Cảm nhận khổ 6 bài thơ “Việt Bắc” - 2 bài văn phân tích đoạn 6 Việt Bắc của Tố Hữu hay nhất

Việt Bắc của Tố Hữu là 1 trong những bài thơ hay được đưa vào trong chương trình giảng dạy văn học lớp 12, và sau đây là bài văn mẫu phân tích cảm nhận khổ 6 Việt Bắc hay nhất các bạn có thể tham khảo.

Thơ Tố Hữu là những vần thơ thể hiện tiếng nói của dân tộc, của tâm hồn những con người gắn bó sâu sắc với sự nghiệp cách mạng, với quê hương, với đất nước. Trong những vần thơ ấy ta sẽ bắt gặp những tình cảm mến thương sâu sắc, trữ tình, xuất phát từ một trái tim trung thành với dân tộc với nhân dân và tiêu biểu hơn cả là bài thơ Việt Bắc, một trong những bài thơ hay nhất của Tố Hữu. Trong chương trình ngữ văn lớp 12, ta bắt gặp đề bài phân tích khổ 6 bài thơ Việt Bắc. Ở đề bài này, trước hết các bạn cần đảm bảo cấu trúc của một bài văn gồm mở bài, thân bài, kết bài và bên cạnh đó các bạn cần vận dụng các thao tác như so sánh, phân tích, liện hệ… Và sau đây là bài văn mẫu các bạn có thể tham khảo. Chúc các bạn thành công!

minh-ve-minh-co-nho-ta-viet-bac.jpg

BÀI VIẾT SỐ 1 PHÂN TÍCH CẢM NHẬN KHỔ 6 BÀI THƠ “VIỆT BẮC” CỦA TỐ HỮU LỚP 12
Việt Bắc là một khúc tình ca nồng nàn và cũng là khúc hùng ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến mà cội nguồn sâu xa của cảm hứng là tình yêu quê hương đất nước, là sức mạnh của nhân dân, là truyền thống đạo lí ân nghĩa thủy chung của dân tộc Việt Nam. Bao trùm bài thơ Việt Bắc là nỗi nhớ nồng nàn, tha thiết. Qua dòng hồi tưởng miên man của chủ thể trữ tình, cảnh vật và con người Việt Bắc hiện lên với vẻ đẹp muôn màu muôn vẻ. Nỗi nhớ hướng về nhiều đối tượng, nhưng có lẽ tập trung nhất là nỗi nhớ về thiên nhiên Việt Bắc, về người dân Việt Bắc cần cù trong lao động, thủy chung trong nghĩa tình để lại ấn tượng không phai mờ trong tâm trí người ra đi:

  • “Ta về, mình có nhớ ta
  • Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
  • Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
  • Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
  • Ngày xuân mơ nở trắng rừng
  • Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
  • Ve kêu rừng phách đổ vàng
  • Nhớ cô em gái hái măng một mình
  • Rừng thu trăng rọi hòa bình
  • Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.”

“ Ta về, mình có nhớ ta…” giống như lời đưa đẩy trong đối đáp giao duyên của ca dao, dân ca. “Mình về mình có nhớ chăng, Ta về ta nhớ hàm răng mình cười”… là câu hỏi tu từ có tác dụng khơi gợi và liên kết các nỗi nhớ lại với nhau một cách khéo léo, nhuần nhị.

“Ta về ta nhớ những hoa cùng người”, hình ảnh hoa tượng trưng cho vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Bắc. Trong tâm tưởng của những người ra đi in đậm cảnh sắc tươi xanh, tràn đầy sức sống của vùng đất mình đã gắn bó suốt một thời gian dài. Nhớ hoa cũng chính là nhớ người và ngược lại. Nỗi nhớ đọng lại trong bức tranh cảnh sắc bốn mùa của con người Việt Bắc. Tác giả đã vẽ nên bằng ngôn ngữ thơ ca một bộ tranh tứ bình về thiên nhiên Việt Bắc. Mỗi bức tranh đều có nét đẹp riêng.

Ngòi bút tạo hình của nhà thơ đã đạt tới trình độ “thi trung hữu họa”. Ở bức tranh thứ nhất:

  • “Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
  • Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”.

Mùa đông Việt Bắc rực rỡ với sắc đỏ tươi nổi bật của hoa chuối rừng trên cái nền xanh trầm tĩnh của cây lá. Con người Việt Bắc hiện ra với vẻ đẹp khỏe khoắn. Hai từ “nắng ánh” khiến lời thơ như phát sáng. Vẻ đẹp con người ngời lên rạng rỡ trong tư thế vươn tới đỉnh đèo. Ta có thể so sánh mùa đông Việt Bắc trong ký ức của người ra đi khác hẳn vẻ lạnh lẽo trong thơ ca cổ điển.

  • “Ngày xuân mơ nở trắng rừng
  • Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.”

Mùa xuân, Việt Bắc hiện ra trong vẻ đẹp dịu dàng xao xuyến với sắc hoa mơ trắng bạt ngàn rừng núi. Người Việt Bắc hiện ra trong công việc bình dị, đời thường. Động từ “chuốt” diễn tả cái tài hoa của người lao động. Mùa xuân Việt Bắc trong thơ Tố Hữu là sự hòa điệu giữa cái thanh tao thơ mộng của đất trời với cái bình dị của con người trong cuộc sống lao động đời thường. “Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình”. Mùa hạ, Việt Bắc rộn ràng tươi sáng với sắc vàng của rừng phách và âm thanh vủa tiếng ve. Từ “rộ” có thể xem như là nhãn tụe của câu thơ, thể hiện sự tương quan kì diệu giữa âm thanh và màu sắc, khiến cho cảnh vật có sự giao cảm. Người Việt Bắc hiện ra trong vẻ đẹp hiền hòa như một điểm nhấn sâu lắng giữa không khí sôi đọng rộn ràng của thiên nhiên mùa hạ.

  • “ Rừng thu trăng rọi hòa bình
  • Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”

Mùa thu, Việt Bắc hiện ra trong trẻo thanh bình dưới ánh trăng. Ở đây tác giả không miêu tả mà gợi tả không khí đất trời Việt Bắc trong mùa thu. Con người Việt Bắc hiện ra thắm thiết ân tình trong tiếng hát thủy chung của cách mạng. Có thể thấy bộ tranh tứ bình về Việt Bắc được phác họa bằng bút pháp chấm phá cổ điển. Các câu lục phác họa hình ảnh thiên nhiên, các câu bác thì phác họa hình ảnh con người. Cảnh sắc và con người đan cài hòa quyện vào nhau tạo ấn tượng với một Việt Bắc đầy sức sống. Trong bộ tranh tứ bình của Tố Hữu, cảnh nào cũng được thức dậy bằng tình yêu thương. Nếu màu sắc cổ điển thanh đạm thì dưới bút thơ Tố Hữu màu sắc phong phú đa dạng tươi sáng. Mỗi gam màu đều là một ấn tượng dành cho Việt Bắc. Nếu cổ điển, con người xuất hiện như một nét điểm xuyết cho thiên nhiên núi rừng, thì trong bộ tứ bình của Tố Hữu, con người hiện diện như trung tâm của khung hình, làm cho hình ảnh con người thêm nổi bật.

Đoạn thơ khép lại mà còn lưu lại trong tâm trí người đọc một Tây Bắc tươi đẹp, một Tây Bắc tươi vui, thắm thiết tình người. Qua đoạn thơ, chúng ta cảm nhận được tình cảm mà Tố Hữu danh cho thiên nhiên, con người nơi rừng nối đại ngàn, đồng thời cho thấy tình nghĩa thuỷ chung son sắt của dân tộc Việt Nam, của tình đoàn kết quân dân trong cuộc chiến giành độc lập tự do của Tổ Quốc. “Việt Bắc” và nhà thơ Tố Hữu như một bản tình ca bất hủ về tình yêu thương và lòng chung thuỷ vẹn tròn.

_TN_vfo.vnvfo.vn


mua-xuan-hoa-no-trang-rung-kho-6.jpg

BÀI VIẾT SỐ 2 PHÂN TÍCH CẢM NHẬN KHỔ 6 BÀI THƠ “ VIỆT BẮC”
Bài thơ Việt Bắc không chỉ là bản hùng ca hào sảng về chiến công, còn là bản tình ca ngoạt ngào của tình quân dân. Khổ sáu trong bài thơ kết tinh bút lực của nhà thơ và đậm tô vẻ đẹp quê hương cách mạng trong lòng người đi xuôi:
  • “ Ta về mình có nhớ ta
  • …Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”

Nhân sự kiện lịch sự trọng đại của dân tộc, khi hiệp định Gionevo được kí kết mở ra giai đoạn mới của cách mạng nước ta. Năm 1954, các cơ quant rung ương Đảng dời căn cứ Việt Bắc- nơi nuôi dưỡng, chở che cán bộ, về xuôi tiếp quản thủ đô. Biết bao lưu luyến, ân tình của cán bộ Đảng và đồng bào miền núi. Tình cảm đó gợi cảm hứng nơi ngòi bút Tố Hữu tạo nên tác phẩm “ Việt Bắc” được coi là đỉnh cao thơ ca kháng chiến chống Pháp lúc bấy giờ.

Nỗi nhớ, niềm thương chảy xuyên suốt bài thơ, tới khổ thơ sáu trong tâm tưởng người ra đi, khắc họa trọn vẹn nét đẹp của quê hương Việt Bắc:
  • “ Ta về mình có nhớ ta
  • Ta về ta nhớ những hoa cùng người”

Kết cấu đối đáp quen thuộc thường xuất hiện trong những câu hát giao duyên của “ chàng- nàng”, “ anh- nàng”…trong buổi tình tự, hẹn hò gợi bầu không gian thấm đẫm chất trữ tình, giọng điệu thiết tha, ngọt ngào. Cách xưng hô “ mình-ta” đi về trong những câu hát huê tình nay Tố Hữu sử dựng nói tình cảm chính trị, chuyện riêng bàn việc chung khiến nội dung chính trị mà không khô khan. Người ra đi trong giờ phút chia tay ở câu lục là lời ướm hỏi nhẹ nhàng về sự thủy chung của người ở lại. Đến câu bát lại là lời khẳng định hình ảnh “ những hoa cùng người” chỉ thiên nhiên và con người nơi núi rừng Việt Bắc vẫn vẹn nguyên trong tâm trí người cất bước.

Bức tranh rừng núi Việt Bắc tạo nên bởi sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và con người, qua đó khẳng định nghĩa tình cách mạng, khẳng định ẩm hà tư nguyên. Bức tranh tứ bình đó được phác họa bằng bốn nét mực khác nhau, gợi không gian đặc trưng của tứ quý.

Người ra đi luyến lưu cảnh vật Việt Bắc trong mùa đông:
  • “ Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
  • Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”

Thơ xưa khi nhắc đến mùa đông thường mang tính ước lệ với “ sương sa, tuyết lở”:
  • “ Sương như búa bổ mòn gốc liễu
  • Tuyết dường cưa xẻ héo cành ngô”

nhưng thơ Tố Hữu vẽ cảnh vật bằng gam màu tươi, ấm với sắc xanh, sắc đỏ hòa quyện: “ rừng xanh, hoa chuối đỏ tươi, nắng ánh”, giúp ta cảm nhận sức sống bình dị và mạnh mẽ mang cảm hứng văn học cách mạng. Nét chấm phá còn ghi lại hình ảnh con người với tư thế hiên ngang, tầm vóc lớn lao của người làm chủ núi rừng: “ nắng ánh dao gài thắt lưng”. Biện pháp đảo ngữ nhấn mạnh ánh nắng buổi sớm bừng sáng khi phản chiếu vào lưỡi dao người lên rừng làm nương rẫy, đậm tô sự khỏe khoắn, vững vàng.

Người đi xuôi còn nhớ núi rừng Việt Bắc độ xuân về:
  • “Mùa xuân mơ nở trắng rừng
  • Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”

mua-xuan-hoa-no-trang-rung-viet-bac.jpg

Tố Hữu từ chối những mực thước cổ xưa trở về hình tượng tươi tắn từ trang đời bước ra sắc trắng của hoa mơ. Hương sắc quen thuộc đó là nét đặc trưng của rừng núi nơi đây mang nét đẹp tinh khôi, khoáng đạt. Song hành với thiên nhiên, hình ảnh người lao động được khắc tạc sinh động qua công việc thường ngày: “ chuốt từng sợi giang”. Hành động nhẹ nhàng, nâng niu đồng thời gợi sự tỉ mỉ, cần cù của bàn tay lao động khéo léo. Không chỉ hoa cỏ, con người cũng mang nét quyến rũ riêng, mãnh liệt:
  • “ Ve kêu rừng phách đổ vàng
  • Nhớ cô em gái hái măng một mình”

Động từ “ đổ” là nhãn tự của câu lục thể hiện sự tương quan kì diệu giữa thanh âm, cảnh sắc khiến cảnh vật như có hồn, sự giao cảm. Không phải “ chuyển, nhuộm”, bởi nó gợi sự thay đổi nhất loạt, bất ngờ của cảnh vật, gợi nguồn nội sinh tràn trề của cỏ cây. Hình ảnh cô gái thôn sơn giữa khung cảnh rực rỡ ấy, lặng lẽ gắn với công việc lao động gần gũi, hài hòa như điểm nhấn lắng lại giữa không khí rộn ràng của thiên nhiên.

Sắc thu còn hiện lên rõ nét trong tâm trí người cất bước:
  • “Rừng thu trăng rọi hòa bình
  • Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”

Động từ “ rọi” gợi liên tưởng luồng sáng mạnh, đúng là ánh trăng trên thượng ngàn, ở chiến khu. Trước không gian mênh mông, nên thơ “ hòa bình”, cái đẹp yên ả trong trẻo giữa đất trời mùa thu, hình ảnh con người xuất hiện. Đại từ phiếm chỉ “ai” đưa câu thơ vào cõi mộng, có thể là giọng ca người lên đèo, cô em gái hay sự hóa thân của chủ thể trữ tình, mượn thơ thể hiện lòng thủy chung với nhân dân, kháng chiến, cách mạng.

Nhà thơ dụng công khắc họa vể đẹp thiên nhiên và con người Việt Bắc, với sự kết hợp màu sắc cổ điển và hiện đại, vừa gần gũi, vừa đượm tính dân tộc, mới mẻ. Âm hưởng thiết tha, ngọt ngào khiến tư tưởng chính trị không khô cứng mà dễ đi vào lòng người. “ Việt Bắc” chính là dấu son ghi lại nghĩa tình cách mạng thủy chung giữa cuộc kháng chiến trường kì.

-Thu Hường-vfo.vn
 
  • Chủ đề
    khổ 6 to huu việt bắc
  • Top