Hướng dẫn làm bài văn bình giảng về đoạn 8 câu thơ cuối của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích truyện Kiều của Nguyễn Du trong chương trình ngữ văn lớp 9 hay nhất có dàn ý và bài làm tham khảo
Từ lâu trở thành một phần không thể thiếu của dân tộc, kiệt tác Truyện Kiều trong suốt hơn hai trăm năm qua vẫn giữ nguyên giá trị bởi nội dung sâu sắc, tấm lòng nhân đạo cùng tài năng bậc thầy của Nguyễn Du trong mọi phương diện mà một trong đó là phương diện nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. Trong kiệt tác có rất nhiều trích đoạn hay thể hiện được tài năng này của Nguyễn Du và tiêu biểu nhất là đoạn trích: "Kiều ở lầu Ngưng Bích" là đoạn trích thể hiện được tâm trạng của Kiều khi bị Tú Bà giam nơi lầu cao một mình. Ở đoạn trích này, 8 câu thơ lục bát cuối bài mở đầu bằng: "Buồn trông" chính là những câu thơ thể hiện tài năng bậc thầy của Nguyễn Du trong nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. Tâm trạng của Thúy Kiều được mở ra trong nỗi uồn sợ, lo âu hãi hung trong cái hoang vắng rợn ngợp của cảnh vật nơi lầu Ngưng Bích. Sau đây là dàn ý và bài làm của đề bình giảng về đoạn: "Buồn trông…". Để làm bài tập này, chúng ta sẽ giới thiệu về đoạn trích "Buồn trông", phân tích bình giảng về từng câu lục bát, nêu sự tăng tiến tâm trạng của Kiều và tấm lòng của Nguyễn Du.
Bài văn phân tích, cảm nhận hoặc bình giảng 8 câu thơ cuối trong đoạn trích Kiểu ở lầu ngưng Bích khá thường gặp
DÀN Ý BÌNH GIẢNG 8 CÂU THƠ CUỐI TRONG BÀI KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
1. MỞ BÀI
Giới thiệu tác giả và đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
Giới thiệu đoạn “Buồn trông…”
2. THÂN BÀI
3. KẾT BÀI
Xót thương, cảm thương cho số phận Kiều
Tấm lòng nhân đạo của tác giả
BÀI LÀM PHÂN TÍCH BÌNH GIẢNG 8 CÂU THƠ CUỐI TRONG BÀI KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
Truyện Kiều đã từ mấy trăm năm qua trở thành một phần giá trị tinh thần không thể thiếu được của dân tộc ta. Ở bất kì góc độ nào, đây luôn là một viên ngọc quý trong kho tàng văn học dân tộc. Để to ra được một kiệt tác như vậy, điều quan trọng nhất mà Nguyễn Du đã thể hiện được là tấm lòng nhân đạo cao cả về tài năng bậc thầy về nghệ thuật. Một trong những phương diện nghệ thuật thể hiện rất rõ tài năng của Nguyễn Du đó là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, trong đạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” tài năng này được thấy rõ hơn cả, nhất là ở 8 câu thơ cuối được mở ra bằng “buồn trông”:
Không chịu nghe lời Tú Bà vào chốn thanh lâu, Kiều bị bắt giam lỏng ở lầu Ngưng Bích cao, xa xôi, bốn bề đẹp nhưng hoang vắng. Ngày nào nàng cũng đâu khổ nhớ về gia đình và người yêu. Trong nỗi niềm đằng đẵng bao ngày, nàng nhìn ra phía xa nơi cửa bể vào lúc chiều hôm và thấy thấp thoáng cánh buồm nơi xa. Trong khói sóng hoàng hôn gợi buồn gợi mê, ai biết con thuyền kia là thực hay là ảo, mọi thứ mờ ảo và xa xôi đến mức chỉ có cánh buồm hiện lên. Ở đó có thể là một con thuyền thực nhưng cũng có thể chỉ là con thuyền trong nỗi mong mỏi giải thoát của Kiều. Nàng đãng ước ao, mong chờ một con thuyền từ phương xa có thể tới đây, chở nàng về với gia đình thân yêu. Nhưng rồi càng mong lại càng tủi thân, con thuyền kia chỉ là ảo mộng, mà dù có là thực đi nữa lại khiến cho ai kia càng xót xa khi con thuyền cập bến còn mình vẫn còn chơi với. Nàng nhớ nhà, rồi nàng buồn:
Từ hình ảnh nơi biển cả mông mênh rộng lớn gợi nỗi cô đơn, nàng trông ra đến ngọn nước mới sa, ngọn nước đã đục ngầu vì từng trận thác đổ xuống tung bọt lên trắng xóa. Và ngay trên dòng nước ấy, có những cánh hoa mỏng manh đang trôi trong vô định, cứ dập dềnh chực chìm chực nổi. Phải chăng, Kiều đang thấy thân phận mình giống với đóa hoa tội nghiệp kia, cứ trên dòng đời trôi mãi trong sự vùi dập dày vò của bao nhiêu con sóng cuộc đời. Cánh hoa ở giữa dòng ấy rỗi sẽ trôi về đâu giống như số phận nàng hiện tại rồi sẽ đi về đâu. Câu hỏi tư từ đã bật lên một sự lo lắng cho một tương lai của một số phần mỏng manh vô định hình. Từ sự lo lắng này, tâm trạng củ Kiều lại càng tiếp tục rơi vào sự vô định mông lung không biết đi đâu về đâu:
Dường như đến đây, mọi cảnh vật trước mắt Kiều đã bị nhòe đi bởi một màn nước mắt, đến nội cỏ vô tri cũng trở nên rầu rĩ bởi tâm trạng con người không thể nhìn nó bằng con mắt khác. Khung cảnh mênh mông đến rợn ngợp giờ đây trở nên càng mênh mông hơn khi mà từ chân mây đến mặt đất như không còn ranh giới, màu xanh ở đây không còn là màu xanh tươi của sự sống như ngày xuân xưa kia mà là một màu xanh đơn điệu, một bức tranh một màu không có chút sức sống giống y như cuộc sống lúc này của Kiều. Nhưng mọi thứ vẫn còn ở một mức tâm trạng buồn lo nhưng đến câu cặp lục bát cuối cùng:
Bốn cặp lục bát mở đầu bằng “buồn trông” tạo nên một đoạn điệp khúc có nhạc tính tăng dần mức độ. Cảnh được miêu tả từ xa đến gần, hình ảnh được chọn từ mờ ảo, mông lung đến rõ ràng cụ thể, tâm trạng nhân vật trữ tình từ buồn, lo đến sợ hãi hoảng hốt. Nguyễn Du đã thật tài tình trong việc miêu tả rõ nét tâm trạng Thúy Kiều trong những ngày tháng dài bị giam nơi lầu Ngưng Bích, những ngày tháng mở đầu cho quãng thời gian mười lăm năm lưa lạc của Kiều. Kiều lúc này, càng buồn thì càng trông, càng trông thì càng buồn, chính Nguyễn Du đã hiểu được điều này và bộc lộ sự cảm thông từ ngòi bút.
Bốn cặp lục bát ngắn gọn mà chứa đựng được tài năng và tấm lòng nhân đạo bao la của đại thi hào Nguyễn Du. Đọc đến những dòng thơ ấy, người đọc không khỏi xót thương trước số phận Thúy Kiều đồng thời trân trọng biết bao tài năng cùng tấm lòng của thi sĩ họ Nguyễn.
Từ lâu trở thành một phần không thể thiếu của dân tộc, kiệt tác Truyện Kiều trong suốt hơn hai trăm năm qua vẫn giữ nguyên giá trị bởi nội dung sâu sắc, tấm lòng nhân đạo cùng tài năng bậc thầy của Nguyễn Du trong mọi phương diện mà một trong đó là phương diện nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. Trong kiệt tác có rất nhiều trích đoạn hay thể hiện được tài năng này của Nguyễn Du và tiêu biểu nhất là đoạn trích: "Kiều ở lầu Ngưng Bích" là đoạn trích thể hiện được tâm trạng của Kiều khi bị Tú Bà giam nơi lầu cao một mình. Ở đoạn trích này, 8 câu thơ lục bát cuối bài mở đầu bằng: "Buồn trông" chính là những câu thơ thể hiện tài năng bậc thầy của Nguyễn Du trong nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. Tâm trạng của Thúy Kiều được mở ra trong nỗi uồn sợ, lo âu hãi hung trong cái hoang vắng rợn ngợp của cảnh vật nơi lầu Ngưng Bích. Sau đây là dàn ý và bài làm của đề bình giảng về đoạn: "Buồn trông…". Để làm bài tập này, chúng ta sẽ giới thiệu về đoạn trích "Buồn trông", phân tích bình giảng về từng câu lục bát, nêu sự tăng tiến tâm trạng của Kiều và tấm lòng của Nguyễn Du.
Bài văn phân tích, cảm nhận hoặc bình giảng 8 câu thơ cuối trong đoạn trích Kiểu ở lầu ngưng Bích khá thường gặp
DÀN Ý BÌNH GIẢNG 8 CÂU THƠ CUỐI TRONG BÀI KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
1. MỞ BÀI
Giới thiệu tác giả và đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
Giới thiệu đoạn “Buồn trông…”
2. THÂN BÀI
- Cặp lục bát 1: phân tích hình ảnh “cửa bể chiều hôm”, “cánh buồm xa xa”: gợi tả nỗi buồn của Kiều.
- Cặp lục bát 2: phân tính hình ảnh “ngọn nước mới sa”, “hoa trôi man mác”: gợi tả nỗi mông lung lo lắng của Kiều
- Cặp lục bát 3: phân tích hình ảnh “nội cỏ rầu rầu”, “chân mây mặt đất”: gợi tả sự vô định của Kiều
- Cặp lục bát 4: phân tích hình ảnh “gió cuốn mặt duềnh”, “tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”: sự sợ hãi, hoảng hốt của Kiều
- Điệp cấu trúc với đẹp ngữ “buồn trông”
- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình
- Hình ảnh có sự tăng tiến gợi tả sự tăng tiến của cảm xúc
3. KẾT BÀI
Xót thương, cảm thương cho số phận Kiều
Tấm lòng nhân đạo của tác giả
BÀI LÀM PHÂN TÍCH BÌNH GIẢNG 8 CÂU THƠ CUỐI TRONG BÀI KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
Truyện Kiều đã từ mấy trăm năm qua trở thành một phần giá trị tinh thần không thể thiếu được của dân tộc ta. Ở bất kì góc độ nào, đây luôn là một viên ngọc quý trong kho tàng văn học dân tộc. Để to ra được một kiệt tác như vậy, điều quan trọng nhất mà Nguyễn Du đã thể hiện được là tấm lòng nhân đạo cao cả về tài năng bậc thầy về nghệ thuật. Một trong những phương diện nghệ thuật thể hiện rất rõ tài năng của Nguyễn Du đó là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, trong đạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” tài năng này được thấy rõ hơn cả, nhất là ở 8 câu thơ cuối được mở ra bằng “buồn trông”:
“Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?”
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?”
Không chịu nghe lời Tú Bà vào chốn thanh lâu, Kiều bị bắt giam lỏng ở lầu Ngưng Bích cao, xa xôi, bốn bề đẹp nhưng hoang vắng. Ngày nào nàng cũng đâu khổ nhớ về gia đình và người yêu. Trong nỗi niềm đằng đẵng bao ngày, nàng nhìn ra phía xa nơi cửa bể vào lúc chiều hôm và thấy thấp thoáng cánh buồm nơi xa. Trong khói sóng hoàng hôn gợi buồn gợi mê, ai biết con thuyền kia là thực hay là ảo, mọi thứ mờ ảo và xa xôi đến mức chỉ có cánh buồm hiện lên. Ở đó có thể là một con thuyền thực nhưng cũng có thể chỉ là con thuyền trong nỗi mong mỏi giải thoát của Kiều. Nàng đãng ước ao, mong chờ một con thuyền từ phương xa có thể tới đây, chở nàng về với gia đình thân yêu. Nhưng rồi càng mong lại càng tủi thân, con thuyền kia chỉ là ảo mộng, mà dù có là thực đi nữa lại khiến cho ai kia càng xót xa khi con thuyền cập bến còn mình vẫn còn chơi với. Nàng nhớ nhà, rồi nàng buồn:
“Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?”
Hoa trôi man mác biết là về đâu?”
Từ hình ảnh nơi biển cả mông mênh rộng lớn gợi nỗi cô đơn, nàng trông ra đến ngọn nước mới sa, ngọn nước đã đục ngầu vì từng trận thác đổ xuống tung bọt lên trắng xóa. Và ngay trên dòng nước ấy, có những cánh hoa mỏng manh đang trôi trong vô định, cứ dập dềnh chực chìm chực nổi. Phải chăng, Kiều đang thấy thân phận mình giống với đóa hoa tội nghiệp kia, cứ trên dòng đời trôi mãi trong sự vùi dập dày vò của bao nhiêu con sóng cuộc đời. Cánh hoa ở giữa dòng ấy rỗi sẽ trôi về đâu giống như số phận nàng hiện tại rồi sẽ đi về đâu. Câu hỏi tư từ đã bật lên một sự lo lắng cho một tương lai của một số phần mỏng manh vô định hình. Từ sự lo lắng này, tâm trạng củ Kiều lại càng tiếp tục rơi vào sự vô định mông lung không biết đi đâu về đâu:
“Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”
Dường như đến đây, mọi cảnh vật trước mắt Kiều đã bị nhòe đi bởi một màn nước mắt, đến nội cỏ vô tri cũng trở nên rầu rĩ bởi tâm trạng con người không thể nhìn nó bằng con mắt khác. Khung cảnh mênh mông đến rợn ngợp giờ đây trở nên càng mênh mông hơn khi mà từ chân mây đến mặt đất như không còn ranh giới, màu xanh ở đây không còn là màu xanh tươi của sự sống như ngày xuân xưa kia mà là một màu xanh đơn điệu, một bức tranh một màu không có chút sức sống giống y như cuộc sống lúc này của Kiều. Nhưng mọi thứ vẫn còn ở một mức tâm trạng buồn lo nhưng đến câu cặp lục bát cuối cùng:
“Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quang ghế ngồi”
Từ những cảm xúc buồn, lo lắng, đến đây, ta thấy Kiều như rung mình sợ hãi. Những cơn gió cuốn những cơn sóng ngoài biển tạo những âm thanh to như cơn bão khiến cho con người phải hãi hùng. Từ tượng thanh “ầm ầm” đặt ở đầu câu như nhấn mạnh sự bất ngờ hoảng hốt của Kiều nơi lầu cao khi con sóng lạnh lùng dữ dội xô vào chân lầu khiến người trên phải sợ hãi. Đây có lẽ là sự dự đoán về một tương lai không mấy êm đềm sẽ đến với Kiều, và ngay sau đấy, sóng to gió lớn sẽ đổ lên cuộc đời Kiều làm cho nàng phải đau đớn, sợ hãi mà chao đảo.Ầm ầm tiếng sóng kêu quang ghế ngồi”
Bốn cặp lục bát mở đầu bằng “buồn trông” tạo nên một đoạn điệp khúc có nhạc tính tăng dần mức độ. Cảnh được miêu tả từ xa đến gần, hình ảnh được chọn từ mờ ảo, mông lung đến rõ ràng cụ thể, tâm trạng nhân vật trữ tình từ buồn, lo đến sợ hãi hoảng hốt. Nguyễn Du đã thật tài tình trong việc miêu tả rõ nét tâm trạng Thúy Kiều trong những ngày tháng dài bị giam nơi lầu Ngưng Bích, những ngày tháng mở đầu cho quãng thời gian mười lăm năm lưa lạc của Kiều. Kiều lúc này, càng buồn thì càng trông, càng trông thì càng buồn, chính Nguyễn Du đã hiểu được điều này và bộc lộ sự cảm thông từ ngòi bút.
Bốn cặp lục bát ngắn gọn mà chứa đựng được tài năng và tấm lòng nhân đạo bao la của đại thi hào Nguyễn Du. Đọc đến những dòng thơ ấy, người đọc không khỏi xót thương trước số phận Thúy Kiều đồng thời trân trọng biết bao tài năng cùng tấm lòng của thi sĩ họ Nguyễn.