Hướng dẫn học sinh lập dàn ý và bài văn mẫu đề tập làm văn số 3 lớp 11 đề 2: Nguyễn Khuyến và Tú Xương có nỗi niềm tâm sự giống nhau nhưng giọng văn lại khác nhau.
Nguyễn Khuyến và Tú Xương là hai cây bút văn học trào phúng đặc sắc của văn học Việt Nam giai đoạn đầu thế kỉ XX. Thế nhưng mặc dù đều có nỗi niềm tâm sự u hoài giống nhau nhưng giọng thơ của mỗi người lại có những cá tính riêng chịu ảnh hưởng bởi sự chi phối của thời đại, xã hội và hoàn cảnh lịch sử. Bằng tiếng nói riêng của mình, cả hai nhà thơ đã góp vào trong nền văn học Việt Nam một sắc thái và phong cách mới mẻ, gửi gắm thầm kín tinh thần yêu nước và nỗi băn khoăn u hoài của những nhà Nho yêu nước. Cả hai nhà thơ đều có những sáng tác phong phú, đa dạng ở nhiều mặt, góp phần làm cho thơ ca ngày càng trở nên sinh động, phong phú. Với Nguyễn Khuyến người đọc biết đến với ba chùm thơ Thu còn vớ Tú Xương với bài thơ “Thương Vợ” và một số tác phẩm khác đã để lại ấn tuongj sâu sắc trong lòng người đọc. Tuy nhiên cùng sinh ra ở giai đoạn văn học trung đại khủng hoảng trầm trọng, cùng có những nỗi niềm tâm sự giống nhau nhưng bưởi quy luật sáng tạo và phong cách nhà thơ mà giọng văn lại khác nhau. Vậy thì hôm nay mình sẽ giúp các bạn bài văn này nhé: Nguyễn Khuyến và Tú Xương có nỗi niềm tâm sự giống nhau nhưng giọng văn lại khác nhau. Với đề bài này các bạn cần dẫn chứng và phân tích hoàn cảnh lịch sử, văn hóa xã hội để tìm ra và lí giải sự giống và khác nhau của hai nhà thơ nhé. mời các bạn tham khảo bài làm dưới đây.
LẬP DÀN Ý BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 LỚP 11 ĐỀ 2: NGUYỄN KHUYẾN VÀ TÚ XƯƠNG
1.MỞ BÀI:
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
2.THÂN BÀI:
3.KẾT BÀI:
Khẳng định ý nghĩa của giọng văn riêng của hai nhà thơ.
BÀI VĂN MẪU BÀI VIẾT SỐ 3 LỚP 11 ĐỀ 2: NÊU SUY NGHĨ VỀ Ý KIẾN “NGUYỄN KHUYẾN VÀ TÚ XƯƠNG
“Điều quan trọng với mỗi người nghệ sĩ là cái giọng riêng không tìm thấy trong cổ họng của bất kì một người nào khác”.(Tuốc-ghê-nhép). Lời phát biểu của ông đã một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng đối với mỗi người nghệ sĩ đó là phong cách nghệ thuật, là giọng nói riêng làm nên dấu ấn riêng trong lòng độc giả. Và tất nhiên sự ảnh hưởng của cuộc đời cũng là một trong nhữngg nhân tố ảnh hưởng đến điều ấy. Phải chăng vì thế mà có ý kiến cho rằng: "Nguyễn Khuyến và Tú Xương có nỗi niềm tâm sự giống nhau nhưng giọng thơ lại có điểm khác nhau".
Có thể nói Nguyễn Khuyến và Tú Xương là hai cây bút tiêu biểu của thời kì văn học trung đại đầu thế kỉ XX. Đó là thời kì mà xã hội phong kiến bắt đầu lâm vào khủng hoảng trầm trọng cả về hệ văn hóa lẫm tư tưởng. đặc biệt một thời kì Nho học được trọng vọng và đề cao thì đến giai đoạn này đã dần dần suy vong, sa sút từ cuối triều Lê. Đồng thời lúc bấy giờ thực dân Pháp đang xâm lược nước ta càng làm cho hệ tư tưởng ấy suy yếu. Do đó, cùng là những người nhà thơ với nỗi niềm yêu nước thầm kín, văn học gắn liền với hiện thực đời sống. một thời đại, một bối cảnh lịch sử xã hội văn hóa trì trệ, sa sút trầm trọng như vậy ắt sẽ khiến cho các nhà Nho đặc biệt những nhà Nho cuối mùa như Nguyễn Khuyến và Tú Xương đều cảm thấy ai hoài, bi quan và bất mãn với thời cuộc. Đó là nỗi niềm chung, là tâm sự yêu nước đau đớn của hai nhà thơ đều gặp gỡ nhau trước sự chi phối của bối cảnh thời đại.
Nhưng sống trong bầu không khí ấy của thời đại, thì mỗi nhà thơ đều có những nỗi niềm tâm sự riêng bởi cuộc đời riêng tư cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự nghiệp văn chương của hai nhà thơ. Nếu Nguyễn Khuyến khá thành công trên con đường công danh hoạn lộ của mình: ở tuổi 29 ông thi Hương đỗ giải Nguyên. Năm 1871 thi Hội lần thứ Hai đỗ giải Nguyên, được người đời gọi là Tam Nguyên Yên Đổ. Sau đó ông được cử làm thống đốc Sơn Hưng Tuyên nhưng không nhận chức. Có thể nói tuy có khá nhiều trắc trở nhưng bằng ý chí và nghị lực phi thường ông cũng đã đạt nhiều vinh quang. Dó đó giọng văn của Nguyễn Khuyến tuy trào phúng mỉa mai nhưng thâm trầm, kín đáo sâu sắc.
Bằng một nỗi niềm riêng của hai nhà thơ sống trong thời kì xã hội nửa phong kiến nửa thuộc địa, giọng tho của Nguyễn Khuyến và Tú Xương đã góp phần làm nên sự phong phú, đa dạng cho thơ văn trào phúng của văn học lúc bấy giờ, qua đó kín đáo bày tỏ một tấm lòng yêu nước thầm kín.
Nguyễn Khuyến và Tú Xương là hai cây bút văn học trào phúng đặc sắc của văn học Việt Nam giai đoạn đầu thế kỉ XX. Thế nhưng mặc dù đều có nỗi niềm tâm sự u hoài giống nhau nhưng giọng thơ của mỗi người lại có những cá tính riêng chịu ảnh hưởng bởi sự chi phối của thời đại, xã hội và hoàn cảnh lịch sử. Bằng tiếng nói riêng của mình, cả hai nhà thơ đã góp vào trong nền văn học Việt Nam một sắc thái và phong cách mới mẻ, gửi gắm thầm kín tinh thần yêu nước và nỗi băn khoăn u hoài của những nhà Nho yêu nước. Cả hai nhà thơ đều có những sáng tác phong phú, đa dạng ở nhiều mặt, góp phần làm cho thơ ca ngày càng trở nên sinh động, phong phú. Với Nguyễn Khuyến người đọc biết đến với ba chùm thơ Thu còn vớ Tú Xương với bài thơ “Thương Vợ” và một số tác phẩm khác đã để lại ấn tuongj sâu sắc trong lòng người đọc. Tuy nhiên cùng sinh ra ở giai đoạn văn học trung đại khủng hoảng trầm trọng, cùng có những nỗi niềm tâm sự giống nhau nhưng bưởi quy luật sáng tạo và phong cách nhà thơ mà giọng văn lại khác nhau. Vậy thì hôm nay mình sẽ giúp các bạn bài văn này nhé: Nguyễn Khuyến và Tú Xương có nỗi niềm tâm sự giống nhau nhưng giọng văn lại khác nhau. Với đề bài này các bạn cần dẫn chứng và phân tích hoàn cảnh lịch sử, văn hóa xã hội để tìm ra và lí giải sự giống và khác nhau của hai nhà thơ nhé. mời các bạn tham khảo bài làm dưới đây.
LẬP DÀN Ý BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 LỚP 11 ĐỀ 2: NGUYỄN KHUYẾN VÀ TÚ XƯƠNG
1.MỞ BÀI:
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
2.THÂN BÀI:
- Giống nhau:
- Đều mang nỗi niềm u hoài thầm kín trước hiện thực xa hội.
- Đều cảm thấy bi quan, bất hòa bất mãn và bất lực trước thời cuộc.
- Đều bằng tiếng thơ trào phúng của mình kín đáo gửi gắm lòng yêu nước thầm kín.
- Khác nhau:
- Nếu giọng văn trào phúng của Nguyễn Khuyến thâm trầm, sâu sắc kín đáo.
- Tú Xương lại sắc nhọn, sâu cay trực tiếp như thủy tinh.
- Lí giải:
- Vì con đường sự nghiệp của hai nhà thơ đều có những nét riêng ảnh hưởng ít nhiều đến giọng văn ấy.
3.KẾT BÀI:
Khẳng định ý nghĩa của giọng văn riêng của hai nhà thơ.
BÀI VĂN MẪU BÀI VIẾT SỐ 3 LỚP 11 ĐỀ 2: NÊU SUY NGHĨ VỀ Ý KIẾN “NGUYỄN KHUYẾN VÀ TÚ XƯƠNG
“Điều quan trọng với mỗi người nghệ sĩ là cái giọng riêng không tìm thấy trong cổ họng của bất kì một người nào khác”.(Tuốc-ghê-nhép). Lời phát biểu của ông đã một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng đối với mỗi người nghệ sĩ đó là phong cách nghệ thuật, là giọng nói riêng làm nên dấu ấn riêng trong lòng độc giả. Và tất nhiên sự ảnh hưởng của cuộc đời cũng là một trong nhữngg nhân tố ảnh hưởng đến điều ấy. Phải chăng vì thế mà có ý kiến cho rằng: "Nguyễn Khuyến và Tú Xương có nỗi niềm tâm sự giống nhau nhưng giọng thơ lại có điểm khác nhau".
Có thể nói Nguyễn Khuyến và Tú Xương là hai cây bút tiêu biểu của thời kì văn học trung đại đầu thế kỉ XX. Đó là thời kì mà xã hội phong kiến bắt đầu lâm vào khủng hoảng trầm trọng cả về hệ văn hóa lẫm tư tưởng. đặc biệt một thời kì Nho học được trọng vọng và đề cao thì đến giai đoạn này đã dần dần suy vong, sa sút từ cuối triều Lê. Đồng thời lúc bấy giờ thực dân Pháp đang xâm lược nước ta càng làm cho hệ tư tưởng ấy suy yếu. Do đó, cùng là những người nhà thơ với nỗi niềm yêu nước thầm kín, văn học gắn liền với hiện thực đời sống. một thời đại, một bối cảnh lịch sử xã hội văn hóa trì trệ, sa sút trầm trọng như vậy ắt sẽ khiến cho các nhà Nho đặc biệt những nhà Nho cuối mùa như Nguyễn Khuyến và Tú Xương đều cảm thấy ai hoài, bi quan và bất mãn với thời cuộc. Đó là nỗi niềm chung, là tâm sự yêu nước đau đớn của hai nhà thơ đều gặp gỡ nhau trước sự chi phối của bối cảnh thời đại.
Nhưng sống trong bầu không khí ấy của thời đại, thì mỗi nhà thơ đều có những nỗi niềm tâm sự riêng bởi cuộc đời riêng tư cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự nghiệp văn chương của hai nhà thơ. Nếu Nguyễn Khuyến khá thành công trên con đường công danh hoạn lộ của mình: ở tuổi 29 ông thi Hương đỗ giải Nguyên. Năm 1871 thi Hội lần thứ Hai đỗ giải Nguyên, được người đời gọi là Tam Nguyên Yên Đổ. Sau đó ông được cử làm thống đốc Sơn Hưng Tuyên nhưng không nhận chức. Có thể nói tuy có khá nhiều trắc trở nhưng bằng ý chí và nghị lực phi thường ông cũng đã đạt nhiều vinh quang. Dó đó giọng văn của Nguyễn Khuyến tuy trào phúng mỉa mai nhưng thâm trầm, kín đáo sâu sắc.
Hay như những vần thơ với ý thức tự trào đầy thâm thúy, sâu sắc về Nho học, về đường công danh mà ai ái cũng không ngừng theo đuổi:“Khắc khoải sầu đưa giọng lửng lơ
Ấy hồn Thục đế thác bao giờ?”
Còn Tú Xương ông lớn lên vào buổi đầu của chế độ thuộc địa nửa phong kiến , khi xã hội Việt Nam đang chuyển mình theo hướng tư sản hóa xuất hiện nhiều cái nhố nhăng, chướng tai gai mắt nên ông rất trực tiếp và sắc nhọn trong việc đả kích, phê phán xã hội lúc bấy giờ. Hơn nữa, con đường sự nghiệp công danh của Tú Xương không thành đạt mà rất lận đận, dù đã nhiều lần thi nhưng vẫn chỉ đỗ đến tú tài bởi xã hội nhố nhăng, trắng trợn và đạo Nho bị suy tàn lúc bấy giờ nên ông càng thêm băn khoăn và cay đắng về xã hội thối nát lúc bấy giờ.“Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ
Thế cũng bia xanh, thế cũng bảng vàng”.
Đó là minh chứng tiêu biểu cho thấy tiếng cười trào phúng của Tú Xương trước sự thối nát trầm trọng của nền Nho học ở nước ta lúc bấy giờ. Đồng thời kín đá cho thấy một tấm lòng yêu nước thầm kín, xót xa và đau đớn đến uất nghẹn trước sự suy vi của cả hệ văn hóa và tư tưởng của dân tộc. Chính vì thế tiếng cười trào phúng của Tú Xương là sự châm biếm sâu cay sắc nhọn như thủy tinh chứ không kín đáo, thâm trầm như Nguyễn Khuyến, có khi là nụ cười mang sắc thái ân hận, có khi ngậm ngùi tha thiết mà “Thương Vợ” là bài tiêu biểu:“Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ
Ậm ọe quan trường miệng thét loa”.
Đó là tiếng cười sâu cay, là tấm lòng thương vợ khi đã vất vả quanh năm, lọ mọ để kiếm tiền nuôi ông học tài thi phận ấy thế mà ông lại nhiều lần đi hát, nhiều khi sa vào chốn ăn chơi. Đó là sự ý thức rất cao của Tú Xương về thân hận và những gánh nặng ông mang lại, nhưng nỗi niềm xót xa cứ bâng khuâng và trào dâng mãnh liệt thành tiếng cười sâu cay, sắc nhọn.“Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không.”
Bằng một nỗi niềm riêng của hai nhà thơ sống trong thời kì xã hội nửa phong kiến nửa thuộc địa, giọng tho của Nguyễn Khuyến và Tú Xương đã góp phần làm nên sự phong phú, đa dạng cho thơ văn trào phúng của văn học lúc bấy giờ, qua đó kín đáo bày tỏ một tấm lòng yêu nước thầm kín.
- Chủ đề
- bai viet so 3 văn lớp 11