Hướng dẫn cảm nhận của em về nhân vật Thị Kính hay nhất. “Quan Âm Thị Kính”, còn có tên là “Quan Âm tân truyện” là một truyện thơ Nôm Việt Nam. Đây là một truyền thuyết đã đi vào kinh điển đối với văn học dân tộc, được mệnh danh là “Khuyết Danh” của văn học Việt. Tác phẩm đã được dựng thành kịch, thành phim, đến với công chúng qua nhiều hình thức nghệ thuật mà lần nào cũng lấy đi không ít nước mắt và sự cảm thông của độc giả khắp nơi. Ai đã từng hiểu rõ tác phẩm này thì có lẽ không khỏi yêu mến nhưng cũng xót xa vô cùng cho nhân vật Thị Kính, một người phụ nữ thật hiền lành, lương thiện mà chịu cảnh đọa đày khổ đau. Tất nhiên đó là những khái quát chung nhất, còn mỗi người sẽ có những cảm nhận của riêng mình về nhân vật này. Trong chương trình ngữ văn lớp 7, chúng ta sẽ được học vở chèo “Quan Âm Thị Kính” và bắt gặp đề bài Cảm nhận của em về nhân vật Thị Kính. Sau đây là bài làm văn mẫu cho đề bài này chỉ mang tính chất tham khảo. Để làm bài tập này, chúng ta cần giới thiệu nhân vật Thị Kính sau đó nêu những cảm nhận của mình về nhân vật này.
Hình ảnh trong vở chèo Quan âm thị kính rất nổi tiếng
BÀI LÀM CẢM NHẬN CỦA EM VỀ NHÂN VẬT THỊ KÍNH
Trong xã hội phong kiến xưa thân phận của người phụ nữ luôn gặp phải những khổ đau bất hạnh. Những thân phận ấy luôn làm cho chúng ta phải xót xa, thương cảm. Nhân vật Thị Kính trong vở chèo “Quan Âm Thị Kính” đem lại cho người ta sự yêu mến về nhân cách đồng thời cũng xót xa cho số phận- một số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến hà khắc.
Nhân vật Thị Kính hiện lên đầu tiên đó là một người con gái đức hạnh. Đầu tiên, nàng là một người phụ nữ hết lòng vì chồng, vì gia đình chồng. Chỉ một hành động nhỏ là để ý chồng mình có cái râu mọc ngược và muốn cắt nó để làm đẹp cho chồng ta cũng có thể nhận ra đối với chồng, nàng không phải là một người vợ có gì đáng chê trách mà ngược lại rất yêu thương chồng. Đáng ra chồng nàng phải là người hiểu điều này hơn ai cả, thế nhưng lại có thể hiểu lầm nàng có ý mưu sát chồng. Thêm vào đó, hôn nhân của nàng vốn không môn đăng hộ đối, gia đình nhà chồng không ai ủng hộ nên thực chất, mối hiểm họa về số phận bi đát của nàng đã manh nha dự báo từ lâu. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến là vậy, họ bị những cổ tục hà khắc đè nén mang theo những hiểm họa về sự bất hạnh, đồng thời họ là những người không có tiếng nói, sống phụ thuộc và bị coi rẻ.Vậy là từ một việc nhỏ như vậy, nàng bị vu oan có ý mưu sát chồng, với tính cách hiền hậy, dịu dàng, nàng không thể đối lại với lời lẽ cay nghiệt của nhà chồng lại sợ cha mẹ ruột liên lụy nên quyết định giả làm chú tiểu, nương nhờ cửa Phật. Những tưởng đến chốn linh thiêng, cuộc đời nàng sẽ vơi sóng gió, nhưng vốn là một người phụ nữ có nhan sắc, khi giả chú tiểu nàng trở thành một chú tiểu khôi ngô tuấn tú và khiến cho Thị Mầu- con gái phú ông mê mệt. Nhưng vốn thân nữ nhi lại đang nương nhờ cửa Phật, hết lần này đến lần khác, Thị Kính trốn tránh những lời ong bướm tán tỉnh lẳng lở của Thị Mầu. Thị Mầu vì vậy sinh thù, ăn nằm với anh hầu rồi đổ vạ cho Thị Kính. Nếu khi ấy, Thị Kính nói rõ thân phận của mình là nữ nhi, mọi thị phi sẽ rũ bỏ nhưng nàng không thể làm vậy, đành ôm mối oan ức, bị đuổi ra khỏi chùa. Nhưng nàng không vì thế mà mất đi lòng nhân của mình. Sau sự việc, Thị Mầu để lại đứa con của mình trước cổng chùa cốt để lại cho Thị Kính, Thị Kính hoàn toàn có lí do để bỏ mặc đứa trẻ. Nhưng một tấm lòng nhân hậu như của nàng hiểu rằng đứa trẻ là vô tội, nàng không ngại nuôi nấng chăm sóc nó như con ruột cho đến lúc nhắm mắt xuôi tay mới để lại một bức di thư cho người đời hiểu rõ ngọn nguồn.
Số phận của người con gái đẹp người đẹp nết ấy sao mà lại bất hạnh như vậy. Ngay từ đầu, Thị Kính không hề làm một hành động gì có lỗi cả, mọi chuyện đều xuất phát từ ý tốt vậy mà trở thành tai họa. Cuộc đời nàng không hề làm sai trái điều gì, cũng chưa từng hại ai vậy mà chịu hai lần nỗi oan, lần nào cũng là nỗi oan tày trời mà lần nào nàng cũng phải chịu. Người con gái bất hạnh ấy không biết phải kêu oan ở đâu kêu oan như thế nào khi quyền thế nằm trong tay những người có quyền thế, còn nàng chỉ là một người phụ nữ bé nhỏ, khổ sở
Nhân vật Thị Kính để lại trong lòng người đọc nhiều xót xa, thương cảm cho một kiếp người khổ đau và niềm quý mến cho một người con gái đức hạnh, đẹp người, đẹp nết.
Vy - vfo.vn
Hình ảnh trong vở chèo Quan âm thị kính rất nổi tiếng
BÀI LÀM CẢM NHẬN CỦA EM VỀ NHÂN VẬT THỊ KÍNH
Trong xã hội phong kiến xưa thân phận của người phụ nữ luôn gặp phải những khổ đau bất hạnh. Những thân phận ấy luôn làm cho chúng ta phải xót xa, thương cảm. Nhân vật Thị Kính trong vở chèo “Quan Âm Thị Kính” đem lại cho người ta sự yêu mến về nhân cách đồng thời cũng xót xa cho số phận- một số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến hà khắc.
Nhân vật Thị Kính hiện lên đầu tiên đó là một người con gái đức hạnh. Đầu tiên, nàng là một người phụ nữ hết lòng vì chồng, vì gia đình chồng. Chỉ một hành động nhỏ là để ý chồng mình có cái râu mọc ngược và muốn cắt nó để làm đẹp cho chồng ta cũng có thể nhận ra đối với chồng, nàng không phải là một người vợ có gì đáng chê trách mà ngược lại rất yêu thương chồng. Đáng ra chồng nàng phải là người hiểu điều này hơn ai cả, thế nhưng lại có thể hiểu lầm nàng có ý mưu sát chồng. Thêm vào đó, hôn nhân của nàng vốn không môn đăng hộ đối, gia đình nhà chồng không ai ủng hộ nên thực chất, mối hiểm họa về số phận bi đát của nàng đã manh nha dự báo từ lâu. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến là vậy, họ bị những cổ tục hà khắc đè nén mang theo những hiểm họa về sự bất hạnh, đồng thời họ là những người không có tiếng nói, sống phụ thuộc và bị coi rẻ.Vậy là từ một việc nhỏ như vậy, nàng bị vu oan có ý mưu sát chồng, với tính cách hiền hậy, dịu dàng, nàng không thể đối lại với lời lẽ cay nghiệt của nhà chồng lại sợ cha mẹ ruột liên lụy nên quyết định giả làm chú tiểu, nương nhờ cửa Phật. Những tưởng đến chốn linh thiêng, cuộc đời nàng sẽ vơi sóng gió, nhưng vốn là một người phụ nữ có nhan sắc, khi giả chú tiểu nàng trở thành một chú tiểu khôi ngô tuấn tú và khiến cho Thị Mầu- con gái phú ông mê mệt. Nhưng vốn thân nữ nhi lại đang nương nhờ cửa Phật, hết lần này đến lần khác, Thị Kính trốn tránh những lời ong bướm tán tỉnh lẳng lở của Thị Mầu. Thị Mầu vì vậy sinh thù, ăn nằm với anh hầu rồi đổ vạ cho Thị Kính. Nếu khi ấy, Thị Kính nói rõ thân phận của mình là nữ nhi, mọi thị phi sẽ rũ bỏ nhưng nàng không thể làm vậy, đành ôm mối oan ức, bị đuổi ra khỏi chùa. Nhưng nàng không vì thế mà mất đi lòng nhân của mình. Sau sự việc, Thị Mầu để lại đứa con của mình trước cổng chùa cốt để lại cho Thị Kính, Thị Kính hoàn toàn có lí do để bỏ mặc đứa trẻ. Nhưng một tấm lòng nhân hậu như của nàng hiểu rằng đứa trẻ là vô tội, nàng không ngại nuôi nấng chăm sóc nó như con ruột cho đến lúc nhắm mắt xuôi tay mới để lại một bức di thư cho người đời hiểu rõ ngọn nguồn.
Số phận của người con gái đẹp người đẹp nết ấy sao mà lại bất hạnh như vậy. Ngay từ đầu, Thị Kính không hề làm một hành động gì có lỗi cả, mọi chuyện đều xuất phát từ ý tốt vậy mà trở thành tai họa. Cuộc đời nàng không hề làm sai trái điều gì, cũng chưa từng hại ai vậy mà chịu hai lần nỗi oan, lần nào cũng là nỗi oan tày trời mà lần nào nàng cũng phải chịu. Người con gái bất hạnh ấy không biết phải kêu oan ở đâu kêu oan như thế nào khi quyền thế nằm trong tay những người có quyền thế, còn nàng chỉ là một người phụ nữ bé nhỏ, khổ sở
Nhân vật Thị Kính để lại trong lòng người đọc nhiều xót xa, thương cảm cho một kiếp người khổ đau và niềm quý mến cho một người con gái đức hạnh, đẹp người, đẹp nết.
Vy - vfo.vn
- Chủ đề
- quan âm thị kính thị kính