Cảm nhận vẻ đẹp người lính trong đoạn: "Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc... khúc độc hành". Từ đó liên hệ tới hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" (Nguyễn Đình Chiểu) để thấy sự khác nhau trong cách cảm nhận hình ảnh người anh hùng của hai thời đại
Dân tộc ta gắn với lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước. Một dân tộc đôi khi cầm giáo, cầm gươm bảo vệ còn nhiều hơn cầm cuốc cày lao động chúng ta mới thấm thía về giá trị của sự bình yên và cũng hiểu hơn về những con người “ra đi vì nghĩa lớn”. Hình ảnh họ: từ những chinh phu tráng sĩ thời xưa đến những người lính nông dân, anh cán bộ chiến khu,... đã trở thành cảm hứng cho những áng thơ, trang văn và thiên truyện ra đời. Đặc biệt, ở mỗi thời kì, mỗi trang viết ta lại được cảm nhận những vẻ đẹp khác nhau, những dáng hình khác nhau. Những “thuở trời đất nổi cơn gió bụi”, đứng nhìn mảnh đất quê hương, người thương yêu chịu đau thương, nhưng người nông dân đã đứng lên để chiến đấu vì hạnh phúc của chính mình và dân tộc. Những thanh niên Hà Thành cũng vì mục đích cao cả ấy mà từ bỏ giảng đường yên bình, dấn thân vào cuộc sống bom đạn. Họ đều là những anh hùng dân tộc. Nhưng ở mỗi người anh hùng ấy lại không hề giống nhau trong con mắt của Nguyễn Đình Chiều (“Văn tế nghĩa sĩ Cần Guộc) và Quang Dũng “Tây Tiến”. Qua việc phân tích đoạn thơ: "Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc... khúc độc hành", chúng ta liên hệ với hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ của Nguyễn Đình Chiểu để thấy được sự khác nhau. Sau đây là bài viết tham khảo. Chúc mọi người học tập tốt!
Tuy là 2 người lính trong 2 thời kỳ khác nhau và cũng ở những hoàn cảnh khác nhau nhưng người lính ở cả 2 thời kỳ đều toát lên vẻ oai hùng sẵn sàng chiến đấu
BÀI VĂN MẪU PHÂN TÍCH HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LÍNH TÂY TIẾN, LIÊN HỆ VỚI NGƯỜI NÔNG DÂN NGHĨA SĨ ĐỂ THẤY SỰ KHÁC NHAU.
Thời đại không chỉ được ghi chép trang sử mà còn được thể hiện qua những trang thơ. Những con người vĩ đại không chỉ được lưu giữ bằng những tấm hình mà còn bằng những câu chuyện, những vần thơ. Đó là những cá nhân đã dâng hiến cả thanh xuân cho sự nghiệp dân tộc, cho hạnh phúc mọi người không một chút toan tính, bận lo trong thơ Tố Hữu, thơ Chính Hữu và cả “Tây Tiến” của Quang Dũng; đặc biệt trong đoạn thơ:
Quang Dũng thật hay viết và cũng viết thật hay về nỗi nhớ - nỗi nhớ dấy lên từ những nẻo đường tha hương, nẻo đường cách mạng và kháng chiến, hướng về “cố quận”, về “Xứ Đoài mây trắng lắm”, về một “ngọn Ba Vì mờ xa” và cả cái tên thân thương “Tây Tiến”. Bài thơ được viết năm 1948, tại Phù Lưu Chanh, trong nỗi nhớ nồng nàn với Tây Tiến – đơn vị chiến đầu cũ – cũng là nỗi nhớ núi rừng rải về miền Tây Tổ quốc có vẻ tuyệt kì mà Quang Dũng một thời gắn bó. Không khí lãng mạn rất riêng của những ngày đầu kháng chiến, tư thế dấn thân đầy kiêu hùng, quả cảm của người con Hà Nội hào hoa, đa tình đã được thể hiện đậm nét ở từng câu thơ chưa đầy chất nhạc, chất họa, vừa trang trọng, cổ kính, vừa tươi tắn, trẻ trung.
Chân dung người lính Tây Tiến đã được trực tiếp hiện lên qua những nét chạm khắc rạch ròi, gân guốc:
Hai câu thơ trên gân guốc bao nhiêu thì hai câu thơ dưới lại nhẹ nhàng bấy nhiêu! Nếu ở trên tác giả thay “mắt trừng” bằng “bâng khuâng” thì câu thơ dưới sẽ giảm hẳm nét mềm mại và chi tiết được nêu lên mất đi tính tinh lọc và quý hiếm của nó. Câu thơ có cái “mộng” của người anh hùng mang theo lửa rực căm thù và khát khao lập công nhưng vẫn giữ cho mình chút “mơ” của giai nhân. Tác giả không dùng từ “nhớ” : nỗi nhớ của người lính nông dân về “giếng nước gốc đa” (“Đồng chí”), về “người vợ trẻ mòn chân bên cối gạo canh khuya” (“Nhớ”) hay cái nhớ của Nguyễn Đình Thi “Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu”, … Vì “nhớ” thiên về tâm trạng – cụ thể còn “mơ” là dấu tích của tâm hồn – mơ hồ . “Dáng kiều thơm” ấy chính là vầng sáng lung linh trong kí ức, “tố cáo” nét đa tình và đời sống tình cảm dạt dào của người lính, vốn thường bị che phủ trong kháng chiến.
Những con người đang tuổi thanh xuân, cái tuổi mà Thanh Thảo nói: “Mười tám hai mươi sắc như cỏ/ Dày như cỏ/ Yếu mềm và mãnh liệt như cỏ” (Trường ca “Những người đi tới biển”) bỗng thoáng chốc, chỉ còn lại:
Câu thơ là một trong những bức tượng đài bi tráng nhất của người lính Việt Nam. Nơi viễn xứ, những con người ấy chỉ còn là áo vải mong manh. Cái chết, nỗi đau, sự mất mát trong chiến tranh là chẳng thể nào chối bỏ. Nhưng “bi” mà không hề “lụy”. Câu thơ sử dụng hệ thống những từ Hán Việt: “biên cương” “viễn xứ”, “chiến trường”, “áo bào”, “độc hành” làm cho không khí trở nên trang giọng, lời thơ trầm lắng, giọng thơ trầm hùng, bi tráng. Lại một cách nói chủ động: “chẳng tiếc đời xanh” khẳng định khí thế ngang tàng của những bậc nam nhi coi cái chết “nhẹ tựa hồng mao”. Hình ảnh “áo bào” gợi về bóng dáng những Kinh Kha bên bờ sông Dịch: “Tráng sĩ nhất khứ hề bất phục hoàn” cùng biện pháp nói giảm nói tránh càng làm cho người lính hiện lên cao đẹp. Cái chết đối với họ, đơn giản chỉ là sự trở về khi mình đã sống và chiến đấu hết mình trong một tâm thế ung dung, nhẹ nhàng.
Trước đây, khi nhắc đến những câu thơ này của Quang Dũng, người ta thường thấy ở đó những biểu hiện tiêu cực của “mộng rớt”, “buồn rớt” hay “yêng hùng tư sản”. Cái khẩu khí của nhà thơ, của những anh bộ đội Tây Tiến ấy, thực ra, vô cùng đáng trọng. Nó là biểu hiện quyết tâm của những con người yêu giống nòi, sẵn sàng đổ máu hi sinh vì những lẽ sống lớn lao. Họ không phải nạn nhân, những con tốt đen vô danh vô nghĩa trên bàn cờ trận mạc mà là những “chủ thể đầy ý thức của lịch sử”, biết sống đẹp từng giây phút, biết ước mơ, hi vọng và khi cần thì sẵn sàng hiến dâng. Những câu thơ của Quang Dũng thực sự ngang tầm vóc với các chiến sĩ đã bỏ mình vì nghĩa lớn. Sự ra đi của họ lại được cất lên thành khúc “độc hành” của sông Mã đầy uy nghiêm và trang trọng. Tầm vóc con người đã sánh ngang tầm vũ trụ. Tôi lại nhớ đến câu thơ của Thanh Thảo, như lời của những người chàng trai đương trẻ tuổi trẻ lòng nhưng biết sống cho xứng đáng với tuổi trẻ, với đất nước:
“Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
(Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc)
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?”
(Trường ca “Những người đi tới biển”)
Hình ảnh người chiến sĩ, người anh hùng trong thơ Quang Dũng là những chàng trai Hà Thành vừa hóm hỉnh, tếu táo, trẻ tuổi trẻ lòng với khát vọng lớn và cả những tình cảm trong sáng, mộng thơ. Họ nhận thức được về bản thân, về con đường mình đang đi. Những đau thương, mất mát, hi sinh lại càng khẳng định vẻ đẹp của họ.
Đến với “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”, ta vẫn bắt gặp những người anh hùng, anh hùng thời loạn. Và bài văn là “khúc ca của người anh hùng thất thế, nhưng vẫn hiên ngang". Với bài văn tế này, lần đầu tiên trong văn học Việt Nam, nhân dân được ca ngợi như những người anh hùng. Đó là những người quanh năm nghèo khó, chưa từng cầm vũ khí, nhưng khi quân Pháp đến thì xông lên chiến đấu quên mình, dũng mãnh, bất khuất. Tác phẩm không chỉ là một thiên anh hùng ca, mà còn là lời bộc bạch gan ruột của những người nông dân không chịu làm nô lệ, không chịu đầu hàng. Như vậy, hai tác phẩm đều viết về những người anh hùng, dẫu có nhiều khó khăn, mất mát, thậm chí hi sinh nhưng vẫn sáng ngời sự bất khuất, kiên dũng. Nếu “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” viết về người nông dân thì Quang Dũng lại hướng về phía những tri thức Hà Thành. Và ở người nông dân nghĩa sĩ vẫn hiện lên với những vẻ đẹp truyền thống, vốn có thì ta bắt gặp những khám phá rất mới mẻ, độc đáo trong người lính Tây Tiến: vừa chiến sĩ vừa thi sĩ, đầy mộng mơ mà cũng kiên cường – vẻ đẹp của những con người mới, thời đại mới. Đó là khi họ đã xác định được con đường mình cần đi, đích cần đến, có Đảng soi đường.
Đến với mỗi bài thơ, ta như gặp thêm được một người, yêu thêm một cách nghĩ, cách hiểu. Dòng chảy văn học Việt Nam vì thế luôn nối tiếp và phát triển theo lịch sử dân tộc.
-Bỉ Ngạn-
BÀI VIẾT SỐ 2 CẢM NHẬN VẺ ĐẸP NGƯỜI LÍNH TRONG ĐOẠN: “TÂY TIẾN ĐOÀN BINH KHÔNG MỌC TÓC…KHÚC ĐỘC HÀNH”. TỪ ĐÓ LIÊN HỆ TỚI HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN NGHĨA SĨ TRONG “VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC” (NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU) ĐỂ THẤY SỰ KHÁC NHAU TRONG CÁCH CẢM NHẬN HÌNH ẢNH NGƯỜI ANH HÙNG CỦA HAI THỜI
Xưa nay, văn học và lịch sử luôn song hành cùng nhau, bởi vậy mà có nhiều tác phẩm văn học và tác gia văn học được nhớ đến bởi gắn liền với những chặng đường lịch sử đầy gian lao, hào hùng của dân tộc. Cả một chặng đường dài đó có biết bao cuộc chiến đi qua, có biết bao tác giả đã viết về cuộc chiến, về con người trong cuộc chiến và có biết bao người đọc trăn trở về những hình ảnh, câu chuyện, thông điệp qua những tác phẩm văn học. “Tây Tiến” và “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là hai tác phẩm nổi tiếng đều có dấu ấn lịch sử. Từ việc cảm nhận vẻ đẹp người lính trong đoạn: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc…khúc độc hành”, người đọc liên tưởng đến hình tượng nông dân nghĩa sĩ trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” để từ đó thấy được sự khác nhau đặc biệt trong cách cảm nhận hình ảnh người anh hùng của hai thời ở hai tác giả.
Bài thơ “Tây Tiến” được nhà thơ Quang Dũng viết năm 1948, thời điểm tác giả phải dời đơn vị đang đóng quân để chuyển sang công tác tại một đơn vị mới. Cảm xúc bao trùm trong bài thơ này là mênh mang một nỗi nhớ, niềm hoài niệm da diết, đậm sâu của người lính, hay cũng chính là tác giả. Hình ảnh người lính trong bài thơ được Quang Dũng tái hiện chân thực, rõ nét với những nét đẹp phẩm chất, đời sống tâm hồn, tình cảm sâu sắc, phong phú. Trong đoạn thơ “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc…khúc độc hành”, hình ảnh người lính hiện lên với nét đẹp mạnh mẽ, hiên ngang và tràn đầy niềm lạc quan. Hình ảnh ấy đã gợi người đọc liên tưởng đến hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu. Về tác phẩm này, Phạm Văn Đồng từng chia sẻ: “Ngòi bút, nghĩa là tâm hồn trung nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu đã diễn tả thật là sinh động và não nùng cảm tình của dân tộc đối với người chiến sĩ, vốn là người nông dân, xưa kia chỉ quen cày cuốc, bỗng chốc trở thành người anh hùng cứu nước…Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là khúc ca của người anh hùng thất thế, nhưng vẫn hiên ngang…”. Thực vậy, hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ đã được tác giả tái hiện rõ nét và ấn tượng nhất, lưu lại trong lòng người đọc nhiều dấu ấn.
Một cách tinh tế và khéo léo, Quang Dũng đã tái hiện chân thực hình ảnh người lính Tây Tiến với nét đẹp kiêu dũng, dáng hình mạnh mẽ và phẩm chất ngời sáng nét đẹp tâm hồn anh bộ đội cụ Hồ qua những câu thơ:
Quang Dũng không che mờ hiện thực, một hiện thực tàn khốc nơi người lính phải cùng nhau đối mặt với những trận sốt rét rừng ở chốn rừng thiêng nước độc. Nếu như ở bên trên ta bắt gặp hình ảnh đoàn quân thì ở đây là “đoàn binh”. Cách nói đã phần nào tô đậm vẻ mạnh mẽ của người lính Tây Tiến. Đoàn binh ấy “không mọc tóc”, đoàn binh ấy “dữ oai hùm”. Cách nói đầy hình ảnh, đậm màu sắc hóm hỉnh ấy phác họa ra hình ảnh những người lính vô cùng lạc quan khi phải đối mặt với những gian lao, thử thách, với những mất mát hy sinh nơi chiến trường ác liệt. Những câu thơ tiếp theo, nhà thơ khắc họa sự hy sinh, mất mát người lính Tây Tiến phải đối mặt trên đường hành quân. Đó là bất cứ khi nào, bất cứ nơi đâu, họ cũng có thể sẽ phải ngã xuống, nấm mồ nơi viễn xứ thiếu thốn đủ điều nhưng đất mẹ tổ quốc luôn dang tay ôm ấp, yêu thương. Người lính ở đây mang một nét đẹp bi tráng, hào hùng – nét đẹp phẩm chất quen thuộc của anh bộ đội cụ Hồ.
Với hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu, trong Bách khoa toàn thư mở Wikipedia có đoạn: “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là tác phẩm xúc động nhất về người anh hùng nông dân Nam Bộ. Đó là những người quanh năm nghèo khó, chưa từng cầm vũ khí, nhưng khi quân Pháp đến thì xông lên chiến đấu quên mình, biểu thị tinh thần dũng mãnh bất khuất, tiêu biểu cho ý chí độc lập, tự do của dân tộc. Bài văn không chỉ là một thiên anh hùng ca đặc sắc mà còn là lời bộc bạch gan ruột của những người nông dân không chịu làm nô lệ, thề đánh quân xâm lược đến cùng, là lời trách móc thâm trầm đối với thái độ đầu hàng…”. Hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ cùng tên của nhà thơ Quang Dũng đã gợi nhắc ta liên tưởng đến hình tượng người nông dân Cần Giuộc nghĩa sĩ trong tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu. Cảm nhận về hình tượng ấy, ta càng cảm thấy những lời nhận xét trong Wikipedia thực sự gợi nhiều suy nghĩ.
Phải chăng với hai cách nhìn nhận ở hai tác giả, ảnh hưởng từ bối cảnh thời đại sống lẫn phong cách sáng tạo văn chương mà cùng nói về sự hy sinh cao cả, nét đẹp tâm hồn đáng trân quý của người lính trong những cuộc chiến nhưng mỗi tác giả lại có những khám phá riêng đặc sắc. Qua hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ, ta thấy đượm một nỗi xót thương ai oán. Còn khi cảm nhận hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ, ta lại không bắt gặp nỗi ai oán tái tê mà thấm đẫm niềm tự hào, lòng biết ơn sâu sắc trước những hy sinh, đóng góp của người lính cũng như niềm tin về một tương lai dân tộc toàn thắng.
Qua hai hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc…khúc độc hành” và người nông dân nghĩa sĩ trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”, ta càng hiểu hơn những tâm tư, cảm xúc của hai tác giả. Dẫu cùng chọn đối tượng, đề tài giống nhau nhưng hai tác giả lại có những khám phá riêng góp phần làm tăng sự đa dạng cho vốn thơ ca viết về đề tài này.
-Nem-
BÀI VIẾT SỐ 3 CẢM NHẬN VẺ ĐẸP NGƯỜI LÍNH TRONG ĐOẠN "TÂY TIẾN ĐOÀN BINH...KHÚC ĐỘC HÀNH". TỪ ĐÓ LIÊN HỆ HÌNH ẢNH NGƯỜI NÔNG DÂN NGHĨA SĨ TRONG "VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC" CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU ĐỂ THẤY SỰ KHÁC NHAU TRONG CÁCH CẢM NHẬN HÌNH ẢNH NGƯỜI ANH HÙNG CỦA HAI THỜI ĐẠI
Thế kỉ XX là thế kỉ tôn vinh những người lính ra vào cuộc chiến, những người được mệnh danh là "Thạch Sanh của thế kỉ XX". Đóng góp vào văn học thời kì này, Quang Dũng - nhà thơ trẻ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước - đã dùng ngòi bút của mình viết nên bài thơ "Tây Tiến". Người lính trong bài thơ đã trở thành tượng đài sừng sững với vẻ đẹp vừa hào hoa vừa vào hùng, mang đậm chất thời đại. Nền văn học Việt Nam cũng chứng kiến nhiều cuộc tri âm hội ngộ trong văn chương, cảm nhận rõ nét tiếng đồng vọng trong sáng tác ở mỗi thời kì văn học. Ngược dòng thời gian về thế kỉ trước, Nguyễn Đình Chiểu cũng dựng nên bức tượng đài về những người nông dân nghĩa sĩ, là biểu tượng của một thời đại anh hùng.
"Tây Tiến" ra đời trong nỗi nhớ của người lính trẻ về một thời gắn bó với đoàn binh nơi núi rừng miền Tây. Họ hiện lên với dáng dấp kiêu dũng của anh bộ đội cụ Hồ, vẻ hào hoa đa tình của những chàng trai mới lớn, kết tụ trong họ là một vẻ đẹp vừa hào hùng, vừa hào hoa, gắn với sự hi sinh bi tráng:
Bốn câu thơ đầu tiên vừa đậm chất lãng mạn vừa không giấu giếm hiện thực tàn khốc của một vùng lam sơn chướng khí. Người lính đi qua hai cuộc chiến tranh không ai không nếm trải những trận sốt rét rừng: "Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh" (Đồng chí - Chính Hữu), còn người lính Tây Tiến thì "Quân xanh màu lá dữ oai hùm". Những cơn sốt rét của một vùng nước độc rừng thiêng hành hạ người lính khiến họ vàng da rụng tóc và người lính không hề giấu giếm điều ấy. Cách diễn đạt "không mọc tóc" khiến câu thơ trở nên gân guốc, giọng thơ ngang tàng, thể hiện tâm thế chủ động đón nhận cơn bênh.Câu thơ không một chút gì yếu đuối, không hề có sự thở than mà chỉ thấy một giọng ngạo nghễ "dữ oai hùm" - người lính oai phong như chúa tể sơn lâm nơi bóng cả cây già. Người lính ốm mà không yếu, thấp thoáng bóng dáng của những người lính đánh Nguyên bình Ngô :"Sĩ tốt kén tay tì hổ/Bề tôi chọn kẻ vuốt nanh"
Hai câu thơ sau đưa ta đến với mông oai hùng của người lính trẻ. Họ gửi mong ước của mình vào nơi cửa ải xa xôi nhưng cũng không quên gửi lại thủ đô trăm ngàn nỗi nhớ. Người lính "mơ" vì đó là dấu tích của tâm hồn, "bóng Kiều thơm" không gợi ra một dáng hình cụ thể mà phảng phất bóng dáng của kiều nữ Hà Thành, những nữ sinh Trưng Vương, Đồng Khánh bên bóng liễu Hồ Gươm sóng sánh trong nước trời Hà Nội. Tâm hồn anh bộ đội thật phong phú và cũng thật đa tình. Họ mơ mộng công danh, cũng mơ về mộng giai nhân đẹp đẽ, trong khói bom kẻ thù, người lính dùng đó để làm dịu đi cái khốc liệt của chiến trường, để tâm hồn thực sự được sống đúng nghĩa.
Bốn câu thơ sau là chân dung người lính Tây Tiến trong sự hi sinh đầy bi tráng. Dọc dải biên thùy, mỗi người lính nằm xuống là một nấm mồ viễn xứ, thiếu thốn đến mức các anh về đất chỉ có một tấm áo vải:
Tác giả đã sử dụng một loạt các từ Hán Việt "biên cương, viễn xứ, chiến trường, áo bào, độc hành" khiến không khí trở nên trang trọng, làm nổi bật vẻ đẹp thiêng liêng, giọng thơ trầm hùng bi tráng, biến nấm mộ viễn xứ vô danh thành mộ chí vĩnh hằng. Cách diễn đạt "chẳng tiếc đời xanh" như cất lên khẩu khí của những bậc trượng phu, tráng sĩ đã từng "Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao". Họ ra đi không tiếc đời mình, dù chiến trường có gian nan và ác liệt tới mức nào, họ vẫn sẵn sàng đem cả "đời xanh" của mình dâng hiến cho tổ quốc. Chính vì tinh thần đó mà họ coi tấm áo vải như "áo bào" anh về đất, thành ra đằng sau người lính thấp thoáng những chiến tướng "Ra đi không vương thê nhi", chẳng hẹn ngày về. Cách nói giảm nói tránh"anh về đất" khiến cái chết như một sự trở về đất mẹ, người lính thanh thản và không hề vướng bận khi dâng trọn tuổi xanh mình cho tổ quốc, cho quê hương. Chính vì sự hi sinh cao cả đó mà thiên nhiên, đất trời cũng phải gầm mình để tiễn đưa người anh hùng về với đất:
Con sông bi tráng đã dành trọn khúc độc hành ca để tiễn đưa vong linh những người lính về với đất mẹ. Họ trở nên kì vĩ, lớn lao khiến cả thiên nhiên và tạo hóa cũng phải cúi mình trước anh linh họ. Người lính bỗng hòa mình vào bức tượng của những vị anh hùng, tráng sĩ trong sử thi muôn thuở, để rồi tấm gương của họ còn sáng mãi cho tới tận mai sau.
Chất lửa rực cháy từ sự hi sinh của người lính gợi về sự hi sinh của những nghĩa sĩ nông dân năm xưa trong văn tế của Đồ Chiểu:
"Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" là lời thương tiếc toàn bích nhất trong lịch sử văn học nước nhà, kết tinh đỉnh cao cho thời đại văn tế. Bao nước mắt về một cuộc đời của Đồ Chiểu đã dành trọn cho những người nghĩa sĩ quyết tâm đánh giặc đến hi sinh thân mình. Họ là những người nông dân cầm cuốc, xẻng, gậy gộc,... để đứng lên giành lại từng tấc đất, từng thổ ruộng trước gót giày cày xéo của thực dân Pháp. Không được huấn luyện tinh nhuệ, không cần đến quân cơ, quân về, không vũ khí đạn dược tối tân, họ đứng lên với một mục đích duy nhất là chống lại ách cường quyền của thực dân đô hộ. Mấy mươi người lính ngã xuống là bấy nhiêu nước mắt mà nhà thơ mù đã dành cho họ. Tiếng than ai oán của Đồ Chiểu vang vọng ngàn đời và nhói đau trong trái tim bạn đọc cho tới hôm nay.
Cùng nói về sự hi sinh cao cả của người lính trong cuộc chiến tranh nhưng với mỗi thời đại, tác giả lại có những nét khám phá riêng. Với Nguyễn Đình Chiểu, ông viết bài văn tế khi đất nước chìm sâu trong biển lửa, thực dân Pháp đã "tắm máu" những cuộc kháng chiến của ta, nhiều cuộc nổi dậy bị dập tắt đã khiến biết bao người ngã xuống. Cho nên bài văn tế là niềm xót thương ai oán, thấm vào đó vết nhói của một kẻ sĩ bất lực trước cảnh nước nhà bị hủy hoại dưới bàn tay của thực dân đô hộ. Lời thơ ai oán xót thương, ẩn chứa những tê tái đến quặn thắt lòng về sự hi sinh cao cả của những người chiến sĩ nông dân. Còn đến với "Tây Tiến" của Quang Dũng, nhà thơ với vai trò là người trực tiếp tham gia trải nghiệm cuộc chiến, đã gieo vào đó sức mạnh của một dân tộc đã đứng lên đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khẳng định quyền tự chủ của nước nhà. Nói về sự hi sinh nhưng lời thơ không hề có chút đau thương mà đầy bi tráng, biến sự hi sinh của người lính trở thành sự trở về. Cách mạng và Đảng đã đến và thay đổi tâm thức nhân dân, khiến họ tràn đầy niềm tin vào một sự toàn thắng cho cuộc chiến chính nghĩa của dân tộc.
"Văn chương là hiện trạng của một thời làm ra nó" (Nhữ Bá Sĩ). Hình tượng người lính trong "Tây Tiến" và người nghĩa sĩ nông dân trong "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" đã nối dài truyền thống anh hùng trong lịch sử đấu tranh của dân tộc, để cùng nhau làm nên dáng hình Đất Nước:
"Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời.
-Minh Anh-
Dân tộc ta gắn với lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước. Một dân tộc đôi khi cầm giáo, cầm gươm bảo vệ còn nhiều hơn cầm cuốc cày lao động chúng ta mới thấm thía về giá trị của sự bình yên và cũng hiểu hơn về những con người “ra đi vì nghĩa lớn”. Hình ảnh họ: từ những chinh phu tráng sĩ thời xưa đến những người lính nông dân, anh cán bộ chiến khu,... đã trở thành cảm hứng cho những áng thơ, trang văn và thiên truyện ra đời. Đặc biệt, ở mỗi thời kì, mỗi trang viết ta lại được cảm nhận những vẻ đẹp khác nhau, những dáng hình khác nhau. Những “thuở trời đất nổi cơn gió bụi”, đứng nhìn mảnh đất quê hương, người thương yêu chịu đau thương, nhưng người nông dân đã đứng lên để chiến đấu vì hạnh phúc của chính mình và dân tộc. Những thanh niên Hà Thành cũng vì mục đích cao cả ấy mà từ bỏ giảng đường yên bình, dấn thân vào cuộc sống bom đạn. Họ đều là những anh hùng dân tộc. Nhưng ở mỗi người anh hùng ấy lại không hề giống nhau trong con mắt của Nguyễn Đình Chiều (“Văn tế nghĩa sĩ Cần Guộc) và Quang Dũng “Tây Tiến”. Qua việc phân tích đoạn thơ: "Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc... khúc độc hành", chúng ta liên hệ với hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ của Nguyễn Đình Chiểu để thấy được sự khác nhau. Sau đây là bài viết tham khảo. Chúc mọi người học tập tốt!
Tuy là 2 người lính trong 2 thời kỳ khác nhau và cũng ở những hoàn cảnh khác nhau nhưng người lính ở cả 2 thời kỳ đều toát lên vẻ oai hùng sẵn sàng chiến đấu
BÀI VĂN MẪU PHÂN TÍCH HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LÍNH TÂY TIẾN, LIÊN HỆ VỚI NGƯỜI NÔNG DÂN NGHĨA SĨ ĐỂ THẤY SỰ KHÁC NHAU.
Thời đại không chỉ được ghi chép trang sử mà còn được thể hiện qua những trang thơ. Những con người vĩ đại không chỉ được lưu giữ bằng những tấm hình mà còn bằng những câu chuyện, những vần thơ. Đó là những cá nhân đã dâng hiến cả thanh xuân cho sự nghiệp dân tộc, cho hạnh phúc mọi người không một chút toan tính, bận lo trong thơ Tố Hữu, thơ Chính Hữu và cả “Tây Tiến” của Quang Dũng; đặc biệt trong đoạn thơ:
- “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
- Quân xanh màu lá dữ oai hùm
- Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
- Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
- Rải rác biên cương mồ viễn xứ
- Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
- Áo bào thay chiếu anh về đất
- Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
Quang Dũng thật hay viết và cũng viết thật hay về nỗi nhớ - nỗi nhớ dấy lên từ những nẻo đường tha hương, nẻo đường cách mạng và kháng chiến, hướng về “cố quận”, về “Xứ Đoài mây trắng lắm”, về một “ngọn Ba Vì mờ xa” và cả cái tên thân thương “Tây Tiến”. Bài thơ được viết năm 1948, tại Phù Lưu Chanh, trong nỗi nhớ nồng nàn với Tây Tiến – đơn vị chiến đầu cũ – cũng là nỗi nhớ núi rừng rải về miền Tây Tổ quốc có vẻ tuyệt kì mà Quang Dũng một thời gắn bó. Không khí lãng mạn rất riêng của những ngày đầu kháng chiến, tư thế dấn thân đầy kiêu hùng, quả cảm của người con Hà Nội hào hoa, đa tình đã được thể hiện đậm nét ở từng câu thơ chưa đầy chất nhạc, chất họa, vừa trang trọng, cổ kính, vừa tươi tắn, trẻ trung.
Chân dung người lính Tây Tiến đã được trực tiếp hiện lên qua những nét chạm khắc rạch ròi, gân guốc:
- “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
- Quân xanh màu lá dữ oai hùm
- Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
- Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
Hai câu thơ trên gân guốc bao nhiêu thì hai câu thơ dưới lại nhẹ nhàng bấy nhiêu! Nếu ở trên tác giả thay “mắt trừng” bằng “bâng khuâng” thì câu thơ dưới sẽ giảm hẳm nét mềm mại và chi tiết được nêu lên mất đi tính tinh lọc và quý hiếm của nó. Câu thơ có cái “mộng” của người anh hùng mang theo lửa rực căm thù và khát khao lập công nhưng vẫn giữ cho mình chút “mơ” của giai nhân. Tác giả không dùng từ “nhớ” : nỗi nhớ của người lính nông dân về “giếng nước gốc đa” (“Đồng chí”), về “người vợ trẻ mòn chân bên cối gạo canh khuya” (“Nhớ”) hay cái nhớ của Nguyễn Đình Thi “Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu”, … Vì “nhớ” thiên về tâm trạng – cụ thể còn “mơ” là dấu tích của tâm hồn – mơ hồ . “Dáng kiều thơm” ấy chính là vầng sáng lung linh trong kí ức, “tố cáo” nét đa tình và đời sống tình cảm dạt dào của người lính, vốn thường bị che phủ trong kháng chiến.
Những con người đang tuổi thanh xuân, cái tuổi mà Thanh Thảo nói: “Mười tám hai mươi sắc như cỏ/ Dày như cỏ/ Yếu mềm và mãnh liệt như cỏ” (Trường ca “Những người đi tới biển”) bỗng thoáng chốc, chỉ còn lại:
- “Rải rác biên cương mồ viễn xứ
- Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
- Áo bào thay chiếu anh về đất
- Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
Câu thơ là một trong những bức tượng đài bi tráng nhất của người lính Việt Nam. Nơi viễn xứ, những con người ấy chỉ còn là áo vải mong manh. Cái chết, nỗi đau, sự mất mát trong chiến tranh là chẳng thể nào chối bỏ. Nhưng “bi” mà không hề “lụy”. Câu thơ sử dụng hệ thống những từ Hán Việt: “biên cương” “viễn xứ”, “chiến trường”, “áo bào”, “độc hành” làm cho không khí trở nên trang giọng, lời thơ trầm lắng, giọng thơ trầm hùng, bi tráng. Lại một cách nói chủ động: “chẳng tiếc đời xanh” khẳng định khí thế ngang tàng của những bậc nam nhi coi cái chết “nhẹ tựa hồng mao”. Hình ảnh “áo bào” gợi về bóng dáng những Kinh Kha bên bờ sông Dịch: “Tráng sĩ nhất khứ hề bất phục hoàn” cùng biện pháp nói giảm nói tránh càng làm cho người lính hiện lên cao đẹp. Cái chết đối với họ, đơn giản chỉ là sự trở về khi mình đã sống và chiến đấu hết mình trong một tâm thế ung dung, nhẹ nhàng.
Trước đây, khi nhắc đến những câu thơ này của Quang Dũng, người ta thường thấy ở đó những biểu hiện tiêu cực của “mộng rớt”, “buồn rớt” hay “yêng hùng tư sản”. Cái khẩu khí của nhà thơ, của những anh bộ đội Tây Tiến ấy, thực ra, vô cùng đáng trọng. Nó là biểu hiện quyết tâm của những con người yêu giống nòi, sẵn sàng đổ máu hi sinh vì những lẽ sống lớn lao. Họ không phải nạn nhân, những con tốt đen vô danh vô nghĩa trên bàn cờ trận mạc mà là những “chủ thể đầy ý thức của lịch sử”, biết sống đẹp từng giây phút, biết ước mơ, hi vọng và khi cần thì sẵn sàng hiến dâng. Những câu thơ của Quang Dũng thực sự ngang tầm vóc với các chiến sĩ đã bỏ mình vì nghĩa lớn. Sự ra đi của họ lại được cất lên thành khúc “độc hành” của sông Mã đầy uy nghiêm và trang trọng. Tầm vóc con người đã sánh ngang tầm vũ trụ. Tôi lại nhớ đến câu thơ của Thanh Thảo, như lời của những người chàng trai đương trẻ tuổi trẻ lòng nhưng biết sống cho xứng đáng với tuổi trẻ, với đất nước:
“Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
(Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc)
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?”
(Trường ca “Những người đi tới biển”)
Hình ảnh người chiến sĩ, người anh hùng trong thơ Quang Dũng là những chàng trai Hà Thành vừa hóm hỉnh, tếu táo, trẻ tuổi trẻ lòng với khát vọng lớn và cả những tình cảm trong sáng, mộng thơ. Họ nhận thức được về bản thân, về con đường mình đang đi. Những đau thương, mất mát, hi sinh lại càng khẳng định vẻ đẹp của họ.
Đến với “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”, ta vẫn bắt gặp những người anh hùng, anh hùng thời loạn. Và bài văn là “khúc ca của người anh hùng thất thế, nhưng vẫn hiên ngang". Với bài văn tế này, lần đầu tiên trong văn học Việt Nam, nhân dân được ca ngợi như những người anh hùng. Đó là những người quanh năm nghèo khó, chưa từng cầm vũ khí, nhưng khi quân Pháp đến thì xông lên chiến đấu quên mình, dũng mãnh, bất khuất. Tác phẩm không chỉ là một thiên anh hùng ca, mà còn là lời bộc bạch gan ruột của những người nông dân không chịu làm nô lệ, không chịu đầu hàng. Như vậy, hai tác phẩm đều viết về những người anh hùng, dẫu có nhiều khó khăn, mất mát, thậm chí hi sinh nhưng vẫn sáng ngời sự bất khuất, kiên dũng. Nếu “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” viết về người nông dân thì Quang Dũng lại hướng về phía những tri thức Hà Thành. Và ở người nông dân nghĩa sĩ vẫn hiện lên với những vẻ đẹp truyền thống, vốn có thì ta bắt gặp những khám phá rất mới mẻ, độc đáo trong người lính Tây Tiến: vừa chiến sĩ vừa thi sĩ, đầy mộng mơ mà cũng kiên cường – vẻ đẹp của những con người mới, thời đại mới. Đó là khi họ đã xác định được con đường mình cần đi, đích cần đến, có Đảng soi đường.
Đến với mỗi bài thơ, ta như gặp thêm được một người, yêu thêm một cách nghĩ, cách hiểu. Dòng chảy văn học Việt Nam vì thế luôn nối tiếp và phát triển theo lịch sử dân tộc.
-Bỉ Ngạn-
BÀI VIẾT SỐ 2 CẢM NHẬN VẺ ĐẸP NGƯỜI LÍNH TRONG ĐOẠN: “TÂY TIẾN ĐOÀN BINH KHÔNG MỌC TÓC…KHÚC ĐỘC HÀNH”. TỪ ĐÓ LIÊN HỆ TỚI HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN NGHĨA SĨ TRONG “VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC” (NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU) ĐỂ THẤY SỰ KHÁC NHAU TRONG CÁCH CẢM NHẬN HÌNH ẢNH NGƯỜI ANH HÙNG CỦA HAI THỜI
Xưa nay, văn học và lịch sử luôn song hành cùng nhau, bởi vậy mà có nhiều tác phẩm văn học và tác gia văn học được nhớ đến bởi gắn liền với những chặng đường lịch sử đầy gian lao, hào hùng của dân tộc. Cả một chặng đường dài đó có biết bao cuộc chiến đi qua, có biết bao tác giả đã viết về cuộc chiến, về con người trong cuộc chiến và có biết bao người đọc trăn trở về những hình ảnh, câu chuyện, thông điệp qua những tác phẩm văn học. “Tây Tiến” và “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là hai tác phẩm nổi tiếng đều có dấu ấn lịch sử. Từ việc cảm nhận vẻ đẹp người lính trong đoạn: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc…khúc độc hành”, người đọc liên tưởng đến hình tượng nông dân nghĩa sĩ trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” để từ đó thấy được sự khác nhau đặc biệt trong cách cảm nhận hình ảnh người anh hùng của hai thời ở hai tác giả.
Bài thơ “Tây Tiến” được nhà thơ Quang Dũng viết năm 1948, thời điểm tác giả phải dời đơn vị đang đóng quân để chuyển sang công tác tại một đơn vị mới. Cảm xúc bao trùm trong bài thơ này là mênh mang một nỗi nhớ, niềm hoài niệm da diết, đậm sâu của người lính, hay cũng chính là tác giả. Hình ảnh người lính trong bài thơ được Quang Dũng tái hiện chân thực, rõ nét với những nét đẹp phẩm chất, đời sống tâm hồn, tình cảm sâu sắc, phong phú. Trong đoạn thơ “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc…khúc độc hành”, hình ảnh người lính hiện lên với nét đẹp mạnh mẽ, hiên ngang và tràn đầy niềm lạc quan. Hình ảnh ấy đã gợi người đọc liên tưởng đến hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu. Về tác phẩm này, Phạm Văn Đồng từng chia sẻ: “Ngòi bút, nghĩa là tâm hồn trung nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu đã diễn tả thật là sinh động và não nùng cảm tình của dân tộc đối với người chiến sĩ, vốn là người nông dân, xưa kia chỉ quen cày cuốc, bỗng chốc trở thành người anh hùng cứu nước…Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là khúc ca của người anh hùng thất thế, nhưng vẫn hiên ngang…”. Thực vậy, hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ đã được tác giả tái hiện rõ nét và ấn tượng nhất, lưu lại trong lòng người đọc nhiều dấu ấn.
Một cách tinh tế và khéo léo, Quang Dũng đã tái hiện chân thực hình ảnh người lính Tây Tiến với nét đẹp kiêu dũng, dáng hình mạnh mẽ và phẩm chất ngời sáng nét đẹp tâm hồn anh bộ đội cụ Hồ qua những câu thơ:
- “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
- Quân xanh màu lá dữ oai hùm
- Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
- Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
- Rải rác biên cương mồ viễn xứ
- Chiến trường đi không tiếc đời xanh
- Áo bào thay chiếu anh về đất
- Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
Quang Dũng không che mờ hiện thực, một hiện thực tàn khốc nơi người lính phải cùng nhau đối mặt với những trận sốt rét rừng ở chốn rừng thiêng nước độc. Nếu như ở bên trên ta bắt gặp hình ảnh đoàn quân thì ở đây là “đoàn binh”. Cách nói đã phần nào tô đậm vẻ mạnh mẽ của người lính Tây Tiến. Đoàn binh ấy “không mọc tóc”, đoàn binh ấy “dữ oai hùm”. Cách nói đầy hình ảnh, đậm màu sắc hóm hỉnh ấy phác họa ra hình ảnh những người lính vô cùng lạc quan khi phải đối mặt với những gian lao, thử thách, với những mất mát hy sinh nơi chiến trường ác liệt. Những câu thơ tiếp theo, nhà thơ khắc họa sự hy sinh, mất mát người lính Tây Tiến phải đối mặt trên đường hành quân. Đó là bất cứ khi nào, bất cứ nơi đâu, họ cũng có thể sẽ phải ngã xuống, nấm mồ nơi viễn xứ thiếu thốn đủ điều nhưng đất mẹ tổ quốc luôn dang tay ôm ấp, yêu thương. Người lính ở đây mang một nét đẹp bi tráng, hào hùng – nét đẹp phẩm chất quen thuộc của anh bộ đội cụ Hồ.
Với hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu, trong Bách khoa toàn thư mở Wikipedia có đoạn: “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là tác phẩm xúc động nhất về người anh hùng nông dân Nam Bộ. Đó là những người quanh năm nghèo khó, chưa từng cầm vũ khí, nhưng khi quân Pháp đến thì xông lên chiến đấu quên mình, biểu thị tinh thần dũng mãnh bất khuất, tiêu biểu cho ý chí độc lập, tự do của dân tộc. Bài văn không chỉ là một thiên anh hùng ca đặc sắc mà còn là lời bộc bạch gan ruột của những người nông dân không chịu làm nô lệ, thề đánh quân xâm lược đến cùng, là lời trách móc thâm trầm đối với thái độ đầu hàng…”. Hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ cùng tên của nhà thơ Quang Dũng đã gợi nhắc ta liên tưởng đến hình tượng người nông dân Cần Giuộc nghĩa sĩ trong tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu. Cảm nhận về hình tượng ấy, ta càng cảm thấy những lời nhận xét trong Wikipedia thực sự gợi nhiều suy nghĩ.
Phải chăng với hai cách nhìn nhận ở hai tác giả, ảnh hưởng từ bối cảnh thời đại sống lẫn phong cách sáng tạo văn chương mà cùng nói về sự hy sinh cao cả, nét đẹp tâm hồn đáng trân quý của người lính trong những cuộc chiến nhưng mỗi tác giả lại có những khám phá riêng đặc sắc. Qua hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ, ta thấy đượm một nỗi xót thương ai oán. Còn khi cảm nhận hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ, ta lại không bắt gặp nỗi ai oán tái tê mà thấm đẫm niềm tự hào, lòng biết ơn sâu sắc trước những hy sinh, đóng góp của người lính cũng như niềm tin về một tương lai dân tộc toàn thắng.
Qua hai hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc…khúc độc hành” và người nông dân nghĩa sĩ trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”, ta càng hiểu hơn những tâm tư, cảm xúc của hai tác giả. Dẫu cùng chọn đối tượng, đề tài giống nhau nhưng hai tác giả lại có những khám phá riêng góp phần làm tăng sự đa dạng cho vốn thơ ca viết về đề tài này.
-Nem-
BÀI VIẾT SỐ 3 CẢM NHẬN VẺ ĐẸP NGƯỜI LÍNH TRONG ĐOẠN "TÂY TIẾN ĐOÀN BINH...KHÚC ĐỘC HÀNH". TỪ ĐÓ LIÊN HỆ HÌNH ẢNH NGƯỜI NÔNG DÂN NGHĨA SĨ TRONG "VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC" CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU ĐỂ THẤY SỰ KHÁC NHAU TRONG CÁCH CẢM NHẬN HÌNH ẢNH NGƯỜI ANH HÙNG CỦA HAI THỜI ĐẠI
Thế kỉ XX là thế kỉ tôn vinh những người lính ra vào cuộc chiến, những người được mệnh danh là "Thạch Sanh của thế kỉ XX". Đóng góp vào văn học thời kì này, Quang Dũng - nhà thơ trẻ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước - đã dùng ngòi bút của mình viết nên bài thơ "Tây Tiến". Người lính trong bài thơ đã trở thành tượng đài sừng sững với vẻ đẹp vừa hào hoa vừa vào hùng, mang đậm chất thời đại. Nền văn học Việt Nam cũng chứng kiến nhiều cuộc tri âm hội ngộ trong văn chương, cảm nhận rõ nét tiếng đồng vọng trong sáng tác ở mỗi thời kì văn học. Ngược dòng thời gian về thế kỉ trước, Nguyễn Đình Chiểu cũng dựng nên bức tượng đài về những người nông dân nghĩa sĩ, là biểu tượng của một thời đại anh hùng.
"Tây Tiến" ra đời trong nỗi nhớ của người lính trẻ về một thời gắn bó với đoàn binh nơi núi rừng miền Tây. Họ hiện lên với dáng dấp kiêu dũng của anh bộ đội cụ Hồ, vẻ hào hoa đa tình của những chàng trai mới lớn, kết tụ trong họ là một vẻ đẹp vừa hào hùng, vừa hào hoa, gắn với sự hi sinh bi tráng:
- "Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,
- Quân xanh màu lá dữ oai hùm.
- Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,
- Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
- Rải rác biên cương mồ viễn xứ,
- Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh,
- Áo bào thay chiếu anh về đất,
- Sông Mã gầm lên khúc độc hành."
Bốn câu thơ đầu tiên vừa đậm chất lãng mạn vừa không giấu giếm hiện thực tàn khốc của một vùng lam sơn chướng khí. Người lính đi qua hai cuộc chiến tranh không ai không nếm trải những trận sốt rét rừng: "Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh" (Đồng chí - Chính Hữu), còn người lính Tây Tiến thì "Quân xanh màu lá dữ oai hùm". Những cơn sốt rét của một vùng nước độc rừng thiêng hành hạ người lính khiến họ vàng da rụng tóc và người lính không hề giấu giếm điều ấy. Cách diễn đạt "không mọc tóc" khiến câu thơ trở nên gân guốc, giọng thơ ngang tàng, thể hiện tâm thế chủ động đón nhận cơn bênh.Câu thơ không một chút gì yếu đuối, không hề có sự thở than mà chỉ thấy một giọng ngạo nghễ "dữ oai hùm" - người lính oai phong như chúa tể sơn lâm nơi bóng cả cây già. Người lính ốm mà không yếu, thấp thoáng bóng dáng của những người lính đánh Nguyên bình Ngô :"Sĩ tốt kén tay tì hổ/Bề tôi chọn kẻ vuốt nanh"
Hai câu thơ sau đưa ta đến với mông oai hùng của người lính trẻ. Họ gửi mong ước của mình vào nơi cửa ải xa xôi nhưng cũng không quên gửi lại thủ đô trăm ngàn nỗi nhớ. Người lính "mơ" vì đó là dấu tích của tâm hồn, "bóng Kiều thơm" không gợi ra một dáng hình cụ thể mà phảng phất bóng dáng của kiều nữ Hà Thành, những nữ sinh Trưng Vương, Đồng Khánh bên bóng liễu Hồ Gươm sóng sánh trong nước trời Hà Nội. Tâm hồn anh bộ đội thật phong phú và cũng thật đa tình. Họ mơ mộng công danh, cũng mơ về mộng giai nhân đẹp đẽ, trong khói bom kẻ thù, người lính dùng đó để làm dịu đi cái khốc liệt của chiến trường, để tâm hồn thực sự được sống đúng nghĩa.
Bốn câu thơ sau là chân dung người lính Tây Tiến trong sự hi sinh đầy bi tráng. Dọc dải biên thùy, mỗi người lính nằm xuống là một nấm mồ viễn xứ, thiếu thốn đến mức các anh về đất chỉ có một tấm áo vải:
- "Rải rác biên cương mồ viễn xứ
- Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh"
Tác giả đã sử dụng một loạt các từ Hán Việt "biên cương, viễn xứ, chiến trường, áo bào, độc hành" khiến không khí trở nên trang trọng, làm nổi bật vẻ đẹp thiêng liêng, giọng thơ trầm hùng bi tráng, biến nấm mộ viễn xứ vô danh thành mộ chí vĩnh hằng. Cách diễn đạt "chẳng tiếc đời xanh" như cất lên khẩu khí của những bậc trượng phu, tráng sĩ đã từng "Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao". Họ ra đi không tiếc đời mình, dù chiến trường có gian nan và ác liệt tới mức nào, họ vẫn sẵn sàng đem cả "đời xanh" của mình dâng hiến cho tổ quốc. Chính vì tinh thần đó mà họ coi tấm áo vải như "áo bào" anh về đất, thành ra đằng sau người lính thấp thoáng những chiến tướng "Ra đi không vương thê nhi", chẳng hẹn ngày về. Cách nói giảm nói tránh"anh về đất" khiến cái chết như một sự trở về đất mẹ, người lính thanh thản và không hề vướng bận khi dâng trọn tuổi xanh mình cho tổ quốc, cho quê hương. Chính vì sự hi sinh cao cả đó mà thiên nhiên, đất trời cũng phải gầm mình để tiễn đưa người anh hùng về với đất:
- "Sông Mã gầm lên khúc độc hành"
Con sông bi tráng đã dành trọn khúc độc hành ca để tiễn đưa vong linh những người lính về với đất mẹ. Họ trở nên kì vĩ, lớn lao khiến cả thiên nhiên và tạo hóa cũng phải cúi mình trước anh linh họ. Người lính bỗng hòa mình vào bức tượng của những vị anh hùng, tráng sĩ trong sử thi muôn thuở, để rồi tấm gương của họ còn sáng mãi cho tới tận mai sau.
Chất lửa rực cháy từ sự hi sinh của người lính gợi về sự hi sinh của những nghĩa sĩ nông dân năm xưa trong văn tế của Đồ Chiểu:
- "Nào đợi ai đòi, ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình;
- Chẳng thèm chốn ngược, chốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ.
- Khá thương thay:
- Vốn chẳng phải quân cơ, quân vệ, theo dòng ở lính diễn binh;
- Chẳng qua là dân ấp, dân lân, mến nghĩa làm quân chiêu mộ.
- Mười tám ban võ nghệ, nào đợi tập rèn;
- Chín chục trận binh thư, đâu chờ bày bố."
"Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" là lời thương tiếc toàn bích nhất trong lịch sử văn học nước nhà, kết tinh đỉnh cao cho thời đại văn tế. Bao nước mắt về một cuộc đời của Đồ Chiểu đã dành trọn cho những người nghĩa sĩ quyết tâm đánh giặc đến hi sinh thân mình. Họ là những người nông dân cầm cuốc, xẻng, gậy gộc,... để đứng lên giành lại từng tấc đất, từng thổ ruộng trước gót giày cày xéo của thực dân Pháp. Không được huấn luyện tinh nhuệ, không cần đến quân cơ, quân về, không vũ khí đạn dược tối tân, họ đứng lên với một mục đích duy nhất là chống lại ách cường quyền của thực dân đô hộ. Mấy mươi người lính ngã xuống là bấy nhiêu nước mắt mà nhà thơ mù đã dành cho họ. Tiếng than ai oán của Đồ Chiểu vang vọng ngàn đời và nhói đau trong trái tim bạn đọc cho tới hôm nay.
Cùng nói về sự hi sinh cao cả của người lính trong cuộc chiến tranh nhưng với mỗi thời đại, tác giả lại có những nét khám phá riêng. Với Nguyễn Đình Chiểu, ông viết bài văn tế khi đất nước chìm sâu trong biển lửa, thực dân Pháp đã "tắm máu" những cuộc kháng chiến của ta, nhiều cuộc nổi dậy bị dập tắt đã khiến biết bao người ngã xuống. Cho nên bài văn tế là niềm xót thương ai oán, thấm vào đó vết nhói của một kẻ sĩ bất lực trước cảnh nước nhà bị hủy hoại dưới bàn tay của thực dân đô hộ. Lời thơ ai oán xót thương, ẩn chứa những tê tái đến quặn thắt lòng về sự hi sinh cao cả của những người chiến sĩ nông dân. Còn đến với "Tây Tiến" của Quang Dũng, nhà thơ với vai trò là người trực tiếp tham gia trải nghiệm cuộc chiến, đã gieo vào đó sức mạnh của một dân tộc đã đứng lên đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khẳng định quyền tự chủ của nước nhà. Nói về sự hi sinh nhưng lời thơ không hề có chút đau thương mà đầy bi tráng, biến sự hi sinh của người lính trở thành sự trở về. Cách mạng và Đảng đã đến và thay đổi tâm thức nhân dân, khiến họ tràn đầy niềm tin vào một sự toàn thắng cho cuộc chiến chính nghĩa của dân tộc.
"Văn chương là hiện trạng của một thời làm ra nó" (Nhữ Bá Sĩ). Hình tượng người lính trong "Tây Tiến" và người nghĩa sĩ nông dân trong "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" đã nối dài truyền thống anh hùng trong lịch sử đấu tranh của dân tộc, để cùng nhau làm nên dáng hình Đất Nước:
"Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời.
-Minh Anh-