mà khóc. Gionxy đã không còn biết đến hi vọng, cô mệt mỏi, chán ngán, và cô đặt cuộc đời mình vào chiếc lá thường xuân yếu ớt cuối cùng. Nhưng ngày lại qua ngày, một đêm cơn bão tuyết bất chợt ghé thăm một cách giữ dội khi phố, đêm ấy, nằm trong chăn ấm mà vẫn không khỏi rung mình bởi tiếng gió rút và tiếng cành cây rơi. Gionxy đã chắc rằng, những chiếc lá không thể hứng chịu được gì, nhưng rồi, sáng hôm sau khi con mắt chết của cô ra lệnh cho Xiu kéo rèm cửa lên để cô được khẳng định chiếc lá cuối cùng đã rơi thì một điều kì diệu đã xảy ra. Trên cành cây khẳng khia, trơ trịu, vẫn còn có một chiếc lá cuối cùng đang cố bám lấy. Đó là một chiếc lá vàng đã úa nhưng phần cuống vẫn còn nguyên màu xanh, cố bám cuống cách đất tầm sáu thước. Và ngày hôm sau, chiếc lá ấy vẫn như vậy khi trải qua thêm một đem bão tuyết. Gionxy nhìn chiếc lá và nhận ra sự ngu ngốc của bản thân, cô bắt đầu phấn chấn trở lại, vui vẻ hơn, muốn ăn hơn, muốn sống hơn và nghĩ về ước mơ khi khỏi bệnh. Cô nghĩ mình cần nghị lực như chiếc lá kia và cô đã thắng, không bao lâu, căn bệnh gục ngã trước sự lạc quan của cô. Cô khỏe lại.
Khi ấy, cô mới được Xiu nói cho biết một sự thật về chiếc lá kiên cường cuối cùng ia, nó không phải là chiếc lá thực mà là một kiệt tác của cụ Bơ- men. Cụ Bơ- men đã sáu mươi tuổi, là hàng xóm của hai cô gái và cũng là họa sĩ nghiệp dư, cả đời ông luôn khao khác vẽ được một bức tranh tuyệt diệu nhưng bao năm vẫn chưa thực hiện được mơ ước. Ông là một người tiếp xúc gần sẽ nhận thấy sự nhân hậu và dịu dàng, ông hiểu và khá thương hai cô gái trẻ, chẳn biết tự bao giờ, họ giống như tình thân. Biết được chuyện của Gionxy, cụ Bơ- men đã tự mình trong đêm mưa bão ấy, bắc thang thực hiện kiệt tác duy nhất và cuối cùng của cuộc đời mình, một chiếc lá thường xuân sinh động mang đầy nhựa sống. Sau đó cụ bị viêm phổi và mất. Cụ đã hi sinh minh để hoàn thành kiệt tác vị nhân sinh tuyệt vời và để cứu sống một cô họa sĩ trẻ. Quả thực đã không ai nhận ra đó là tranh vẽ vì nó sống động như tấm lòng của cụ và chan chứa tình người.
Câu chuyện mang theo những thông điệp nhân sinh cao cả sâu sắc được viết trên màu xanh của lá về tình yêu thương con người, yêu sự sống, về nghệ thuật và về niềm tin. Thật là đáng cảm động.
Mỗi người chúng ta đều lớn lên với những câu chuyện cổ tích qua giọng kể đầy truyền cảm, ấm áp của bà, của mẹ. Những câu chuyện ấy đã trở thành tuổi thơ của ta, mỗi khi nhắc đến nó, cả bầu trời kí ức vẹn nguyên, trong sáng như ùa về. Những câu chuyện ấy không chỉ đưa ta vào giấc ngủ dễ dàng, nó còn nâng đỡ cho giấc mơ trẻ thơ của ta, dạy cho ta biết bao bài học bổ ích, lí thú về cách ứng xử, lối sống cùng những giá trị truyền thống, đạo đức tốt đẹp của con người Việt Nam xưa. Truyện cổ tích khắc sâu trong kí ức, theo ta suốt cuộc đời. Chắc hẳn ai cũng sẽ có riêng cho mình một câu chuyện ưa thích, có người thích cô Tấm đảm đang, dịu dàng, có người thích chàng Thạch Sanh hiền lành, dũng cảm. Trong chương trình lớp 10, bạn sẽ gặp đề bài kể lại một câu chuyện cổ tích hoặc một truyện ngắn yêu thích. Dưới đây, mình sẽ cùng các bạn làm bài tập làm văn số 2 lớp 10 đề 1, kể lại câu truyện cổ tích “Cây tre trăm đốt”.
DÀN Ý BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 LỚP 10: KỂ LẠI TRUYỆN “CÂY TRE TRĂM ĐỐT”
1. MỞ BÀI
Giới thiệu nhân vật
2. THÂN BÀI
- Lần lượt kể các sự việc:
- Anh Khoai được phú ông hứa gả con gái cho
- Phú ông bắt anh Khoai vào rừng tìm cây tre trăm đốt
- Anh Khoai được ông Bụt giúp đỡ
- Phú ông không giữ lời hứa và bị trừng phạt
3.KẾT BÀI
Anh Khoai và con gái phú ông sống hạnh phúc bên nhau
BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 LỚP 10: KỂ LẠI TRUYỆN “CÂY TRE TRĂM ĐỐT”
Ngày xưa có một chàng trai tên là Khoai đi ở nhờ cho nhà phú ông giàu có. Anh Khoai vốn khỏe mạnh, cường tráng, lại siêng năng chịu khó, hay lam hay làm, giỏi việc đồng áng nên phú ông muốn giữ anh lại để làm thật nhiều việc cho lão.
Rồi một hôm, phú ông gọi anh đến và dỗ ngon dỗ ngọt rằng:
-Anh cứ ở lại chịu khó làm việc, đừng quản nhọc nhằn, 3 năm nữa ta sẽ gả con gái duy nhất của ta cho anh.
Anh Khoai hiền lành, chân chất, nghe phú ông nói vậy thì mừng lắm. Hằng ngày anh thức khuya dậy sớm, làm lụng vất vả, chẳng mấy chốc nhà phú ông đã có nhà cao của rộng, thóc lúa phơi đầy sân, lợn gà đầy trong chuồng. Thời hạn 3 năm sắp đến, nhưng phú ông không giữ lời hứa với chàng trai cày, ngấm ngầm gả con gái cho một nhà giàu ở làng bên cạnh. Vào ngày cưới, ông bảo anh rằng:
-Con là người có công với gia đình ta. Con đã chịu thương chịu khó 3 năm và đã đến lúc ta thực hiện lời hứa của mình. Cơ ngơi ta cũng không thiếu thứ gì, bây giờ chỉ còn thiếu cây tre trăm đốt. Con hãy vào rừng tìm cây tre trăm đốt về cho ta, rồi ta sẽ gả con gái cho.
Anh Khoai vui mừng phấn khởi xách dao đi vào mừng. Anh đâu biết rằng, ở nhà, hai lão phú ông đang tất bật chuẩn bị cho lễ cưới, lão tự nhủ:
-Thằng này thật ngốc. Nó có đi quanh năm suốt tháng cũng chả bao giờ tìm được cây tre trăm đốt đâu.
Lại nói về anh Khoai hiền lành, vì quá tin lời lão phú ông, anh trèo đèo lội suối, đi hết cánh rừng này đến cánh rừng khác nhưng không thể tìm được cây tre trăm đốt, cây cao nhất mà anh tìm được cũng chỉ có đến năm mươi đốt. Buồn rầu và thất vọng, anh ngồi xuống đất và khóc. Thấy vậy, Bụt hiện lên và hỏi:
-Chàng trai, sao con lại khóc giữa chốn núi rừng hoang vu này?
Anh kể rằng mình phải đi tìm cây tre trăm đốt, nghe xong Bụt cười và nói:
-Bây giờ con đi tìm một trăm đốt tre mang về đây cho ta, ta sẽ chỉ cách cho con có được cây tre trăm đốt.
Chàng trai nghe lời Bụt nói, chặt đủ 100 đốt tre mang về
Bụt nói:
- Giờ con hãy hô: “Khắc nhập khắc nhập”
Anh vừa hô thì ngay lập tức các đốt tre dính lại với nhau, tạo thành cây tre trăm đốt. Nhưng cây tre dài thế này thì làm sao mang về nhà được, Bụt liền chỉ tiếp:
- Con hãy hô khắc xuất khắc xuất thì 100 đốt tre sẽ rời ra như cũ
Anh Khoai vui mừng bó 100 đốt tre lại và mang về nhà. Về tới nơi, lễ cưới đang được tổ chức linh đình, anh mới vỡ lẽ ra rằng mình bị lừa. Tức lắm, anh chỉ lặng lặng mang 100 đốt tre ra và hô khắc nhập khắc nhập. Lão phú ông thấy lạ ra xem, liền bị anh hô khắc nhập khắc nhập và cũng dính luôn vào cây tre. Lão thông gia cùng mọi người hò nhau gỡ cho lão ta thì lập tức bị dính vào theo. Hai lão nhà giàu khóc lóc thảm thiết, van xin chàng trai cày gỡ ra khỏi cây, lão hứa sẽ gả con gái cho anh. Lúc bấy giờ anh mới hô khắc xuất khắc xuất, tức thì cây tre cũng rời ra thành 100 đốt, hai lão nhà giàu cũng rời luôn khỏi cây tre.
Anh Khoai làm lễ cưới với con gái phú ông, kể từ đó hai người sống hạnh phúc bên nhau.
BÀI VĂN MẪU 2 VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 2 LỚP 10 ĐỀ 1 KỂ LẠI MỘT CÂU CHUYỆN CỔ TÍCH HOẶC MỘT TRUYỆN NGẮN MÀ ANH CHỈ YÊU THÍCH
“Chiếc lá cuối cùng” của O- hen- ri là câu chuyện cảm động kể về tình yêu thương giữa những con người tuyệt vời trên thế gian. Chuyện xoay quanh ba nhân vật trung tâm là cụ Bơ- men, một họa sĩ già vẫn mong muốn hoàn thành được một tác phẩm hội họa đíhc thực cùng Xiu và Gionxi, hai cô họa sĩ trẻ đang lòng đầy đam mê.
Có lẽ cuộc sống của họ sẽ diễn ra phẳng lặng như ao hồ, nếu một ngày kia, cô họa sĩ nhỏ bé Gionxy không bị chứng viêm phổi ghé thăm. Còn trẻ và nhiệt huyết, trong mơ ước của Xiu và Gionxy còn bao nhiêu thứ muốn thử, còn bao nhiêu điều muốn làm, bao nhiêu thứ muốn vẽ, nhưng người khách không mời “ông viêm phổi” đã hung hăng đến và giẫm nát tất cả tương lai trước mắt Gionxy, ước mơ vẽ vịnh Naplo sẽ mãi mãi là mơ ước. Gionxy xuống tinh thần, là một cô gái trẻ đang khỏe mạnh, rơi vào tình trạng “không còn mấy ngày để sống nữa” thì ai cũng sẽ bang hoàng, tuyệt vọng và buông xuôi. Cô đã làm như vậy. Tâm lí của cô chấn đọng nhiều tới nỗi bác sĩ cũng cho rằng đó là một trong những nguyên nhân đẩy nhanh tốc độ nặng của căn bệnh. Xiu là bạn cùng phòng trọ với Gionxy và mỗi lần trao đổi xong với bác sĩ, cô chỉ còn biết thở dài. Gionxy đã xanh xao lại còn thẫn thờ hơn trong tâm trạng của một người đang cố tình chờ đợi cái chết, mọi sự an ủi, động viên của Xiu không tác động được điều gì đến Gionxy, cô đã không còn một tia hi vọng. Niềm an ủi duy nhất mỗi ngày của cô đó là nằm nhìn ra cửa sổ và đếm những lá thường xuân, khi ấy vào mùa đông, cây thường xuân già bên cửa sổ đã không còn nhiều lá. Mỗi ngày, cành cây lại trở nên trơ trịu thêm một chút và không cần đoán người ta cũng hiểu rằng chỉ vài ngày nữa, trên cây có lẽ chẳng còn chiếc lá nào. Và Gionxy đã nói với Xiu:
- Trên cây thường xuân khi nào chiếc lá cuối cùng rụng thì em cũng ra đi thôi.
Câu nói ấy như đánh sụp mọi hi vọng lấy lại tinh thần cho Gionxy của Xiu, cô chỉ còn biết thốt lên, gục đầu xuống lòng bạn mà khóc. Gionxy đã không còn biết đến hi vọng, cô mệt mỏi, chán ngán, và cô đặt cuộc đời mình vào chiếc lá thường xuân yếu ớt cuối cùng. Nhưng ngày lại qua ngày, một đêm cơn bão tuyết bất chợt ghé thăm một cách giữ dội khi phố, đêm ấy, nằm trong chăn ấm mà vẫn không khỏi rung mình bởi tiếng gió rút và tiếng cành cây rơi. Gionxy đã chắc rằng, những chiếc lá không thể hứng chịu được gì, nhưng rồi, sáng hôm sau khi con mắt chết của cô ra lệnh cho Xiu kéo rèm cửa lên để cô được khẳng định chiếc lá cuối cùng đã rơi thì một điều kì diệu đã xảy ra. Trên cành cây khẳng khia, trơ trịu, vẫn còn có một chiếc lá cuối cùng đang cố bám lấy. Đó là một chiếc lá vàng đã úa nhưng phần cuống vẫn còn nguyên màu xanh, cố bám cuống cách đất tầm sáu thước. Và ngày hôm sau, chiếc lá ấy vẫn như vậy khi trải qua thêm một đem bão tuyết. Gionxy nhìn chiếc lá và nhận ra sự ngu ngốc của bản thân, cô bắt đầu phấn chấn trở lại, vui vẻ hơn, muốn ăn hơn, muốn sống hơn và nghĩ về ước mơ khi khỏi bệnh. Cô nghĩ mình cần nghị lực như chiếc lá kia và cô đã thắng, không bao lâu, căn bệnh gục ngã trước sự lạc quan của cô. Cô khỏe lại.
Khi ấy, cô mới được Xiu nói cho biết một sự thật về chiếc lá kiên cường cuối cùng ia, nó không phải là chiếc lá thực mà là một kiệt tác của cụ Bơ- men. Cụ Bơ- men đã sáu mươi tuổi, là hàng xóm của hai cô gái và cũng là họa sĩ nghiệp dư, cả đời ông luôn khao khác vẽ được một bức tranh tuyệt diệu nhưng bao năm vẫn chưa thực hiện được mơ ước. Ông là một người tiếp xúc gần sẽ nhận thấy sự nhân hậu và dịu dàng, ông hiểu và khá thương hai cô gái trẻ, chẳn biết tự bao giờ, họ giống như tình thân. Biết được chuyện của Gionxy, cụ Bơ- men đã tự mình trong đêm mưa bão ấy, bắc thang thực hiện kiệt tác duy nhất và cuối cùng của cuộc đời mình, một chiếc lá thường xuân sinh động mang đầy nhựa sống. Sau đó cụ bị viêm phổi và mất. Cụ đã hi sinh minh để hoàn thành kiệt tác vị nhân sinh tuyệt vời và để cứu sống một cô họa sĩ trẻ. Quả thực đã không ai nhận ra đó là tranh vẽ vì nó sống động như tấm lòng của cụ và chan chứa tình người.
Câu chuyện mang theo những thông điệp nhân sinh cao cả sâu sắc được viết trên màu xanh của lá về tình yêu thương con người, yêu sự sống, về nghệ thuật và về niềm tin. Thật là đáng cảm động.