Một trong những tuyệt bút viết về thành phố Huế chính là “Ai đã đặt tên cho dòng sông”. Hình tượng sông Hương đã gây được ấn tượng mạnh mẽ đối với độc giả. Hôm nay chúng ta cùng nhau phân tích vẻ đẹp của sông Hương được thể hiện trong tác phẩm.
Mỗi nhà văn, nhà thơ đều thuộc về một mảnh đất nào đó. Với Hoàng Cầm là mảnh đất Kinh Bắc với lá diêu bông. Với Nguyên Ngọc là núi rừng Tây Nguyên đại ngàn và vĩ đại. Nguyễn Thi thuộc về mảnh đất và con người Nam Bộ. Hoàn Phủ Ngọc Tường dù quê gốc ở Quảng trị nhưng sinh, sống và gắn bó với Huế nên cả cuộc đời và sự nghiệp văn chương của ông đều gắn với Huế. Có thể nói, viết về Huế, không ai có thể viết nhiều và hay về Huế hơn Hoàng Phủ. Trong mỗi trang văn đều thể hiện được vẻ trí tuệ và tính trữ tình, cảm nhận sắc bén và những suy tư đa chiều. Mỗi trang văn đều là mỗi trang kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí. Trong thế giới đó, ta bị hấp dẫn bởi lối hành văn hướng nội, tài hoa và mê đắm. Một trong những tác phẩm để lại dấu ấn lớn cho Hoàng Phủ Ngọc Tường chính là bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông”. Ở đó, Hương giang hiện lên với vẻ đẹp dịu dàng mà cũng cá tính, quen thuộc mà thật mới mẻ, còn có dáng dấp của Huế ở đâu đây. Hôm nay, chúng ta cùng nhau đi phân tích vẻ đẹp của sông Hương trong tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông”. Dưới đây là một số bài văn mẫu các bạn có thể tham khảo trước khi viết bài. Chúc các bạn học tập tốt!
BÀI VĂN MẪU SỐ 1 PHÂN TÍCH VẺ ĐẸP CỦA SÔNG HƯƠNG TRONG AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG LỚP 12 HAY NHẤT CHI TIẾT
Người ta nhắc đến Quang Dũng và “xứ đoài mây trắng”, Nguyễn Ngọc với Tây Nguyên đại ngàn, Nguyễn Ngọc Tư với mảnh đất Nam Bộ như những cái tên không thể tách rời. Huế đối với Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng như thế. Huế, sông Hương ở “Ai đã đặt tên cho dòng sông” trong con mắt của nhà văn mang vẻ đẹp và hình sắc riêng.
“Ai đã đặt tên cho dòng sông” nằm trong tập bút kí cùng tên. Năm 1981, đất nước đã đi qua khói lửa được 6 năm, dư vang chiến tranh còn vang động, những câu hát đầy cảm hứng ánh hùng cách mạng với sự ngợi ca, niềm tự hào vẫn còn dư vang. Nhưng với Hoàng Phủ Ngọc Tưởng, lòng yêu nước và tinh thần dân tộc gắn với giá trị văn hóa lịch sử mà ông đã cố công, tìm tòi, tích lũy một cách say mê và cố gắng truyền đạt bằng ngòi bút tài hoa, đam mê. Qua hình tượng Sông Hương, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã thể hiện niềm tự hào đối với Huế nói riêng và đất nước nói chung. Sông Hương vừa mang nổi bật ở cảnh sắc thiên nhiên, vừa mang vẻ đẹp ở bề sâu của những trầm tích văn hóa.
Trước hết, vẻ đẹp nổi bật của sông Hương là ở cảnh sắc thiên nhiên.
Đó là vẻ đẹp ở khúc thượng nguồn. Sông Hương cũng là một dòng sông đẹp giống nhiều dòng sông khác nhưng lại là dòng sông chỉ thuộc về một thành phố duy nhất- dòng sông thủy chung duy nhất. Vị thế của dòng sông đã được xác lập bằng giá trị: đẹp nhất ở sự thủy chung. Hình ảnh sông Hương hiện lên như một bản “trường ca của rừng già”: con sông “rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”. Câu văn dài, nhịp nhanh với một loạt những hình ảnh vừa hùng vĩ vừa thơ mộng, dịu dàng – bản trường ca hùng vĩ lại như khúc tình ca đắm say. Có khi sông Hương lại được nhìn như “cô gái Digan” với tính chất phóng khoáng, bản chất man dại, bản lĩnh gan dạ và một bản tâm tự do, trong sáng. Ở một góc nhìn khác, Hương giang lại trở thành “người mẹ phù sa của vùng văn hóa xứ sở”. Người mẹ ấy mang theo thiên chức sinh thành, tái tạo, nuôi dưỡng và đắp bồi cho cuộc sống và con người. Với biện pháp nhân hóa: dòng sông mang “gương mặt kinh thành”, tâm hồn sâu thẳm, Hoàng Phủ đã gửi lời đề nghị kín đáo đến con người đi đến với sông Hương: nhìn thấy hành trình gian truân, thấy bản tâm của dòng sông. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đặt mình trong tâm thế của một chàng trai trên hành trình khám phá, chinh phục trái tim người con gái mình yêu.
Ở khúc ngoại vi, sông Hương hiện lên trong tâm thế của “người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại”. Biện pháp nhân hóa dòng sông như một giai nhân giữa không gian Châu hóa đầy hoa dại và khoáng đạt, nguyên sơ để đợi người tình mong đợi của nó – thành phố Huế. Tên sông Hương là tên gọi khác của cả một niềm khát khao được yêu của người Huế. Đến khúc ngoại vi, sông “chuyền dòng, uốn mình, dường cong” như một cuộc “kiếm tìm có ý thức”. Câu văn vừa biểu đạt sự mềm mại, duyên dáng, yêu kiều lại có cá tính, mạnh mẽ của người con gái chủ động đến với tình yêu. Hương chảy Nam – Bắc, Đông – Bắc được nhà văn nhìn như hình ảnh người tình với một loạt hành động “ vòng qua, vẽ hình cung tròn”. Phải chăng đó chính là hướng lòng của người con gái đa tình.
Đến khi chảy trong lòng thành phố Huế, sông Hương lại tiếp tục khiến người đọc bất ngờ và mê đắm. Theo hướng Tây Nam – Đông Bắc, sông Hương “kéo một nét thẳng thực yên tâm như tìm đúng đừng về” như người con gái đã tìm thấy bến của tình yêu, vui tươi và yên tâm. Hình ảnh sông hương như hình ảnh người con gái với hướng lòng của mình. Dáng sông “mềm như dáng lụa”, “mềm như tiếng “vâng” khong nói ra của tình yêu càng làm cho sông thêm duyên dáng, ý nhị. Tác giả đã mang theo con mắt mê đắm của người con trai dành cho người con gái mình yêu. Ở St.Perteburg tác giả thấy nhớ, quý điệu chảy lặng lờ vì Sông Hương là điệu chảy tâm hồn, điệu chảy lặng tờ cho nhịp sống chậm. Điệu chảy ấy là “điệu slow tình cảm”, nhìn điệu chảy như điệu nhạc, mang theo cái sang trọng của văn hóa. Mặt nước lại được liên tưởng đến người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya, vừa trẻ trung lại sang trọng, tài hoa lại sâu lắng.
Rời khỏi kinh thành, “Nó đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông - tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ” như nàng Kiều chí tình tìm về gặp chàng Kim trọng lần cuối. Đó chính là nét duyên dáng, ý tình, thủy chung của dòng sông, con người nơi đây.
Không chỉ hấp dẫn ở vẻ đẹp cảnh sắc thiên nhiên mang gương mặt giai nhân, Hương giang còn là cội nguồn vẻ đẹp và trầm tích văn hóa.
Sông Hương chính là nơi sản sinh ra nền âm nhạc. Hình ảnh người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya. Phép so sánh và nhân hóa làm cho sông Hương không chỉ là người con gái Digan phóng kháng, man dại, không chỉ đẹp mà còn tài năng, đầy ắp tâm trạng và tâm hồn. Sông Hương còn là cội nguồn sản sinh ra nền âm nhạc cổ điển Huế. Ở Hương giang còn là mối duyên kì ngộ giữa thơ và nhạc: chính mặt nước êm đềm ấy đã hấp dẫn Nguyễn Du viết những bản đàn đi suốt đời Kiều. Sông Hương đã kết nối giữa tác giả và độc giả, thế hệ cha con, trong mạch nguồn văn hóa.
Sông Hương còn mang là vẻ đẹp của lịch sử. Khác với sông Đà “từ đời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi”, dòng chảy sông Hương thăng giáng cùng những thăng trầm lịch sử của dân tộc, là “sử thi viết giữa màu xanh cỏ lá”- mãi luôn trẻ, luôn tươi mới.
Hương Giang còn là đã sinh thành ra thi ca. Màu nước xanh biếc viết nên những câu đầy thơ như “dòng sông trắng lá cây xanh”, dáng sông tha thướt, mơ mộng là “kiếm dựng trời xanh”. Thần thái, tâm hồn hóa thành bảng lảng nỗi quan hoài, thành sức mạnh phục sinh. Vẻ đẹp sông Hương là vẻ đẹp của cái đẹp, tài hoa và mang cả thân phận.
Nếu Sông Đà trong mắt Nguyễn Tuân là một con thủy quái đầy hung bạo nhưng cũng mang nét thơ mộng, trữ tình của giai nhân thì trong mắt Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông Hương luôn hiện lên trong tâm thế của người con gái đẹp: dù là cô gái Di gan phóng khoáng hay người mẹ phù sa, người con tài nữ,... Đó là cả điệu hồn của Huế, của con người và cảnh sắc, văn hóa quê hương. Vẻ đẹp ấy được phác hiện bằng những nét vẽ nhất mực tài hoa, uyên bác với vốn hiểu biết phong phú về triết học, lịch sử, địa lí, văn hóa, lối hành văn hướng nội. Và đặc biệt, đó là một tình yêu sâu nặng dành cho Huế. Đặt tên nhan đề “Ai đã đặt tên cho dòng sông” gắn với truyền thuyết về sông Hương, Hoàng Phủ đã lĩnh hội truyền thuyết ấy như nhà thơ chọn chút hiệu cho mình, lấy cái đẹp và tiến thơm để đắp xây văn hóa lịch sử. Đó chính là tâm thế của người luôn đắm say, biết ngỡ ngàng trước vẻ đẹp cảnh sắc quê hương đất nước.
Hương giang đẹp là thế, nhưng chỉ dành cho ai thực sự chịu lắng lòng và lắng nghe. Văn phong Hoàng Phủ đẹp là thế, chỉ dành cho những người nặng lòng với Huế, nặng lòng với quê hương xứ sở.
-Bỉ Ngạn-vfo.vn
BÀI VĂN MẪU SỐ 2 PHÂN TÍCH CẢM NHẬN VẺ ĐẸP CỦA SÔNG HƯƠNG TRONG “AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG”
Dòng Hương Giang êm đềm miền Huế cố đô đã bao lần thổi niềm cảm hứng cho các nghệ sĩ say mê sáng tạo nghệ thuật. Đắm say trước vẻ đẹp sông Hương, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo từng viết: “Sông Hương hóa rượu ta đến uống/ Ta tỉnh, đền đài ngả nghiêng say”. Còn như Tố Hữu trong “Tiếng hát sông Hương” lại viết: “Trên dòng Hương Giang/ Em buông mái chèo/ Trời trong veo/ Nước trong veo/ Trăng lên trăng đứng trăng tàn/ Đời em ôm chiếc thuyền nan xuôi dòng”. Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng viết về sông Hương, nhưng hình ảnh dòng sông trong “Ai đã đặt tên cho dòng sông” lại hiện lên với nhiều dáng vẻ, sắc thái rất riêng, làm quyến luyến, mê say biết bao trái tim người đọc.
Sinh ra và lớn lên tại Huế, sau cũng sinh sống và làm việc tại Huế, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường gần như dành trọn đời mình bên mảnh đất cố đô cổ kính, mộng mơ này. Tô Hoài từng nhận xét: “Hoàng Phủ Ngọc Tường đã chằng cả tâm hồn mình, gương mặt, cuộc đời cùng với đất nước và xương máu xứ Huế”. Có lẽ bởi vậy mà nhà văn gần như là cây bút viết nhiều nhất và hay nhất về Huế, về sông Hương cho đến tận bây giờ. Sông Hương là mạch sống, mạch tâm hồn Huế, và dường như cũng là mạch cảm hứng nghệ thuật “nuôi mạch máu văn chương” trong con người Hoàng Phủ Ngọc Tường, “giúp cho mạch máu ấy lan tỏa và sống mãi cho đến ngày hôm nay”. Người nghệ sĩ ấy, với tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, với lối viết văn hướng nội giàu chất trí tuệ và suy tư đa chiều, đã phác họa nên hình ảnh một dòng sông Hương làm người ta yêu mến, nhớ thương khôn nguôi. Ông viết “Ai đã đặt tên cho dòng sông” năm 1981, thời điểm ngay sau chiến thắng mùa xuân năm 1975, khi dư vang chiến thắng vẫn còn trong cuộc sống, cảm hứng sử thi ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng vẫn được văn chương chú ý. Tuy vậy, với Hoàng Phủ Ngọc Tường, yêu nước, yêu dân tộc là tâm huyết tìm kiếm và lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử quý báu của quê hương đất nước và gửi nó vào văn chương. Hình ảnh dòng sông Hương trong bài kí đã thể hiện rất rõ điều đó.
Vẻ đẹp dòng sông Hương trước hết được nhà văn phác họa dưới góc nhìn địa lý. Ở khúc thượng nguồn, sông Hương như một bản trường ca của rừng già với hai giai điệu: hùng tráng và trữ tình. Dòng sông Hương khi “rầm rộ giữa những bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn”. “Rầm rộ”, “mãnh liệt”, “cuộn xoáy”…một loạt các tính từ đi kèm với động từ mạnh kết hợp cùng phép đảo ngữ đã khơi dậy nên một dư vang mãnh liệt, mạnh mẽ của bản trường ca nơi thiên nhiên hùng vĩ ấy. Nhưng cũng có lúc, dòng sông Hương lại như một khúc tình ca say đắm, êm đềm. Đó là dòng sông với vẻ “dịu dàng”. Đó là dòng sông “say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”. Tiếp đó, Hoàng Phủ Ngọc Tường còn phác ra hình ảnh dòng sông Hương như một cô gái Di – gan phóng khoáng và đầy man dại. Đó là một liên tưởng vô cùng thú vị và đặc sắc bởi lẽ khi đã phát hiện ra chất Di – gan của dòng sông nghĩa là nhà văn đã khám phá ra chất hoang dại của dòng sông chảy ở phía thượng nguồn. Dòng sông ấy, có lúc lại mang vẻ đẹp của “một người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”. Dịu dàng và trí tuệ, đó là vẻ đẹp của một đấng sinh thành đã ấp ủ bồi đắp nên tâm hồn, bản sắc văn hóa miền cố đô.
Khi chảy đến ngoại vi thành phố Huế, sông Hương lại mang một vẻ đẹp mới, một vẻ đẹp rất riêng, nhất là dưới đôi mắt tinh tế và ngòi bút tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Sông Hương lúc này như “một người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại”. Vẻ đẹp của dòng sông ở đây khác hẳn với khúc thượng nguồn từ vóc dáng đến nhan sắc, hay tính cách, tâm hồn. Con sông như biết tự trang điểm, tự làm mới mình để trở nên đẹp hơn trước khi đến với người tình mà nó mong đợi. Và dòng sông ấy cũng biết tự thay đổi mình để trở nên sâu lắng, phù hợp hơn với cái linh thiêng của miền cố đô cổ kính. Trong lòng thành phố Huế, điệu chảy của con sông dưới ngòi bút Hoàng Phủ Ngọc Tưởng khiến ta ngỡ là “ điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế…”. Nhà văn đặt sông Hương trong mối tương quan với các dòng sông khác trên thế giới để từ đó khẳng định sông Hương là biểu tượng, là linh hồn của thành phố này. Khi đặt nó trong sự đối sánh với sông Nê – va, nhà văn như làm nổi bật điệu chảy lặng lờ của nó. Với cái nhìn đậm chất thơ, tác giả đã cảm nhận sự vấn vương của dòng sông như sự vấn vương, quyến luyến người tình của nó. Nhà văn đã thổi hồn vào dòng nước ấy để biến điệu slow của sông Hương thành điệu tâm hồn Huế.
Đâu chỉ địa lý, dưới góc nhìn lịch sử, vẻ đẹp của sông Hương cũng khiến con người ta đắm say, thương mến. Ở thời cổ đại, nó là “dòng sông biên thùy xa xôi của tổ quốc”, ở trung đại, nó là “dòng sông viễn châu đã chiến đấu oanh liệt”, là “dòng sông kinh kỳ soi bóng thời đại anh hùng Nguyễn Huệ. Còn trong thời kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ, dòng sông là “chứng nhân lịch sử của những mất mát đau thương của người dân đất Việt”. Và đến thời hòa bình, con sông lại trở về làm “người con gái đẹp dịu dàng của xứ sở”. Hoàng Phủ Ngọc Tường lại nhìn thấy ở dòng sông một vẻ đẹp khác, đó là vẻ đẹp vừa sử thi vừa rất đỗi trữ tình của một dòng sông của “sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc”. Nếu ở góc nhìn địa lý, sông Hương là biểu tượng của tâm hồn Huế, thì dưới góc nhìn lịch sử, sông Hương đã tự biến mình trở thành biểu tượng thiêng liêng của tâm hồn Việt, vừa mạnh mẽ vừa dịu dàng, vừa sử thi vừa lãng mạn.
Vẻ đẹp dòng sông Hương càng trở nên đa dạng, ấn tượng hơn khi ta tiếp cận dưới góc nhìn văn hóa. Trong âm nhạc, dòng sông Hương vừa sinh thành, vừa nuôi dưỡng và lưu giữ nét văn hóa quý báu đặc trưng của Huế. Trong thi ca, sông Hương mang vẻ đẹp đa sắc, không lặp lại mình trong cảm xúc thẩm mĩ các thi nhân. Khi ngắm nhìn sông Hương trong âm nhạc và thi ca, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã thể hiện được vốn kiến thức uyên bác và một ngòi bút tinh tế, lịch thiệp.
Vẻ đẹp dòng sông Hương qua ba góc nhìn địa lý, lịch sử và văn hóa đã được Hoàng Phủ Ngọc Tường thể hiện một cách rất rõ nét và ấn tượng. Cảm nhận vẻ đẹp dòng sông, ta cũng hiểu hơn về con người nhà văn, một người có vốn hiểu biết sâu rộng, có tình yêu tha thiết với quê hương xứ sở và đặc biệt là ngòi bút tinh tế, tài hoa.
-Nem-vfo.vn
Mỗi nhà văn, nhà thơ đều thuộc về một mảnh đất nào đó. Với Hoàng Cầm là mảnh đất Kinh Bắc với lá diêu bông. Với Nguyên Ngọc là núi rừng Tây Nguyên đại ngàn và vĩ đại. Nguyễn Thi thuộc về mảnh đất và con người Nam Bộ. Hoàn Phủ Ngọc Tường dù quê gốc ở Quảng trị nhưng sinh, sống và gắn bó với Huế nên cả cuộc đời và sự nghiệp văn chương của ông đều gắn với Huế. Có thể nói, viết về Huế, không ai có thể viết nhiều và hay về Huế hơn Hoàng Phủ. Trong mỗi trang văn đều thể hiện được vẻ trí tuệ và tính trữ tình, cảm nhận sắc bén và những suy tư đa chiều. Mỗi trang văn đều là mỗi trang kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí. Trong thế giới đó, ta bị hấp dẫn bởi lối hành văn hướng nội, tài hoa và mê đắm. Một trong những tác phẩm để lại dấu ấn lớn cho Hoàng Phủ Ngọc Tường chính là bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông”. Ở đó, Hương giang hiện lên với vẻ đẹp dịu dàng mà cũng cá tính, quen thuộc mà thật mới mẻ, còn có dáng dấp của Huế ở đâu đây. Hôm nay, chúng ta cùng nhau đi phân tích vẻ đẹp của sông Hương trong tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông”. Dưới đây là một số bài văn mẫu các bạn có thể tham khảo trước khi viết bài. Chúc các bạn học tập tốt!
BÀI VĂN MẪU SỐ 1 PHÂN TÍCH VẺ ĐẸP CỦA SÔNG HƯƠNG TRONG AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG LỚP 12 HAY NHẤT CHI TIẾT
Người ta nhắc đến Quang Dũng và “xứ đoài mây trắng”, Nguyễn Ngọc với Tây Nguyên đại ngàn, Nguyễn Ngọc Tư với mảnh đất Nam Bộ như những cái tên không thể tách rời. Huế đối với Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng như thế. Huế, sông Hương ở “Ai đã đặt tên cho dòng sông” trong con mắt của nhà văn mang vẻ đẹp và hình sắc riêng.
“Ai đã đặt tên cho dòng sông” nằm trong tập bút kí cùng tên. Năm 1981, đất nước đã đi qua khói lửa được 6 năm, dư vang chiến tranh còn vang động, những câu hát đầy cảm hứng ánh hùng cách mạng với sự ngợi ca, niềm tự hào vẫn còn dư vang. Nhưng với Hoàng Phủ Ngọc Tưởng, lòng yêu nước và tinh thần dân tộc gắn với giá trị văn hóa lịch sử mà ông đã cố công, tìm tòi, tích lũy một cách say mê và cố gắng truyền đạt bằng ngòi bút tài hoa, đam mê. Qua hình tượng Sông Hương, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã thể hiện niềm tự hào đối với Huế nói riêng và đất nước nói chung. Sông Hương vừa mang nổi bật ở cảnh sắc thiên nhiên, vừa mang vẻ đẹp ở bề sâu của những trầm tích văn hóa.
Trước hết, vẻ đẹp nổi bật của sông Hương là ở cảnh sắc thiên nhiên.
Đó là vẻ đẹp ở khúc thượng nguồn. Sông Hương cũng là một dòng sông đẹp giống nhiều dòng sông khác nhưng lại là dòng sông chỉ thuộc về một thành phố duy nhất- dòng sông thủy chung duy nhất. Vị thế của dòng sông đã được xác lập bằng giá trị: đẹp nhất ở sự thủy chung. Hình ảnh sông Hương hiện lên như một bản “trường ca của rừng già”: con sông “rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”. Câu văn dài, nhịp nhanh với một loạt những hình ảnh vừa hùng vĩ vừa thơ mộng, dịu dàng – bản trường ca hùng vĩ lại như khúc tình ca đắm say. Có khi sông Hương lại được nhìn như “cô gái Digan” với tính chất phóng khoáng, bản chất man dại, bản lĩnh gan dạ và một bản tâm tự do, trong sáng. Ở một góc nhìn khác, Hương giang lại trở thành “người mẹ phù sa của vùng văn hóa xứ sở”. Người mẹ ấy mang theo thiên chức sinh thành, tái tạo, nuôi dưỡng và đắp bồi cho cuộc sống và con người. Với biện pháp nhân hóa: dòng sông mang “gương mặt kinh thành”, tâm hồn sâu thẳm, Hoàng Phủ đã gửi lời đề nghị kín đáo đến con người đi đến với sông Hương: nhìn thấy hành trình gian truân, thấy bản tâm của dòng sông. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đặt mình trong tâm thế của một chàng trai trên hành trình khám phá, chinh phục trái tim người con gái mình yêu.
Ở khúc ngoại vi, sông Hương hiện lên trong tâm thế của “người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại”. Biện pháp nhân hóa dòng sông như một giai nhân giữa không gian Châu hóa đầy hoa dại và khoáng đạt, nguyên sơ để đợi người tình mong đợi của nó – thành phố Huế. Tên sông Hương là tên gọi khác của cả một niềm khát khao được yêu của người Huế. Đến khúc ngoại vi, sông “chuyền dòng, uốn mình, dường cong” như một cuộc “kiếm tìm có ý thức”. Câu văn vừa biểu đạt sự mềm mại, duyên dáng, yêu kiều lại có cá tính, mạnh mẽ của người con gái chủ động đến với tình yêu. Hương chảy Nam – Bắc, Đông – Bắc được nhà văn nhìn như hình ảnh người tình với một loạt hành động “ vòng qua, vẽ hình cung tròn”. Phải chăng đó chính là hướng lòng của người con gái đa tình.
Đến khi chảy trong lòng thành phố Huế, sông Hương lại tiếp tục khiến người đọc bất ngờ và mê đắm. Theo hướng Tây Nam – Đông Bắc, sông Hương “kéo một nét thẳng thực yên tâm như tìm đúng đừng về” như người con gái đã tìm thấy bến của tình yêu, vui tươi và yên tâm. Hình ảnh sông hương như hình ảnh người con gái với hướng lòng của mình. Dáng sông “mềm như dáng lụa”, “mềm như tiếng “vâng” khong nói ra của tình yêu càng làm cho sông thêm duyên dáng, ý nhị. Tác giả đã mang theo con mắt mê đắm của người con trai dành cho người con gái mình yêu. Ở St.Perteburg tác giả thấy nhớ, quý điệu chảy lặng lờ vì Sông Hương là điệu chảy tâm hồn, điệu chảy lặng tờ cho nhịp sống chậm. Điệu chảy ấy là “điệu slow tình cảm”, nhìn điệu chảy như điệu nhạc, mang theo cái sang trọng của văn hóa. Mặt nước lại được liên tưởng đến người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya, vừa trẻ trung lại sang trọng, tài hoa lại sâu lắng.
Rời khỏi kinh thành, “Nó đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông - tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ” như nàng Kiều chí tình tìm về gặp chàng Kim trọng lần cuối. Đó chính là nét duyên dáng, ý tình, thủy chung của dòng sông, con người nơi đây.
Không chỉ hấp dẫn ở vẻ đẹp cảnh sắc thiên nhiên mang gương mặt giai nhân, Hương giang còn là cội nguồn vẻ đẹp và trầm tích văn hóa.
Sông Hương chính là nơi sản sinh ra nền âm nhạc. Hình ảnh người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya. Phép so sánh và nhân hóa làm cho sông Hương không chỉ là người con gái Digan phóng kháng, man dại, không chỉ đẹp mà còn tài năng, đầy ắp tâm trạng và tâm hồn. Sông Hương còn là cội nguồn sản sinh ra nền âm nhạc cổ điển Huế. Ở Hương giang còn là mối duyên kì ngộ giữa thơ và nhạc: chính mặt nước êm đềm ấy đã hấp dẫn Nguyễn Du viết những bản đàn đi suốt đời Kiều. Sông Hương đã kết nối giữa tác giả và độc giả, thế hệ cha con, trong mạch nguồn văn hóa.
Sông Hương còn mang là vẻ đẹp của lịch sử. Khác với sông Đà “từ đời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi”, dòng chảy sông Hương thăng giáng cùng những thăng trầm lịch sử của dân tộc, là “sử thi viết giữa màu xanh cỏ lá”- mãi luôn trẻ, luôn tươi mới.
Hương Giang còn là đã sinh thành ra thi ca. Màu nước xanh biếc viết nên những câu đầy thơ như “dòng sông trắng lá cây xanh”, dáng sông tha thướt, mơ mộng là “kiếm dựng trời xanh”. Thần thái, tâm hồn hóa thành bảng lảng nỗi quan hoài, thành sức mạnh phục sinh. Vẻ đẹp sông Hương là vẻ đẹp của cái đẹp, tài hoa và mang cả thân phận.
Nếu Sông Đà trong mắt Nguyễn Tuân là một con thủy quái đầy hung bạo nhưng cũng mang nét thơ mộng, trữ tình của giai nhân thì trong mắt Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông Hương luôn hiện lên trong tâm thế của người con gái đẹp: dù là cô gái Di gan phóng khoáng hay người mẹ phù sa, người con tài nữ,... Đó là cả điệu hồn của Huế, của con người và cảnh sắc, văn hóa quê hương. Vẻ đẹp ấy được phác hiện bằng những nét vẽ nhất mực tài hoa, uyên bác với vốn hiểu biết phong phú về triết học, lịch sử, địa lí, văn hóa, lối hành văn hướng nội. Và đặc biệt, đó là một tình yêu sâu nặng dành cho Huế. Đặt tên nhan đề “Ai đã đặt tên cho dòng sông” gắn với truyền thuyết về sông Hương, Hoàng Phủ đã lĩnh hội truyền thuyết ấy như nhà thơ chọn chút hiệu cho mình, lấy cái đẹp và tiến thơm để đắp xây văn hóa lịch sử. Đó chính là tâm thế của người luôn đắm say, biết ngỡ ngàng trước vẻ đẹp cảnh sắc quê hương đất nước.
Hương giang đẹp là thế, nhưng chỉ dành cho ai thực sự chịu lắng lòng và lắng nghe. Văn phong Hoàng Phủ đẹp là thế, chỉ dành cho những người nặng lòng với Huế, nặng lòng với quê hương xứ sở.
-Bỉ Ngạn-vfo.vn
BÀI VĂN MẪU SỐ 2 PHÂN TÍCH CẢM NHẬN VẺ ĐẸP CỦA SÔNG HƯƠNG TRONG “AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG”
Dòng Hương Giang êm đềm miền Huế cố đô đã bao lần thổi niềm cảm hứng cho các nghệ sĩ say mê sáng tạo nghệ thuật. Đắm say trước vẻ đẹp sông Hương, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo từng viết: “Sông Hương hóa rượu ta đến uống/ Ta tỉnh, đền đài ngả nghiêng say”. Còn như Tố Hữu trong “Tiếng hát sông Hương” lại viết: “Trên dòng Hương Giang/ Em buông mái chèo/ Trời trong veo/ Nước trong veo/ Trăng lên trăng đứng trăng tàn/ Đời em ôm chiếc thuyền nan xuôi dòng”. Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng viết về sông Hương, nhưng hình ảnh dòng sông trong “Ai đã đặt tên cho dòng sông” lại hiện lên với nhiều dáng vẻ, sắc thái rất riêng, làm quyến luyến, mê say biết bao trái tim người đọc.
Sinh ra và lớn lên tại Huế, sau cũng sinh sống và làm việc tại Huế, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường gần như dành trọn đời mình bên mảnh đất cố đô cổ kính, mộng mơ này. Tô Hoài từng nhận xét: “Hoàng Phủ Ngọc Tường đã chằng cả tâm hồn mình, gương mặt, cuộc đời cùng với đất nước và xương máu xứ Huế”. Có lẽ bởi vậy mà nhà văn gần như là cây bút viết nhiều nhất và hay nhất về Huế, về sông Hương cho đến tận bây giờ. Sông Hương là mạch sống, mạch tâm hồn Huế, và dường như cũng là mạch cảm hứng nghệ thuật “nuôi mạch máu văn chương” trong con người Hoàng Phủ Ngọc Tường, “giúp cho mạch máu ấy lan tỏa và sống mãi cho đến ngày hôm nay”. Người nghệ sĩ ấy, với tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, với lối viết văn hướng nội giàu chất trí tuệ và suy tư đa chiều, đã phác họa nên hình ảnh một dòng sông Hương làm người ta yêu mến, nhớ thương khôn nguôi. Ông viết “Ai đã đặt tên cho dòng sông” năm 1981, thời điểm ngay sau chiến thắng mùa xuân năm 1975, khi dư vang chiến thắng vẫn còn trong cuộc sống, cảm hứng sử thi ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng vẫn được văn chương chú ý. Tuy vậy, với Hoàng Phủ Ngọc Tường, yêu nước, yêu dân tộc là tâm huyết tìm kiếm và lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử quý báu của quê hương đất nước và gửi nó vào văn chương. Hình ảnh dòng sông Hương trong bài kí đã thể hiện rất rõ điều đó.
Vẻ đẹp dòng sông Hương trước hết được nhà văn phác họa dưới góc nhìn địa lý. Ở khúc thượng nguồn, sông Hương như một bản trường ca của rừng già với hai giai điệu: hùng tráng và trữ tình. Dòng sông Hương khi “rầm rộ giữa những bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn”. “Rầm rộ”, “mãnh liệt”, “cuộn xoáy”…một loạt các tính từ đi kèm với động từ mạnh kết hợp cùng phép đảo ngữ đã khơi dậy nên một dư vang mãnh liệt, mạnh mẽ của bản trường ca nơi thiên nhiên hùng vĩ ấy. Nhưng cũng có lúc, dòng sông Hương lại như một khúc tình ca say đắm, êm đềm. Đó là dòng sông với vẻ “dịu dàng”. Đó là dòng sông “say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”. Tiếp đó, Hoàng Phủ Ngọc Tường còn phác ra hình ảnh dòng sông Hương như một cô gái Di – gan phóng khoáng và đầy man dại. Đó là một liên tưởng vô cùng thú vị và đặc sắc bởi lẽ khi đã phát hiện ra chất Di – gan của dòng sông nghĩa là nhà văn đã khám phá ra chất hoang dại của dòng sông chảy ở phía thượng nguồn. Dòng sông ấy, có lúc lại mang vẻ đẹp của “một người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”. Dịu dàng và trí tuệ, đó là vẻ đẹp của một đấng sinh thành đã ấp ủ bồi đắp nên tâm hồn, bản sắc văn hóa miền cố đô.
Khi chảy đến ngoại vi thành phố Huế, sông Hương lại mang một vẻ đẹp mới, một vẻ đẹp rất riêng, nhất là dưới đôi mắt tinh tế và ngòi bút tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Sông Hương lúc này như “một người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại”. Vẻ đẹp của dòng sông ở đây khác hẳn với khúc thượng nguồn từ vóc dáng đến nhan sắc, hay tính cách, tâm hồn. Con sông như biết tự trang điểm, tự làm mới mình để trở nên đẹp hơn trước khi đến với người tình mà nó mong đợi. Và dòng sông ấy cũng biết tự thay đổi mình để trở nên sâu lắng, phù hợp hơn với cái linh thiêng của miền cố đô cổ kính. Trong lòng thành phố Huế, điệu chảy của con sông dưới ngòi bút Hoàng Phủ Ngọc Tưởng khiến ta ngỡ là “ điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế…”. Nhà văn đặt sông Hương trong mối tương quan với các dòng sông khác trên thế giới để từ đó khẳng định sông Hương là biểu tượng, là linh hồn của thành phố này. Khi đặt nó trong sự đối sánh với sông Nê – va, nhà văn như làm nổi bật điệu chảy lặng lờ của nó. Với cái nhìn đậm chất thơ, tác giả đã cảm nhận sự vấn vương của dòng sông như sự vấn vương, quyến luyến người tình của nó. Nhà văn đã thổi hồn vào dòng nước ấy để biến điệu slow của sông Hương thành điệu tâm hồn Huế.
Đâu chỉ địa lý, dưới góc nhìn lịch sử, vẻ đẹp của sông Hương cũng khiến con người ta đắm say, thương mến. Ở thời cổ đại, nó là “dòng sông biên thùy xa xôi của tổ quốc”, ở trung đại, nó là “dòng sông viễn châu đã chiến đấu oanh liệt”, là “dòng sông kinh kỳ soi bóng thời đại anh hùng Nguyễn Huệ. Còn trong thời kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ, dòng sông là “chứng nhân lịch sử của những mất mát đau thương của người dân đất Việt”. Và đến thời hòa bình, con sông lại trở về làm “người con gái đẹp dịu dàng của xứ sở”. Hoàng Phủ Ngọc Tường lại nhìn thấy ở dòng sông một vẻ đẹp khác, đó là vẻ đẹp vừa sử thi vừa rất đỗi trữ tình của một dòng sông của “sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc”. Nếu ở góc nhìn địa lý, sông Hương là biểu tượng của tâm hồn Huế, thì dưới góc nhìn lịch sử, sông Hương đã tự biến mình trở thành biểu tượng thiêng liêng của tâm hồn Việt, vừa mạnh mẽ vừa dịu dàng, vừa sử thi vừa lãng mạn.
Vẻ đẹp dòng sông Hương càng trở nên đa dạng, ấn tượng hơn khi ta tiếp cận dưới góc nhìn văn hóa. Trong âm nhạc, dòng sông Hương vừa sinh thành, vừa nuôi dưỡng và lưu giữ nét văn hóa quý báu đặc trưng của Huế. Trong thi ca, sông Hương mang vẻ đẹp đa sắc, không lặp lại mình trong cảm xúc thẩm mĩ các thi nhân. Khi ngắm nhìn sông Hương trong âm nhạc và thi ca, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã thể hiện được vốn kiến thức uyên bác và một ngòi bút tinh tế, lịch thiệp.
Vẻ đẹp dòng sông Hương qua ba góc nhìn địa lý, lịch sử và văn hóa đã được Hoàng Phủ Ngọc Tường thể hiện một cách rất rõ nét và ấn tượng. Cảm nhận vẻ đẹp dòng sông, ta cũng hiểu hơn về con người nhà văn, một người có vốn hiểu biết sâu rộng, có tình yêu tha thiết với quê hương xứ sở và đặc biệt là ngòi bút tinh tế, tài hoa.
-Nem-vfo.vn