Cách biến ổ cứng PC, laptop gắn trong cũ, hỏng thành ổ cứng di động

Cách biến ổ cứng PC, laptop gắn trong thành ổ cứng gắn ngoài, Cách biến ổ cứng PC, laptop gắn trong cũ, hỏng thành ổ cứng di động, ổ cứng gắn ngoài, ổ cứng gắn trong, cách lấy dữ liệu từ ổ cứng của máy tính bị hỏng win, không lên màn hình, phân loại các chuẩn ổ cứng máy tính PC laptop

Mọi ổ cứng gắn trong đều có thể lắp vào Box hay cáp có cổng phù hợp để biến thành ổ cứng di động, sử dụng chuẩn USB để kết nối với máy tính. Việc này sẽ tận dụng được các ổ cứng cũ, lỗi Bad sector nặng không thể dùng làm ổ đĩa khởi động nhưng vẫn làm ổ chứa dữ liệu được. Một trường hợp khác là cứu hộ dữ liệu từ 1 máy hỏng main, không lên màn hình chẳng hạn. Nhu cầu nhỏ nhỏ nữa là: bạn muốn chôm lấy dữ liệu trong ổ cứng mà không cần bật máy đó lên :v

cap-usb-3.0-to-ide-sata-2.5-3.5.jpg


Các kiến thức cần nắm được:
Phân loại kích thước các ổ cứng:
  1. Cỡ to 3.5": loại này hay lắp trong máy bàn PC
    o-cung-wd-5tb.jpg
  2. Cỡ nhỏ 2.5": Là ổ cứng trong của laptop hay các loại ổ cứng di động bán sẵn ngoài thị trường. Kích thước của ổ cứng thể rắn SSD lớn nhất cũng là 2.5 inch

    o-cung-2.5-inch-seagate.jpg
Nếu phải mua mới ổ cứng thì bạn cần cân nhắc giữa 2 kích thước ổ này: cỡ 3.5" thường có dung lượng lớn hơn, từ 500GB, 1TB-3, 5TB cũng có, giá thành rẻ hơn. Vì kích thước lớn (kèm vỏ và cáp cồng kềnh, sẽ nói ở phía sau) nên mang vác cũng khó khăn => chỉ thích hợp với để lắp cố định 1 chỗ. Vì vậy tùy theo khả năng tài chính và nhu cầu sử dụng mà bạn lựa chọn ổ cứng đúng với nhu cầu.

Các cổng giao tiếp của ổ cứng:
  1. Cổng PATA (IDE) 40 chân: đây là chuẩn giao tiếp cũ của ổ cứng, không còn phổ biến nữa. Nhưng nếu đụng vào 1 máy tính đời cổ của những năm 90, đầu 2000 thì bạn vẫn bắt gặp chúng. Cổng cấp nguồn có 4 dây: 2 đen, 1 vàng, 1 đỏ, còn cáp IDE là cáp phẳng có 40 dây song song.


    o-cung-chuan-ide-va-cap-ide.jpg

    Ổ cứng 3.5 inch chuẩn IDE

    card-chuyen-doi-ide-2.5-thanh-3.5.jpg

    Card chuyển đổi ổ cứng IDE 2.5" sang IDE 3.5"


    su-khac-biet-giua-o-cung-sata-va-pata-2.5.jpg

    Sự khác biệt giữa ổ cứng 2.5 inch SATA và 2.5 inch PATA

  2. Cổng SATA: đây là chuẩn mới hơn và khá thông dụng trên tất cả các máy tính PC, laptop hiện tại. 1 cổng dài hơn để cấp nguồn, 1 cổng nhỏ hơn dành cho cáp tín hiệu SATA.

    chan-sata-o-3.5-2.5.jpg

    Ổ cứng 2.5 hay 3.5 SATA thì cổng đều giống hệt nhau (về kích thước và cáp kết nối)​

Trên bộ nguồn máy tính thường có cả 2 loại cổng nguồn, main cũng hay có cả cổng IDE và SATA.

ket-noi-ide-va-sata.jpg

Hay có ổ cứng lai giữa 2 loại cổng này

o-cung-3.5-inch-co-pata-va-sata.jpg


Xem thêm
Mã:
https://vfo.vn/t/showthread.php?105386-Cach-thiet-lap-cac-chan-cam-Jump-cho-o-cung-IDE-SATA-de-may-tinh-phan-biet-o-Master-va-Slave

Tốc độ vòng quay ổ cứng
Phổ biến là tốc độ 7200 rpm và 5400 rpm (vòng trên phút). Ổ loại to sẽ có cả 2 tốc độ, còn ổ nhỏ mình chỉ thấy có 5400 rpm thôi. SSD thì không có tốc độ vòng quay nhá :) Tốc độ ổ cứng càng nhanh thì càng nhanh nóng và tốn nhiều năng lượng, bù lại thì tốc độ truy xuất, đọc ghi dữ liệu sẽ nhanh chóng. Tùy theo độ phát nhiệt mà bạn nên chọn vỏ Box cho phù hợp.

Dựa vào sự phân loại các ổ cứng kể trên, sẽ có các loại BOX và cáp kết kết nối riêng
Các loại vỏ cho BOX
Có 2 loại cho bạn lựa chọn là vỏ nhựa hoặc vỏ nhôm:
Vỏ nhựa thì có giá thấp hơn nhôm, khả năng chịu va đập tốt hơn nhưng tản nhiệt thì lại không thể bằng nhôm được. Nếu bạn thích độc đáo và cá tính thì có thể lựa chọn loại vỏ nhựa trong suốt. Nếu thường xuyên sử dụng ổ cứng cho việc lưu trữ dữ liệu thì bạn nên chọn vỏ nhôm.
box-vo-nhua.jpg


box-vo-nhom.jpg



box-orion-trong-suot.jpg



box-o-cung-3.5-vo-nhom.jpg


Chuẩn giao tiếp USB 2.0 và 3.0
Chuẩn 3.0 là công nghệ mới hơn và cho tốc độ đọc ghi cao hơn nhiều so với chuẩn USB 2.0 thông thường. Cổng USB 3.0 hay có màu xanh lam và cần cắm đúng vào cổng 3.0 trên máy tính để đạt tốc độ lý tưởng nhất.
box-o-cung-3.0.jpg

Box ổ cứng 2.5 inch chuẩn 3.0


box-3.5-chuan-2.0.jpg

Box ổ 3.5 inch chuẩn 2.0, có quạt tản nhiệt


box-3.5-usb-3.0.jpg

Box ổ 3.5 inch chuẩn 3.0, có nguồn phụ​


Có cần nguồn phụ hay không
Nguồn điện thường được cung cấp theo cáp USB, ổ cứng cần phải có đủ nguồn thì mới làm việc được bình thường. Có trường hợp ổ cứng di động cắm vào máy này hoạt động được nhưng máy khác lại không. Trong trường hợp phát hiện ổ cứng bị thiếu nguồn, bạn có thể lấy nguồn ở 1 cổng USB bên cạnh, thông qua đầu USB thứ 3. Ổ cứng cỡ to 3.5" thì luôn cần nguồn phụ (adapter cắm với nguồn điện 220v)

box-co-dau-usb-lay-nguon.jpg


Cáp USB
Loại này thì nhỏ gọn hơn so với box, nhưng không bảo vệ được ổ cứng của bạn. Chỉ dùng trong trường hợp cần nhanh chóng, tức thời mà thôi. Kiểu dáng và chủng loại thì cũng khá đa dạng.

cap-usb-3.0-to-sata-cho-o-cung-2.5.jpg


cap-ket-noi-usb-3.0-cho-o-cung-sata-22-inch.jpg


cap-usb-co-nguon-adapter.jpg


cap-sata-to-usb-3.0.jpg


cap-usb-o-cung-ssd.jpg


Dock ổ cứng
Cuối cùng thì Dock ổ cứng là thiết bị chuyên dụng để đọc dữ liệu ổ cứng. Cách thức hoạt động là cắm và chạy, khi máy tính đang bật sẵn thì bạn vẫn có thể tháo lắp, thay thế ổ cứng để đọc dữ liệu bên trong nó.

dock-o-cung.jpg

Trên đây là toàn bộ các kiến thức liên quan đến các chuẩn ổ cứng, box và cáp kết nối dành cho ổ cứng di động. Nếu bạn có thắc mắc hay bổ sung gì cho bài viết, cứ comment bên dưới nhé. Chúc vui :)
 
Sửa lần cuối:
  • Chủ đề
    di dong gan ngoai gan trong o cung
  • thì đúng rồi, ý mình là lưu dữ liệu vào ổ cứng này đến lúc nào nó xui nó die là mất data
     

    Bài viết đang hot

    Thống kê

    Chủ đề
    102,788
    Bài viết
    470,609
    Thành viên
    340,592
    Thành viên mới nhất
    NDHU
    Top