Hướng dẫn bài viết số 2 đề 2 lớp 11 hình ảnh người phụ nữ Việt Nam ở thời xưa thế nào qua các bài thơ Bánh trôi nước, Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương và bài Thương vợ của Trần Tế Xương
Đề tài về người phụ nữ trong xã hội xưa là một đề tài đã được rất nhiều những nhà văn, nhà thơ trú trọng khai thác. Trong xã hội phong kiến, dưới chế độ nam quyền độc đoán, những người phụ nữ không có cho mình cái quyền được sống hạnh phúc, họ phải chịu phụ thuộc, bị những hủ tục gông cùm, chịu những khắt khe lề thói, bị vùi dập, rẻ núng. Nhưng ở họ luôn có những ngọn lửa đẹp đẽ về đức hạnh chưa bao giờ lụi tắt, chính họ là những con người vừa yếu đuối, cam chịu, vừa mạnh mẽ, giàu lòng hi sinh. Ở họ ta thấy được tình yêu thương, sự cảm phục, nâng niu và trân trọng. Trong chương trình ngữ văn lớp 11, chúng ta sẽ bắt gặp bài viết số 2 đề 2 lớp 11 Qua các bài thơ Bánh trôi nước, Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương và bài Thương vợ của Trần Tế Xương, anh (chị) hiểu những gì về người phụ nữ Việt Nam thời xưa. Dưới đây là dàn ý và bài làm cụ thể cho đề bài này. Để làm bài tập bày chúng ta cần giới thiệu về những tác phẩm này, nêu những đặc điểm tiêu biểu về người phụ nữ thông qua những tác phẩm này và nêu suy nghĩ của bản thân.
DÀN Ý DẪN BÀI VIẾT SỐ 2 ĐỀ 2 LỚP 11
Giới thiệu về đề tài người phụ nữ trong xã hội cũ và ba bài thơ: Bánh trôi nước, Tự tình, Thương vợ
2. THÂN BÀI
KẾT BÀI
Khẳng định vẻ đẹp vĩnh cửu của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
BÀI LÀM DẪN BÀI VIẾT SỐ 2 ĐỀ 2 LỚP 11 NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM QUA CÁC BÀI THƠ BÁNH TRÔI NƯỚC, TỰ TÌNH, THƯƠNG VỢ
Trong xã hội phong kiến xưa, người phụ nữ luôn hiện lên trong những trang văn thơ với số phận không mấy êm đềm nhưng luôn toát lên những vẻ đẹp đức hạnh truyền thống đó là vẻ đẹp của sự son sắc, lòng hi sinh, niềm khát khao hạnh phúc mà cho dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không lay chuyển. Đọc những tác phẩm thơ Bánh trôi nước, Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương và bài Thương vợ của Trần Tế Xương, ta lại càng thấm thía hình ảnh những người phụ nữ trong xã hội Việt Nam cũ.
Trong bài “Bánh trôi nước”, Hồ Xuân Hương đã mượn một câu thành ngữ để miêu tả rất đúng về thân phận của một người phụ nữ trong xã hội cũ như bà:
Nhưng đâu chỉ những khổ đau ấy, trong xã hội phong kiến xưa, người phụ nữ không có cho mình quyền làm chủ mà phải luôn luôn giữ mình tuân theo khuôn khổ của “tam tòng”, tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử mà đôi khi bị những thế lực xấu xa trong xã hội bất công bằng đưa đẩy khiến cho họ bị vùi dập, khổ đau. Họ không có cho mình được một tiếng nói riêng nên khi họ phải chịu khổ hạnh, cũng không có ai lắng nghe tiếng kêu than của họ. Cuộc sống của những người phụ nữ ấy chỉ có thể là phụ thuộc, cuộc sống của họ ra sao, không hề do họ quyết định và họ cũng không hề có quyền gì trong cuộc đời mình, vậy nên Hồ Xuân Hương mới nói:
Số phận hẩm hiu là vậy, sinh ra đã mang thân phận “hồng nhan bạc mệnh” nhưng ở họ, ta vẫn luôn nhận ra sự bao bọc của vầng hào quang sáng lóa của những vẻ đẹp truyền thống đáng ngợi ca. Đầu tiên, họ đều có vẻ đẹp ngoại hình:
Người phụ nữ vì đau khổ, vì số phận không được như ý nhưng họ chưa bao giờ nguôi khát khao được hạnh phúc. Cho dù có bao nhiêu sóng gió xảy ra cho họ, đến cuối cùng, còn lại ở họ vẫn là những khát khao được một ngày vươn tới hạnh phúc, thậm chí vì những hạnh phúc lớn lao ấy, họ sẵn sàng “chiến đấu” với đất trời để hiên ngang mạnh mẽ mà đứng lên:
Qua những bài thơ trên, hình ảnh về người phụ nữ trong xã hội cũ được bộc lộ và được tô đậm hơn bao giờ hết về số phận của họ, những số phận khổ đau theo những cách khác nhau nhưng luôn thống nhất ở một vẻ đẹp đức hạnh không bao giờ chuyển lay.
Đề tài về người phụ nữ trong xã hội xưa là một đề tài đã được rất nhiều những nhà văn, nhà thơ trú trọng khai thác. Trong xã hội phong kiến, dưới chế độ nam quyền độc đoán, những người phụ nữ không có cho mình cái quyền được sống hạnh phúc, họ phải chịu phụ thuộc, bị những hủ tục gông cùm, chịu những khắt khe lề thói, bị vùi dập, rẻ núng. Nhưng ở họ luôn có những ngọn lửa đẹp đẽ về đức hạnh chưa bao giờ lụi tắt, chính họ là những con người vừa yếu đuối, cam chịu, vừa mạnh mẽ, giàu lòng hi sinh. Ở họ ta thấy được tình yêu thương, sự cảm phục, nâng niu và trân trọng. Trong chương trình ngữ văn lớp 11, chúng ta sẽ bắt gặp bài viết số 2 đề 2 lớp 11 Qua các bài thơ Bánh trôi nước, Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương và bài Thương vợ của Trần Tế Xương, anh (chị) hiểu những gì về người phụ nữ Việt Nam thời xưa. Dưới đây là dàn ý và bài làm cụ thể cho đề bài này. Để làm bài tập bày chúng ta cần giới thiệu về những tác phẩm này, nêu những đặc điểm tiêu biểu về người phụ nữ thông qua những tác phẩm này và nêu suy nghĩ của bản thân.
DÀN Ý DẪN BÀI VIẾT SỐ 2 ĐỀ 2 LỚP 11
Giới thiệu về đề tài người phụ nữ trong xã hội cũ và ba bài thơ: Bánh trôi nước, Tự tình, Thương vợ
2. THÂN BÀI
- Những nỗi đau mà người phụ nữ trong xã hội cũ phải hứng chịu: phụ thuộc, số phận nổi đênh(Bánh trôi nước), vất vả vì gia đình(Thương vợ)
- Nguyên nhân: xã hội bất công, chế độ nam quyền độc đoán
- Vẻ đẹp vẫn hiện lên ở họ: vẻ đẹp về cả ngoại hình và đức hạnh(Bánh trôi nước), đức hi sinh, cam chịu(Thương vợ), Khát khao hạnh phúc(Tự tình)
KẾT BÀI
Khẳng định vẻ đẹp vĩnh cửu của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
BÀI LÀM DẪN BÀI VIẾT SỐ 2 ĐỀ 2 LỚP 11 NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM QUA CÁC BÀI THƠ BÁNH TRÔI NƯỚC, TỰ TÌNH, THƯƠNG VỢ
Trong xã hội phong kiến xưa, người phụ nữ luôn hiện lên trong những trang văn thơ với số phận không mấy êm đềm nhưng luôn toát lên những vẻ đẹp đức hạnh truyền thống đó là vẻ đẹp của sự son sắc, lòng hi sinh, niềm khát khao hạnh phúc mà cho dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không lay chuyển. Đọc những tác phẩm thơ Bánh trôi nước, Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương và bài Thương vợ của Trần Tế Xương, ta lại càng thấm thía hình ảnh những người phụ nữ trong xã hội Việt Nam cũ.
Trong bài “Bánh trôi nước”, Hồ Xuân Hương đã mượn một câu thành ngữ để miêu tả rất đúng về thân phận của một người phụ nữ trong xã hội cũ như bà:
Chỉ một câu thôi nhưng ta cũng phần nào hình dung ra thân phận nổi đênh, bấp bênh vô bến đỗ của những người con gái. Mỗi người phụ nữ sẽ hứng chịu những nỗi khổ khác nhau cho dù họ ở thân phận nào đi nữa, đã sinh ra là phận con gái thì mấy ai được sống trong êm đềm mà hầu hết là chịu cảnh nổi chìm trong sóng dập gió vùi. Nếu đối với Hồ Xuân Hương, “bảy nổi ba chìm” là hạnh phúc không trọn vẹn:Bảy nổi ba chìm với nước non
thì ở Bà Tú, “bảy nổi ba chìm” là sự vất vả với gánh nặng chồng con:Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn,
Ở đây, Tú Xương đã bày tỏ sự thấu hiểu sự vất vả của vợ khi ông xem mình là một đứa con lớn, một gánh nặng bên vai của vợ. Người vợ tần tảo của ông chả khác nào “thân còn lặn lội” vất vả, nổi đênh, chịu khó, chịu khổ vì chồng vì con.Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Nhưng đâu chỉ những khổ đau ấy, trong xã hội phong kiến xưa, người phụ nữ không có cho mình quyền làm chủ mà phải luôn luôn giữ mình tuân theo khuôn khổ của “tam tòng”, tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử mà đôi khi bị những thế lực xấu xa trong xã hội bất công bằng đưa đẩy khiến cho họ bị vùi dập, khổ đau. Họ không có cho mình được một tiếng nói riêng nên khi họ phải chịu khổ hạnh, cũng không có ai lắng nghe tiếng kêu than của họ. Cuộc sống của những người phụ nữ ấy chỉ có thể là phụ thuộc, cuộc sống của họ ra sao, không hề do họ quyết định và họ cũng không hề có quyền gì trong cuộc đời mình, vậy nên Hồ Xuân Hương mới nói:
Nếu những người phụ nữ chịu trong mình khổ đau nhưng được mình làm chủ cuộc đời mình, có lẽ số phận họ cũng không rơi vào những hố sâu vực thẳm. Nhưng họ đâu có quyền để làm chủ, người khác đã tước mất quyền ấy, xã hội và chế độ nam quyền đã cho phép những thế lực xấu ngang nhiên đưa tay ra bóp méo cuộc đời của những người phụ nữ. Số phận của họ hoàn toàn phụ thuộc vào tay kẻ khác, một số phận đáng lo ngại mà biết bao thiếu nữ vừa mới lớn đã ý thức sâu sắc:Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Hay:Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?
Đến tương lai cũng dường như mờ mịt đối với người phụ nữ và cơ hội được hạnh phúc không chỉ mong manh mà còn hoàn toàn phụ thuộc vào may mắn rơi vào tay của kẻ bạo tàn hay người chính khách.Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài cát, hạt sa ruộng cày
Số phận hẩm hiu là vậy, sinh ra đã mang thân phận “hồng nhan bạc mệnh” nhưng ở họ, ta vẫn luôn nhận ra sự bao bọc của vầng hào quang sáng lóa của những vẻ đẹp truyền thống đáng ngợi ca. Đầu tiên, họ đều có vẻ đẹp ngoại hình:
Để rồi bên trong một lớp bọc dịu dàng xinh xắn là những nét đạo đức không bao giờ phai, Hồ Xuân Hương đã lên tiếng khẳng định rằng cho dù hoàn cảnh số phận có đẩy đưa những người phụ nữ vào tận cũng của nỗi đau, cho dù nhân dạng của họ có trải qua dầm sương giãi nắng hay rơi vào tay những kẻ tàn nhẫn thì ở họ vẫn lưu lại phần hồn, phần cốt cao quý:Thân em vừa trắng lại vừa tròn
“Lòng son” ở đây là son sắc, thủy chung, tấm lòng đức hạnh cao quý, vẻ đẹp tâm hồn trong sạch, thuần khiết và là điều đẹp đẽ nhất ở tấm lòng người phụ nữ. Ở họ còn có đức hi sinh cao cả, cho dù bản thân mình có chịu nhiều khổ cực đến đâu vẫn cam chịu, vẫn sống một lòng vì gia đình, vì chồng, vì con:Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Có thể nói, đức tính hi sinh cho gia đình chính là một trong những đức hạnh truyền thống vĩ đại của những người phụ nữ Việt Nam từ xưa đến nay.Một duyên, hai nợ, âu đành phận,
Năm nắng, mười mưa, dám quản công.
Người phụ nữ vì đau khổ, vì số phận không được như ý nhưng họ chưa bao giờ nguôi khát khao được hạnh phúc. Cho dù có bao nhiêu sóng gió xảy ra cho họ, đến cuối cùng, còn lại ở họ vẫn là những khát khao được một ngày vươn tới hạnh phúc, thậm chí vì những hạnh phúc lớn lao ấy, họ sẵn sàng “chiến đấu” với đất trời để hiên ngang mạnh mẽ mà đứng lên:
Có thể gọi táo bạo là nét cá tính ở Hồ Xuân Hương, một khát khao vượt thoát thực tại tù túng nổi lên trên từng câu từng chữ để bộc lộ khát khao tự do, khát khao kiếm tìm đến những chân trời hạnh phúc. Những người phụ nữ ấy thật đáng được trân trọng và yêu thương.Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám.
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Qua những bài thơ trên, hình ảnh về người phụ nữ trong xã hội cũ được bộc lộ và được tô đậm hơn bao giờ hết về số phận của họ, những số phận khổ đau theo những cách khác nhau nhưng luôn thống nhất ở một vẻ đẹp đức hạnh không bao giờ chuyển lay.