Cách tính bảo hiểm thất nghiệp mới nhất hiện nay

Bảo hiểm thất nghiệp là gì? Mục đích của bảo hiểm thất nghiệp? Cách tính bảo hiểm thất nghiệp mới nhất năm 2017.

cach-tinh-bao-hiem-that-nghiep-moi-nhat-hien-nay.jpg

Khái niệm về bảo hiểm thất nghiệp?


Trong cuộc sống thì không phải lúc nào chúng ta cũng mạnh khỏe, có những lúc con người bệnh tật và trở nên yếu ớt hơn bao giờ hết. Cuộc sống không màu hường, do vậy mà có rất nhiều loại bảo hiểm để bảo vệ sức khỏe cũng như quyền lợi của con người như là bảo hiểm y tế, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm lao động, … Và trong bài viết này vforum sẽ giới thiệu đến các bạn 1 loại bảo hiểm nữa đó là bảo hiểm thất nghiệp. Vậy bảo hiểm thất nghiệp là gì? Cách tính bảo hiểm thất nghiệp năm 2017? Sau đây hãy cùng vforum tìm hiểu nhé,

Bảo hiểm thất nghiệp là gì?

Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Mục đích của bảo hiểm thất nghiệp?

Mục đích của bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:

  • Bù đắp một phần thu nhập của người lao động bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động bị thất nghiệp được học nghề đồng thời được hưởng chế độ bảo hiểm y tế.
  • Đảm bảo bằng một khoản trợ cấp thay thế thu nhập bị mất đi, cũng như được hỗ trợ đào tạo nâng cao tay nghề hoặc đào tạo lại để chuyển đổi nghề, những NLĐ bị mất việc làm sẽ được hỗ trợ kịp thời.
  • Là một trong những giải pháp đảm bảo an sinh xã hội, giải quyết những phức tạp xung quanh vấn đề lao động – việc làm.
  • Bảo hiểm thất nghiệp ra đời sẽ tạm thời giải quyết được khó khăn trước mắt cho người lao động đang thất nghiệp. Vì thất nghiệp sẽ không có thu nhập do đó bảo hiểm thất nghiệp sẽ hỗ trợ tạm thời trong những tháng thất nghiệp để bạn có thời gian tìm kiếm công việc mới.

Cách tính bảo hiểm thất nghiệp năm 2017?

Theo quy định về chế độ hưởng bảo hiểm thất nghiệp năm 2017 theo thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/7/2015 của Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội, và theo điều 8 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2015) thì mức hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ có công thức như sau:


Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng = Mức lương bình quân của 06 tháng liền kề có đóng BHTN trước khi thất nghiệp X 60%​



Có 2 trường hợp xảy ra đó là:


  • Trường hợp những tháng cuối cùng trước khi thất nghiệp, người lao động có thời gian gián đoạn đóng BHTN thì 06 tháng liền kề để tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp là bình quân tiền lương của 06 tháng đóng BHTN trước khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.
  • Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của người lao động tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật Lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

Ví dụ trường hợp 1:

Bà Nguyễn Thị Tùng giao kết hợp đồng lao động có thời hạn 24 tháng với trường tiểu học Nguyễn Văn Cừ với mức lương như sau:
Từ ngày 01/9/2013 đến ngày 31/8/2014 là 3.000.000 đồng/tháng,

Từ ngày 01/09/2014 đến 31/8/2015 là 5.000.000 đồng/tháng.

Tuy nhiên, từ ngày 01/1/2015 đến ngày 30/6/2015, bà Nguyễn Thị Tùng nghỉ hưởng chế độ thai sản. Sau đó, do điều kiện hoàn cảnh gia đình khó khăn nên bà không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động vì vậy bà Nguyễn Thị Tùng đã làm đơn xin nghỉ việc theo quy định của pháp luật lao động và ngày 01/7/2015 trường tiểu học Nguyễn Văn Cừ ban hành quyết định nghỉ việc cho bà Nguyễn Thị Tùng, quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

=> Như vậy, mức tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp làm căn cứ tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp của bà Nguyễn Thị Tùng là bình quân tiền lương của 06 tháng liền kề trước khi bà nghỉ việc mà có đóng bảo hiểm thất nghiệp (tháng 7, 8, 9, 10, 11, 12/2014).

=> Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của bà A là (3.000.000 đồng x 2 tháng + 5.000.000 đồng x 4 tháng)/6 x 60% = 2.600.000 đồng/tháng.

Ví dụ trường hợp 2:

Ngày 01/01/2015, ông Lê Minh Trí giao kết hợp đồng lao động có thời hạn 12 tháng với doanh nghiệp Tôn Hoa Sen với mức lương là 70.000.000 đồng/tháng. Doanh nghiệp Tôn Hoa Sen hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I, áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Chính phủ là 3.100.000 đồng/tháng.

=> Do đó, mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của ông Lê Minh Trí là là: 20 lần x 3.100.000 đồng = 62.000.000 đồng/tháng.

Ngày 28/9/2015, ông Lê Minh Trí thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động với doanh nghiệp Tôn Hoa Sen và chuyển sang giao kết hợp đồng lao động có thời hạn 3 tháng với doanh nghiệp Vinamilk (từ ngày 01/10/2015 đến 31/12/2015) với mức lương là 80.000.000 đồng/tháng. Doanh nghiệp Vinamilk có trụ sở chính hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV, áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Chính phủ là 2.150.000 đồng/tháng nhưng ông Lê Minh Trí không làm việc tại trụ sở chính mà làm việc tại chi nhánh, chi nhánh này hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III, áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Chính phủ là 2.400.000 đồng/tháng.

=> Do đó, ông Lê Minh Trí tham gia và đóng bảo hiểm thất nghiệp tại tổ chức bảo hiểm xã hội nơi chi nhánh hoạt động với mức lương là: 20 lần x 2.400.000 đồng = 48.000.000 đồng/tháng.

Hết hạn hợp đồng lao động với doanh nghiệp Vinamilk, ông Lê Minh Trí nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp. Như vậy, 60% mức tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề trước khi ông Lê Minh Trí chấm dứt hợp đồng lao động là: (62.000.000 đồng x 3 tháng + 48.000.000 đồng x 3 tháng)/6 x 60% = 33.000.000 đồng. Tuy nhiên, theo quy định thì mức hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông Lê Minh Trí tối đa không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm ông chấm dứt hợp đồng lao động.

=> Do đó, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của ông Lê Minh Trí là 12.000.000 đồng/tháng (2.400.000 đồng x 5 lần = 12.000.000 đồng/tháng).


Trên đây là bài viết về bảo hiểm thất nghiệp và cách tính bảo hiểm thất nghiệp mới nhất 2017. Mong rằng bài viết này sẽ giúp cho các bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích về bảo hiểm thất nghiệp cũng như cách tính của nó.

Xem thêm: Doanh thu thuần là gì? Cách tính doanh thu thuần
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
  • Chủ đề
    bảo hiểm bảo hiểm thất nghiệp bảo hiểm thất nghiệp 2017 cách tính bảo hiểm thất nghiệp
  • Thống kê

    Chủ đề
    100,676
    Bài viết
    467,452
    Thành viên
    339,833
    Thành viên mới nhất
    duythinh2222
    Top