Bài viết số 7 lớp 10 đề 4: Học bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão, sự hổ thẹn của tác giả

Hướng dẫn học sinh lập dàn ý và bài văn mẫu bài tập làm văn số 7 lớp 10 hay nhất

Một trong hai nguồn cảm hứng lớn của dân tộc là tinh thần nhân đạo và lòng yêu nước. Đặc biệt lòng yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên suốt các thời kì văn học, qua mỗi thời kì, mỗi hoàn cảnh lịch sử lòng yêu nước lại được biểu hiện phong phú, khác nhau. Nếu trong ca dao, thì lòng yêu nước gắn liền với lòng tự hào, yêu cảnh trí non sông, thòi kì trung đại thì yêu nước là gắn với tinh thần trung quân ái quốc, đến văn học lãng mạn cách mạng thì yêu nước là yêu lí tưởng cách mạng, yêu đảng. nhưng rõ ràng, hào khí Đông A là một biểu tượng sục sôi và hào hùng nhất cho tinh thần tự tôn và truyền thống yêu nước của dân tộc. Mà trong nguồn cảm hứng ấy, thì bài thơ “thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão là bài thơ tiêu biểu cho tinh thần ấy. Có ý kiến cho rằng: sự hổ thẹn của tác giả là quá đáng, kiêu kì. Ngược lại, có bạn ngợi ca và cho rằng đó là biểu hiện một hoài bão lớn lao của người thanh niên yêu nước. Vậy thì hôm nay mình sẽ giúp các bạn làm bài viết số 7 lớp 10 đề 4, nghị luận về ý kiến ấy nhé. Mời các bạn tham khao bài làm dưới đây.

Đề bài viết số 7 đề 4 ngữ văn 10: Học bài thơ "Thuật hoài" của Phạm Ngũ Lão, có bạn cho rằng: sự hổ thẹn của tác giả là quá đáng, kiêu kì. Ngược lại, có bạn ngợi ca và cho rằng đó là biểu hiện một hoài bão lớn lao của người thanh niên yêu nước. Hãy cho biết ý kiến của anh, chị.

LẬP DÀN Ý BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7 LỚP 10 ĐỀ 4 VỀ BÀI THƠ THUẬT HOÀI
1.MỞ BÀI:
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.

2.THÂN BÀI;
Nêu quan điểm bản thân:
Theo tôi, sự hổ thẹn của Phạm Ngũ Lão là biểu hiện của một hoài bão lớn lao.

Bàn luận:

  • Trong xã hội phong kiến, người quân tử luôn khao khát được đóng góp co xã tắc, non sông, là biểu hiện của kẻ sĩ.
  • Chí làm trai là gắn liền với sự nghiệp kinh bang tế thế, trị nước, vì non sông.
  • Chính vì thế, sự hổ thẹn của tác giả là biểu hiện cao nhất cho khát khao muốn cống hiến cho non sông, là biểu hiện chân chính của kẻ sĩ khi tự ý thức được trách nhiệm và vai trò của bản thân trong sự nghiệp đất nước.

Bài học:
Cần có ý thức tự kỉ tu thân để hoàn thiện bản thân.

3.KẾT BÀI:
Khẳng định vấn đề nghị luận.
Nêu cảm nhận bản thân.

BÀI MẪU BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7 LỚP 10 ĐỀ THỨ 4 VỀ TÁC GIẢ BÀI THƠ THUẬT HOÀI
Phạm Ngũ Lão là một danh tướng đời Trần, tuy nhiên ông không chỉ cầm binh bố trận mà còn có tài văn thơ rất đáng khâm phục. Trong mạch nguồn của hào khí Đông A của dân tộc, bài thơ “Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão đã là gương báu cho nhiều bậc trượng phu lúc bấy giờ. Có thể nói, sự hổ thẹn của tác giả trong bài thơ là biểu hiện cao nhất của một hoài bào lớn lao.

Dân tộc ta từ xưa vốn có truyền thống yêu nước. Nó đã được kết tinh trong những lời nhận định đanh thép của Hồ Chủ Tịch sau này: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, nó kết thành một làn sóng mạnh mẽ, nó nhấn chìm cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Chính vì thế, đã mang tiếng là bậc trượng phu thì hơn ai hết, người quân tử luôn có ý thức trau dồi phẩm hạnh và tài năng để làm nên nghiệp lớn đó là sự nghiệp kinh bang tế thế lừng lẫy. Điều này đã được khẳng định không ít lần trong thơ văn trung đại:
“ Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông.”
Hay:
“Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
Lừng lấy làm cho lở núi non
Xách búa đánh tan năm bẩy đống
Gia tay đập bể mấy trăm hòn.”
Hoặc ngay cả từ trong những câu ca dao, thì tinh thần ấy vẫn luôn được đề cao:
“Làm trai cho đáng nên trai
Phú Xuân cũng trải, Đồng Nai cũng từng.”
Do đó, huống hồ gì trong hào khí Đông A âm vang mạnh mẽ, hào hùng như vậy của dân tộc, Phạm Ngũ Lão cũng không nằm ngoài những nguồn cảm hứng ấy. Dù đã lập được nhiều chiến công lừng lẫy, vang dội nhưng bản thân vẫn cảm thấy:
“Luống thẹn tai nghe thuyết Vũ Hầu.”
Vũ Hầu ở đây là một điển, nói đến một bậc quân sư tài ba bậc nhất trong lịch sử Trung Hoa về trí thông minh, thao lược đó là Gia Cát Lượng tiên sinh. Lấy gương sáng trong lịch sử cổ kim soi mình vào đó mà so sánh, phấn đấu vươn lên cho bằng người, đó là lòng tự ái, lòng tự trọng đáng quý cần phải có ở một đấng nam nhi. Là một tùy tướng thân cận của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quôc Tuấn, Phạm Ngũ Lão luôn sát cánh bên cạnh chủ tướng, chấp nhận xông pha nơi làn tên mũi đạn, làm gương cho ba quân tướng sĩ, dồn hết tài năng, tâm huyết để tìm ra cách đánh thần kì nhất nhằm quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi. Suy nghĩ của Phạm Ngũ Lão rất cụ thể và thiết thực; một ngày còn bóng quân thù là nợ công danh của tuổi trẻ với giang sơn xã tắc vẫn còn vương, chưa trả hết. Mà như vậy là phận sự với vua, với nước chưa tròn, khát vọng công danh chưa thỏa. Cách nghĩ, cách sống của Phạm Ngũ Lão rất tích cực, tiến bộ. ông muốn sống xứng đáng với thời đại anh hùng. Vậy thì việc Phạm Ngũ Lão cảm thấy hổ thẹn không bằng được sự thông minh của Gia Cát lượng tiên sinh trong sự nghiệp cứu nước, cứu đời, kinh bang ế thế để giúp vua thì đó là điều dễ hiểu thôi. Nhưng sự ý thức, nhìn nhận và hổ thẹn ấy của tác giả cũng chứng tỏ tinh thần yêu nước, khát vọng muốn cống hiến, hi sinh của Phạm Ngũ Lão. Với bậc trượng phu ấy thì ý thức tu sỉ, tu thân cũng chính là điều làm nên nhân cách cao thượng cho bậc công thần. Qua nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão, gửi gắm đến thế hệ trẻ bài học về ý thức biết tự nhìn nhận lại bản thân tu sỉ cũng chính là tu thân để hoàn thiện bản thân.

Bằng một trái tim và tinh thần mang hào khí thời đại, Thuật Hoài của Phạm Ngũ Lão giống như thứ gương báu để thế hệ trẻ nghìn đời soi vào đó mà phấn đấu, noi theo. Đồng thời cảm nhận sâu sắc được ý thức tư tôn, hào khí hào hùng của dân tộc.
 
  • Chủ đề
    bài viết số 7 phạm ngũ lão thuat hoai van lop 10 văn mẫu
  • Thống kê

    Chủ đề
    100,667
    Bài viết
    467,441
    Thành viên
    339,833
    Thành viên mới nhất
    duythinh2222
    Top