Hướng dẫn học sinh lập dàn ý và bài văn mẫu vẻ đẹp của bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go trong ngữ văn lớp 9 tập làm văn bài viết số 7 đề thứ 4
Ra-bin-đra-nát Ta-go được tôn vinh là “thánh sư” của Ấn Độ. Ông cũng là nhà thơ đầu tiên của châu Á đạt được giải Nô-ben về văn học và nghệ thuật với tập “Thơ Dâng”. Thơ của ông chan chứa tình yêu cuộc sống và thứ tôn giáo mà ông tôn thờ duy nhất đó là tôn giáo “con người”. Những vần thơ của ông không chỉ đơn giản là mang những vẻ đẹp về hình thức thể hiện hay những giá trị nhân văn sâu sắc mà những vần thơ của Ta-go được ví như thứ khí giới thanh cao cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh, giải phóng dân tộc của các nước ở khu vực châu Á. Cũng bởi sức manh vĩ đại và nhân cách cao đẹp mà ít ai sánh được của Ta-go, thơ của ông đã có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến nhân loại. Trong chương trình hoc cấp hai, chúng ta may mắn khi được tiếp cận với một tác phẩm thơ rất tiêu biểu cho văn phong của Ta-go đó là bài thơ “Mây và sóng”. Bài thơ hàm súc, hàm ẩn những giá trị nhân sinh cao cả về tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp gửi đến chúng ta những thông điệp quý giá. Vậy thì hôm nay mình sẽ giúp các bạn bài văn cảm nhận vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc của bài thơ “mây và sóng” nhé. Với đề bài này các bạn cần cảm nhận vẻ đẹp của bài thơ trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Đây là yêu cầu của bài tập làm văn số 7 đề thứ 4 của lớp 9 mời các bạn tham khảo bài làm dưới đây nhé.
LẬP DÀN Ý BÀI VIẾT SỐ 7 ĐỀ SỐ 4 LỚP 9 VẺ ĐẸP MỘNG MƠ VÀ Ý NGHĨA SÂU SẮC CỦA BÀI THƠ “MÂY VÀ SÓNG” CỦA TA-GO
1.MỞ BÀI:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
Giá trị của bài thơ.
2.THÂN BÀI:
Vẻ đẹp về nội dung:
Vẻ đẹp về nghệ thuật:
3.KẾT BÀI:
Khẳng định lại vẻ đẹp bài thơ.
Tình cảm, cảm xúc khi tiếp nhận bài thơ.
BÀI VĂN BÀI VIẾT SỐ 7 ĐỀ 4 LỚP 9 VẺ ĐẸP MỘNG MƠ VÀ Ý NGHĨA SÂU SẮC CỦA BÀI THƠ “MÂY VÀ SÓNG” CỦA TA-GO
“Nghệ thuật nằm ngoài quy luật của sự băng hoại, chỉ mình nó không thừa nhận cái chết”. Vâng chính bởi sự sáng tạo không ngừng nghỉ và những phong cách thơ độc đáo đã góp phần làm nên đời sống bất tử của thơ ca, đó là lí do vì sao cùng tìm đến những đề tài đã cũ, đã quen những mỗi bài thơ lại chứa đựng những giá trị thẩm mĩ riêng. Từ ngàn thuở xưa, thơ văn kim cổ, đông tây đã không ít lần ca ngợi tình mẫu tử, một thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý bậc nhất cõi đời này. Tìm đến một đề tài đã cũ, đã quen nhưng với tài năng và tấm lòng chân tâm thật thật ý, Ta-go vẫn gửi đến cho độc giả một bài thơ ý nghĩa, thấm đẫm triết lí nhân sinh ý nghĩa về tình mẫu tử bằng những tưởng tượng thú vị qua bài thơ Mây và Sóng.
Hai câu thơ mở đầu cho hai cảnh thơ là khôn gian tượng trưng: trên mây và trong sóng, những nơi cao rộng, bao la của cuộc đời đầy hấp dẫn đang mời gọi bước con vào. Đó cũng chính là hình ảnh ẩn dụ cho những cám dỗ, những cái “chùng chình, vòng vèo” trong cuộc sống mà con người vẫn hay gặp phải. Hơn thế nữa ở cái tuổi trẻ ham chơi như em bé trong bài thơ điều ấy càng dễ hiểu khi em đặt ra câu hỏi thể hiện sự thu hút, tò mò của mình: Nhưng làm thế nào tôi lên trên ấy được. Khao khát bay nhảy vui chơi đến những nơi xa lạ, những chốn bồng lai, tiên cảnh ấy chẳng mấy chốc em đã chợt giật mình nhận ra tình yêu thương của mẹ, vì ân hận : mẹ đợi tôi ở nhà, tôi có lòng nào bỏ được mẹ tôi. Câu nói ngây thơ của em bé đã kéo hết thảy chúng ta trở lại những ngày hồn nhiên, thơ bé nhất chơi bên mẹ:
Nhưng có lẽ, in dấu sâu đậm nhất là tình mẫu tử thiêng liêng:
Mẹ được ví với mặt trăng, mặt biển: đó là thiên nhiên lớn lao, là vũ trụ vĩnh hằng, vô cùng, vô tận. Con là mây, là sóng bay cao, bay xa để hát mãi lên những lời ca tụng về mẹ. Mẹ đã trở nên bất diệt trong lòng con. Trước tình cảm yêu thương của mẹ, con lúc nào cũng nhỏ bé như chú chim non cần được che chở. Tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt một lân nữa ùa về trong tâm trí chúng ta, làm xôn xao một linh hồn bé nhỏ. Như vậy để thấy rõ được rằng, trong cuộc sống con người không phải đều có bản lĩnh và sự can đảm để đối mặt với những cám rỗ trong cuộc đời, nhưng chính những phút giây yếu lòng, chuẩn bị sa ngã hoặc đánh mất mình thì tình cảm ruột thịt mà ở đây là tình mẫu tử thiêng liêng đã trở thành điểm tựa vững chắc chống lại tất cả những điều ấy. Và chúng ta ai cũng đều khao khát hạnh phúc, nhưng đừng chỉ mải mê kiếm tìm những gió hương của hạnh phúc trời mà hãy biết cúi xuống kiếm tìm những hạnh phúc chân chính, gần gũi, bình dị mà thiêng liêng bên mình đó chính là tình mẫu tử. Phải chăng đấy cũng chính là giá trị nhân văn sâu sắc mà Ta-go muốn gửi gắm. Những câu thơ của Ta-go không chỉ dừng lại ở việc ngợi ca tình mẫu tử, vẻ đẹp của những kỉ niệm ấm áp thiêng liêng của tình mẹ con mà Ta-go đã nâng vai trò và sức mạnh của tình mẫu tử để nó trở thành thứ khí giới thanh cao và đắc lực chống lại những cám dỗ, những cái “chùng chình, vòng vèo” mà mỗi chúng ta vẫn hay bị dăng mắc trong cuộc đời.
Nhưng nếu chỉ mang vẻ đẹp về nội dung thôi thì chưa đủ, thơ của Ta-go cũng là sự gạn lọc tinh chất những viên ngọc tròn trịa sáng ngời, không chỉ hay cả hồn mà còn là vẻ đẹp cả chiếc áo nghệ thuật, sự hòa thấm tuyệt diệu giữa hình thức và nội dung, giữa hồn và xác. Tính độc đáo của bài thơ là cấu trúc bằng hai mẩu dối thoại giữa em bé với mây và sóng, nhưng không hề nhàm chán mà mang lại cảm xúc hết sức trong trẻo hồn nhiên, làm dịu mát cho tâm hồn người đọc. Hẳn phải là người có tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu trẻ thơ tha thiết Ta-go mới sáng tạo nên những vần thơ hay đến vậy. Tình mẫu tử từ xa xưa trong ca dao, trong cổ đại hiện về trên những trang thơ của Ta-go thật sống động. Mây và sóng là biểu tượng vĩnh cửu cho tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt, vĩnh hằng, sâu nặng.
Bằng một lối văn trong sáng nhẹ nhàng mà gần gũi, Ta –go đã làm rung dộng nơi tận đáy hồn người bằng những vần thơ thật cảm động và ý nghĩa về tình mẫu tử. Nhưng một ý nghĩa tư tưởng lớn hơn là ở tinh nhân bản của tác phẩm khi gửi đến người đọc một thông điệp quý báu về nhân sinh: Hạnh phúc chẳng ở đâu xa, hạnh phúc ở ngay trần thế này, trong vòng tay âu yếm của mẹ. Và tình mẫu tử có sức mạnh như một địa trận giúp con người chống lại những cám dỗ trong cuộc đời.
Ra-bin-đra-nát Ta-go được tôn vinh là “thánh sư” của Ấn Độ. Ông cũng là nhà thơ đầu tiên của châu Á đạt được giải Nô-ben về văn học và nghệ thuật với tập “Thơ Dâng”. Thơ của ông chan chứa tình yêu cuộc sống và thứ tôn giáo mà ông tôn thờ duy nhất đó là tôn giáo “con người”. Những vần thơ của ông không chỉ đơn giản là mang những vẻ đẹp về hình thức thể hiện hay những giá trị nhân văn sâu sắc mà những vần thơ của Ta-go được ví như thứ khí giới thanh cao cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh, giải phóng dân tộc của các nước ở khu vực châu Á. Cũng bởi sức manh vĩ đại và nhân cách cao đẹp mà ít ai sánh được của Ta-go, thơ của ông đã có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến nhân loại. Trong chương trình hoc cấp hai, chúng ta may mắn khi được tiếp cận với một tác phẩm thơ rất tiêu biểu cho văn phong của Ta-go đó là bài thơ “Mây và sóng”. Bài thơ hàm súc, hàm ẩn những giá trị nhân sinh cao cả về tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp gửi đến chúng ta những thông điệp quý giá. Vậy thì hôm nay mình sẽ giúp các bạn bài văn cảm nhận vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc của bài thơ “mây và sóng” nhé. Với đề bài này các bạn cần cảm nhận vẻ đẹp của bài thơ trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Đây là yêu cầu của bài tập làm văn số 7 đề thứ 4 của lớp 9 mời các bạn tham khảo bài làm dưới đây nhé.
LẬP DÀN Ý BÀI VIẾT SỐ 7 ĐỀ SỐ 4 LỚP 9 VẺ ĐẸP MỘNG MƠ VÀ Ý NGHĨA SÂU SẮC CỦA BÀI THƠ “MÂY VÀ SÓNG” CỦA TA-GO
1.MỞ BÀI:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
Giá trị của bài thơ.
2.THÂN BÀI:
Vẻ đẹp về nội dung:
- Vẻ đẹp trong sáng, hồn nhiên của trẻ thơ.
- Tình mẫu tử thiêng liêng sâu nặng.
- Gia đình, tình cảm mẫu tử thiêng liêng chính là điểm tựa để vượt qua những cám dỗ trong cuộc sống.
- Hạnh phúc gần gũi, bình dị là ở trong vòng tay mẹ yêu thương
Vẻ đẹp về nghệ thuật:
- Hình ảnh biểu tượng.
- Lặp cấu trúc.
- Từ ngữ biểu cảm, hàm súc.
- Câu thơ mềm mại, nhẹ nhàng mà thấm thía khôn nguôi
3.KẾT BÀI:
Khẳng định lại vẻ đẹp bài thơ.
Tình cảm, cảm xúc khi tiếp nhận bài thơ.
BÀI VĂN BÀI VIẾT SỐ 7 ĐỀ 4 LỚP 9 VẺ ĐẸP MỘNG MƠ VÀ Ý NGHĨA SÂU SẮC CỦA BÀI THƠ “MÂY VÀ SÓNG” CỦA TA-GO
“Nghệ thuật nằm ngoài quy luật của sự băng hoại, chỉ mình nó không thừa nhận cái chết”. Vâng chính bởi sự sáng tạo không ngừng nghỉ và những phong cách thơ độc đáo đã góp phần làm nên đời sống bất tử của thơ ca, đó là lí do vì sao cùng tìm đến những đề tài đã cũ, đã quen những mỗi bài thơ lại chứa đựng những giá trị thẩm mĩ riêng. Từ ngàn thuở xưa, thơ văn kim cổ, đông tây đã không ít lần ca ngợi tình mẫu tử, một thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý bậc nhất cõi đời này. Tìm đến một đề tài đã cũ, đã quen nhưng với tài năng và tấm lòng chân tâm thật thật ý, Ta-go vẫn gửi đến cho độc giả một bài thơ ý nghĩa, thấm đẫm triết lí nhân sinh ý nghĩa về tình mẫu tử bằng những tưởng tượng thú vị qua bài thơ Mây và Sóng.
Hai câu thơ mở đầu cho hai cảnh thơ là khôn gian tượng trưng: trên mây và trong sóng, những nơi cao rộng, bao la của cuộc đời đầy hấp dẫn đang mời gọi bước con vào. Đó cũng chính là hình ảnh ẩn dụ cho những cám dỗ, những cái “chùng chình, vòng vèo” trong cuộc sống mà con người vẫn hay gặp phải. Hơn thế nữa ở cái tuổi trẻ ham chơi như em bé trong bài thơ điều ấy càng dễ hiểu khi em đặt ra câu hỏi thể hiện sự thu hút, tò mò của mình: Nhưng làm thế nào tôi lên trên ấy được. Khao khát bay nhảy vui chơi đến những nơi xa lạ, những chốn bồng lai, tiên cảnh ấy chẳng mấy chốc em đã chợt giật mình nhận ra tình yêu thương của mẹ, vì ân hận : mẹ đợi tôi ở nhà, tôi có lòng nào bỏ được mẹ tôi. Câu nói ngây thơ của em bé đã kéo hết thảy chúng ta trở lại những ngày hồn nhiên, thơ bé nhất chơi bên mẹ:
Con là mây và mẹ sẽ là trăng
Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh.
Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh.
Nhưng có lẽ, in dấu sâu đậm nhất là tình mẫu tử thiêng liêng:
Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ,
Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỗ tan vào lòng mẹ.
Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.
Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỗ tan vào lòng mẹ.
Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.
Mẹ được ví với mặt trăng, mặt biển: đó là thiên nhiên lớn lao, là vũ trụ vĩnh hằng, vô cùng, vô tận. Con là mây, là sóng bay cao, bay xa để hát mãi lên những lời ca tụng về mẹ. Mẹ đã trở nên bất diệt trong lòng con. Trước tình cảm yêu thương của mẹ, con lúc nào cũng nhỏ bé như chú chim non cần được che chở. Tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt một lân nữa ùa về trong tâm trí chúng ta, làm xôn xao một linh hồn bé nhỏ. Như vậy để thấy rõ được rằng, trong cuộc sống con người không phải đều có bản lĩnh và sự can đảm để đối mặt với những cám rỗ trong cuộc đời, nhưng chính những phút giây yếu lòng, chuẩn bị sa ngã hoặc đánh mất mình thì tình cảm ruột thịt mà ở đây là tình mẫu tử thiêng liêng đã trở thành điểm tựa vững chắc chống lại tất cả những điều ấy. Và chúng ta ai cũng đều khao khát hạnh phúc, nhưng đừng chỉ mải mê kiếm tìm những gió hương của hạnh phúc trời mà hãy biết cúi xuống kiếm tìm những hạnh phúc chân chính, gần gũi, bình dị mà thiêng liêng bên mình đó chính là tình mẫu tử. Phải chăng đấy cũng chính là giá trị nhân văn sâu sắc mà Ta-go muốn gửi gắm. Những câu thơ của Ta-go không chỉ dừng lại ở việc ngợi ca tình mẫu tử, vẻ đẹp của những kỉ niệm ấm áp thiêng liêng của tình mẹ con mà Ta-go đã nâng vai trò và sức mạnh của tình mẫu tử để nó trở thành thứ khí giới thanh cao và đắc lực chống lại những cám dỗ, những cái “chùng chình, vòng vèo” mà mỗi chúng ta vẫn hay bị dăng mắc trong cuộc đời.
Nhưng nếu chỉ mang vẻ đẹp về nội dung thôi thì chưa đủ, thơ của Ta-go cũng là sự gạn lọc tinh chất những viên ngọc tròn trịa sáng ngời, không chỉ hay cả hồn mà còn là vẻ đẹp cả chiếc áo nghệ thuật, sự hòa thấm tuyệt diệu giữa hình thức và nội dung, giữa hồn và xác. Tính độc đáo của bài thơ là cấu trúc bằng hai mẩu dối thoại giữa em bé với mây và sóng, nhưng không hề nhàm chán mà mang lại cảm xúc hết sức trong trẻo hồn nhiên, làm dịu mát cho tâm hồn người đọc. Hẳn phải là người có tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu trẻ thơ tha thiết Ta-go mới sáng tạo nên những vần thơ hay đến vậy. Tình mẫu tử từ xa xưa trong ca dao, trong cổ đại hiện về trên những trang thơ của Ta-go thật sống động. Mây và sóng là biểu tượng vĩnh cửu cho tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt, vĩnh hằng, sâu nặng.
Bằng một lối văn trong sáng nhẹ nhàng mà gần gũi, Ta –go đã làm rung dộng nơi tận đáy hồn người bằng những vần thơ thật cảm động và ý nghĩa về tình mẫu tử. Nhưng một ý nghĩa tư tưởng lớn hơn là ở tinh nhân bản của tác phẩm khi gửi đến người đọc một thông điệp quý báu về nhân sinh: Hạnh phúc chẳng ở đâu xa, hạnh phúc ở ngay trần thế này, trong vòng tay âu yếm của mẹ. Và tình mẫu tử có sức mạnh như một địa trận giúp con người chống lại những cám dỗ trong cuộc đời.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: