Bài viết số 6 lớp 11 đề 2: Nghị luận suy nghĩ của em về bệnh thành tích trong giáo dục

Hướng dẫn học sinh lập dàn ý và bài văn mẫu nghị luận suy nghĩ của em về bệnh thành tích trong giáo dục hiện nay mới nhất bài tập làm văn số 6 lớp 11 đề số 2 hay nhất

Giáo dục là một trong những ngành quan trọng để làm nền tảng cho một đất nước phát triển. người xưa từng nói : hiền tài là nguyên khí quốc gia. Chính vì thế việc đẩy mạnh và phát triển giáo dục là một trong những mục tiêu hàng đầu của các quốc gia phát triển như Nhật Bản, Singapore, Mỹ, Hà Lan, Phần Lan...Đặc biệt có thể kể đến một số trường đại học nổi tiếng thế giới như Oxfort, Havart, trường đại học tổng hợp lô-mô-nô-xốp của Nga...và rất nhiều những trường đại học nổi tiếng khác. Tuy nhiên ở Việt Nam, vì điều kiện kinh tế còn chưa phát triển mạnh nên việc đầu tư vào giáo dục còn chưa được hoàn thiện hay công tác giáo dục vẫn còn nhiều bất cập. Đặc biệt một trong những tệ nạn thường thấy và xảy ra ở Việt Nam trong ngành giáo dục đó là bệnh thành tích. Chính điều này là một trong những nguyên nhân dẫn đến giáo dục nước ta còn chưa có bước tiến vượt bậc và đạt kết quả như mong muốn. vậy thì bệnh thành tích là gì và cần phải khắc phục nó như thế nào. Hôm nay mình sẽ giúp các bạn bài văn số 6 lớp 11 đề 2: Suy nghĩ của em về bệnh thành tích nhé. với đề bài này, các bạn cần giải thích bệnh thành tích là gì, nguyên nhân và đưa ra một số giải pháp cụ thể nhé. Mời các bạn tham khảo bài làm dưới đây nhé.

benh-thanh-tich.jpg

Căn bệnh thành tích gây ra rất nhiều hệ lụy cho đất nước ta


LẬP DÀN Ý BÀI VĂN SỐ 6 LỚP 11 ĐỀ 2: SUY NGHĨ CỦA EM VỀ BỆNH THÀNH TÍCH
1.MỞ BÀI:
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.

2.THÂN BÀI:
Bệnh thành tích là gì:
  • Bệnh thành tích là thói a dua, chỉ chăm chăm chạy theo hình thức bề ngoài, chạy theo kết quả thành tích mà không quan tâm hoặc quan trọng chất lượng của việc giảng dạy.
  • Biểu hiện:chạy theo thành tích ảo.

Nguyên nhân:
Nhằm đạt được các lợi ích cá nhân, những hư danh không có thực.
Hậu quả:
  • ảnh hưởng đến những chuẩn mực, giá trị trong cuộc sống.
  • con người dễ bị tha hóa để chạy theo danh vọng.
  • giảm đi chất lượng mà chỉ quan tâm đến bề ngoài hào nhoáng của nó.

Giải pháp:
  • Tự rèn luyện bản thân.
  • Kiên quyết chống lại những tiêu cực của bệnh thành tích.
  • Đặc biệt trong giáo dục: thiết nghĩ liệu có thể giảm bớt các kì thi để không gây áp lực dẫn đến việc chạy theo thành tích nhất thời.
  • Nghiên cứu những phương pháp giảng dạy phong phú, dễ hiểu, sinh động không gây chán nản.
  • Học sinh cần ý thức trách nhiệm của mình trong việc tu dưỡng rèn luyện bản thân.

3.KẾT BÀI:
Khẳng định vấn đề cần nghị luận.
Nêu cảm nghĩ cá nhân.

BÀI VĂN MẪU BÀI VIẾT SỐ 6 LỚP 11 ĐỀ 2: SUY NGHĨ CỦA EM VỀ BỆNH THÀNH TÍCH
Trong rất nhiều năm trở lại đây, việc tuyên truyền để ngăn ngừa và phòng chống các tệ nạn xã hội trong mọi lĩnh vực của đời sống đang được đẩy mạnh và nâng cao. Trong đó, rất nổi cộm vấn đề “bệnh thành tích”.

“thành tích” là những kết quả tốt đẹp do nỗ lực đạt được, vượt qua những khó khăn của khách quan hay chủ quan. Thành tích là danh hiệu vinh quang và đầy tự hào mà một cá nhân hay tổ chức đạt được, nó mang lại những giá trị không chỉ về tinh thần mà còn cả vật chất nữa. Chính vì thế nó nảy nở ra trong bản tính con người đó là tham vọng bằng mọi cách có thể chiếm lĩnh và đạt được nó. Chính sự tiêu cực và tham vọng ấy gây ra bệnh thành tích. Bệnh thành tích là một căn bệnh trầm kha kinh niên trong rất nhiều lĩnh vực đặc biệt là trong giáo dục, chỉ sự chạy theo những danh vọng và danh hiệu nhất thời mà không quan tâm đến chất lượng và nguyên tắc của ngành nghề, thậm chí đánh mất cả đạo đức nghề nghiệp, lương tâm và trách nhiệm của con người.

Bệnh thành tích có nhiều nguyên nhân, do chạy theo tham vọng và lợi ích nhất thời đạt được khi có thành tích. Do áp lực từ cấp trên hoặc các tổ chức cao hơn đặt ra gây sức ép nhưng không tìm được giải pháp mà buộc phải nhắm mắt chạy theo danh tiếng và danh hiệu nhất thời để được ca ngợi, khen tặng. Do cá nhân hoặc tổ chức không hiểu rõ về thực lực của mình, tự mãn về thành tích ảo đạt được nên không có xu hướng vận động, cố gắng. nếu như không cảnh tỉnh căn bệnh sẽ trở nên trầm trọng, ảnh hưởng đến những chuẩn mực và giá trị đạo đức, nền tảng và nguyên tắc sống vĩnh hằng. hơn nữa còn giảm đi chất lượng trong công việc do chỉ biết chạy theo danh vọng, quyền lợi.

Bệnh thành tích đặc biệt trầm trọng trong ngành giáo dục trong nhiều năm trở lại đây. Bằng chứng là nhiều học sinh được tặng danh hiệu học sinh giỏi nhưng khi được kiểm tra đến thì kiến thức trống rỗng, hay là những ngôi trường đạt danh hiệu nhưng kì thực là hữu danh vô thực. Chỉ vì thành tích nhất thời mà bất chấp mọi thủ đoạn để đạt được mong muốn. để khắc phục điều này hoàn toàn và cốt yếu là phụ thuộc vào yếu tố cá nhân được đặt lên hàng đầu. Biết tự ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc phấn đấu và cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ. Biết đặt lương tâm và trách nhiệm của mình trong công việc, không vì những giá trị nhất thời mà chạy theo và xói mòn những giá trị đạo đức cốt lõi. Thiết nghĩ các tổ chức cấp trên cũng không nên gây ra quá nhiều áp lực để nhân viên hoặc cán bộ vì điều này mà làm liều, bất chấp mọi thủ đoạn để đạt được mục đích. Trong giáo dục, giáo viên cần tuân thủ nguyên tắc và phẩm chất của người giáo viên nhân dân không vì thành tích mà để học sinh học tủ, học vẹt. những học sinh cần tự lập và có ý thức trách nhiệm cao trong sự nghiệp giáo dục chung của nhà nước.

Muốn một xã hội phát triển, văn minh, tiến bộ thì trước là cá nhân sau là đoàn thể phải luôn cố gắng để hoàn thành tốt nhiệm vụ một cách chuẩn mực và công tâm. Biết xác định đúng đắn mục tiêu và nguyên tắc đặt ra để không chạy theo thói a dua, nhất thời. Vì một xã hội công bằng, văn minh, trong sạch hãy gìn giữ và đừng đánh mất mình bạn nhé.

BÀI LÀM 2: BÀI VIẾT SỐ 6 ĐỀ 2 LỚP 11: NGHỊ LUẬN SUY NGHĨ VỀ BỆNH THÀNH TÍCH
Cuộc sống của chúng ta có rất nhiều niềm vui nên không vì thế mà ta phải suy nghĩ quá nhiều về một vấn đề nào đó. Hãy suy nghĩ một cách tích cực hơn mọi việc trong cuộc sống này từ đó mà ta sẽ cảm thấy yêu đời hơn. Và ngay cả trong học tập cũng vậy đừng suy nghĩ quá nhiều đến thành tích hay điểm số mà hãy cho rằng đến trường là một niềm vui để tiếp nhận tri thức.

Là một người học sinh đang còn ngồi trên ghế nhà trường nên tôi hiểu cảm nhận của tất cả mọi người về thành tích về điểm số. Thành tích là những gì ta đạt được đó là điểm số cao, kết quả học tập tốt hay xếp thứ cao trong lớp. Thành tích trong học tập cũng rất quan trọng bởi nó đánh giá năng lực của học sinh, phân loại học sinh. Nhưng bệnh thành tích trong học tập lại là một điều đáng lo ngại, đó là suy nghĩ của học sinh để cố gồng mình lên, làm đủ mọi cách để có được một thành tích nổi bật trong lớp. Chính suy nghĩ tiêu cực ấy đã làm thay đổi rất nhiều trong suy nghĩ của nhiều học sinh. Bệnh thành tích quả là một vấn đề đáng lo ngại mà không nên có trong thời gian đi học.

Quãng đời học sinh là lúc chúng ta vui vẻ, hạnh phúc nhất có ít thứ để lo toan bật tâm nhất, là lúc tâm hồn thanh thản, suy nghĩ tích cực hơn về cuộc sống thì chúng ta lại dành quá nhiều thời gian vào một vấn đề đó là thành tích. Thành tích đó chỉ là cái tạm thời, trước mắt chứ không phải là mãi mãi nên ta không thể dành quá nhiều thời gian vào việc làm thế nào để thành tích tăng mà bất chấp mọi thủ đoạn. Thay vì thế mà chúng ta hãy vui vẻ tiếp thu tri thức mà thầy cô truyền cho, tìm hiểu thêm về thế giới xung quanh, tạo cho mình những kĩ năng cần thiết trong cuộc sống để sau này ta không còn phải gặp nhiều khó khăn nữa. Thật hữu ích nếu ta biết dùng thời gian của mình đúng cách.

Những người suốt ngày chỉ biết lo nghĩ đến thành tích thì quả là đã đánh mất quãng thời gian tươi đẹp nhất tuổi học trò được hồn nhiên vui chơi bên bạn bè thay vào đó suốt ngày chỉ lao đầu vào học để làm cách nào thành tích của mình có thể cao. Nếu ta chỉ biết nghĩ đến thành tích, điểm số thì ta rất dễ có suy nghĩ dẫm đạp lên người khác để mình có thành tích cao. Thay vì hỏi han điểm bạn thấp, bạn buồn mà mình chỉ biết hỏi điểm bạn bao nhiêu có cao không và cao hay thấp hơn mình mà không quan tâm đến bạn bè từ đó mà ta trở thành con người ích kỉ chỉ nghĩ đến bản thân mình, không quan tâm đến người khác.

Hay trong cuộc sống lúc nào ta cũng chỉ nghĩ đến thành tích mà không giúp đỡ bạn bè đồng nghiệp lúc khó khăn, dựa vào điểm yếu của họ để đi lên để đạt được thành tích thì quả là một con ngươi bì ổi. Những con người như thế không đáng để chúng ta coi trọng. Thật xấu hổ nếu ta tin tưởng vào những người có bệnh thành tích để rồi ta nhận phải bài học đáng giá.

Có rất nhiều tấm gương vì bệnh thành tích mà phải chịu rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Giống như bạn Trần Mai Uyên vì quá coi trọng thành tích mà ra sức học ngày học đêm để có thể học giỏi hơn nâng cao điểm số. Và vì dành quá nhiều thời gian như thế mà không được nghỉ ngơi, vui chơi có mối quan hệ tốt với bạn bè mà đã trở nên trầm cảm, tự kỉ suốt ngày nhốt mình trong phòng không ra ngoài hay nói chuyện cùng ai. Thật đáng tiếc vì đã để tuổi thanh xuân trôi đi một cách vô nghĩa. Đừng suy nghĩ quá nhiều đến điểm số hay thành tích mà quan trọng là ta học được điều gì, cách ta tạo nên cuộc sống có ý nghĩa của mình như thế nào.

Chúng ta đang sống trong một xã hội mà công nghệ phát triển, sức lao động của con người được thay bằng robot thì không cần đến qua nhiều kiến thức sách vở lí thuyết mà hơn hết là kĩ năng là sự trải nghiệm cuộc sống. Hãy dành nhiều thời gian để tăng cho mình kinh nghiệm từ đó mà tăng vốn hiểu biết.
 
  • Chủ đề
    bai viet so 6 benh thanh tich văn lớp 11
  • Top