Cách chữa bệnh ho

Cam thảo có tác dụng giảm ho, chống co thắt cơ trơn; gừng chống dị ứng, viêm và giảm ho; tía tô được dùng làm thuốc long đờm, chữa ho nhiều đờm... Dưới đây là một số loại thảo dược dùng để trị ho hiệu quả.

cam-thao.jpg

1. Cam thảo: hoạt chất axit glycyrhizic trong cam thảo có tác dụng ức chế sự phát triển của nhiều loài vi khuẩn gây bệnh, được dùng làm thuốc long đờm chữa ho khản tiếng, viêm họng, viêm phế quản. Ngày uống 4-20 g dưới dạng bột, thuốc hãm, nước sắc, thường phối hợp với các vị khác.

2. Cát cánh:

p_1158891398_.jpg

Cách chữa bệnh ho với Cát cánh​

Rễ cát cánh có tác dụng long đờm và giảm ho. Thử nghiệm lâm sàng cho thấy, nhóm hoạt chất saponin của cát cánh có tác dụng tiêu đờm rõ rệt. Khi uống, saponin gây kích thích niêm mạc họng và phế quản dẫn đến phản ứng tăng tiết dịch nhầy ở niêm mạc, làm cho đờm loãng dễ bị tống ra ngoài. Rễ cát cánh được dùng chữa ho có đờm, viêm đau họng khản tiếng, viêm phế quản. Ngày uống 10-20 g dạng thuốc sắc.

3. Dâu:

485832607_f4259aa57f.jpg

Cách chữa bệnh ho với Dâu​
Cao chiết từ lá, vỏ, rễ và thân cây dâu có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gram dương và an thần nhẹ. Vỏ rễ dâu chữa phế nhiệt, ho có đờm, ho gà trẻ em. Ngày uống 4-12 g, có khi đến 20-40 g, dùng dạng thuốc sắc hay thuốc bột. Lá dâu chữa ho, viêm họng, viêm phế quản. Ngày uống 4-12 g, dạng thuốc sắc.

4. Gừng:

gung-tuoi.jpg

Gừng có tác dụng chống co thắt cơ trơn, chống dị ứng, kháng histamin, chống viêm và giảm ho. Hoạt chất cineol trong gừng có tác dụng diệt nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Gừng tươi được dùng chữa cảm mạo phong hàn, ngạt mũi, ho có đờm. Ngày dùng 4-8 g dạng thuốc sắc. Gừng khô, gừng sao chữa ho suyễn, viêm phế quản. Gừng còn làm thuốc chống cảm lạnh, chống nhiễm khuẩn trong các chứng ho và sổ mũi. Ngày uống 4-20 g dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán, thường phối hợp với các vị khác.

5. Mạch môn:

Rễ mạch môn có thể kháng khuẩn đối với phế cầu và tụ cầu vàng, chống viêm, ức chế ho trong mô hình gây ho thực nghiệm trên động vật, đồng thời có tác dụng long đờm, làm tăng tiết dịch nhầy ở niêm mạc khí phế quản. Mạch môn được dùng chữa ho khan, viêm họng. Ngày uống 6-20 g, dạng thuốc sắc.

6. Tía tô:

tia%20to%202.jpg

Tinh dầu tía tô có tác dụng ức chế các vi khuẩn tụ cầu vàng, liên cầu tan máu, phế cầu. Hoạt chất luteolin trong tía tô có tác dụng chống dị ứng. Tía tô được dùng làm thuốc long đờm, chữa ho nhiều đờm. Ngày dùng 3-10 g, sắc uống.

7. Tiền hồ:

TienHo.gif

Dược thảo này có tác dụng kháng khuẩn đối với tụ cầu vàng và một số vi khuẩn khác, long đờm. Tiền hồ được dùng làm thuốc long đờm, chữa ho, đờm suyễn, viêm phế quản. Ngày uống 8-15 g dạng thuốc sắc.

Một số bài thuốc chữa ho hiệu quả:

1. Chữa ho do lạnh: tía tô, bách bộ, mỗi vị 12 g; húng chanh, sả, mỗi vị 10 g; gừng, trần bì mỗi vị 8 g; bạch chỉ 6 g. Sắc uống ngày một thang.

2. Chữa ho có đờm:

- Cam thảo 8 g, cát cánh 4 g. Sắc uống ngày một thang.

- Cát cánh, kinh giới, bách bộ, mỗi vị 200 g; trần bì 100 g, cam thảo 60 g. Các vị tán nhỏ, trộn đều, mỗi lần uống 1-3 g, ngày 3 lần vào sau hai bữa ăn và trước khi đi ngủ.

3. Chữa ho viêm họng: vỏ trắng rễ dâu, bách bộ (bỏ lõi sao vàng), mạch môn, mỗi vị 10 g; vỏ quýt, xạ can, cam thảo dây, mỗi vị 5 g. Làm dạng thuốc phiến, mỗi phiến 3 g, ngày ngậm 4-5 lần, mỗi lần 1 phiến.

4. Chữa trẻ em viêm họng, viêm phế quản: mạch môn, huyền sâm, thiên môn mỗi vị 12 g. Sắc uống ngày một thang, chia làm 3 lần.

5. Chữa viêm phế quản đờm không tiết ra được: tiền hồ, tang bạch bì, đào nhân, bối mẫu, mỗi vị 10 g; khoản đông hoa 8 g, cát cánh 5 g, cam thảo 3 g. Sắc uống ngày một thang.

6. Chữa viêm phế quản cấp tính:

- Kim ngân, lá dâu, mỗi vị 12 g; bạc hà, cúc hoa, lá ngải cứu, mỗi vị 10g, xạ can 8 g. Sắc uống ngày một thang.

- Tía tô 12 g, lá hẹ, kinh giới, mỗi vị 10 g, bạch chỉ, rễ chỉ thiên, mỗi vị 8 g, xuyên khung, trần bì, mỗi vị 6 g. Sắc uống ngày một thang.

- Tiền hồ, hạnh nhân, tử uyển, mỗi vị 12 g; cát cánh 8 g, cam thảo 4 g. Tán bột làm viên, ngày uống 15-20 g, chia 3 lần.

- Tiền hồ, hạnh nhân, tô diệp, mỗi vị 10 g; cát cánh 8 g; bán hạ chế, chỉ xác, phục linh, cam thảo, mỗi vị 6 g; trần bì 4 g, đại táo 4 quả, gừng 3 lát. Tán bột làm viên, ngày uống 15-20 g, chia làm 3 lần.

7. Chữa viêm phế quản cấp và đợt cấp của viêm phế quản mạn tính: tiền hồ, lá dâu, cúc hoa, liên kiều, ngưu bàng tử, hạnh nhân, mỗi vị 12 g; cát cánh 8 g, bạc hà 6 g, cam thảo 4 g. Sắc uống ngày một thang.

8. Chữa viêm phế quản mạn tính: vỏ rễ dâu, mạch môn, rau má, bách bộ, mỗi vị 10 g; trần bì, bán hạ chế, mỗi vị 6 g. Sắc uống ngày một thang.
 
  • Chủ đề
    2009 2010 bạc cách cần của dài hay hiệu quả liên màu nhất nhóm phá phát sức khỏe thành thao thể tin triển với
  • Lê Minh

    ✩✩✩✩
    Ðề: Cách chữa bệnh ho

    Bạn có thể chữa ho bằng các vị thuốc dễ kiếm như tía tô, chanh, bạc hà, rau má... với cách chế biến cực kỳ đơn giản.

    rauma-large.jpg

    Theo Đông y, chia ho làm hai thể bệnh: ho do ngoại cảm và ho do nội thương.


    Ho do ngoại cảm

    Cảm lạnh (phong hàn): Sốt, sợ lạnh, đau đầu, ho, đờm lỏng, ngạt mũi. Dùng lá tía tô 20g, lá xương xông 12g, gừng tươi 8g, lá hẹ 12g, kinh giới 8g, đổ 600ml, sắc lấy 200ml. Người lớn chia ra uống làm 2 lần, trẻ em, tùy tuổi mà chia uống từ 3 đến 5 lần.

    Cảm cúm viêm họng (phong nhiệt): Sốt nhưng không sợ lạnh, khát, ho, đờm màu vàng. Dùng lá dâu, rau má mỗi vị 12g; cúc hoa, bạc hà, rễ chanh, lá hẹ mỗi vị 8g; kim ngân 16g, đổ 600ml, sắc lấy 200ml. Người lớn chia ra uống làm 2 lần, trẻ em, tùy tuổi mà chia uống 3-5 ngày.

    Ho do nội thương

    Ho kéo dài không rõ nguyên nhân ở người gầy (phế âm hư): Ho khan không có đờm, họng khô, đau hoặc có ra máu, người háo nóng, mệt mỏi. Dùng rau má 20g; lá chanh, lá tre mỗi vị 12g; vỏ rễ dâu (sao mật) 16g; quả dành dành (sao vàng), cam thảo dây mỗi vị 8g. Đổ 500ml nước, sắc lấy 20 ml; người lớn chia ra uống 2 lần, trẻ em, tùy tuổi mà chia uống từ 3 đến 5 lần.

    Viêm phế quản mạn tính (tỳ dương hư): Ho đờm nhiều, khi gặp lạnh hoặc về mùa rét ho càng nhiều, ăn uống càng kém, mệt mỏi, chân tay lạnh, trong người cảm giác lạnh, sợ lạnh. Dùng vỏ quýt phơi khô sao lên, bán hạ chế, hạt cải củ, hạt tử tô mỗi vị 12 g; cam thảo dây, gừng tươi mỗi vị 8 g. Tất cả cho vào nồi đổ 500 ml nước, sắc lấy 250 ml; người lớn chia uống 3 lần lúc đói và trước khi đi ngủ. Trẻ em tùy tuổi, chia uống 4-5 lần.

    Để phòng các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, mùa hè không nên dùng quạt mạnh quạt thẳng vào người, đang đi nắng nóng không nên vào phòng lạnh ngay. Người bệnh mạn tính cần chú ý bồi dưỡng sức khỏe để tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật.

    Theo BS. Đỗ Minh Hiền

    Sức khỏe & Đời sống
     

    Lê Minh

    ✩✩✩✩
    Ðề: Cách chữa bệnh ho

    Các nhà nghiên cứu cho biết, từ hàng thế kỉ nay, mật ong vẫn là phương thuốc rẻ mà hiệu quả nhất, hơn hẳn bất cứ loại thuốc nào.


    Ch%C4%83m+s%C3%B3c+m%E1%BA%AFt+b%E1%BA%B1ng+m%E1%BA%ADt+ong.jpg

    Mật ong có vị ngọt và thanh, có tác dụng nhanh trong việc làm giảm cơn ho và những vấn đề về hô hấp ở trẻ nhỏ.
    Mật ong cũng giúp trẻ ngủ ngon hơn, khiến cho cha mẹ yên tâm hơn và không phải lãng phí tiền vào những loại thuốc đắt tiền khác.

    Các nhà nghiên cứu đã so sánh mật ong với dextromethorphan (DM) – một chất thường thấy trong các loại thuốc ho. Họ đã nghiên cứu trên 105 trẻ từ 2 đến 18 tuổi, chia thành 2 nhóm, một nhóm được uống mật ong 30 phút trước khi đi ngủ, còn nhóm kia sử dụng DM có hương vị mật ong cũng 30 phút trước khi đi ngủ.

    Kết quả là những trẻ được uống mật ong giảm hẳn được các cơn ho và co thắt hơn những trẻ sử dụng DM.

    Các nhà khoa học khuyên rằng khi trẻ bị ho, các bậc cha mẹ nên dùng mật ong cho trẻ vì đây là loại thuốc vừa an toàn vừa rẻ mà hiệu quả lại cao.​
     

    Thống kê

    Chủ đề
    100,845
    Bài viết
    467,739
    Thành viên
    339,893
    Thành viên mới nhất
    Gia dụng Việt Anㅤ
    Top