Hoài Thanh đã từng viết, rằng: “Thơ là cây đàn muôn điệu của tâm hồn, của nhịp thở con tim.” Thật vậy, từng câu thơ xuất phát từ trái tim của người nghệ sĩ, đong đầy tình cảm của tác giả với cuộc đời. Mỗi một câu thơ đều chứa đựng những cảm xúc trong sáng nhất, đẹp đẽ nhất. Bởi vậy, khi bắt đầu tìm hiểu một bài thơ, ngoài việc am hiểu về tác giả, hoàn cảnh sáng tác của bài thì việc nắm vững cảm hứng chủ đạo cũng như mạch cảm xúc của bài sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn, dễ dàng nắm chắc nội dung của bài hơn. “Tây Tiến” của Quang Dũng cũng không nằm trong vòng ngoại lệ. Nhưng, không phải ai cũng dễ dàng nắm bắt được chính xác cảm hứng chủ đạo, mạch cảm xúc của bài, nhất là đối với học sinh. Vì vậy, dưới đây là phần khái quát cụ thể và ngắn gọn về cảm hứng và mạch cảm xúc của bài thơ “Tây Tiến”, hi vọng rằng nó sẽ hữu ích với các bạn.
CÂU 1: Cảm hứng chủ đạo trong bài thơ “Tây Tiến” là gì?
=> Bài thơ được viết trong nỗi nhớ da diết khôn nguôi của Quang Dũng về đồng đội mình, về những năm tháng đoàn quân Tây Tiến gắn bó bên nhau với muôn vàn kỉ niệm đáng nhớ: khó khăn, niềm vui…, nỗi nhớ về khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ nhưng cũng rất đỗi thơ mộng trữ tình của Tây Bắc, về những con người nơi ấy, tình quân dân ấm áp khó phai.
CÂU 2: Mạch cảm xúc của bài thơ “Tây Tiến” là gì?
=> Mạch cảm xúc hay cũng chính là bố cục của bài thơ. Bài thơ được chia thành 4 đoạn, bao gồm 3 đoạn chính và một đoạn kết, tạo nên một chỉnh thể bố cục rất đỗi tự nhiên, xuôi theo dòng chảy của cảm xúc gắn liền nỗi nhớ của người nghệ sĩ. Mỗi một đoạn thơ lại gợi ra nỗi nhớ khác nhau, khắc họa và tái hiện chân thật từng miền kí ức rất riêng trong cuộc đời Quang Dũng nói riêng và mỗi người lính Tây Tiến nói chung.
+ Đoạn 1: Từ đầu đến câu thơ “Mai Châu mùa em thơm nếp xôi” – Nhớ về chặng đường hành quân đầy gian khổ và khung cảnh thiên nhiên vùng núi hoang sơ và dữ dội.
+ Đoạn 2: Từ “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa” đến “Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa” – Nhớ về những kỉ niệm đẹp ấm nồng tình quân dân và thiên nhiên nơi sông nước miền Tây rất đỗi thơ mộng trữ tình.
+ Đoạn 3: Từ “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc” đến “Sông Mã gầm lên khúc độc hành” – Nhớ về những người đồng đội, những chiến binh Tây Tiến quả cảm, mang trong mình đầy lí tưởng và khát vọng, những con người lãng mạn hào hoa – một bức tượng đài bất tử về người lính Tây Tiến.
+ Đoạn 4: Những câu thơ còn lại – Lời thề mãi gắn bó với Tây Tiến, với miền Tây của người chiến sĩ.
CÂU 1: Cảm hứng chủ đạo trong bài thơ “Tây Tiến” là gì?
=> Bài thơ được viết trong nỗi nhớ da diết khôn nguôi của Quang Dũng về đồng đội mình, về những năm tháng đoàn quân Tây Tiến gắn bó bên nhau với muôn vàn kỉ niệm đáng nhớ: khó khăn, niềm vui…, nỗi nhớ về khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ nhưng cũng rất đỗi thơ mộng trữ tình của Tây Bắc, về những con người nơi ấy, tình quân dân ấm áp khó phai.
CÂU 2: Mạch cảm xúc của bài thơ “Tây Tiến” là gì?
=> Mạch cảm xúc hay cũng chính là bố cục của bài thơ. Bài thơ được chia thành 4 đoạn, bao gồm 3 đoạn chính và một đoạn kết, tạo nên một chỉnh thể bố cục rất đỗi tự nhiên, xuôi theo dòng chảy của cảm xúc gắn liền nỗi nhớ của người nghệ sĩ. Mỗi một đoạn thơ lại gợi ra nỗi nhớ khác nhau, khắc họa và tái hiện chân thật từng miền kí ức rất riêng trong cuộc đời Quang Dũng nói riêng và mỗi người lính Tây Tiến nói chung.
+ Đoạn 1: Từ đầu đến câu thơ “Mai Châu mùa em thơm nếp xôi” – Nhớ về chặng đường hành quân đầy gian khổ và khung cảnh thiên nhiên vùng núi hoang sơ và dữ dội.
+ Đoạn 2: Từ “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa” đến “Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa” – Nhớ về những kỉ niệm đẹp ấm nồng tình quân dân và thiên nhiên nơi sông nước miền Tây rất đỗi thơ mộng trữ tình.
+ Đoạn 3: Từ “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc” đến “Sông Mã gầm lên khúc độc hành” – Nhớ về những người đồng đội, những chiến binh Tây Tiến quả cảm, mang trong mình đầy lí tưởng và khát vọng, những con người lãng mạn hào hoa – một bức tượng đài bất tử về người lính Tây Tiến.
+ Đoạn 4: Những câu thơ còn lại – Lời thề mãi gắn bó với Tây Tiến, với miền Tây của người chiến sĩ.
- Chủ đề
- cảm hứng cảm xúc quang dung tây tiến