Bài viết số 5 lớp 8 đề 5: Giới thiệu một sản phẩm, một trò chơi mang bản sắc Việt Nam

Hướng dẫn Bài viết số 5 lớp 8 đề 5: Giới thiệu một sản phẩm, một trò chơi mang bản sắc Việt Nam, thuyết minh về chiếc áo dài và nón lá Mỗi dân tộc, mỗi đất nước đều có một nền văn hóa, phong tục tập quán khác nhau. Toàn cầu đang bước vào giai đoạn toàn cầu hóa với xu thế hội nhập cùng phát triển thì việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc với các sản phẩm mang đậm nét bản sắc của quê hương ngày càng quan trọng hơn. Bởi nó không chỉ đóng góp cho bộ mặt của quốc gia ấy mà còn là niềm tự hào của con dân trên mảnh đất đó. Trong chương trình Ngữ văn 8 ta thường bắt gặp đề bài Bài viết số 5 lớp 8 đề 5: Giới thiệu một sản phẩm, một trò chơi mang bản sắc Việt Nam. Sau đây là bài làm chi tiết mong có thể giúp các bạn định hướng làm bài một cách tốt nhất.

gioi-thieu-mot-san-pham-mot-tro-choi-mang-ban-sac-viet-nam.jpg

Áo dài là sản phẩm rất đặc trưng bản sắc Việt Nam

BÀI LÀM 1: BÀI VIẾT SỐ 5 LỚP 8 ĐỀ 5: GIỚI THIỆU MỘT SẢN PHẨM, MỘT TRÒ CHƠI MANG BẢN SẮC VIỆT NAM - ÁO DÀI
Trong trái tim mỗi người thì “quê hương” luôn có một vị trí đặc biệt dù có đi xa bất cứ nơi nào. Mỗi một miền quê, một mảnh đất đều khoác lên nó một màu sắc khiên con dân tự hào và Việt Nam ta cũng vậy. Ta tự hào biết bao về một quê hương có bản sắc văn hóa với bao nhiêu là sản phẩm dân tộc từ trang phục, thực phẩm, trò chơi..... và có lẽ áo dài là một nét dân tộc mà mỗi người dân Việt Nam không thể quên.

Lịch sử ra đời chiếc áo dài cũng được các nhà sử học nghiên cứu rất kĩ và khá phức tạp. Chiếc áo dài đầu tiên xuất hiện vào thơi Chúa Nguyễn Phúc Khoát. Do sự di cư, rời quê của hàng vạn người Minh Hương mà Chúa cho thiết kế ra chiếc áo dài để tạo nét riêng cho người Việt. Chiếc áo cứ thay đổi theo từng giai đoạn khác nhau với nhiều kiểu dáng khác nhau. Chiếc áo dài đầu tiên là chiếc áo giao lãnh, là loại áo giống như áo tứ thân nhưng mặc thì hai tà trước không buộc lại, mặc cùng vá thâm đen. Do việc đồng áng chiếc áo giao lãnh được thu gọn thành áo tứ thân với hai tà trước được cột lại cho gọn gàng, mặc cùng váy để tiện cho hoạt động lao động. Đó là chiếc áo tứ thân dành cho phụ nữ lao động bình dân. Còn áo tứ thân của phụ nữ tầng lớp quý tộc thì khác: ngoài cùng là chiếc áo the tham màu nâu nọn, chiếc áo thứ hai màu mỡ gà, chiếc áo thứ ba màu cánh sen. Khi mặc không cài kín cổ, để lộ ba màu áo. Bên trong mặc chiếc yếm đỏ thắm. Thắt lưng lụa màu hồng đào hoặc màu thiên lý. Mặc với váy đen, đầu đội nón quai thao trông rất duyên dáng.

Khi Pháp xâm lượ, chiếc áo dài thay đổi một lần nữa. Chiếc áo tứ thân được thay bằng chiếc áo dài. Chiếc áo dài do một họa sĩ Cát Tường sáng tạo và được gọi là áo dài Lemur mang nhiều nét phương Tây không phù hợp văn hóa Việt Nam nên không được mọi người ủng hộ. Năm 1934, họa sĩ Lê Phổ đã bỏ bớt những nét cứng cỏi của áo Lemur, đồng thời đưa các yếu tố dân tộc từ áo tứ thân thành kiểu áo dài cổ kính, ôm sát thân, hai vạt trước thả tự do tung bay. Chiếc áo dài này hài hòa giữa cũ và mới phù hợp văn hóa Á Đông nên rất được ưa chuộng. Vì vậy chiếc áo dài ngày nay dần được thay đổi và hoàn thiện hơn để phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ và cuộc sống năng động của người phụ nữ ngày nay.

Về cấu tạo bao gồm: cổ áo, thân áo, tay áo... Cổ áo cổ điển cao khoảng 4-5 cm, khoét hình chữ V trước cổ. Kiểu cổ áo nà càng làm tôn nên vẻ đẹp chiếc cổ cao ba ngấn trắng ngần thanh tú của người phụ nữ. Ngày nay, kiểu cổ áo dài được biến tấu khá đa dạng như kiểu cổ trái tim, cổ tròn... Thân áo được tính từ cổ xuống phần eo. Thân áo dài được may vừa vặn ôm sát thân của người mặc, phần eo được chiết lại (hai bên ở thân sau và hai bên ở thân trước) làm nổi bật chiếc eo thon của người phụ nữ. Cúc áo dài thường được làm cúc bấm, được cài từ cổ qua vai xuống đến phần eo. Từ eo, thân áo dài được xẻ làm làm hai tà, vị trí xẻ tà là ở hai bên hông. Áo dài có hai tà: tà trước và tà sau và bắt buộc dài qua đầu gối. Tay áo được tính từ vai, may ôm sát cánh tay, dài đến qua khỏi cổ tay. Chiếc áo dài được mặc với quần thây cho chiếc váy đen ngày xưa. Quần áo dài được may chấm gót chân, ống quần rộng. Thường được may với vải mềm, rũ. Màu sắc thông dụng nhất là trắng. Nhưng xu thế thời trang hiện nay thì chiếc quần được chọn màu đi tông với màu áo. Chất liệu vải và màu sắc của chiếc áo dài: chọn vải để may áo dài ta nên chọn vải mềm và có đô rũ cao. Chất liệu vải để may áo rất đa dạng: nhung, voan, the, lụa.... màu sắc cũng rất phong phú. Chọn màu sắc để may áo tùy thuộc vào tuổi tác và sở thích từng người.

Chiếc áo dài ngày nay tuy không chỉ là trang phục lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam mà chiếc áo dài đã trở thành trang phục công sở như các ngàng nghề: tiếp viên hàng không, nữ giáo viên, học sinh... Ngoài ra ta có thể diện áo dài để dự tiệc, dạo phố vừa kín đáo, duyên dáng nhung không kém phần thời trang, thanh lịch.

Do chất liệu vải mềm mại nên áo đòi hỏi phải được bảo quản cẩn thận. Mặc xong nên giặt ngay để tránh ẩm mốc, giặt bằng tay, treo bằng móc áo, không phơi trực tiếp dưới ánh nắng tránh gây bạc màu. Sau đó ủi nhiệt độ vừa phải, treo bằng mắc áo và cất vào tủ. Bảo quản thật tốt thì áo dài sẽ bền, giữ được dáng áo và mình vải đẹp. Chiếc áo dài may đẹp thường là chỉ phải sắc sảo, ôm sát, vừa vặn với người mặc. ở Nam bộ, chiếc áo dài được cách điệu thành áo bà ba mặc với quần đen ống rộng cũng rất đẹp. Chiếc áo dài khi mặc thương đực đi kèm với chiếc nón lá đội đầu càng tôn vẻ đẹp dịu dàng duyên dáng nữ tính phụ nữ Việt Nam.

Hình ảnh về chiếc áo dài dân tộc vẫn còn đó, vẫn in đậm trong tâm trí mỗi con dân đất Việt, lấy đó như là tín hiệu, một nét bản sắc đáng tự hào và không lẫn vào đâu được.


BÀI VIẾT SỐ 5 LỚP 8 ĐỀ 5: GIỚI THIỆU VỀ MỘT SẢN PHẨM, MỘT TRÒ CHƠI MANG BẢN SẮC VIỆT NAM - NÓN LÁ
“Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”
Đã từ lâu, hình ảnh về chiếc nón lá đã in đậm trong tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam. Chiếc nón theo cánh tay của bà của mẹ lúc đưa nôi, là vật cùng ta một nắng hai sương, đi suốt đời người.

Hình ảnh chiếc nón lá đã được tìm thấy trên trống đồng Ngọc Lũ, Đông Sơn, thạp đồng Đào Thịnh từ 2500- 3000 năm TCN. Người Việt cổ khi xưa dùng lá buộc lại để làm vật che mưa, che nắng. Đó có thể coi là hình dạng thô sơ đầu tiên của chiếc nón.

Nón lá đã trở thành một phần bản sắc tâm hồn Việt. Để làm nên chiếc nón đòi hỏi đôi bàn tay khéo léo, tỉ mỉ của người nghệ nhân. Làm nón công phu từ bước chọn lá, lá nón thường là lá cọ. Lá sau khi hái về sẽ được phơi nắng cho khô, phơi sương cho mềm rồi mới đem đi tẩy trắng. Lá càng trắng thì nón càng đẹp và bán được giá thành cao. Tiếp theo là đến công đoạn làm khung. Một chiếc nón gồm có 16 khung, được làm từ những thanh nứa vót tròn và mềm. Những khung này có bán kính to nhỏ khác nhau, càng lên đến đỉnh nón thì càng nhỏ lại, vòng nhỏ nhất chỉ như đồng xu. Muốn chiếc nón được cứng và đẹp thì khi xếp vòng phải đều, không được méo mó, xộc xệch. Làm khung xong, các nghệ nhân sẽ xếp lá nón lên trên, gồm có 2 lớp lá và một lớp mo lang ở giữa. Cuối cùng, để cố định lớp lá lại, người làm nón sẽ khâu bằng cước mỏng như sợi chỉ. Người thợ phải thật tỉ mỉ, khéo léo để khâu nón cho chắc mà không bị kim đâm vào tay. Nón sau khi làm xong sẽ được quét thêm một lớp dầu bóng để thêm bền và đẹp. Quai nón được buộc đối xứng ở hai bên, thường làm từ nhung, lụa với đủ các màu sắc.

Nón lá đã trở thành người bạn gần gũi với bất kì người dân Việt Nam nào. Nón theo người nông dân ra đồng, cùng họ phơi nắng dầm sương để tạo ra hạt gạo trắng ngần. Nón từ bàn tay bà, tay mẹ giúp xua đi cái nắng hè oi bức. Chiếc nón cùng tà áo dài làm nên nét duyên dáng, xinh đẹp của người thiếu nữ, khiến bao ánh mắt phải ngẩn ngơ dõi theo. Nón còn có ý nghĩa đối với chúng ta trong đời sống tinh thần. Những điệu múa nón mềm mại trên sân khấu là bản sắc văn hóa của dân tộc. Trong ngày cưới, nghi thức mẹ chồng trao cho con dâu chiếc nón mang ý nghĩa là trao cả niềm tin, hy vọng về một tương lai êm ấm, hạnh phúc. Nón đi vào ca dao ru ta vào giấc ngủ:
“Nón này che nắng che mưa
Nón này để đội cho vừa đôi ta
Còn duyên nón cụ quai tơ
Hết duyên nón lá quai dừa cũng xong”​
Nón trở thành cảm hứng cho thi ca nhạc họa:
““Người xứ Huế yêu thơ và nhạc lễ
Tà áo dài trắng nhẹ nhàng bay
Nón bài thơ e lệ trong tay
Thầm bước lặng những khi trời dịu nắng.”​

Nón còn gắn liền với tên tuổi, văn hóa của vùng đất nơi làm ra nó. Chiếc nón Gò Găng hay nón ngựa ở Bình Định, nón quai thao của vùng đất Kinh Bắc- nơi khai sinh những điệu hò mềm mại, mượt mà. Nón Huế hay gọi là nón bài thơ, mỏng, nhẹ và được thêu bài thơ trên nón. Một số nơi làm nón nổi tiếng như làng Chuông(Hà Tây), làng Đồng Di (Phú Vang), đặc biệt là làng nón Phủ Cam (Huế). Ngoài là nơi sản xuất nón, những làng nghề này còn thu hút khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.

Chiếc nón là một phần tâm hồn của người Việt, gắn liền với những gì giản dị, thân thương nhất. Dù thời gian trôi đi, cuộc sống hiện đại, vị trí của chiếc nón sẽ mãi mãi không bao giờ thay đổi.
 
  • Chủ đề
    bài viết số 5 lớp 8 đề 5 thuyet minh ve ao dai thuyet minh ve non la tro choi dan gian
  • Top