“Vợ chồng A Phủ” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của văn học kháng chiến chống Pháp cũng như văn học viết về miền núi. Đặc biệt, nói đến tác phẩm phải nói tới vẻ đẹp cảu bức tranh thiên nhiên mùa xuân vùng Tây Bắc. Hôm nay, chúng ta cùng nhau phân tích vẻ đẹp Tây Bắc qua tác phẩm.
"Vợ chồng A Phủ" là một truyện ngắn đặc sắc trong nền văn xuôi cách mang Việt Nam giai đoạn kháng, chống thực dân Pháp (1945 - 1954). Khai thác đề tài mới ( cuộc sống và con người vùng Tây Bắc), Tô Hoài đã thể hiện rõ hứng thú và sở trường của một "nhà văn phong tục" khi tái hiện sống động bức tranh thiên nhiên và đời sống con người vùng cao. Với quan niệm: "Ngay cả trong văn xuôi cũng phải đượm hồn thơ. Như thế thì văn xuôi mới có thể trong sáng cất cao", nhà văn đã tạo cho tác phẩm của mình một "đôi cánh thơ" như thế bằng cách khắc họa và tái hiện bức tranh thiên nhiên vùi núi Tây Bắc vừa tươi mới, chân thực, đậm chất thơ và mang màu sắc riêng. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu để phân tích vẻ đẹp của thiên nhiên vùng núi Tây Bắc để từ đó thấy được tài năng và bút lực của ngòi bút Tô Hoài. Khi phân tích, các bạn chú ý tìm các chi tiết liên quan đến cảnh xuân và gọi tên thành đặc điểm. Sau đây là bài viết mẫu các bạn có thể tham khảo. Chúc mọi người học tập tốt!
BÀI VĂN MẪU PHÂN TÍCH VẺ ĐẸP THIÊN NHIÊN VÙNG NÚI TÂY BẮC TRONG "VỢ CHỒNG A PHỦ"
Nói đến Tô Hoài là nói đến một đời văn "lực lưỡng", một cây bút dẻo dai và cần mẫn chuyên viết về những câu chuyện "của người thường, của đời thường" ( Nguyễn Đăng Mạnh). Chỉ bằng những nét vẽ tài hoa, một bức tranh tuyệt mỹ về thiên nhiên núi rừng Tây Bắc vào mùa xuân đã hiện ra trong tác phẩm "Vợ chồng A Phủ".
Sau Cách mạng, Tô Hoài được ghi nhận là một trong những cây bút khai phá một mảnh đất mới cho văn học cách mạng, đó là mảng văn học viết về miền núi Tây Bắc - một vùng đất xa xôi, hoang vu nơi địa đầu Tổ quốc. Tập "Truyện Tây Bắc" là vụ mùa thu hoạch từ chuyến đi thực tế lên Tây Bắc của Tô Hoài năm 1952. Trong số ba truyện ngắn được giải Nhất Giải thưởng của Hội Văn Nghệ Việt Nam 1954 - 1955, "Vợ chồng A Phủ" có lẽ là truyện ngắn đọng lại ấn tượng sâu sắc nhất. Tác phẩm đẹp không chỉ bởi một lối kể rất duyên, giàu chất thơ mà còn bởi một cái nhìn đầy mới mẻ về cuộc sống và con người miền núi.
Ở đây, tác giả đã vẽ lên một không gian, thời gian thật "nhạy cảm" đối với lòng người: mùa xuân trên vùng núi cao. Cũng giống như mùa xuân trên mọi miền Tổ quốc, xuân về là khi đất trời khoác một tấm áo tươi mới, nõn nà, khi cây cối đâm chồi nảy lộc, khi lòng người cũng rạo rực với muôn vàn sợi tơ giăng mắc không gian, "Ái tình ghé môi gọi lời trong gió" ("Lệnh" - Xuân Diệu).
Bức tranh thiên nhiên hiện lên thật rực rỡ, tươi tắn với màu đỏ của bí đỏ, màu vàng ửng của cỏ gianh, "trong các làng Mèo Đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ",...
Cùng với bức tranh thiên nhiên đa sắc, biến màu kì ảo ấy là những phong tục tập quán, lễ hội, những cảnh sinh hoạt đậm màu sắc miền núi cao: nào là cảnh "trẻ con đi hái bí đỏ, tinh nghịch, đã đốt hết những lều canh nương để sưởi lửa", là cảnh người Mèo Đỏ "thành lệ cứ ăn Tết khi vừa gặt hái xong", rồi "đám trẻ đợi Tết, chơi quay, cười ầm trên sân chơi trước nhà", "trai gái, trẻ con ra sân chơi ấy tụ tập đánh pao, đánh quay, thổi sáo, thổi khèn và nhảy"... Đặc biệt, tác giả còn đưa vào thiên truyện những câu ca dao ngọt ngào, tình tứ của vùng Tây Bắc:
Hay:
Không gian miền núi cao bỗng như được giăng mắc một bầu khí quyển của hơi xuân, của tình yêu nhờ tiếng sáo tràn ngập khắp nơi. Người đọc như được dẫn vào không gian văn hóa vùng cao với những vẻ đẹp, những phong tục độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số.
Bức tranh thiên nhiên phong tục độc đáo đã làm phong phú thêm những trang văn viết về đề tài miền núi. Trước Tô Hoài, không gian miền núi hiện ra là chốn hang cùng hiểm cốc, lạnh lẽo. Nhưng đến với Tô Hoài, người ta thấy trong bóng tối của đắng cay cơ cực vẫn hé lộ những nguồn sáng nguyên sơ, trong trẻ, bất diện của thiên nhiên và phong tục vùng cao. Trong những trang văn là chất thơ bay bổng dạt dào của thiên nhiên, đời sống. Thiên nhiên rạo rực, căng tràn sức sống, những hoạt động náo nức của cộng đồng là một yếu tố góp phần khởi lên ngọn lửa sống trong lòng Mị.
Và bức tranh thiên nhiên, cuộc sống của người dân vùng Tây Bắc ấy chắc chắn được dệt lên từ một đôi mắt quan sát tinh tế, nhạy bén của nhà văn. Có thể nói đoạn văn này đã tập trung bút lực của Tô Hoài: sự hiểu biết về phong tục miền cao, sở trường miêu tả thiên nhiên phong phú bằng ngôn ngữ phong phú, đậm đà màu sắc dân tộc. Không phải ngẫu nhiên mà Tô Hoài được mệnh danh là "Nhà văn của phong tục".
Những câu văn của Tô Hoài thường giản dị mà trong sáng cất cao, nhẹ nhàng mà lại lưu sâu trong lòng người đọc là bởi thế.
-Hương Đoànn-vfo.vn
"Vợ chồng A Phủ" là một truyện ngắn đặc sắc trong nền văn xuôi cách mang Việt Nam giai đoạn kháng, chống thực dân Pháp (1945 - 1954). Khai thác đề tài mới ( cuộc sống và con người vùng Tây Bắc), Tô Hoài đã thể hiện rõ hứng thú và sở trường của một "nhà văn phong tục" khi tái hiện sống động bức tranh thiên nhiên và đời sống con người vùng cao. Với quan niệm: "Ngay cả trong văn xuôi cũng phải đượm hồn thơ. Như thế thì văn xuôi mới có thể trong sáng cất cao", nhà văn đã tạo cho tác phẩm của mình một "đôi cánh thơ" như thế bằng cách khắc họa và tái hiện bức tranh thiên nhiên vùi núi Tây Bắc vừa tươi mới, chân thực, đậm chất thơ và mang màu sắc riêng. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu để phân tích vẻ đẹp của thiên nhiên vùng núi Tây Bắc để từ đó thấy được tài năng và bút lực của ngòi bút Tô Hoài. Khi phân tích, các bạn chú ý tìm các chi tiết liên quan đến cảnh xuân và gọi tên thành đặc điểm. Sau đây là bài viết mẫu các bạn có thể tham khảo. Chúc mọi người học tập tốt!
BÀI VĂN MẪU PHÂN TÍCH VẺ ĐẸP THIÊN NHIÊN VÙNG NÚI TÂY BẮC TRONG "VỢ CHỒNG A PHỦ"
Nói đến Tô Hoài là nói đến một đời văn "lực lưỡng", một cây bút dẻo dai và cần mẫn chuyên viết về những câu chuyện "của người thường, của đời thường" ( Nguyễn Đăng Mạnh). Chỉ bằng những nét vẽ tài hoa, một bức tranh tuyệt mỹ về thiên nhiên núi rừng Tây Bắc vào mùa xuân đã hiện ra trong tác phẩm "Vợ chồng A Phủ".
Sau Cách mạng, Tô Hoài được ghi nhận là một trong những cây bút khai phá một mảnh đất mới cho văn học cách mạng, đó là mảng văn học viết về miền núi Tây Bắc - một vùng đất xa xôi, hoang vu nơi địa đầu Tổ quốc. Tập "Truyện Tây Bắc" là vụ mùa thu hoạch từ chuyến đi thực tế lên Tây Bắc của Tô Hoài năm 1952. Trong số ba truyện ngắn được giải Nhất Giải thưởng của Hội Văn Nghệ Việt Nam 1954 - 1955, "Vợ chồng A Phủ" có lẽ là truyện ngắn đọng lại ấn tượng sâu sắc nhất. Tác phẩm đẹp không chỉ bởi một lối kể rất duyên, giàu chất thơ mà còn bởi một cái nhìn đầy mới mẻ về cuộc sống và con người miền núi.
Ở đây, tác giả đã vẽ lên một không gian, thời gian thật "nhạy cảm" đối với lòng người: mùa xuân trên vùng núi cao. Cũng giống như mùa xuân trên mọi miền Tổ quốc, xuân về là khi đất trời khoác một tấm áo tươi mới, nõn nà, khi cây cối đâm chồi nảy lộc, khi lòng người cũng rạo rực với muôn vàn sợi tơ giăng mắc không gian, "Ái tình ghé môi gọi lời trong gió" ("Lệnh" - Xuân Diệu).
Bức tranh thiên nhiên hiện lên thật rực rỡ, tươi tắn với màu đỏ của bí đỏ, màu vàng ửng của cỏ gianh, "trong các làng Mèo Đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ",...
Cùng với bức tranh thiên nhiên đa sắc, biến màu kì ảo ấy là những phong tục tập quán, lễ hội, những cảnh sinh hoạt đậm màu sắc miền núi cao: nào là cảnh "trẻ con đi hái bí đỏ, tinh nghịch, đã đốt hết những lều canh nương để sưởi lửa", là cảnh người Mèo Đỏ "thành lệ cứ ăn Tết khi vừa gặt hái xong", rồi "đám trẻ đợi Tết, chơi quay, cười ầm trên sân chơi trước nhà", "trai gái, trẻ con ra sân chơi ấy tụ tập đánh pao, đánh quay, thổi sáo, thổi khèn và nhảy"... Đặc biệt, tác giả còn đưa vào thiên truyện những câu ca dao ngọt ngào, tình tứ của vùng Tây Bắc:
- "Mày có con trai, con gái rồi
- Mày đi làm nương
- Ta không có con trai con gái
- Ta đi tìm người yêu"
Hay:
- "Anh ném pao, em không bắt
- Em không yêu, quả pao rơi rồi"
Không gian miền núi cao bỗng như được giăng mắc một bầu khí quyển của hơi xuân, của tình yêu nhờ tiếng sáo tràn ngập khắp nơi. Người đọc như được dẫn vào không gian văn hóa vùng cao với những vẻ đẹp, những phong tục độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số.
Bức tranh thiên nhiên phong tục độc đáo đã làm phong phú thêm những trang văn viết về đề tài miền núi. Trước Tô Hoài, không gian miền núi hiện ra là chốn hang cùng hiểm cốc, lạnh lẽo. Nhưng đến với Tô Hoài, người ta thấy trong bóng tối của đắng cay cơ cực vẫn hé lộ những nguồn sáng nguyên sơ, trong trẻ, bất diện của thiên nhiên và phong tục vùng cao. Trong những trang văn là chất thơ bay bổng dạt dào của thiên nhiên, đời sống. Thiên nhiên rạo rực, căng tràn sức sống, những hoạt động náo nức của cộng đồng là một yếu tố góp phần khởi lên ngọn lửa sống trong lòng Mị.
Và bức tranh thiên nhiên, cuộc sống của người dân vùng Tây Bắc ấy chắc chắn được dệt lên từ một đôi mắt quan sát tinh tế, nhạy bén của nhà văn. Có thể nói đoạn văn này đã tập trung bút lực của Tô Hoài: sự hiểu biết về phong tục miền cao, sở trường miêu tả thiên nhiên phong phú bằng ngôn ngữ phong phú, đậm đà màu sắc dân tộc. Không phải ngẫu nhiên mà Tô Hoài được mệnh danh là "Nhà văn của phong tục".
Những câu văn của Tô Hoài thường giản dị mà trong sáng cất cao, nhẹ nhàng mà lại lưu sâu trong lòng người đọc là bởi thế.
-Hương Đoànn-vfo.vn