Các tình huống sư phạm tiểu học, THCS, THPT thường gặp và cách giải quyết tốt nhất

Danh sách các tình huống sư phạm thường gặp nhất và cách xử lý

tinh-huong-su-pham.jpg

Xử lý các tình huống sư phạm đòi hỏi sự công tâm và khéo léo hợp cả tình lẫn lý

Giáo viên là 1 nghề rất cần sự có cái tâm và hy sinh rất nhiều, mỗi học sinh, mỗi lớp học đều có những cá tính riêng và có thể bạn sẽ phải gặp rất nhiều những tình huống bất ngờ thậm chí là dở khóc dở cười rất khó để xử lý làm sao để hợp tình hợp lý giúp hài hòa tất cả các vấn đề. Nhất là thời buổi hiện nay khi mạng xã hội, điện thoại trở nên phổ biến thì việc tự do ngôn luận sẽ có thể gây nhiều sự việc vượt tầm kiểm soát. Trong bài viết này mình sưu tầm 30 tình huống sư phạm thường gặp nhất dành cho các cấp học tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông để bạn tham khảo và có những lựa chọn tốt nhất để xử lý tình huống.

I. CÁC TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM
1. Tình huống sư phạm sư phạm xảy ra đối với giáo viên trên lớp
Tình huống sư phạm 1: Bước vào lớp, bạn nhận thấy tổ trực nhật chưa làm vệ sinh, lớp rất bần, bàn ghế không ngay ngắn. Bạn xử lý thế nào?

Tình huống sư phạm 2: Trong giờ giảng bài vật lý, có một học sinh giơ tay xin phát biểu và đề nghị thầy giải thích một vấn đề có liên quan đến bài giảng, phát hiện ra đó là một vấn đề được ứng dụng trong thực tiễn mà bạn chưa nắm vững. Nếu là giáo viên đó, bạn xử lý thế nào?

Tình huống sư phạm 3: Trong giờ trả bài kiểm tra viết, một học sinh thắc mắc cho rằng thầy giáo đã chấm nhầm cho em. Nếu là thầy giáo đó thì ngay lúc ấy bạn xử lý thế nào?

Tình huống sư phạm 4: Trong giờ làm bài kiểm tra môn toán. Mới hết nửa thời gian, trong khi cả lớp còn đang làm bài thì đã thấy em A (một học sinh giỏi toán của lớp) đã làm xong. Nếu là giáo viên bộ môn toán đó, bạn sẽ xử lý thế nào?

Tình huống sư phạm 5: Bước vào giờ dạy, bạn thấy lớp vắng đến nửa số học sinh, hỏi nguyên nhân thì các em cho biết là các bạn bỏ đi đưa đám mẹ của một bạn trong lớp bị mất. Trước tình huống đó bạn sẽ xử lý thế nào?

Tình huống sư phạm 6: Trong lớp, học sinh phải ngồi theo chỗ quy định, nhưng vào giờ dạy của bạn, có một học sinh lại tự động đảo chỗ, ngồi lên bàn đầu. Khi bạn hỏi lý do, học sinh đó nói rằng:
Thưa thầy, em thích học môn của thầy và em thích xem thí nghiệm của thầy làm. Trước tình huống đó bạn xử lý thế nào?

Tình huống sư phạm 7: Bạn có tật nói ngọng, lẫn giữa l và n. Khi giảng bài học sinh trong lớp đã cười, nghe thấy tiếng cười đó, bạn xử lý thế nào?

Tình huống sư phạm 8: Khi trả bài kim tra đa số các em đều bị điểm kém, các em đều nhất loạt kêu là bài khó, các em không làm được và đề nghị thầy không lấy điểm. Nếu là thầy giáo đón bạn xử lý thế nào?

Tình huống sư phạm 9: Trong khi quay mặt vào bảng, thầy giáo thấy học sinh ở dưới lớp lại ồn ào và cười khúc khích. Khi thầy ngừng viết bảng và quay lại thì cả lớp lại im lặng và nhìn lên bảng. Nếu là thầy giáo đó bạn xử lý thế nào?

Tình huống sư phạm 10: Trong khi giảng dạy, cô giáo Lan phát hiện thấy một học sinh ở cuối lớp đang mải làm việc riêng, không chú ý nhìn lên nghe giảng. Nếu là cô giáo Lan, bạn sẽ xử lý thế nào?

Tình huống sư phạm 11:Trong khi đang giảng bài, thầy giáo nhận thấy có một nữ sinh trong lớp không nhìn lên bảng mà mắt cứ mơ màng nhìn ra phía ngoài cửa sổ lớp. Nếu là thầy giáo đó, bạn sẽ xử lý thế nào trước tình huống đó?

Tình huống sư phạm 12: Trong giờ dạy, thầy T phát hiện ra một học sinh ở cuối lớp hay ngáp vặt, mắt lờ đờ. Thầy T nghi vấn em đó mắc nghiện ma túy. Nếu là thầy giáo T, bạn sẽ xử lý thế nào?

Tình huống sư phạm 13: Trong khi giảng dạy, thầy giáo phát hiện ra một học sinh nữ đang đọc truyện. Khi thầy đến và thu sách truyện thì thấy đây là một tiểu thuyết ái tình được xuất bản ở Sài Gòn từ trước năm 1975. Nếu vào trường hợp thầy giáo đó, bạn sẽ xử lý thế nào?

Tình huống sư phạm 14: Trong khi giảng bài, thầy giáo thấy có một học sinh gục đầu xuống bàn không ghi bài. Nếu là giáo viên đó, bạn sẽ xử lý thế nào?

Tình huống sư phạm 15: Khi bước vào lớp, cả lớp đều đứng lên chào cô giáo, nhưng duy nhất có một em vẫn ngồi. Trước hiện tượng đó bạn sẽ xử lý thế nào?

2. Các tình huống sư phạm xảy ra đối với giáo viên chủ nhiệm lớp
Tình huống sư phạm 16: Nếu lớp bạn chủ nhiệm, có một học sinh vi phạm kỷ luật, bạn yêu cầu học sinh về mời phụ huynh đến gặp bạn nhưng học sinh đó đã tự bỏ học. Bạn sẽ xử lý như thế nào?

Tình huống sư phạm 17: Trong lớp 10B do thầy Tuấn làm chủ nhiệm có em Hùng hay nghỉ học không phép. Tuần qua em cũng có 2 buổi nghỉ học không phép. Nếu là thầy Tuấn, bạn sẽ xử lý thế nào?

Tình huống sư phạm 18: Khi tiếp xúc với phụ huynh của một học sinh cá biệt, phụ huynh đó năn nỉ bạn với câu 'trăm sự nhờ thầy'. Nếu là giáo viên chủ nhiệm, lúc đó bạn phải ứng xử thế nào?

Tình huống sư phạm 19: Một học sinh sắp bị đưa ra xét ở Hội đồng kỷ luật. Phụ huynh là người có chức vị chủ chốt ở địa phương đến đề nghị bạn với tư cách là giáo viên chủ nhiệm xin với Hội đồng chiếu cố và 'cho qua'. Nếu là giáo viên chủ nhiệm, bạn sẽ ứng xử với vị phụ huynh đó ra sao?

Tình huống sư phạm 20: Đến thăm một gia đình học sinh với mục đích phối hợp giáo dục em A một học sinh học kém, cha mẹ em đã ngỏ ý đành xin cho con thôi học. Bạn xử lý thế nào?

Tình huống sư phạm 21: Một học sinh khá trong lớp vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, phụ huynh đến trình bày với giáo viên chủ nhiệm xin cho con nghỉ học. Nếu là giáo viên chủ nhiệm, bạn sẽ ứng xử ra sao?

Tình huống sư phạm 22: Là giáo viên chủ nhiệm, một lần đến thăm gia đình học sinh gặp đúng lúc bố mẹ em đang la mắng em đó. Nếu là giáo viên chủ Nhiệm đó, bạn sẽ xử sự thế nào?

Tình huống sư phạm 23: Một nữ sinh lớp bạn làm chủ nhiệm vừa tròn 17 tuổi đã bị cha mẹ bắt nghỉ học để lấy chồng. Nữ sinh đó đến nhờ bạn là giáo viên chủ nhiệm che chở. Nếu là giáo viên chủ nhiệm đó, bạn xử lý thế nào?

Tình huống sư phạm 24: Là giáo viên chủ nhiệm lớp, một hôm có anh công an đến trường gặp và thông báo rằng một học sinh của lớp đó đang có nghi vấn là đã tham gia vào một vụ trộm cắp. Đó là một học sinh thường được bạn đánh giá là một học sinh ngoan Trước tình huống đó bạn sẽ xử lý thế nào?

Tình huống sư phạm 25: Hai xe ôm chở học sinh lớp bạn đi tham quan. Xe nào các em cũng đề nghị bạn đi cùng. Bạn sẽ xử lý thế nào?

Tình huống sư phạm 26: Giờ vật lý lớp 10C có một số học sinh bị ghi vào sổ đầu bài, nhưng 2 ngày sau không biết ai đã tẩy xóa. Thấy hiện tượng trên, nếu là giáo viên chủ nhiệm lớp 10C, bạn xử lý thế nào?

Tình huống sư phạm 27: Khi mới nhận lớp chủ nhiệm, học sinh đề nghị bạn hát một bài nhưng bạn lại không có khả năng ca hát. Bạn xử lý thế nào?

Tình huống sư phạm 28: Mặc dầu nhà trường đã cấm nhưng học sinh lớp bạn chủ nhiệm vẫn mang bóng đến đá trong trường. Các học sinh đó đá bóng làm vỡ một ô cửa kính, nhưng ngay lúc đó các em đã mua một tấm kính và lắp vào. Đứng trước sự việc đó là một giáo viên chủ nhiệm, bạn sẽ xử lý thế nào trong giờ sinh hoạt lớp cuối tuần đó?

Tình huống sư phạm 29: Trong buổi lao động, giáo viên chủ nhiệm phát hiện thấy có hai học sinh đã tự ý bỏ về giữa giờ. Nếu là giáo viên chủ nhiệm đó, bạn sẽ xử lý thế nào?

Tình huống sư phạm 30: Do có sư xích mích, một số thanh niên ngoài trường đến chờ lúc tan học sẽ đến đánh một học sinh lớp bạn chủ nhiệm. Biết được sự việc trên, bạn sẽ xử lý thế nào?

II. CÁC CÁCH XỬ LÝ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM

1. Xử lý tình huống sư phạm của giáo viên trên lớp
Cách xử lý tình huống 1
a. Giáo viên phê bình tổ trực nhật, sau đó tiến hành giảng dạy bình thường.
b. Giáo viên yêu cầu học sinh ra ngoài và yêu cầu tổ trực nhật vào làm vệ sinh lớp sạch sẽ rồi mới cho học sinh vào học.
c. Giáo viên yêu cầu các em ở từng bàn tự xếp bàn ghế cho ngay ngắn, sau đó tiến hành giảng dạy, hết giờ dạy yêu cầu tổ trực nhật làm ngay việc vệ sinh lớp trong giờ ra chơi để giờ sau có lớp học gọn gàng, sạch sẽ.
Cách 'c' là hay nhất.

Cách xử lý tình huống 2
a. Giáo viên cho học sinh đó ngồi xuống và tuyên bố vấn đề này không có trong nội dung sách giáo khoa nên không đề cập ở giờ dạy. .
b. Giáo viên dừng bài giảng và tìm cách giải thích vấn đề mà học sinh nêu ra (nhưng do chưa chủ động và nắm vững nên giải thích lúng túng, mất thời gian).
c. Khen học sinh có sự tìm tòi liên hệ bài giảng với thực tế và hẹn học sinh: 'Tôi sẽ tìm hiểu thêm để giải thích hiện tượng em nêu ra vào đầu giờ sau.
Cách 'c' là hay nhất.

Cách xử lý tình huống 3
a. Thầy trả lời là đã chấm chính xác, yêu cầu học sinh đó phải xem kỹ lại bài làm của mình.
b. Thầy để học sinh trình bày luôn tại lớp, chỗ em đó cho là thầy đã chấm nhầm.
c. Thầy yêu cầu em học sinh đó xem lại bài làm một lần nữa và cuối giờ đến gặp thầy để thẩy trò cùng trao đổi xem lại bài chấm cho thỏa đáng.
Cách 'c' là hay nhất.

Cách xử lý tình huống 4
a. Cho học sinh đó nộp bài và yêu cầu học sinh ra ngoài lớp.
b. Yêu cầu học sinh đó cần xem lại bài cho kỹ và ngồi nghiêm chỉnh tại chỗ đến hết giờ.
c. Giáo viên xuống lớp xem kết quả bài làm của học sinh đó, nếu thấy bài làm hoàn hảo, có thể khen và tuyên bố với lớp: 'Tôi cho bạn A làm thêm một đề khác để bận có dịp thể hiện được khả năng của mình'.
Cách 'c' là hay nhất.

Cách xử lý tình huống 5
a. Vì thấy học sinh nghỉ nhiều, giáo viên bộ môn cho học sinh nghỉ luôn không tiến hành dạy giờ đó (để giờ trống) .
b. Giáo viên vẫn tiến hành giảng dạy bình thường.
c. Giáo viên ghi danh sách học sinh vắng mặt, tuyên bố sẽ lùi việc giảng bài mới sang buổi sau, sau đó tổ chức cho học sinh làm bài tập tại lớp, tránh việc trống giờ.
Cách 'c' là hay nhất.

Cách xử lý tình huống 6
a. Kiên quyết buộc học sinh ngồi về chỗ theo quy định.
b. Vui vẻ để cho học sinh ngồi bàn đầu luôn.
c. Hoan nghênh học sinh có tinh thần ham học hỏi và yêu cầu học sinh vẫn trở về vị trí chỗ ngồi mà giáo viên chủ nhiệm đã quy định. Khuyến khích em cố gắng học tập và quan sát những thí nghiệm chứng minh được làm tại lớp.
Cách 'c' là hay nhất.

Cách xử lý tình huống 7
a. Giáo viên tảng lờ như không biết.
b. Giáo viên nghiêm khắc yêu cầu các em trật tự, nghiêm chỉnh học tập.
b. Giáo viên bày tỏ với học sinh như sau: – 'Tôi biết tật nói ngọng của tôi chắc chắn sẽ làm các em cười. Tôi biết điều đó và hàng ngày đang luyện nói để nhanh chóng khắc phục được tật nói ngọng này, mong các em thông cảm cho tôi'.
Cách 'c' là hay nhất.

Cách xử lý tình huống 8
a. Giáo viên không chấp nhận đề nghị của học sinh, tiếp tục lấy điểm ghi vào sổ điểm.
b. Giáo viên vui vẻ bằng lòng không lấy điểm bài kiểm tra đó.
c. Giáo viên hỏi học sinh để biết các em vướng mắc ở điểm nào, bài giảng có điểm nào chưa rõ. Sau đó chữa bài tập đó trên bảng. Với kết quả bài kiểm tra có quá nửa học sinh chỉ đạt điểm kém cho nên giáo viên quyết định sẽ tổ chức cho các em làm bài kiểm tra khác và không lấy điểm bài kiểm tra này.
Cách 'c' là hay nhất.

Cách xử lý tình huống 9
a. Thầy cau mày quát mắng về thái độ ồn ào cười cợt của học sinh.
b. Thầy gọi lớp trưởng yêu cầu cho biết vì sao lớp lại cười mỗi khi thầy quay vào bảng.
c. Thấy học sinh vẫn cười, nên thầy tạm dừng tiết học, đi sang phòng giáo viên soi gương xem lại mặt và trang phục để sửa sang lại. Sau đó tiếp tục giảng dạy.
Cách 'c' là hay nhất.

Cách xử lý tình huống 10
a. Xuống ngay chỗ học sinh đó, để phát hiện xem em học sinh đang làm việc gì và sau đó phê bình luôn trước lớp
b. Nhắc nhở luôn học sinh đó và yêu cầu em đứng lên nhắc lại câu cô giáo vừa giảng. Nếu học sinh không nói được, cô phê bình luôn và cho điểm kém.
c. Xuống tận nơi xem học sinh đó đang làm việc gì và nhắc nhở em phải tập trung vào nghe giảng, sau đó cô giáo trở lại bục giảng và tiếp tục giảng bài.
Cách 'c' là hay nhất.

Cách xử lý tình huống 11
a. Ngừng giảng và phê bình em học sinh phân tán tư tưởng không chú ý vào bài giảng.
b. Chỉ định ngay học sinh đó trả lời một câu hỏi mà giáo viên đưa ra.
c. Giáo viên ra một câu hỏi phác vấn chung, các em tham gia phát biểu, nhân đó giáo viên hỏi em học sinh đó có ý kiến gì tham gia bổ sung và nhìn em với con mắt 'nhắc nhở'.
Cách 'c' là hay nhất.

Cách xử lý tình huống 12
a. Giáo viên phê bình gay gắt thái độ lơ là học tập của học sinh.
b. Bỏ qua không xử lý.
c. Giáo viên xuống lớp, nhẹ nhàng hỏi học sinh đó vì sao có vẻ mệt mỏi và động viên em chú ý hơn đến việc nghe giảng. Sau giờ học giáo viên tìm gặp ngay giáo viên chủ nhiệm trao đổi về hiện tượng trên để có biện pháp phối hợp với gia đình đưa em đi kiểm tra và chữa trị.
Cách 'c' là hay nhất.

Cách xử lý tình huống 13
a. Giáo viên xuống thu sách và phê bình ngay trước lớp về việc học sinh đọc truyện cấm 'trong giờ'
b. Thu ngay truyện và đuổi học sinh ra khỏi lớp vì vi phạm nội quy.
c. Yêu cầu học sinh đưa truyện cho giáo viên, nhắc nhở em chú ý nghe giảng. Cuối giờ học tiếp tục gặp em học Bình đó để góp ý, đồng thời cũng gặp và phản ánh với giáo viên chủ nhiệm để lưu ý tiếp tục uốn nắn.
Cách 'c' là hay nhất.

Cách xử lý tình huống 14
a. Giáo viên gọi học sinh đó đứng dậy và phê bình luôn trước lớp, không còn biết nguyên nhân.
b. Giáo viên dừng lại, phê bình hiện tượng học sinh gục đầu xuống bàn sau đó 'giảng giải' cho cả lớp về ý thức học tập cần phải thế nào…
c. Xuống chỗ học sinh đó, hỏi han xem vì sao em có vẻ mệt mỏi? Có ốm đau không? Có thể tiếp tục cố gắng ngồi nghe giảng? Sau đó động viên em chú ý học tập.
Cách 'c' là hay nhất.

Cách xử lý tình huống 15
a. Cô giáo nhìn thẳng và gọi học sinh đó đứng lên chào giáo viên khi vào lớp.
b. Cô lờ đi coi như không biết và cả lớp ngồi xuống rồi cô tiếp tục giảng bài.
c. Cô giáo cho cả lớp ngồi xuống, sau đó cô đi xuống lớp hỏi học sinh đó có lý do gì mà không thể đứng lên chào cô như các bạn, nếu không thấy học sinh báo cáo được lý do gì, cô giáo yêu cầu lần sau học sinh phải có thái độ đứng chào nghiêm chỉnh khi các thầy cô vào lớp.
Cách 'c' là hay nhất.

2. Cách xử lý tình huống của giáo viên chủ nhiệm

Cách xử lý tình huống 16
a. Không xử lý gì, để cho học sinh tự bỏ học.
b. Tiếp tục gửi giấy mời phụ huynh học sinh đến trường gặp giáo viên chủ nhiệm.
c. Giáo viên chủ nhiệm đến ngay gia đình gặp phụ huynh học sinh để thông báo tình hình, tìm hiểu nguyên nhân và bàn với phụ huynh động viên học sinh tiếp tục đi học cũng như tìm biện pháp thích hợp để giáo dục em.
Cách 'c' là hay nhất.

Cách xử lý tình huống 17
a. Tuyên bố tạm đình chỉ học tập của học sinh đó để làm kiểm điểm và đề nghị lên Hội đồng kỷ luật nhà trường thi hành kỷ luật.
b. Yêu cầu cán bộ lớp đến gia đình để thông báo tình hình và chuyển giấy mời phụ huynh học sinh đến gặp nhà trường.
c. Giáo viên chủ nhiệm gặp riêng học sinh để tìm hiểu lý do, sau đó đến thăm và báo với phụ huynh học sinh biết tình hình và tìm hiểu nguyên nhân. Tùy theo nguyên nhân cụ thể, giáo viên bàn với phụ huynh học sinh cách giúp đỡ thích hợp.
Cách 'c' là hay nhất.

Cách xử lý tình huống 18
a. Chỉ cười xòa không nói gì.
b. Đáp lại bằng lời lẽ xã giao: 'Xin cám ơn, chúng tôi không dám'.
c. Giáo viên chủ nhiệm phát biểu cám ơn sự tín nhiệm của phụ huynh học sinh đối với bản thân sau đó nhẹ nhàng nói về vai trò và trách nhiệm của nhà trường – gia đình và xã hội trong việc giáo dục con em. Giáo viên chủ nhiệm không quên cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ với gia đình để giúp đỡ học sinh không ngừng tiến bộ.
Cách 'c' là hay nhất.

Cách xử lý tình huống 19
a. Giáo viên chủ nhiệm đề nghị ông phụ huynh đó gặp thẳng hiệu trưởng để đề đạt ý kiến trên.
b. Nhận là sẽ trình bày đề nghị trên của gia đình trước cuộc họp Hội đồng kỷ luật.
c. Tóm tắt lại khuyết điểm trầm trọng mà học sinh vi phạm. Đề nghị gia đình cùng thống nhất với giáo viên chủ nhiệm đánh giá mức độ vi phạm và biện pháp kỷ luật cần thiết, coi đó là biện pháp giáo dục để em học sinh có dịp 'tỉnh ngộ' rút kinh nghiệm và sửa chữa khuyết điểm.
Cách 'c' là hay nhất.

Cách xử lý tình huống 20
a. Đặt vấn đề cho con em đi học hay không là tùy thuộc vào gia đình.
b. Yêu cầu gia đình tiếp tục cho em đi học vì chưa đến tuổi đi lao động, nghỉ học thì dễ sinh hư hỏng.
c. Trao đổi với gia đình và tìm hiểu nguyên nhân, về phía nhà trường giáo viên chủ nhiệm nhận sẽ cố gắng và quan tâm giúp đỡ em học tập tiến bộ hơn. Đề nghị với gia đình tạo điều kiện và động viên em chăm chỉ học hành.
Cách 'c' là hay nhất

Cách xử lý tình huống 21
a. Không có ý kiến gì trước đề nghị của gia đình.
b. Đặt vấn đề nếu gia đình quá khó khăn thì có thể cho em đó vừa đi làm giúp đỡ bố mẹ vừa đi học bổ túc văn hóa cũng được.
c. Phản ánh với gia đình: Em đó là một học sinh khá trong lớp đang có nhiều triển vọng, vì em còn chưa đến tuổi lao động nên nhà trường rất tiếc nếu em phải nghỉ học. Giáo viên chủ nhiệm cũng mong gia đình cho biết những khó khăn cụ thể để giáo viên chủ nhiệm sẽ bàn bạc với tập thể lớp, Hội phụ huynh học sinh, Hội khuyến học của địa phương có biện pháp giúp đỡ cụ thể.
Cách 'c' là hay nhất.

Cách xử lý tình huống 22
a. Bỏ về, không vào thăm.
b. Cứ vào thẳng trong nhà để gặp phụ huynh học sinh, coi như không có gì xảy ra.
c. Gõ cửa chờ bố mẹ học sinh ra mở cửa mời vào.
– Giáo viên chủ nhiệm đặt vấn đề một cách thẳng thắn, khéo léo.
– 'Hôm nay tôi đến thăm gia đình để trao đổi với các bác về những tiến bộ cũng như một vài điểm cần góp ý thêm với em. Đồng thời cũng mong hai bác cho nhận xét về tình hình em ở nhà ra sao?…' Sau khi để gia đình giãi bày tình hình, giáo viên chủ nhiệm tiếp tục góp ý và bàn biện pháp phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình.
Cách 'c' là hay nhất.

Cách xử lý tình huống 23
a. Giáo viên chủ nhiệm nói với học sinh đó: 'Đây là việc của gia đình, nhà trường không thể tham gia được'
b. Khuyên em đó kiên quyết 'đấu tranh', 'khước từ' ý kiến của bố mẹ.
c. Động viên em giữ vững tinh thần, tiếp tục học tập tốt Giáo viên chủ nhiệm hứa sẽ trao đổi với Hội phụ huynh học sinh, Đoàn thanh niên và chính quyền địa phương để cùng giải thích vận động gia đình thực hiện đúng luật hôn nhân. Giáo viên chủ nhiệm cũng khuyên em cần bày tỏ nguyện vọng với bố mẹ để được tiếp tục đi học đến nơi đến chốn vì em còn ham học tập vả lại tuổi 17 chưa muốn sớm có gia đình.
Cách 'c' là hay nhất

Cách xử lý tình huống 24
a. Khẳng định với công an đây là học sinh ngoan.
b. Coi đây là việc xảy ra ở ngoài nhà trường, đề nghị công an cứ điều tra và xử lý theo luật.
c. Bình tĩnh nghe công an phản ánh những việc nghi vấn, nhận là để tìm hiểu vấn đề trên qua các em học sinh và sẽ phản ánh trở lại trong thời gian sớm nhất. Giáo viên chủ nhiệm cũng không quên trình bày nhận xét đánh giá của mình về học sinh đó với công an.
Cách 'c' là hay nhất.

Cách xử lý tình huống 25
a. Giáo viên chủ nhiệm tuyên bố không thể một lúc ngồi cả hai xe theo yêu cầu các em được.
b. Giáo viên chủ nhiệm tuyên bố sẽ ngồi với xe A.
c. Giáo viên chủ nhiệm vui vẻ nói to với học sinh cả hai xe: Cô phấn khởi khi thấy xe nào cũng muốn có cô đi cùng, cô sẽ thu xếp như sau:
Lượt đi cô ngồi với các em xe A, lượt về cô sẽ ngồi với các em xe B'.
Cách 'c' là hay nhất.

Cách xử lý tình huống 27
a. Cô giáo nói: 'Cô không biết hát, đề nghị một em hát thay cô'.
b. Cô giáo nói: 'Cô hát không hay, cô xin đọc một bài thơ vậy'.
c. Cô giáo nói với các em: 'Cô hát không hay, nhưng với nhiệt tình đề nghị của các em, cô sẽ hát và đề nghị tất cả các em hát cùng cô' sau đó cô giáo hát một ca khúc quen thuộc, phổ biến rồi cô vỗ tay làm điệu cho các em vỗ tay và hát cùng cô.
Cách 'c' là hay nhất.

Cách xử lý tình huống 28
a. Bỏ qua sự việc trên, không phê bình và tuyên dương gì trong buổi sinh hoạt lớp.
b. Nghiêm khắc phê bình về hành động vi phạm nội quy của nhóm tham gia đá bóng.
c. Yêu cầu các em tham gia đá bóng hôm đó đứng lên. Giáo viên nghiêm khắc phê bình khuyết điểm vi phạm nội quy. Sau đó cũng tỏ lời khen ngợi các em đã biết tự giác mua và đã lắp ngay ô kính bị vỡ. Cuối cùng yêu cầu các em hứa trước lớp sẽ không tái diễn hiện tượng vi phạm nội quy nữa.
Cách 'c' là hay nhất.

Cách xử lý tình huống 29
a. Để mặc cho học sinh bỏ về, sẽ kiểm điểm và phê bình trong buổi sinh hoạt lớp đối với hai học sinh trên.
b. Cử tổ trưởng gọi hai bạn để tiếp tục lao động.
c. Cử lớp trưởng đi gọi hai bạn trở lại để gặp thầy giáo chủ nhiệm, khi các em trở lại, giáo viên nghiêm khắc nhắc nhở học sinh đó và yêu cầu các em phải tiếp tục tham gia lao động cùng các bạn, trong quá trình đó giáo viên luôn để ý quan sát thái độ lao động của các em trên.
Cuối buổi lao động giáo viên chủ nhiệm họp lớp để kiểm điểm rút kinh nghiệm đánh giá kết quả buổi lao động. Giáo viên chủ nhiệm đưa ra hiện tượng hai học sinh định bỏ về đã kịp thời được góp ý và sau đó đã sửa chữa khuyết điểm cố gắng lao động
Cách 'c' là hay nhất.

Cách xử lý tình huống 30
a. Coi chuyện xích mích ngoài phạm vi nhà trường, không có trách nhiệm giải quyết.
b. Nhắc nhở học sinh, cần hòa giải mâu thuẫn với bạn và không được gây chuyện đánh nhau tại cổng trường.
c. Yêu cầu học sinh lưu lại trường Cử lớp trưởng về ngay báo với gia đình đến đón con về. Báo với bảo vệ trường giải tỏa thanh niên trên. Nếu thấy có dấu hiệu còn có khả năng số người trên tìm cách đón đánh thì gọi điện cho công an địa phương báo cáo tình hình và mong có sự can thiệp cần thiết.
Cách 'c' là hay nhất.
Một học sinh sắp bị đưa ra xét ở Hội đồng kỷ luật. Phụ huynh là người có chức vị chủ chốt ở địa phương đến đề nghị bạn với tư cách là giáo viên chủ nhiệm xin với Hội đồng kỷ luật chiếu cố và 'cho qua'. Nếu là giáo viên chủ nhiệm, bạn ứng xử thế nào với vị phụ huynh đó?
 
  • Chủ đề
    thcs thpt tieu hoc tinh huong su phạm xu ly
  • Top