Bài viết số 6 lớp 10 đề 4: Thuyết minh về Nguyễn Du và Truyện Kiều

Hướng dẫn làm bài tập làm văn số 6 ngữ văn lớp 10 đề 4: Thuyết minh về Nguyễn Du và tác phẩm truyện Kiều có dàn ý và bài viết tham khảo

Nền văn học Việt Nam đã trải qua không ít thăng trầm cùng biến cố của lịch sử. Tuy nhiên, lịch sử càng biến động, càng dữ dội, văn học lại càng phát triển rực rỡ, đạt được nhiều thành tựu ở cả phương diện nội dung và nghệ thuật. Đặc biệt là trong giai đoạn cuối thế kỉ 18 đầu thế kỉ 19, văn học trung đại Việt Nam chứng kiến sự xuất hiện của nhiều tác giả văn học với những tác phẩm kiệt xuất. Đây cũng là thời kì mà chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng, khởi nghĩa nông dân nổi lên khắp nơi, quyền sống, quyền hạnh phúc của con người bị đe dọa nặng nề. Khi ấy, Nguyễn Du với tác phẩm “Truyện Kiều” đã xuất hiện như một vì sao sáng giữa bầu trời còn mịt mù đêm tối của dân tộc. Từ đó đến nay, dù đã trải qua hàng mấy thế kỉ, truyện Kiều vẫn giữ nguyên được giá trị của nó, trở thành viên ngọc quý của nền văn học nước nhà. Dưới đây, mình sẽ hướng dân các bạn làm bài văn số 6 lớp 10 đề 4: Thuyết minh về Nguyễn Du và tác phẩm truyện Kiều

DÀN Ý BÀI LÀM VĂN SỐ 6 LỚP 10 ĐỀ 4: THUYẾT MINH VỀ NGUYỄN DU VÀ TÁC PHẨM TRUYỆN KIỀU
1. MỞ BÀI
Giới thiệu Nguyễn Du và tác phẩm “Truyện Kiều”

2. THÂN BÀI
  • Giới thiệu tác giả Nguyễn Du: tên tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Nghệ An.
  • Thời đại: thời kì có nhiều biến động, bão táp
  • Gia đình, quê quán: gia đình có truyền thống làm quan
  • Cuộc đời: sớm mồ côi cha mẹ, có nhiều năm sống lưu lạc, từng có giai đoạn ra làm quan dưới triều Nguyễn
  • Sự nghiệp: để lại nhiều tác phẩm giá trị bằng cả chữ Hán và chữ Nôm: Thanh Hiên thi tập, Truyện Kiều...
  • Giới thiệu tác phẩm “Truyện Kiều”
  • Là truyện thơ Nôm, gồm 3254 câu lục bát
  • Nguồn gốc: sáng tạo dựa trên cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện”
  • Tóm tắt tác phẩm
  • Khái quát giá trị của tác phẩm

3. KẾT BÀI
Khẳng định lại đóng góp của Nguyễn Du và ý nghĩa của “Truyện Kiều”

BÀI LÀM VĂN SỐ 6 LỚP 10 ĐỀ 4: THUYẾT MINH VỀ NGUYỄN DU VÀ TÁC PHẨM TRUYỆN KIỀU
Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc
Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hóa thành văn
Đã là người Việt Nam chắc hẳn không ai là không biết đến Nguyễn Du và “Truyện Kiều”. Nguyễn Du không chỉ là đại thi hào dân tộc mà còn là một danh nhân văn hóa thế giới, là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. “Truyện Kiều” là kiệt tác của Nguyễn Du, ra đời từ tấm lòng nhân đạo sâu sắc cùng “con mắt nhìn thấu sáu cõi” và “tấm lòng nghĩ suốt ngàn đời” của ông.

Nguyễn Du tên tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Nghệ An. Ông sinh năm 1765 trong một gia đình có truyền thống làm quan. Đã từng có câu ca dao rằng:
“Bao giờ ngàn Hống hết cây
Sông Rum hết nước, họ này hết quan”
Ông sớm mồ côi cha mẹ từ nhỏ, thời thơ ấu sống và học tập ở Thăng Long trong gia đình quý tộc trướng rủ màn che, hào hoa phong nhã. Có thể nói cuộc đời của Nguyễn Du đã chứng kiến nhiều biến động, thăng trầm của lịch sử. Thời đại xã hội mà Nguyễn Du sống vào cuối thế kỉ 18, đầu thế kỉ 19: chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng, khởi nghĩa nông dân nổi lên khắp nơi, đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn diệt Nguyễn, diệt Trịnh, diệt Xiêm, đại phá quân Thanh. Nhưng rồi Nguyễn Ánh đánh bại Tây Sơn, lập ra vương triều Nguyễn. Thời đại xã hội ấy đã ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc đời, sự nghiệp, tâm hồn và tính cách Nguyễn Du. Ông cũng đã từng có nhiều năm lưu lạc sống đời gió bụi ở quê vợ Thái Bình. Vì thế, ông có điều kiện nếm trải và am hiểu sâu sắc cuộc sống nghèo khổ của người nông dân. Giai đoạn làm quan với nhà Nguyễn ông được trọng dụng, tin dùng những vẫn cảm thấy bất đắc dĩ và gò bó. Nguyễn Du đã để lại cho chúng ta sự nghiệp văn học phong phú với nhiều tác phẩm viết bằng cả chữ Hán và chữ Nôm. Chữ Hán có các tập thơ: Thanh Hiên thi tập, Bắc hành tạp lục, Nam trung tạp ngâm. Chữ Nôm có Truyện Kiều, Văn chiêu hồn, Thác lời trai phường nón, Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu.

Cuộc đời chìm nổi, gian truân, đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều hạng người đã tạo cho ông một sống phong phú. Với Nguyễn Du, “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”, tấm lòng nhân đạo sâu sắc, trái tim giàu lòng yêu thương, cảm thông luôn hướng đến những số phận éo le, oan trái trong xã hội, đặc biệt là người phụ nữ. Truyện Kiều là kiệt tác số một của Nguyễn Du, cũng là minh chứng cho cái tâm và cái tài của ông. Truyện Kiều được Nguyễn Du sáng tạo dựa trên cốt truyện của Thanh Tâm tài nhân. Truyện Kiều còn có tên khác là Đoạn trường tân thanh, là một truyện thơ Nôm gồm 3254 câu lục bát. Tác phẩm xoay quanh cuộc đời nhiều bất hạnh, khổ đau của Thúy Kiều- một người con gái tài sắc, vẹn toàn. Truyện Kiều gồm có 3 phần chính: Gặp gỡ và đính ước, Gia biến và lưu lạc, phần còn lại là Đoàn tụ. Truyện Kiều để lại giá trị ở cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Trước hết, đó là bức tranh hiện thực về xã hội phong kiến bất công, tàn bạo đã chà đạp lên quyền sống, quyền hạnh phúc của con người. Trong những kiếp người mang thân phận con sâu cái kiến, nổi bật vẫn là số phận bất hạnh của người phụ nữ xinh đẹp, tài hoa trong xã hội phong kiến. Từ đó, tác giả lên án chế độ phong kiến tàn ác, vô nhân đạo, cảm thương trước số phận khổ đau của con người và khẳng định, đề cao, ngợi ca tài năng, nhân phẩm, những ước mơ chính đáng của con người. Truyện Kiều còn là kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học nghệ thuật dân tộc ở cả ngôn ngữ và thể loại. Nguyễn Du đã làm giàu đẹp thêm ngôn ngữ tiếng Việt với khả năng miêu tả và biểu cảm vô cùng phong phú. Thể thơ lục bát đã đạt tới đỉnh cao, kết hợp nhuần nhuyễn các biện pháp kể chuyện, tả cảnh ngụ tình, đặc biệt là nghệ thuật phân tích tâm lí và miêu tả nội tâm nhân vật.

Nguyễn Du mãi mãi ghi dấu trong nền văn học nước nhà như một thiên tài văn học, một doanh nhân văn hóa, nhà nhân đạo chủ nghĩa, có đóng góp to lớn đối với sự phát triển của văn học Việt Nam. Truyện Kiều trải qua bao nhiêu thế kỉ vẫn sẽ giữ nguyên được giá trị của nó, là viên ngọc quý của nền văn học nước nhà nói riêng và thế giới nói chung:
Đời nay đẹp gấp trăm lần thuở trước
Giở trang Kiều còn rung động ý thơ
Thơ Người mãi sống cùng đất nước
Dù mai sau dù có bao giờ

BÀI VĂN MẪU BÀI VIẾT SỐ 6 LỚP 10 ĐỀ 4 THUYẾT MINH VỀ NGUYỄN DU VÀ TRUYỆN KIỀU 2
Nếu trên thế giới năm châu bốn bể có những bậc thi hào nổi tiếng như Vich to-Huy-go hay Puskin..thì đất nước Việt Nam chúng ta và hơn hết là người dân Việt Nam ta tự hào được giới thiệu đến bạn bè quốc tế thi hào lớn của dân tộc: Nguyễn Du với kiệt tác Truyện Kiều. Giá trị và ý nghĩa bất diệt và trường cửu ấy của Truyện Kiều và thi hào dân tộc đã từng được khẳng định trong nhận xét của Hoài Thanh: “...Còn gì riêng cho Nguyễn Du, cho Việt Nam hơn truyện Kiều. Nhưng truyện Kiều cũng mãi mãi là truyện của con người không chia màu da, chia thời đại.” Hay ông Phạm Quỳnh cũng đã khẳng định: “truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn”. Như vậy đủ để thấy vai trò thiêng liêng và vị trí của Nguyễn Du cũng như kiệt tác bất hủ Truyện Kiều như thế nào.

Nguyễn Du(1765-1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Nguyễn Du sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học. Chính nhờ vậy mà ông từ nhỏ đã được tiếp thu một nguồn tri thức phong phú và sâu rộng về văn hóa, lịch sử, xã hội. Có thể nói cuộc đời của Nguyễn Du đã ảnh hưởng sâu rộng và đáng kể đối với sự nghiệp đồ sộ của ông. Cuộc đời của Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX, là thời kì mà chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, bão táo phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên ở khắp nơi, mà đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn đánh đổ các tập đoàn Lê, Trịnh, Nguyễn, quét sạch hai mươi vạn quân Thanh xâm lược. Trong cuộc biến động dữ dội ấy của thời đại, Nguyễn Du đã phiêu bạt 15 năm gió bụi, để rồi nếu không có 15 năm gió bụi ấy sao cso được thiên tài Nguyễn Du. Chính việc:
“Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”
Đã thai nghén ra những vần thơ thấm đẫm tinh thần nhân đạo cao cả. Năm 1820, dưới triều Minh Mạng, Nguyễn Du lại được lệnh sang làm chánh sứ Trung Quốc lần hai, nhưng chưa kịp đi thì ông bị bệnh và mất ở Huế. Cuộc đời đầy vất vả gian truân ấy đã thai nghén và nhào nặn nên một hồn thơ vĩ đại, có sự am tường, lịch lãm và vốn kiến thức văn hóa, lịch sử xã hội sâu rộng, do đó những trang văn rất sâu sắc và uyên thâm. Trong sự nghiệp đồ sộ của ông thì Truyện Kiều được coi là một kiệt tác bất hủ, một “bức đại thành về ngôn ngữ”.

Truyện Kiều là tác phẩm truyện thơ được Nguyễn Du vận dụng sáng tạo và tài tình trên cơ sở của truyện Thanh Tâm tài nhân ở Trung Quốc, có tên chữ Hán là “Đoạn trường tân thanh”. Tác phẩm xoay quanh nhân vật chính là nàng Thúy Kiều họ Vương. Một cô gái theo thuyết định mệnh:
“Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”.
Cuộc đời long đong lận đận. nàng hai lần bị ép gả bán vì lầu xanh, lần thứ nhất vì lòng hiếu thảo nàng đã tự nguyện bán mình để chuộc ch, lần thứ hai là bị Bạc Bà bán. Trong hành trình mười lăm năm lưu lạc, nàng đã phải chịu đựng những đầy đọa và sự nhục nhã ê chề của kiếp sống gái thanh lâu “lấy đêm làm ngày, lấy ngày làm đêm”. Bị chà đạp, bị đối xử tàn nhẫn và bất công,. Trong cuocj đời Thúy Kiều có ba người đàn ông đó là Kim Trọng-mối tình đầu trong sáng, thủy chung của nàng, Thúc Sinh-người đã chuộc nàng từ lầu xanh nhưng lại sợ vợ là Hoạn Thư nên không dám đứng ra đòi lại lẽ phải cho nàng và cuối cùng là Từ Hải-một người anh hùng hiên ngang lẫm liệt đã chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh lần hai, cưới nàng làm vợ, đưa nàng từ thân phận nhuốc nhơ thành một vị phu nhân cao quý đòi lại công bằng lẽ pjair và giúp nàng báo ân báo oán. Sau hành trình ấy thì cuối cùng, nàng Thúy Kiều cũng được gặp và đoàn tụ với gia đình mình. Qua cuộc đời và số phận nàng Thúy Kiều, tác phẩm của Nguyễn Du đạt giá trị nhân đạo cao cả, sâu sắc: tố cáo xã hội phong kiến thối nát bất công nên truyện Kiều cũng từng được coi là “chiếc roi sắt quất thẳng vào bộ mặt xã hội phong kiến”, thấy được số phạn tội nghiệp của người phụ nữ trong xã hội đương thời và ma lực đồng tiền đã lấy đi những gì chân quý của hạnh phúc và trinh tiết người phụ nữ, làm tan vỡ tình yêu, hạnh phúc lứa đôi. Đồng thời bày tỏ niềm bao la đồng cảm của Nguyễn Du và sự trân trọng ngợi ca vẻ đpẹ của người phụ nữ gần bùn mà chẳn hôi tanh mùi bùn. Nhưng về mặt nghệ thuật, có thể nói truyện Kiều là bức đại thành về ngôn ngữ bởi ở đó các chất liệu dân gian như thê thơ lục bát, ngôn ngữ dân tộc, thành ngữ tục ngữ được vận dụng sấng tạo, tài hoa uyên thâm. Các điển cố, điển tích, các bút pháp, thủ pháp miêu tả, vẽ mây nẩy trăng được vận dụng nhuần nhuyễn. Chính vì thế đến truyện Kiều vẻ đẹp của Tiếng Việt mới thực sựu kết tinh rực rỡ. Bằng những giá trị to lớn ấy, Truyện Kiều xứng đáng là công trình văn học rực rỡ nhất ở giai đoạn cuối thể kỉ XIX. Những lời nhân xét rất chân xác về giá trị, tài năng và tấm lòng Nguyễn Du như: Phong Tuyết chủ nhân: "Đem bút mực tả lên trên tờ giấy nào những câu vừa lâm ly, vừa ủy mị, vừa đốn tỏa, vừa giải thư, vẽ hệt ra người tài mệnh trong mười mấy năm trời, cũng là vì cái cảnh lịch duyệt của người ấy có lâm ly, ủy mị, đốn tỏa, giải thư, mới có cái văn tả hệt ra như vậy...''
Phạm Quỳnh: "Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn...'' Dương Quảng Hàm: "trên từ các bậc văn nhân thi sĩ, dưới đến các kẻ thường dân phụ nhụ, ai cũng thích đọc, thích ngâm và thuộc được ít nhiều...''

Bởi những đóng góp to lớn ấy vào kho tàng văn học Việt nam mà từ ngàn đời nay những câu ca lưu truyền về Nguyễn Du và Truyện Kiều đến nay vẫn không ngớt và cảm giác như không giấy mực nào có thể tả xiết được:
“Đời nay đẹp gấp trăm lần thuở trước
Giở trang Kiều còn rung động ý thơ
Thơ Người mãi sống cùng đất nước
Dù mai sau dù có bao giờ.”
(Hoàng Trung Thông)

Bạn cũng có thể tham khảo các bài văn mẫu trong bài tập làm văn số 6 lớp 10 này với các dạng đề khác: Bài viết số 6 lớp 10 đề 3: Thuyết minh về tác giả Trương Hán Siêu và tác phẩm Phú sông Bạch Đằng
 
  • Chủ đề
    bai viet so 6 lop 10 van lop 10 văn mẫu
  • Thống kê

    Chủ đề
    100,667
    Bài viết
    467,441
    Thành viên
    339,833
    Thành viên mới nhất
    duythinh2222
    Top