[SUP]Trẻ em là lứa tuổi rất dễ bị nóng sốt với nhiều nguyên nhân khác nhau như: mọc răng, tiêm chúng, thời tiết thay đổi... Khi bị sốt nhẹ thông thường người lớn thường chăm sóc trẻ ở nhà và sau 1 thời gian ngắn sẽ khỏi. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách hạ sốt an toàn cho trẻ đôi khi lại gây ra những biến chứng nguy hiểm. Trong bài viết này mình sẽ tổng hợp những cách hạ sốt nhanh nhất và an toàn cho trẻ. Tuy nhiên bài viết chỉ mang tính chất tham khảo cách tốt nhất là đứa bé tới bác sĩ khám và điều trị.
[/SUP]
Khi trẻ bị sốt, các bà mẹ sẽ nghĩ ngay đến việc lau mát để giảm nhiệt độ, nhưng không phải ai cũng biết lau mát đúng cách.
Các bà mẹ có con lần đầu thường rất bối rối và lo lắng mỗi khi trẻ bị sốt. Có người vội vàng mặc thêm áo cho trẻ, bên ngoài lại quấn thêm khăn lông dày. Có người thấy trẻ sốt cao, co giật thì vội vàng nặn chanh vào miệng trẻ. Lại có người dùng nước đá cục quấn vào khăn để lau mát hạ sốt cho con.
Theo bác sĩ chuyên khoa 1 Nguyễn Thị Phương Thúy - Trung tâm Y tế Dự phòng TP HCM, những cách này hoàn toàn sai, có khi làm cho bệnh của trẻ thêm nặng.
Với mức sốt vừa (38-38,5 độ C), cơ thể trẻ có thể chịu đựng được. Sốt cao (từ 39 đến 40 độ C trở lên) trong thời gian dài có thể làm bé bị co giật, dẫn đến thiếu oxy não. Nhiều bé có hệ thần kinh rất nhạy cảm, chỉ cần sốt trên 38 độ C là đã bị làm kinh (co giật). Hiện tượng sốt cao co giật thường gặp ở lứa tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi. Khi trẻ sốt trên 39 độ C, cơn co giật thường xuất hiện và sẽ mất đi khi thân nhiệt hạ xuống dưới 39 độ C.
Do vậy, các bà mẹ cần nhanh chóng hạ sốt khi trẻ bị sốt cao. Cần cởi bỏ quần áo cho trẻ, dùng thuốc hạ sốt, lau mát hạ sốt, cho trẻ bú hoặc uống nhiều nước và đưa trẻ đến cơ sở y tế.
Nên lau mát hạ sốt cho trẻ tại nhà
Lau mát hạ sốt cho trẻ khi: Trẻ sốt cao trên 40 độ C, sốt cao kèm co giật hoặc dọa co giật. Trước khi lau cần chuẩn bị 5 cái khăn có khả năng thấm nước tốt, thau nước ấm như nước tắm trẻ, nhiệt kế.
Trước khi tiến hành lau, cần lấy nhiệt độ của trẻ. Cho ít nước lạnh vào thau, cho nước nóng vào bằng nửa lượng nước lạnh. Kiểm tra nhiệt độ của nước bằng cách nhúng khuỷu tay vào thau nước, nếu thấy cảm giác ấm giống như nước tắm trẻ hằng ngày là được.
Nhúng cả 5 cái khăn vào thau nước và vắt hơi ráo. Dùng 2 khăn lau ở hai hõm nách, hai khăn lau ở hai bẹn và một khăn lau khắp người. Chú ý: Không đắp khăn lên trán vì ít có tác dụng hạ sốt, và cũng không đắp lên ngực vì tăng nguy cơ viêm phổi.
Cứ cách 2-3 phút thay khăn một lần. Theo dõi nhiệt độ nước, cho thêm nước nóng nếu thấy nước không còn ấm. Cứ cách 15 phút nên kiểm tra nhiệt độ của trẻ, ngưng lau mát khi nhiệt độ dưới 38,5 độ C. Sau đó tiến hành lau khô và mặc quần áo mỏng cho trẻ.
Những điều kiêng kỵ khi trẻ bị sốt:
- Không nên ủ ấm, mặc quần áo cho trẻ khi trẻ đang sốt vì càng làm thân nhiệt trẻ tăng cao.
- Không nên nặn chanh vào miệng trẻ vì làm cho trẻ bị rộp miệng, phỏng lưỡi, hoặc nghẹt thở.
- Không dùng nước đá lạnh để lau mát hạ sốt cho trẻ.
- Không giật tóc, vỗ vào người bé khi bé đang bị co giật, vì sẽ khiến bé càng bị kích thích, co giật nhiều hơn.
Có rất nhiều cách hạ sốt mà không khiến bé khó chịu, cũng không gây nguy hiểm như tắm nước ấm, dùng quạt, nới lỏng áo quần...
Một số gợi ý dưới đây giúp hạ sốt cho bé tại nhà:
- Đắp một chiếc khăn ướt, mát lên trán của bé trong khi bé nằm nghỉ.
- Cho bé tắm nước ấm. Do hơi nước bốc hơi khỏi bề mặt da nên sẽ khiến bé mát và hạ được nhiệt độ. Nhưng tránh tắm nước lạnh. Nước lạnh chỉ khiến nhiệt độ tăng cao và làm bé ớn lạnh. Ngoài ra, cũng không nên xoa bóp cho bé với rượu (cồn) bởi vì rượu có thể gây ngộ độc.
- Cho bé đồ ăn và nước uống mát như sữa chua giúp thân nhiệt ổn định lại tránh được nguy cơ mất nước.
- Sử dụng một cái quạt. Nhưng phải bật quạt ở số nhỏ và giữ quạt ở chế độ quay thay vì quạt thẳng vào người bé.
- Cởi bỏ áo khoác (áo dày) cho bé vì bé dễ bị mất nước nhanh hơn qua thoát mồ hôi. Chỉ nên mặc một lớp áo cho con. Nếu bé lạnh, có thể đắp cho bé một chiếc chăn mỏng.
- Cho bé ở trong nhà và ở nơi mát mẻ. Hoặc nếu đang ở ngoài trời thì phải chọn chỗ bóng râm.
Lưu ý: Đưa bé đi khám ngay nếu bé dưới 3 tháng bị sốt. Với bé lớn hơn thì sốt cao cũng nên đưa bé đi khám gấp. Nếu bé khó thở, nổi nốt trên da kèm sốt thì càng nên đưa đi khám vì có thể bé đang mắc bệnh truyền nhiễm nặng.
[/SUP]
Cách lau mát hạ sốt cho bé
Khi trẻ bị sốt, các bà mẹ sẽ nghĩ ngay đến việc lau mát để giảm nhiệt độ, nhưng không phải ai cũng biết lau mát đúng cách.
Các bà mẹ có con lần đầu thường rất bối rối và lo lắng mỗi khi trẻ bị sốt. Có người vội vàng mặc thêm áo cho trẻ, bên ngoài lại quấn thêm khăn lông dày. Có người thấy trẻ sốt cao, co giật thì vội vàng nặn chanh vào miệng trẻ. Lại có người dùng nước đá cục quấn vào khăn để lau mát hạ sốt cho con.
Theo bác sĩ chuyên khoa 1 Nguyễn Thị Phương Thúy - Trung tâm Y tế Dự phòng TP HCM, những cách này hoàn toàn sai, có khi làm cho bệnh của trẻ thêm nặng.
Với mức sốt vừa (38-38,5 độ C), cơ thể trẻ có thể chịu đựng được. Sốt cao (từ 39 đến 40 độ C trở lên) trong thời gian dài có thể làm bé bị co giật, dẫn đến thiếu oxy não. Nhiều bé có hệ thần kinh rất nhạy cảm, chỉ cần sốt trên 38 độ C là đã bị làm kinh (co giật). Hiện tượng sốt cao co giật thường gặp ở lứa tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi. Khi trẻ sốt trên 39 độ C, cơn co giật thường xuất hiện và sẽ mất đi khi thân nhiệt hạ xuống dưới 39 độ C.
Do vậy, các bà mẹ cần nhanh chóng hạ sốt khi trẻ bị sốt cao. Cần cởi bỏ quần áo cho trẻ, dùng thuốc hạ sốt, lau mát hạ sốt, cho trẻ bú hoặc uống nhiều nước và đưa trẻ đến cơ sở y tế.
Nên lau mát hạ sốt cho trẻ tại nhà
Lau mát hạ sốt cho trẻ khi: Trẻ sốt cao trên 40 độ C, sốt cao kèm co giật hoặc dọa co giật. Trước khi lau cần chuẩn bị 5 cái khăn có khả năng thấm nước tốt, thau nước ấm như nước tắm trẻ, nhiệt kế.
Trước khi tiến hành lau, cần lấy nhiệt độ của trẻ. Cho ít nước lạnh vào thau, cho nước nóng vào bằng nửa lượng nước lạnh. Kiểm tra nhiệt độ của nước bằng cách nhúng khuỷu tay vào thau nước, nếu thấy cảm giác ấm giống như nước tắm trẻ hằng ngày là được.
Nhúng cả 5 cái khăn vào thau nước và vắt hơi ráo. Dùng 2 khăn lau ở hai hõm nách, hai khăn lau ở hai bẹn và một khăn lau khắp người. Chú ý: Không đắp khăn lên trán vì ít có tác dụng hạ sốt, và cũng không đắp lên ngực vì tăng nguy cơ viêm phổi.
Cứ cách 2-3 phút thay khăn một lần. Theo dõi nhiệt độ nước, cho thêm nước nóng nếu thấy nước không còn ấm. Cứ cách 15 phút nên kiểm tra nhiệt độ của trẻ, ngưng lau mát khi nhiệt độ dưới 38,5 độ C. Sau đó tiến hành lau khô và mặc quần áo mỏng cho trẻ.
Những điều kiêng kỵ khi trẻ bị sốt:
- Không nên ủ ấm, mặc quần áo cho trẻ khi trẻ đang sốt vì càng làm thân nhiệt trẻ tăng cao.
- Không nên nặn chanh vào miệng trẻ vì làm cho trẻ bị rộp miệng, phỏng lưỡi, hoặc nghẹt thở.
- Không dùng nước đá lạnh để lau mát hạ sốt cho trẻ.
- Không giật tóc, vỗ vào người bé khi bé đang bị co giật, vì sẽ khiến bé càng bị kích thích, co giật nhiều hơn.
Nguồn: Afamily
Cách hạ sốt cho bé không dùng thuốc
Có rất nhiều cách hạ sốt mà không khiến bé khó chịu, cũng không gây nguy hiểm như tắm nước ấm, dùng quạt, nới lỏng áo quần...
Một số gợi ý dưới đây giúp hạ sốt cho bé tại nhà:
- Đắp một chiếc khăn ướt, mát lên trán của bé trong khi bé nằm nghỉ.
- Cho bé tắm nước ấm. Do hơi nước bốc hơi khỏi bề mặt da nên sẽ khiến bé mát và hạ được nhiệt độ. Nhưng tránh tắm nước lạnh. Nước lạnh chỉ khiến nhiệt độ tăng cao và làm bé ớn lạnh. Ngoài ra, cũng không nên xoa bóp cho bé với rượu (cồn) bởi vì rượu có thể gây ngộ độc.
- Sử dụng một cái quạt. Nhưng phải bật quạt ở số nhỏ và giữ quạt ở chế độ quay thay vì quạt thẳng vào người bé.
- Cởi bỏ áo khoác (áo dày) cho bé vì bé dễ bị mất nước nhanh hơn qua thoát mồ hôi. Chỉ nên mặc một lớp áo cho con. Nếu bé lạnh, có thể đắp cho bé một chiếc chăn mỏng.
- Cho bé ở trong nhà và ở nơi mát mẻ. Hoặc nếu đang ở ngoài trời thì phải chọn chỗ bóng râm.
Lưu ý: Đưa bé đi khám ngay nếu bé dưới 3 tháng bị sốt. Với bé lớn hơn thì sốt cao cũng nên đưa bé đi khám gấp. Nếu bé khó thở, nổi nốt trên da kèm sốt thì càng nên đưa đi khám vì có thể bé đang mắc bệnh truyền nhiễm nặng.
Theo Me&be
Cập nhật những bài viết về cách hạ sốt an toàn và nhanh chóng cho bé ở các bài viết bên dưới...