Vẻ đẹp của những người lính luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà văn. Đặc biệt với những tác phẩm ra đời trong thời chiến, vẻ đẹp ấy càng tỏa rạng và ghi dấu ấn trong những tác phẩm thơ. Dưới đây là bài viết cảm nhận vẻ đẹp người lính Tây Tiếng trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng.
Mỗi thời đại đi qua là dấu ấn của một giai đoạn văn học để lại. Như dân gian là hồn hậu, giản dị của người nông dân áo nâu nhuộm bùn; như trung đại là trang trọng với những ước lệ tượng trưng của bậc nho sĩ; như thời kháng Pháp là nét hào hùng của tinh thần kháng chiến sục sôi. Quang Dũng là nhà thơ áo lính, thơ ông là hồn thơ được nuôi dưỡng bằng những năm tháng hào hùng của dân tộc. Là đại đội trưởng của đoàn quân Tây Tiến nơi núi rừng Tây Bắc, gắn bó từ thuở ban đầu nên dù đã đi xa thì tâm hồn ông vẫn hướng về không gian, về những con người một thuở gắn bó keo sơn. Bài thơ “Tây Tiến” đã lưu giữ những nhớ thương của nhà thơ về quá khứ đậm sắc ấy. Một trong những nét đặc sắc nhất của bài thơ chính là tác phẩm đã khắc họa hình ảnh đoàn quân Tây Tiến với nét đẹp vừa hào hùng vừa hào hoa. Đó cũng là định hướng phân tích cho đề bài: cảm nhận vẻ đẹp người lính Tây Tiến qua bài thơ "Tây Tiến". Dưới đây là những bài làm chi tiết đầy đủ cho những ai còn đang gặp khó khăn với đề bài này. Chúc các bạn thành công!
Hình ảnh, hình tượng của người lính Tây Tiến được tác giả vẽ lên rất đẹp và hào hùng, các bạn cũng có thể hình dung qua những hình ảnh của người lính rất oanh liệt dũng cảm
BÀI VĂN MẪU SỐ 1 CẢM NHẬN VẺ ĐẸP NGƯỜI LÍNH TÂY TIẾN QUA BÀI THƠ “TÂY TIẾN”
Quang Dũng là nhà thơ khoác áo lính với một hồn thơ hào hoa, trung hậu. Xúc cảm về thời đại kháng Pháp hào hùng của dân tộc là chất xúc tác cho ngòi bút ông viết bài thơ “Tây Tiến”. Đó là nỗi nhớ về nơi núi non mù sương, về những đêm hành quân không biết mệt, và về cả những người lính đã cùng kề vai sát cánh. Vẻ đẹp người lính hiện lên trong bài thơ là bản hòa ca của nét hào hùng và chất hào hoa, của thiên nhiên và của cả tâm hồn người.
“Tây Tiến” là bài thơ được Quang Dũng sáng tác ở làng Phù Lưu Chanh sau khi chuyển công tác đến đơn vị khác. Bài thơ viết trong nỗi nhớ và hoài niệm của nhà thơ về những ngày còn gắn bó, về núi rừng thiên nhiên Tây Bắc và đặc biệt là những người lính gắn bó từ thuở ban đầu.
Những người thanh niên khoác lên mình màu áo lính xanh cũng là khoác lên những phẩm chất truyền thống của người lính: hào hùng, bi tráng. Ngay từ những câu thơ đầu, hoàn cảnh xuất hiện người lính đã mang những nét phi thường, thiên nhiên hoang sơ và hùng vĩ của núi rừng hiểm trở, với “Sài Khao sương lấp”, với những con dốc “khúc khuỷu”, sâu “thăm thẳm”. Trên cái nền của nơi núi hoang dã hiểm nguy ấy, người lính Tây Tiến hiện lên thật lẫm liệt với ý chí quyết tâm rực cháy, với đôi chân “mỏi” những vẫn bước, đạp bằng mọi gian khổ. Nét hào hùng còn được thể hiện rất rõ qua vẻ bề ngoài:
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm”
Không mọc tóc, nước da xanh là do những cơn sốt rét rừng. Chữ “không mọc tóc” đã khắc họa một tư thế chủ động, người lính tựa như chủ động không mọc tóc chứ không phải do bệnh tật. Nước da xanh do bệnh nhưng không ốm yếu tiều tụy mà lại quật lên sức mạnh: “dữ oai hùm”. Khó khăn gian khổ nhưng cũng không ngăn được họ tiến lên, đôi mắt vẫn đầy mộng lập công, mộng giải phóng, mộng tự do. Người lính Tây Tiến không chỉ mang ý chí quyết tâm vượt khó mà còn hào hùng bởi khí phách, tư thế hiên ngang trước cái chết:
“Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu, anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
Những nấm mồ rải rác nơi biên cương là hiện hữu cho cái chết, đã bao người lính vùi mình xuống đất dọc đường hành quân. Câu thơ sử dụng những từ Hán Việt, gợi sự trang trọng, làm cho cái chết trở thành một hi sinh cao cả, những ngôi mộ “rải rác” trở thành những mộ chí tôn nghiêm. “Áo bào” thực ra chỉ là manh áo nâu, nhưng cái chết cao cả đã khiến người lính, cả chiếc áo đắp tạm trở nên trang trọng và thiêng liêng. Tiếng gầm của sông Mã chính là tiếng gầm bi tráng trước sự ra đi của người lính. Cái chết của người lính như có sức cảm hóa thiên nhiên. Người lính một khi đã ra đi thì cũng khắc ghi trong tim một lời thề gắn bó, một lời thế quyết chiến mặc gian khổ:
“Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.”
Họ quyết chiến ra đi, thà chết không lui. Họ không chỉ mang theo hơi thở thời đại mà còn mang dáng dấp của những chinh phu tráng sĩ thuở xưa.
Những người lính ấy, họ xuất thân là những chàng trai đất Hà Thành. Họ trẻ tuổi nên cũng trẻ lòng, tâm hồn họ lãng mạn và hào hoa. Dù chiến đấu trong môi trường khắc nghiệt, không còn là đất thủ đô mà là nơi núi rừng đầy cạm bẫy, nhưng học vẫn nhạy cảm phát hiện ra vẻ đẹp khuất lấp sau cái hiểm nguy ấy. Đó là sự hùng vĩ, là sương, là mưa nên thơ. Đó là những đêm hội đuốc hoa rực sáng:
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”
Đoạn thơ dẫn người đọc vào không gian đầy ánh sáng, những cô em gái xúng xính trong những bộ xiêm áo, tâm hồn người lính cũng thả theo khúc nhạc mênh mang. Chữ “kìa” thể hiện tâm trang nhạc nhiên nhưng cũng đầy vui sướng. Chỉ có những tâm hồn lãng mãn, tâm hồn giàu chất thơ thì mới có được những xúc cảm và quan sát tinh tế như thế. Họ trẻ lòng, nên họ không chỉ mang giấc mộng lập công mà còn đầy áp giấc mộng giai nhân: “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”. “dáng kiều thơm” chính là dáng dấp người con gái, mơ về Hà Nội là mơ về những cô gái yêu kiều thướt tha.
Người lính Tây Tiến hiện ra vừa mang nét đẹp hào hoa lại vừa mang nét hào hùng. Từ vẻ ngoài cho đến tâm hồn, họ trẻ nên họ ôm nhiều giấc mộng, họ trẻ nhưng không yếu đuối mà quật lên một sức mạnh kiên cường, một í chí quyết tâm. Tâm hồn kiên cường ấy được nuôi dưỡng bằng xúc cảm lãng mạn. Đó là nét đẹp của đoàn quân Tây Tiến và cũng là nét đẹp của một thời đại kháng chiến của dân tộc.
-QP-vfo.vn
Hình ảnh người lính sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc không chỉ Tây Tiến mà rất nhiều chiến trường khác nữa luôn là hình ảnh đẹp trong lòng những người con Việt Nam
BÀI VĂN MẪU SỐ 2 CẢM NHẬN VẺ ĐẸP NGƯỜI LÍNH TÂY TIẾN QUA BÀI THƠ “TÂY TIẾN”
Ai đó từng nói: “Thơ là kết tinh, thơ là ngọc đọng, thơ là phiến Kỳ nam trong rừng trầm hương, thơ là hạt minh châu trong biển hạt trai, thơ là tinh hoa trong vườn phương thảo”. Đọc thơ Quang Dũng, ta cảm thấu hơn ý nghĩa của câu nói này. “Tây Tiến” được xem là một tác phẩm nổi bật của nhà thơ, trong đó vẻ đẹp người lính Tây Tiến là một trong những hình ảnh được tác giả phác họa rõ nét và chân thực nhất.
Năm 1948, nhà thơ Quang Dũng đã phải dời đơn vị mình đang công tác để chuyển sang một đơn vị mới tại Phù Lưu Chanh. Từng câu thơ, từng hình ảnh trong bài đều chứa chan một nỗi nhớ thương, một tình cảm trân trọng tác giả dành cho đồng đội, cho đơn vị, cho mảnh đất mình từng trải qua những ngày tháng gian lao vì độc lập của dân tộc, tự do của nhân dân. Hình ảnh người lính Tây Tiến được tác giả khắc họa xuyên suốt bài thơ, họ là những người lính hào hiệp, dũng cảm và cũng rất hào hoa, lãng mạn.
Quang Dũng đã phác họa nên hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp hào hùng. Họ là những con người quyết tâm, mang sức mạnh quả cảm sẵn sàng vượt khó khăn gian khổ để chinh phục thử thách. Càng trong gian truân, gập ghềnh, vẻ đẹp ấy lại càng hiện lên rõ nét:
“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa sa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”
Động từ “dốc” hướng cái nhìn của con người để chiêm ngưỡng cảnh núi non hùng vĩ. Những từ láy “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút” đã gợi ra sắc nét vẻ hoang sơ, gập ghềnh của thiên nhiên núi rừng miền tây. Điệp từ “ngàn thước” khi kết hợp cùng phép đối lập “lên – xuống” gợi liên tưởng đến những ngọn núi dốc đứng đầy hiểm nguy. Hình ảnh “thác oai linh gầm thét”, “cọp trêu người” như là một cách cường điệu hóa của tác giả để qua đó tô đậm cái hoang dại và đầy bí ẩn của núi rừng nơi đây. Người lính Tây Tiến, họ còn là những con người chủ động, ngang tàn và mang lý tưởng sống vô cùng cao đẹp. Họ dũng cảm chấp nhận cái chết có thể đến bất cứ lúc nào, nhưng vượt lên tất cả, sự chủ động, mạnh mẽ luôn tiếp thêm sức mạnh tinh thần để họ vượt qua đớn đau, mất mát. Hình ảnh “Anh bạn dãi dầu không bước nữa/ Gục lên súng mũ bỏ quên đời” là một cách nói giảm nói tránh về sự hi sinh, mất mát. Vì những đồng đội đã ngã xuống ấy, họ càng mạnh mẽ, quyết tâm hơn trên chặng đường bảo vệ tổ quốc đầy gian lao thử thách.
Bên cạnh vẻ đẹp hào hùng, người lính Tây Tiến còn mang vẻ đẹp hào hoa, phong nhã. Nét hào hoa ấy được thể hiện rõ nét khi người lính Tây Tiến đứng trước vẻ đẹp thơ mộng hữu tình của thiên nhiên Tây Bắc. Và những tâm hồn ấy cũng thật trẻ trung, lãng mạn trong những đêm liên hoan ấm áp tình quân dân:
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”
Bút pháp lãng mạn đã được Quang Dũng vận dụng tối đa ở đoạn thơ này để phác họa nên một bức tranh giàu chất thơ và đậm chất họa. Tâm hồn người lính như thả theo những khúc nhạc, điệu mua vui say mê đắm. Hình ảnh một doanh trại tưng bừng sắc lửa hoa rực rỡ, ấm áp đã gợi lên khung cảnh trữ tình đầy ánh sáng. Con người trong không gian ấy hiện lên đầy trẻ trung, lãng mạn, vui say. Vẻ đẹp hào hoa ở người lính còn được thể hiện trong giấc mơ về những cô gái Hà thành: “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”. Rõ ràng, đằng sau dáng vẻ hào hùng là một tâm hồn nhạy cảm, lãng mạn của những chàng trai trẻ tuổi, hình ảnh người lính vì thế mà được khắc họa càng thêm chân thực, sống động.
Hào hùng, hào hoa là vậy, ở người lính Tây Tiến còn bừng sáng lên vẻ đẹp bi tráng. Hơn một lần trong tác phẩm này, ta bắt gặp Quang Dũng nhắc đến sự hi sinh “bỏ quên đời”, “về đất”, nhưng tất thảy đều rất nhẹ nhàng, thanh thản như về với đất mẹ tổ quốc ấm êm. Cái chết có lẽ đã trở thành một chất liệu thẩm mỹ để tạo nên vẻ đẹp mang tính chất bi hùng ở người lính Tây Tiến. Đó là sự hy sinh mang ánh hào quang, sự ra đi tác động đến lòng người, đến cả thiên nhiên đất trời. Đó là những sự hy sinh cao cả và đẹp đẽ.
Đọc “Tây Tiến”, hình dung ra những vẻ đẹp mà nhà thơ khéo léo phác họa, ta cảm nhận được dường như vẻ đẹp ấy đã được gợi nên từ những cảm xúc, những kỉ niệm thiêng liêng và vô cùng gần gũi, thân quen của nhà thơ trong khoảng thời gian ông gắn bó với đoàn quân Tây Tiến, lên thác xuống ghềnh, chinh phục hiểm nguy để bảo vệ tổ quốc cùng anh em đồng đội. Có lẽ chính điều đó đã tạo nên vẻ đẹp rất riêng của người lính Tây Tiến, đồng thời cũng gợi ra vẻ đẹp của cả một thế hệ anh hùng trong thời kì kháng chiến đấu tranh hào hùng, đáng nhớ của dân tộc. Hình tượng người lính trong bài thơ vừa có sự kế thừa song cũng có những nét sáng tạo. Để khắc họa nên một hình tượng sinh động, chân thực nhất, nhà thơ Quang Dũng đã vận dụng sáng tạo và thành công bút pháp lãng mạn trên cái nền của hiện thực. Vẻ đẹp người lính cơ hồ được tạo dựng thành công và sống động như vậy một phần là bởi chính tác giả cũng từng là một người lính, có thời gian tham gia và gắn bó với đoàn quân của mình, là câu chuyện của một người lính viết về những người lính; song có lẽ chính hiện thực lịch sử hào hùng cũng đã chắp cánh cho tâm hồn nhà thơ chắp bút phác họa ra hình ảnh người lính bằng vẻ đẹp ngôn từ. Điều đó đã thể hiện một mối quan hệ khăng khít, chặt chẽ giữa văn học và lịch sử thời đại đồng thời thể hiện sự trải nghiệm của nhà thơ trong quá trình sáng tác văn học.
Nhận xét đó thực sự rất đúng về bài thơ đặc biệt là hình tượng người lính Tây Tiến, hình tượng góp phần làm cho tác phẩm thêm sống động và giàu ý nghĩa hơn, lưu lại nhiều dấu ấn trong trái tim người đọc.
-Nem-vfo.vn
HÌnh ảnh minh họa cho các cuộc hành quân của những người lính Tây Tiến
BÀI VĂN MẪU SỐ 3 CẢM NHẬN VẺ ĐẸP NGƯỜI LÍNH TÂY TIẾN QUA BÀI THƠ “TÂY TIẾN”
Chiến tranh đã qua đi nhưng lòng người còn ở lại theo những nét chữ của những nhà văn kháng chiến. Mấy mươi năm trôi qua nhưng hình ảnh đoàn binh Tây Tiến và những nỗi niềm thơ Quang Dũng phải chăng vẫn còn vang vọng trong lòng người đọc? Ra đời năm 1948, “Tây Tiến” – Quang Dũng vẫn là khúc vĩ thanh cao vút, đặc biệt vẻ đẹp của người lính Tây Tiến một thời đã để lại nhiều ấn tượng khôn nguôi.
Như một quy luật của thời đại, người lính tiêu biểu cho vẻ đẹp của cả một thời hoa lửa: vừa có cái mạnh mẽ, hào dũng của anh bộ đội cụ Hồ, vừa hào hoa, lãng mạn, trẻ trung của những thanh niên mới lớn. Họ kết tinh những vẻ đẹp ấy, quên đi cái khốc liệt của chiến trường, cái mệt nhọc của nhiều đêm hành quân kháng chiến. Đó phải chăng là nguồn sức mạnh giúp họ chiến đấu và chiến thắng, để “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”?
Người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp hào hùng, mạnh mẽ, xứng đáng là những chiến binh trên mặt trận khốc liệt năm xưa. Họ phải trải qua trăm ngàn con đường hành quân mỏi mệt, “Bắp chân đầu gối đã săn gân”:
“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời”
Các địa danh “Sài Khao, Mường Lát” gợi về những điểm dừng chân xa xôi nơi núi cao vực thẳm, kết hợp với các từ láy “khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút” càng làm nổi bật con đường hành quân đầy gian nan thử thách của những người lính năm xưa. Đó chính là thử thách, cũng là cơ hội để phô bày vẻ đẹp mạnh mẽ, can trường của họ: Dù cuộc hành quân có khó khăn đến đâu, thiên nhiên rừng núi có khốc liệt thế nào cũng không thể ngăn bước họ tiếp tục rảo chân ra mặt trận. Có lẽ bởi thế mà dù có “Ngàn thước lên cao” hay “Ngàn thước xuống” , thác gầm, cọp trêu, đối với họ không là gì cả. Họ đã trở thành mãnh hổ của núi rừng miền Tây, sánh ngang với thiên nhiên nơi thâm sơn cùng cốc.
Cái hào hùng, tráng liệt của người lính Tây Tiến còn được thể hiện một cách thật cảm động qua những câu thơ về những cơn sốt rét rừng hành hạ:
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm”
Cách diễn đạt độc đáo “không mọc tóc” vừa thể hiện được sự khó khan, gian khổ của trận sốt rét rừng hành hạ, vừa thể hiện tâm lí chủ động, mạnh mẽ của người lính để chống chọi với bệnh tật hiểm nguy. Họ không chỉ mạnh mẽ và can trường trong cuộc chiến với quân thù mà còn dũng cảm hơn hết thảy trước sự dày vò của tự nhiên. Sốt rét rừng khiến họ vàng da rụng tóc, nhưng không phải vì thế mà họ đánh mất cái uy nghiêm của cốt cách người lính. Cái chết đối với họ cũng thật nhẹ nhàng tựa như một giấc chiêm bao:
“Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
Người lính thấy cái chết như hành trình tìm về với đất mẹ, tấm áo thiếu thốn bỗng chốc biến thành “áo bào”, anh về đất trong khúc độc hành ca của sông Mã, tạo hóa và thiên nhiên cũng xin cúi đầu trước vong linh của anh. Những câu thơ hùng hồn, giọng thơ đanh thép đã khắc họa sống động vẻ đẹp kiêu dũng của người lính Tây Tiến năm xưa.
Nhưng họ không chỉ là một người lính, họ còn là những sinh viên trẻ tuổi vừa rời khỏi giảng đường đại học, họ mang trong mình vẻ đẹp hào hoa và lãng mạn của tuổi trẻ. Có lẽ bởi vậy mà họ hòa mình vào những cuộc chơi một cách đầy vô tư như một cách để kéo mình ra khỏi những chông gai của chiến trường và để đặc quyền của tuổi trẻ khiến tâm hồn họ phong phú hơn chăng:
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viêng Chăn xây hồn thơ”
Ta như thấy hình ảnh người lính hòa mình vào điệu múa, tiếng khèn của người dân phố núi. Ta như nghe thấy tiếng đàn hòa vào tiếng ca của các sơn nữ, điệu thơ hòa vào điệu lòng người lính. Đối với người lính, đi kháng chiến không khiến họ héo mòn tuổi trẻ mà ngược lại, cái chất hào hoa của họ khiến tâm hồn họ trẻ, khiến họ vui say sau những đêm hành quân mệt nghỉ. Cánh hoa đong đưa trên dòng nước lũ cũng giống như cánh hoa lòng của họ: duyên dáng, ý nhị, tình tứ, trẻ trung, cao ngạo mà đầy yêu kiều. Tình tứ là vậy, nên có những đêm biên giới lạnh lùng, họ ôm ấp trong mình một dáng hình của người con gái, những nữ sinh duyên dáng của Hà Thành xưa: “Đêm mơ Hà Nội dáng Kiều thơm”. Họ biết yêu cái đẹp và trân trọng nó, họ ủ kĩ tấm lòng ấy để làm dịu đi cái khốc liệt của chiến trường.
Có thể nói rằng “Tây Tiến” của Quang Dũng là bài thơ kết tinh vẻ đẹp của người lính trẻ. Cái hào hùng và hào hoa quyện hòa trong con người họ để rồi tạo nên hình tượng rất đẹp, rất riêng của những chàng trai ấy. Qua đó ta thấy được ngòi bút tài hoa, lãng mạn của nhà thơ, để rồi lòng người mãi xuyến xao về những dòng thơ của một thời hoa lửa, để mãi sau này vẫn còn khắc ghi.
-Minh Anh- vfo.vn
BÀI VIẾT SỐ 4 CẢM NHẬN VẺ ĐẸP NGƯỜI LÍNH TÂY TIẾN QUA BÀI THƠ “TÂY TIẾN”
Văn chương là nghệ thuật được xây dựng từ những chất liệu quen thuộc của đời sống. Đi suốt chiều dài lịch sử của một dân tộc luôn phải đối mặt với quân xâm lược tàn ác, với những cuộc chiến vệ quốc gian nan, nền văn học Việt Nam đã khắc hoạ một cách chân thực nhất hình ảnh của những con người đã đứng lên chiến đấu vì Tổ quốc, quê hương. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nói riêng, hình ảnh người lính đã không ít lần đi vào từng trang văn, từng câu thơ, sống mãi trong âm vang của một thời máu lửa, hào hùng. Và trong bài thơ "Tây Tiến" của Quang Dũng sáng tác năm 1948, hình tượng người lính hiện lên thực chân thật, sống động, với những vẻ đẹp vừa hào hoa lãng mạn, lại vừa hào hùng mà bi tráng biết bao.
Những người lính Tây Tiến vốn xuất thân là những chàng trai trẻ trung chốn kinh thành, nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc, họ từ giã những giảng đường, những phố thị phồn hoa, xung phong lên những miền cao, miền xa mà chiến đấu. Đội quân Tây Tiến được thành lập năm 1947, là một đơn vị bộ đội hoạt động tại biên giới Việt - Lào, miền Tây tỉnh Thanh Hóa và Hòa Bình. Quang Dũng là một cán bộ đại đội của “đoàn binh không mọc tóc” ấy, đã từng vào sinh ra tử với đồng đội thân yêu. Chính nhờ những năm tháng gắn bó sâu đậm ấy, mà nhà thơ thấu hiểu hết không chỉ những gian truân của những người lính đồng đội, mà còn thấy được những nét đẹp ẩn chứa bên trong họ.
Vang lên trong từng vần thơ, từng con chữ, trước hết là vẻ đẹp hào hùng của những người lính Tây Tiến.
"Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm".
Quang Dũng gọi Tây Tiến bằng hai chữ "đoàn binh" chứ không phải "đoàn quân" hay "đội quân", chính điều đó đã gợi lên một sức mạnh hùng hậu, lớn lao dường như ta có thể nghe thấy cả tiếng vũ khí va vào nhau, tiếng bước chân đạp trên nền đất thật oai phong, hữu lực và khí thế mạnh mẽ ngút trời, sẵn sàng tiến về phía trước. Không chỉ có sức mạnh to lớn, mà câu thơ còn khắc hoạ được cả tâm thế của người lính. "Không mọc tóc" là một nét vẽ tả thực đã khắc hoạ thật chân thật hoàn cảnh gian nan, thiếu thốn của người lính Tây Tiến trên những bước đường hành quân. Trong thực tế đầy xót xa, những người lính đã hi sinh vì bệnh tật, vì cái đói cái rét còn nhiều hơn hi sinh vì chiến đấu với kẻ thù. Đặc biệt là căn bệnh sốt rét rừng hoành hành, khiến cho người bệnh bị rụng hết tóc, cũng có những người tự chủ động cạo đầu để thích nghi với cuộc sống thiếu thốn nơi núi rừng hiểm trở. Không chỉ có thế, hiện thực gian nan còn hiện lên qua hình ảnh "quân xanh màu lá". Cũng chính những căn bệnh nguy hiểm như sốt rét rừng đã khiến cho người lính trở nên tiều tụy, xanh xao, như những nhà thơ khác cũng đã từng tái hiện lại "sốt run người, vầng trán ướt mồ hôi" (Chính Hữu) hay "giọt mồ hôi rơi trên má anh vàng nghệ" (Tố Hữu). Thế nhưng, nói về hiện thực đầy khó khăn ấy, Quang Dũng đã khắc hoạ người lính với một tâm thế chủ động "không mọc tóc", chứ không phải là "tóc không mọc". Đó chính là tư thế hiên ngang, lạc quan, làm chủ trước gian nan thử thách. Và "xanh màu lá" ấy, dường như trong cái bị động ta lại thấy cái chủ động mạnh mẽ, những người lính khôn khéo lợi dụng cái bất lợi của mình để ngụy trang giữa màu xanh của rừng cây núi đá, để lẩn trốn, để phục kích quân thù. Chẳng những ung dung, chủ động, họ còn khiến kẻ thù phải khiếp sợ với khí thế của những loài sơn lâm, chúa rừng "dữ oai hùm". Chỉ với một hình ảnh so sánh, mà dường như ta có thể cảm nhận được hào khí Đông A của cả một thời dậy vang lịch sử. Trong thơ ca thời trung đại, hình ảnh người tráng sĩ, binh hùng tướng mạnh thường được ví với loài hổ dũng mãnh: "Tam quân tì hổ khí thôn ngưu" (Phạm Ngũ Lão), "Tỳ hổ ba quân giáo gươm sáng chói" (Trương Hán Siêu) hay "Sĩ tốt kén tay tì hổ, bề tôi chọn kẻ vuốt nanh" (Nguyễn Trãi). Đến với cuộc kháng chiến chống Pháp, chí khí và sức mạnh lẫm liệt vô song ấy lại hiện lên trong hình ảnh của người lính Tây Tiến, qua một giọng thơ hào sảng, mạnh mẽ vô cùng. Hướng điểm nhìn từ xa lại gần, hình ảnh người lính hiện lên thật rõ nét qua hình ảnh đặc tả "mắt trừng gửi mộng qua biên giới". Trong ánh mắt ấy là biết bao sự quyết tâm rực lửa, tập trung sẵn sàng đối mặt với gian khổ, khó khăn, đương đầu với hiểm nguy mà chẳng hề thấy một tia nao núng, lo sợ. Kẻ tráng sĩ, trượng phu khi xưa ra đi chiến đấu thường mang "mộng công danh", còn những chàng trai Tây Tiến giờ đây, có lẽ chiến đấu là bởi cái mộng quyết chí bảo vệ Tổ quốc vì quê hương, vì cả dân tộc, vì mọi đồng bào thân yêu. Chỉ qua vài câu thơ, mà vẻ đẹp hào hùng của người lính Tây Tiến hiện lên thật chân thực với một tư thế hiên ngang, khí thế mãnh liệt và ý chí vững vàng.
Nếu trong văn thơ trung đại, những tráng sĩ tòng quân luôn được khắc hoạ với vẻ đẹp hào hùng, dũng mãnh, phi ngã, phi thường, thì đến với thơ ca thời kì kháng chiến chống Pháp, các nhà thơ đã bắt đầu đi vào khai thác những nét đẹp đời thường của người chiến sĩ. Người lính Tây Tiến hào hùng là thế, nhưng họ cũng không thiếu đi những khoảnh khắc hào hoa, lãng mạn. Vốn là những chàng trai trẻ chốn đô thành, họ mang trong mình một tâm hồn trẻ trung, hào hoa bước vào cuộc chiến. Dù cuộc chiến đấu gian nan nhưng cũng chẳng thiếu được những giờ phút liên hoan trong đêm hội doanh trại
"Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ"
Chữ "bừng" ở giữa câu thơ như một nét vẽ có thần, nó chuyển từ vùng không gian của những núi cao, những dốc thẳm đến một không gian tràn ngập âm thanh của khí cụ, nhạc cụ và ánh sáng rực rỡ của những đuốc lửa bập bùng ấm áp nơi núi cao. Trong không gian vui tươi, lãng mạn ấy, người lính phải thốt lên đầy ngạc nhiên mà lại cũng vừa tình tứ "kìa em". Ấy là nỗi bất ngờ, một phút giây rừng động khi thấy những cô thôn nữ miền sơn cước trong những chiếc váy hoa duyên dáng, "e ấp" trong tiếng "khèn man điệu". Dường như, người lính giờ đây đã trút bỏ được những nhọc nhằn, gian truân, mệt mỏi, để cùng hoà mình vào giai điệu của bản nhạc ấm áp tình quân dân nơi núi rừng Tây Bắc. Đó cũng chính là giây phút họ được sống trọn vẹn trong tuổi trẻ, trong niềm vui hân hoan, hào hoa và lãng mạn.
"Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi"
Mai Châu hiện lên như một người em gái thân thương, trong tâm trí của người lính là những buổi ấm nồng hơi cơm cùng khói lam chiều, dù đạm bạc, dù đơn sơ nhưng cũng đủ để ấm lòng người để đến khi xa rồi, hơi ấm ấy, hương vị ấy, mãi cứ in sâu, in đậm trong tâm thức mỗi người. Văn học trung đại đề cao cái phi ngã, trung quân, khi ra đi chỉ mang trong mình giấc mộng lập công danh, nhưng người lính Tây Tiến không chỉ là những chàng trai hừng hực ý chí bảo vệ Tổ quốc, mộng công danh còn đi liền với cả "mộng giai nhân".
"Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm"
Quang Dũng đã đi sâu vào đời sống tâm hồn vô cùng phong phú của những người lính, họ cũng là những con người trẻ tuổi, tài hoa, trái tim họ cũng biết rung động, cũng biết vang lên những nhịp đập hết sức đời thường. Nhớ nhung một bóng dáng nơi đô thành, cao hơn, lại chính là trái tim sắt son luôn hướng về nơi thủ đô, nơi Tổ quốc. Đã có thời, những người lính không được phép đọc hay nghe bài thơ "Tây Tiến", bởi lẽ người ta cho rằng, chính những vần thơ thật lãng mạn ấy sẽ làm nhụt chí chiến đấu của họ. Thế nhưng không, những nét vẽ tài hoa ấy không phải là khắc hoạ những phần yếu mềm, tầm thường hoá người lính mà ngược lại, còn làm cho hình ảnh người lính trở nên vô cùng gần gũi chân thực, không ước lệ, hào hùng mà lại hào hoa đến lạ.
Song không chỉ mang trong mình nét đẹp hào hùng, hào hoa, người chiến sĩ hiện lên trong mỗi vẫn thơ còn mang một vẻ đẹp bi tráng. Quang Dũng đã hơn một lần nhắc đến sự hi sinh, ấy thế nhưng, bi mà không lụy.
"Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời"
Câu thơ có hai cách hiểu, có thể hiểu là người lính dừng chân, dựa lên súng mũ nghỉ ngơi, tạm quên đi những nhọc nhằn, vất vả, nhưng cũng có thể hiểu ấy là sự hi sinh. Trên chặng đường hành quân, phải đối mặt với địa hình hiểm trở, thời tiết khắc nghiệt, nguy hiểm rình rập suốt ngày lẫn đêm, chiến đấu với kẻ thù, đã không ít người ngã xuống. Cách nói giảm nói tránh, dù đã giảm nhẹ phần nào nỗi bi thương nhưng vẫn cứ nao nao, nặng trĩu. Tuy vậy, hình ảnh người lính hiện lên vẫn cứ hiên ngang, ung dung đến thế. Dường như họ chỉ từ giã bạn bè khi súng vẫn nắm chặt trong tay, mũ vẫn đội trên đầu, cái chết đến nhẹ nhàng như một giấc ngủ dài "quên đời".
"Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành"
Hình ảnh "mồ viễn xứ" gợi lên cái cảm giác ghê sợ, lạnh lẽo, tang thương nhưng lại không thể không tự hào, kiêu hãnh trước sự hi sinh bất khuất của người lính Tây Tiến. Tâm thế của người ra đi chiến đấu là sẵn sàng xả thân, "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh", mà ta cũng đã thấy ở trong trang thơ của biết bao nhà thơ khác
"Nhớ buổi ra đi đất trời rực lửa
Cả kinh thành nghi ngút cháy sau lưng
Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng
Hồn phất phơ mười phương cờ đỏ thắm"
(Chính Hữu)
"Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy"
(Nguyễn Đình Thi)
Trở lại với câu thơ của Quang Dũng, lần này, nhà thơ lại nói về sự hi sinh. Bằng một loạt những từ Hán Việt, những vần thơ bỗng trở nên trang trọng như một nén tâm nhang thắp lên cho người đã ngã xuống. Khi xưa, những tráng sĩ thắng trận trở về thường được nhà vua ban cho áo bào. Thế nhưng, tấm "áo bào" của những người lính Tây Tiến giờ đây có chăng chỉ là một mảnh áo lính. Nhìn vào lịch sử, trong thời kì gian khó, khi những người lính hi sinh, người dân địa phương thường đem cho họ những manh chiếu để quấn lấy thân thể trước khi chôn, nhưng rồi lính hi sinh nhiều, những manh chiếu còn chẳng có đủ, những người đã ra đi chỉ còn lại manh áo đơn sơ. Quang Dũng đã gọi những tấm áo ấy là những tấm "áo bào", chính là sự công nhận ngợi ca công lao của họ, đó cũng là cách để ăn ủi người đi, mà cũng đỡ tủi lòng kẻ ở lại. Cách nói "anh về đất" cũng là một cách nói giảm nói tránh, lấy cái tráng lệ để nói cái bị thương như đang bất tử hoá người lính. Và "sông Mã", con sông đã gắn liền với cả một giai đoạn chiến đấu của đoàn quân Tây Tiến, là chứng nhân của những hi sinh anh hùng, đã tắm trong máu của kẻ thù xâm lược, giờ đây cũng không nén nổi bi thương mà "gầm lên khúc độc hành". "Khúc độc hành" như khúc tráng ca đưa tiễn người ra đi. Sự hi sinh của người lính đặt giữa đất trời, thiên nhiên, có đất mẹ dang tay đón đợi, có sông Mã anh hùng dạo khúc tráng ca, rõ ràng là một sự hi sinh cao quý. Bởi vậy mà bi thương bỗng hoá thành bi tráng, trong cái đau thương không thể tránh khỏi, vẫn cứ âm vang chất tráng ca, tự hào, kiêu hãnh, biến hình ảnh người lính Tây Tiến trở thành một tượng đài bất tử.
Nhà phê bình Phong Lan đã nhận định "Tây Tiến là một tượng đài bất tử về người lính vô danh" - bất tử bởi sự vẻ đẹp hào hoa, hào hùng và bị tráng. Vì vậy, dù đã hơn nửa thế kỉ đã trôi qua, bài thơ vẫn không ngừng chiếm lấy tâm hồn và sự yêu thích của bao thế hệ bạn đọc.
-M-vfo.vn
Mỗi thời đại đi qua là dấu ấn của một giai đoạn văn học để lại. Như dân gian là hồn hậu, giản dị của người nông dân áo nâu nhuộm bùn; như trung đại là trang trọng với những ước lệ tượng trưng của bậc nho sĩ; như thời kháng Pháp là nét hào hùng của tinh thần kháng chiến sục sôi. Quang Dũng là nhà thơ áo lính, thơ ông là hồn thơ được nuôi dưỡng bằng những năm tháng hào hùng của dân tộc. Là đại đội trưởng của đoàn quân Tây Tiến nơi núi rừng Tây Bắc, gắn bó từ thuở ban đầu nên dù đã đi xa thì tâm hồn ông vẫn hướng về không gian, về những con người một thuở gắn bó keo sơn. Bài thơ “Tây Tiến” đã lưu giữ những nhớ thương của nhà thơ về quá khứ đậm sắc ấy. Một trong những nét đặc sắc nhất của bài thơ chính là tác phẩm đã khắc họa hình ảnh đoàn quân Tây Tiến với nét đẹp vừa hào hùng vừa hào hoa. Đó cũng là định hướng phân tích cho đề bài: cảm nhận vẻ đẹp người lính Tây Tiến qua bài thơ "Tây Tiến". Dưới đây là những bài làm chi tiết đầy đủ cho những ai còn đang gặp khó khăn với đề bài này. Chúc các bạn thành công!
Hình ảnh, hình tượng của người lính Tây Tiến được tác giả vẽ lên rất đẹp và hào hùng, các bạn cũng có thể hình dung qua những hình ảnh của người lính rất oanh liệt dũng cảm
BÀI VĂN MẪU SỐ 1 CẢM NHẬN VẺ ĐẸP NGƯỜI LÍNH TÂY TIẾN QUA BÀI THƠ “TÂY TIẾN”
Quang Dũng là nhà thơ khoác áo lính với một hồn thơ hào hoa, trung hậu. Xúc cảm về thời đại kháng Pháp hào hùng của dân tộc là chất xúc tác cho ngòi bút ông viết bài thơ “Tây Tiến”. Đó là nỗi nhớ về nơi núi non mù sương, về những đêm hành quân không biết mệt, và về cả những người lính đã cùng kề vai sát cánh. Vẻ đẹp người lính hiện lên trong bài thơ là bản hòa ca của nét hào hùng và chất hào hoa, của thiên nhiên và của cả tâm hồn người.
“Tây Tiến” là bài thơ được Quang Dũng sáng tác ở làng Phù Lưu Chanh sau khi chuyển công tác đến đơn vị khác. Bài thơ viết trong nỗi nhớ và hoài niệm của nhà thơ về những ngày còn gắn bó, về núi rừng thiên nhiên Tây Bắc và đặc biệt là những người lính gắn bó từ thuở ban đầu.
Những người thanh niên khoác lên mình màu áo lính xanh cũng là khoác lên những phẩm chất truyền thống của người lính: hào hùng, bi tráng. Ngay từ những câu thơ đầu, hoàn cảnh xuất hiện người lính đã mang những nét phi thường, thiên nhiên hoang sơ và hùng vĩ của núi rừng hiểm trở, với “Sài Khao sương lấp”, với những con dốc “khúc khuỷu”, sâu “thăm thẳm”. Trên cái nền của nơi núi hoang dã hiểm nguy ấy, người lính Tây Tiến hiện lên thật lẫm liệt với ý chí quyết tâm rực cháy, với đôi chân “mỏi” những vẫn bước, đạp bằng mọi gian khổ. Nét hào hùng còn được thể hiện rất rõ qua vẻ bề ngoài:
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm”
Không mọc tóc, nước da xanh là do những cơn sốt rét rừng. Chữ “không mọc tóc” đã khắc họa một tư thế chủ động, người lính tựa như chủ động không mọc tóc chứ không phải do bệnh tật. Nước da xanh do bệnh nhưng không ốm yếu tiều tụy mà lại quật lên sức mạnh: “dữ oai hùm”. Khó khăn gian khổ nhưng cũng không ngăn được họ tiến lên, đôi mắt vẫn đầy mộng lập công, mộng giải phóng, mộng tự do. Người lính Tây Tiến không chỉ mang ý chí quyết tâm vượt khó mà còn hào hùng bởi khí phách, tư thế hiên ngang trước cái chết:
“Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu, anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
Những nấm mồ rải rác nơi biên cương là hiện hữu cho cái chết, đã bao người lính vùi mình xuống đất dọc đường hành quân. Câu thơ sử dụng những từ Hán Việt, gợi sự trang trọng, làm cho cái chết trở thành một hi sinh cao cả, những ngôi mộ “rải rác” trở thành những mộ chí tôn nghiêm. “Áo bào” thực ra chỉ là manh áo nâu, nhưng cái chết cao cả đã khiến người lính, cả chiếc áo đắp tạm trở nên trang trọng và thiêng liêng. Tiếng gầm của sông Mã chính là tiếng gầm bi tráng trước sự ra đi của người lính. Cái chết của người lính như có sức cảm hóa thiên nhiên. Người lính một khi đã ra đi thì cũng khắc ghi trong tim một lời thề gắn bó, một lời thế quyết chiến mặc gian khổ:
“Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.”
Họ quyết chiến ra đi, thà chết không lui. Họ không chỉ mang theo hơi thở thời đại mà còn mang dáng dấp của những chinh phu tráng sĩ thuở xưa.
Những người lính ấy, họ xuất thân là những chàng trai đất Hà Thành. Họ trẻ tuổi nên cũng trẻ lòng, tâm hồn họ lãng mạn và hào hoa. Dù chiến đấu trong môi trường khắc nghiệt, không còn là đất thủ đô mà là nơi núi rừng đầy cạm bẫy, nhưng học vẫn nhạy cảm phát hiện ra vẻ đẹp khuất lấp sau cái hiểm nguy ấy. Đó là sự hùng vĩ, là sương, là mưa nên thơ. Đó là những đêm hội đuốc hoa rực sáng:
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”
Đoạn thơ dẫn người đọc vào không gian đầy ánh sáng, những cô em gái xúng xính trong những bộ xiêm áo, tâm hồn người lính cũng thả theo khúc nhạc mênh mang. Chữ “kìa” thể hiện tâm trang nhạc nhiên nhưng cũng đầy vui sướng. Chỉ có những tâm hồn lãng mãn, tâm hồn giàu chất thơ thì mới có được những xúc cảm và quan sát tinh tế như thế. Họ trẻ lòng, nên họ không chỉ mang giấc mộng lập công mà còn đầy áp giấc mộng giai nhân: “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”. “dáng kiều thơm” chính là dáng dấp người con gái, mơ về Hà Nội là mơ về những cô gái yêu kiều thướt tha.
Người lính Tây Tiến hiện ra vừa mang nét đẹp hào hoa lại vừa mang nét hào hùng. Từ vẻ ngoài cho đến tâm hồn, họ trẻ nên họ ôm nhiều giấc mộng, họ trẻ nhưng không yếu đuối mà quật lên một sức mạnh kiên cường, một í chí quyết tâm. Tâm hồn kiên cường ấy được nuôi dưỡng bằng xúc cảm lãng mạn. Đó là nét đẹp của đoàn quân Tây Tiến và cũng là nét đẹp của một thời đại kháng chiến của dân tộc.
-QP-vfo.vn
Hình ảnh người lính sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc không chỉ Tây Tiến mà rất nhiều chiến trường khác nữa luôn là hình ảnh đẹp trong lòng những người con Việt Nam
BÀI VĂN MẪU SỐ 2 CẢM NHẬN VẺ ĐẸP NGƯỜI LÍNH TÂY TIẾN QUA BÀI THƠ “TÂY TIẾN”
Ai đó từng nói: “Thơ là kết tinh, thơ là ngọc đọng, thơ là phiến Kỳ nam trong rừng trầm hương, thơ là hạt minh châu trong biển hạt trai, thơ là tinh hoa trong vườn phương thảo”. Đọc thơ Quang Dũng, ta cảm thấu hơn ý nghĩa của câu nói này. “Tây Tiến” được xem là một tác phẩm nổi bật của nhà thơ, trong đó vẻ đẹp người lính Tây Tiến là một trong những hình ảnh được tác giả phác họa rõ nét và chân thực nhất.
Năm 1948, nhà thơ Quang Dũng đã phải dời đơn vị mình đang công tác để chuyển sang một đơn vị mới tại Phù Lưu Chanh. Từng câu thơ, từng hình ảnh trong bài đều chứa chan một nỗi nhớ thương, một tình cảm trân trọng tác giả dành cho đồng đội, cho đơn vị, cho mảnh đất mình từng trải qua những ngày tháng gian lao vì độc lập của dân tộc, tự do của nhân dân. Hình ảnh người lính Tây Tiến được tác giả khắc họa xuyên suốt bài thơ, họ là những người lính hào hiệp, dũng cảm và cũng rất hào hoa, lãng mạn.
Quang Dũng đã phác họa nên hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp hào hùng. Họ là những con người quyết tâm, mang sức mạnh quả cảm sẵn sàng vượt khó khăn gian khổ để chinh phục thử thách. Càng trong gian truân, gập ghềnh, vẻ đẹp ấy lại càng hiện lên rõ nét:
“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa sa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”
Động từ “dốc” hướng cái nhìn của con người để chiêm ngưỡng cảnh núi non hùng vĩ. Những từ láy “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút” đã gợi ra sắc nét vẻ hoang sơ, gập ghềnh của thiên nhiên núi rừng miền tây. Điệp từ “ngàn thước” khi kết hợp cùng phép đối lập “lên – xuống” gợi liên tưởng đến những ngọn núi dốc đứng đầy hiểm nguy. Hình ảnh “thác oai linh gầm thét”, “cọp trêu người” như là một cách cường điệu hóa của tác giả để qua đó tô đậm cái hoang dại và đầy bí ẩn của núi rừng nơi đây. Người lính Tây Tiến, họ còn là những con người chủ động, ngang tàn và mang lý tưởng sống vô cùng cao đẹp. Họ dũng cảm chấp nhận cái chết có thể đến bất cứ lúc nào, nhưng vượt lên tất cả, sự chủ động, mạnh mẽ luôn tiếp thêm sức mạnh tinh thần để họ vượt qua đớn đau, mất mát. Hình ảnh “Anh bạn dãi dầu không bước nữa/ Gục lên súng mũ bỏ quên đời” là một cách nói giảm nói tránh về sự hi sinh, mất mát. Vì những đồng đội đã ngã xuống ấy, họ càng mạnh mẽ, quyết tâm hơn trên chặng đường bảo vệ tổ quốc đầy gian lao thử thách.
Bên cạnh vẻ đẹp hào hùng, người lính Tây Tiến còn mang vẻ đẹp hào hoa, phong nhã. Nét hào hoa ấy được thể hiện rõ nét khi người lính Tây Tiến đứng trước vẻ đẹp thơ mộng hữu tình của thiên nhiên Tây Bắc. Và những tâm hồn ấy cũng thật trẻ trung, lãng mạn trong những đêm liên hoan ấm áp tình quân dân:
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”
Bút pháp lãng mạn đã được Quang Dũng vận dụng tối đa ở đoạn thơ này để phác họa nên một bức tranh giàu chất thơ và đậm chất họa. Tâm hồn người lính như thả theo những khúc nhạc, điệu mua vui say mê đắm. Hình ảnh một doanh trại tưng bừng sắc lửa hoa rực rỡ, ấm áp đã gợi lên khung cảnh trữ tình đầy ánh sáng. Con người trong không gian ấy hiện lên đầy trẻ trung, lãng mạn, vui say. Vẻ đẹp hào hoa ở người lính còn được thể hiện trong giấc mơ về những cô gái Hà thành: “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”. Rõ ràng, đằng sau dáng vẻ hào hùng là một tâm hồn nhạy cảm, lãng mạn của những chàng trai trẻ tuổi, hình ảnh người lính vì thế mà được khắc họa càng thêm chân thực, sống động.
Hào hùng, hào hoa là vậy, ở người lính Tây Tiến còn bừng sáng lên vẻ đẹp bi tráng. Hơn một lần trong tác phẩm này, ta bắt gặp Quang Dũng nhắc đến sự hi sinh “bỏ quên đời”, “về đất”, nhưng tất thảy đều rất nhẹ nhàng, thanh thản như về với đất mẹ tổ quốc ấm êm. Cái chết có lẽ đã trở thành một chất liệu thẩm mỹ để tạo nên vẻ đẹp mang tính chất bi hùng ở người lính Tây Tiến. Đó là sự hy sinh mang ánh hào quang, sự ra đi tác động đến lòng người, đến cả thiên nhiên đất trời. Đó là những sự hy sinh cao cả và đẹp đẽ.
Đọc “Tây Tiến”, hình dung ra những vẻ đẹp mà nhà thơ khéo léo phác họa, ta cảm nhận được dường như vẻ đẹp ấy đã được gợi nên từ những cảm xúc, những kỉ niệm thiêng liêng và vô cùng gần gũi, thân quen của nhà thơ trong khoảng thời gian ông gắn bó với đoàn quân Tây Tiến, lên thác xuống ghềnh, chinh phục hiểm nguy để bảo vệ tổ quốc cùng anh em đồng đội. Có lẽ chính điều đó đã tạo nên vẻ đẹp rất riêng của người lính Tây Tiến, đồng thời cũng gợi ra vẻ đẹp của cả một thế hệ anh hùng trong thời kì kháng chiến đấu tranh hào hùng, đáng nhớ của dân tộc. Hình tượng người lính trong bài thơ vừa có sự kế thừa song cũng có những nét sáng tạo. Để khắc họa nên một hình tượng sinh động, chân thực nhất, nhà thơ Quang Dũng đã vận dụng sáng tạo và thành công bút pháp lãng mạn trên cái nền của hiện thực. Vẻ đẹp người lính cơ hồ được tạo dựng thành công và sống động như vậy một phần là bởi chính tác giả cũng từng là một người lính, có thời gian tham gia và gắn bó với đoàn quân của mình, là câu chuyện của một người lính viết về những người lính; song có lẽ chính hiện thực lịch sử hào hùng cũng đã chắp cánh cho tâm hồn nhà thơ chắp bút phác họa ra hình ảnh người lính bằng vẻ đẹp ngôn từ. Điều đó đã thể hiện một mối quan hệ khăng khít, chặt chẽ giữa văn học và lịch sử thời đại đồng thời thể hiện sự trải nghiệm của nhà thơ trong quá trình sáng tác văn học.
Nhận xét đó thực sự rất đúng về bài thơ đặc biệt là hình tượng người lính Tây Tiến, hình tượng góp phần làm cho tác phẩm thêm sống động và giàu ý nghĩa hơn, lưu lại nhiều dấu ấn trong trái tim người đọc.
-Nem-vfo.vn
HÌnh ảnh minh họa cho các cuộc hành quân của những người lính Tây Tiến
BÀI VĂN MẪU SỐ 3 CẢM NHẬN VẺ ĐẸP NGƯỜI LÍNH TÂY TIẾN QUA BÀI THƠ “TÂY TIẾN”
Chiến tranh đã qua đi nhưng lòng người còn ở lại theo những nét chữ của những nhà văn kháng chiến. Mấy mươi năm trôi qua nhưng hình ảnh đoàn binh Tây Tiến và những nỗi niềm thơ Quang Dũng phải chăng vẫn còn vang vọng trong lòng người đọc? Ra đời năm 1948, “Tây Tiến” – Quang Dũng vẫn là khúc vĩ thanh cao vút, đặc biệt vẻ đẹp của người lính Tây Tiến một thời đã để lại nhiều ấn tượng khôn nguôi.
Như một quy luật của thời đại, người lính tiêu biểu cho vẻ đẹp của cả một thời hoa lửa: vừa có cái mạnh mẽ, hào dũng của anh bộ đội cụ Hồ, vừa hào hoa, lãng mạn, trẻ trung của những thanh niên mới lớn. Họ kết tinh những vẻ đẹp ấy, quên đi cái khốc liệt của chiến trường, cái mệt nhọc của nhiều đêm hành quân kháng chiến. Đó phải chăng là nguồn sức mạnh giúp họ chiến đấu và chiến thắng, để “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”?
Người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp hào hùng, mạnh mẽ, xứng đáng là những chiến binh trên mặt trận khốc liệt năm xưa. Họ phải trải qua trăm ngàn con đường hành quân mỏi mệt, “Bắp chân đầu gối đã săn gân”:
“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời”
Các địa danh “Sài Khao, Mường Lát” gợi về những điểm dừng chân xa xôi nơi núi cao vực thẳm, kết hợp với các từ láy “khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút” càng làm nổi bật con đường hành quân đầy gian nan thử thách của những người lính năm xưa. Đó chính là thử thách, cũng là cơ hội để phô bày vẻ đẹp mạnh mẽ, can trường của họ: Dù cuộc hành quân có khó khăn đến đâu, thiên nhiên rừng núi có khốc liệt thế nào cũng không thể ngăn bước họ tiếp tục rảo chân ra mặt trận. Có lẽ bởi thế mà dù có “Ngàn thước lên cao” hay “Ngàn thước xuống” , thác gầm, cọp trêu, đối với họ không là gì cả. Họ đã trở thành mãnh hổ của núi rừng miền Tây, sánh ngang với thiên nhiên nơi thâm sơn cùng cốc.
Cái hào hùng, tráng liệt của người lính Tây Tiến còn được thể hiện một cách thật cảm động qua những câu thơ về những cơn sốt rét rừng hành hạ:
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm”
Cách diễn đạt độc đáo “không mọc tóc” vừa thể hiện được sự khó khan, gian khổ của trận sốt rét rừng hành hạ, vừa thể hiện tâm lí chủ động, mạnh mẽ của người lính để chống chọi với bệnh tật hiểm nguy. Họ không chỉ mạnh mẽ và can trường trong cuộc chiến với quân thù mà còn dũng cảm hơn hết thảy trước sự dày vò của tự nhiên. Sốt rét rừng khiến họ vàng da rụng tóc, nhưng không phải vì thế mà họ đánh mất cái uy nghiêm của cốt cách người lính. Cái chết đối với họ cũng thật nhẹ nhàng tựa như một giấc chiêm bao:
“Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
Người lính thấy cái chết như hành trình tìm về với đất mẹ, tấm áo thiếu thốn bỗng chốc biến thành “áo bào”, anh về đất trong khúc độc hành ca của sông Mã, tạo hóa và thiên nhiên cũng xin cúi đầu trước vong linh của anh. Những câu thơ hùng hồn, giọng thơ đanh thép đã khắc họa sống động vẻ đẹp kiêu dũng của người lính Tây Tiến năm xưa.
Nhưng họ không chỉ là một người lính, họ còn là những sinh viên trẻ tuổi vừa rời khỏi giảng đường đại học, họ mang trong mình vẻ đẹp hào hoa và lãng mạn của tuổi trẻ. Có lẽ bởi vậy mà họ hòa mình vào những cuộc chơi một cách đầy vô tư như một cách để kéo mình ra khỏi những chông gai của chiến trường và để đặc quyền của tuổi trẻ khiến tâm hồn họ phong phú hơn chăng:
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viêng Chăn xây hồn thơ”
Ta như thấy hình ảnh người lính hòa mình vào điệu múa, tiếng khèn của người dân phố núi. Ta như nghe thấy tiếng đàn hòa vào tiếng ca của các sơn nữ, điệu thơ hòa vào điệu lòng người lính. Đối với người lính, đi kháng chiến không khiến họ héo mòn tuổi trẻ mà ngược lại, cái chất hào hoa của họ khiến tâm hồn họ trẻ, khiến họ vui say sau những đêm hành quân mệt nghỉ. Cánh hoa đong đưa trên dòng nước lũ cũng giống như cánh hoa lòng của họ: duyên dáng, ý nhị, tình tứ, trẻ trung, cao ngạo mà đầy yêu kiều. Tình tứ là vậy, nên có những đêm biên giới lạnh lùng, họ ôm ấp trong mình một dáng hình của người con gái, những nữ sinh duyên dáng của Hà Thành xưa: “Đêm mơ Hà Nội dáng Kiều thơm”. Họ biết yêu cái đẹp và trân trọng nó, họ ủ kĩ tấm lòng ấy để làm dịu đi cái khốc liệt của chiến trường.
Có thể nói rằng “Tây Tiến” của Quang Dũng là bài thơ kết tinh vẻ đẹp của người lính trẻ. Cái hào hùng và hào hoa quyện hòa trong con người họ để rồi tạo nên hình tượng rất đẹp, rất riêng của những chàng trai ấy. Qua đó ta thấy được ngòi bút tài hoa, lãng mạn của nhà thơ, để rồi lòng người mãi xuyến xao về những dòng thơ của một thời hoa lửa, để mãi sau này vẫn còn khắc ghi.
-Minh Anh- vfo.vn
BÀI VIẾT SỐ 4 CẢM NHẬN VẺ ĐẸP NGƯỜI LÍNH TÂY TIẾN QUA BÀI THƠ “TÂY TIẾN”
Văn chương là nghệ thuật được xây dựng từ những chất liệu quen thuộc của đời sống. Đi suốt chiều dài lịch sử của một dân tộc luôn phải đối mặt với quân xâm lược tàn ác, với những cuộc chiến vệ quốc gian nan, nền văn học Việt Nam đã khắc hoạ một cách chân thực nhất hình ảnh của những con người đã đứng lên chiến đấu vì Tổ quốc, quê hương. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nói riêng, hình ảnh người lính đã không ít lần đi vào từng trang văn, từng câu thơ, sống mãi trong âm vang của một thời máu lửa, hào hùng. Và trong bài thơ "Tây Tiến" của Quang Dũng sáng tác năm 1948, hình tượng người lính hiện lên thực chân thật, sống động, với những vẻ đẹp vừa hào hoa lãng mạn, lại vừa hào hùng mà bi tráng biết bao.
Những người lính Tây Tiến vốn xuất thân là những chàng trai trẻ trung chốn kinh thành, nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc, họ từ giã những giảng đường, những phố thị phồn hoa, xung phong lên những miền cao, miền xa mà chiến đấu. Đội quân Tây Tiến được thành lập năm 1947, là một đơn vị bộ đội hoạt động tại biên giới Việt - Lào, miền Tây tỉnh Thanh Hóa và Hòa Bình. Quang Dũng là một cán bộ đại đội của “đoàn binh không mọc tóc” ấy, đã từng vào sinh ra tử với đồng đội thân yêu. Chính nhờ những năm tháng gắn bó sâu đậm ấy, mà nhà thơ thấu hiểu hết không chỉ những gian truân của những người lính đồng đội, mà còn thấy được những nét đẹp ẩn chứa bên trong họ.
Vang lên trong từng vần thơ, từng con chữ, trước hết là vẻ đẹp hào hùng của những người lính Tây Tiến.
"Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm".
Quang Dũng gọi Tây Tiến bằng hai chữ "đoàn binh" chứ không phải "đoàn quân" hay "đội quân", chính điều đó đã gợi lên một sức mạnh hùng hậu, lớn lao dường như ta có thể nghe thấy cả tiếng vũ khí va vào nhau, tiếng bước chân đạp trên nền đất thật oai phong, hữu lực và khí thế mạnh mẽ ngút trời, sẵn sàng tiến về phía trước. Không chỉ có sức mạnh to lớn, mà câu thơ còn khắc hoạ được cả tâm thế của người lính. "Không mọc tóc" là một nét vẽ tả thực đã khắc hoạ thật chân thật hoàn cảnh gian nan, thiếu thốn của người lính Tây Tiến trên những bước đường hành quân. Trong thực tế đầy xót xa, những người lính đã hi sinh vì bệnh tật, vì cái đói cái rét còn nhiều hơn hi sinh vì chiến đấu với kẻ thù. Đặc biệt là căn bệnh sốt rét rừng hoành hành, khiến cho người bệnh bị rụng hết tóc, cũng có những người tự chủ động cạo đầu để thích nghi với cuộc sống thiếu thốn nơi núi rừng hiểm trở. Không chỉ có thế, hiện thực gian nan còn hiện lên qua hình ảnh "quân xanh màu lá". Cũng chính những căn bệnh nguy hiểm như sốt rét rừng đã khiến cho người lính trở nên tiều tụy, xanh xao, như những nhà thơ khác cũng đã từng tái hiện lại "sốt run người, vầng trán ướt mồ hôi" (Chính Hữu) hay "giọt mồ hôi rơi trên má anh vàng nghệ" (Tố Hữu). Thế nhưng, nói về hiện thực đầy khó khăn ấy, Quang Dũng đã khắc hoạ người lính với một tâm thế chủ động "không mọc tóc", chứ không phải là "tóc không mọc". Đó chính là tư thế hiên ngang, lạc quan, làm chủ trước gian nan thử thách. Và "xanh màu lá" ấy, dường như trong cái bị động ta lại thấy cái chủ động mạnh mẽ, những người lính khôn khéo lợi dụng cái bất lợi của mình để ngụy trang giữa màu xanh của rừng cây núi đá, để lẩn trốn, để phục kích quân thù. Chẳng những ung dung, chủ động, họ còn khiến kẻ thù phải khiếp sợ với khí thế của những loài sơn lâm, chúa rừng "dữ oai hùm". Chỉ với một hình ảnh so sánh, mà dường như ta có thể cảm nhận được hào khí Đông A của cả một thời dậy vang lịch sử. Trong thơ ca thời trung đại, hình ảnh người tráng sĩ, binh hùng tướng mạnh thường được ví với loài hổ dũng mãnh: "Tam quân tì hổ khí thôn ngưu" (Phạm Ngũ Lão), "Tỳ hổ ba quân giáo gươm sáng chói" (Trương Hán Siêu) hay "Sĩ tốt kén tay tì hổ, bề tôi chọn kẻ vuốt nanh" (Nguyễn Trãi). Đến với cuộc kháng chiến chống Pháp, chí khí và sức mạnh lẫm liệt vô song ấy lại hiện lên trong hình ảnh của người lính Tây Tiến, qua một giọng thơ hào sảng, mạnh mẽ vô cùng. Hướng điểm nhìn từ xa lại gần, hình ảnh người lính hiện lên thật rõ nét qua hình ảnh đặc tả "mắt trừng gửi mộng qua biên giới". Trong ánh mắt ấy là biết bao sự quyết tâm rực lửa, tập trung sẵn sàng đối mặt với gian khổ, khó khăn, đương đầu với hiểm nguy mà chẳng hề thấy một tia nao núng, lo sợ. Kẻ tráng sĩ, trượng phu khi xưa ra đi chiến đấu thường mang "mộng công danh", còn những chàng trai Tây Tiến giờ đây, có lẽ chiến đấu là bởi cái mộng quyết chí bảo vệ Tổ quốc vì quê hương, vì cả dân tộc, vì mọi đồng bào thân yêu. Chỉ qua vài câu thơ, mà vẻ đẹp hào hùng của người lính Tây Tiến hiện lên thật chân thực với một tư thế hiên ngang, khí thế mãnh liệt và ý chí vững vàng.
Nếu trong văn thơ trung đại, những tráng sĩ tòng quân luôn được khắc hoạ với vẻ đẹp hào hùng, dũng mãnh, phi ngã, phi thường, thì đến với thơ ca thời kì kháng chiến chống Pháp, các nhà thơ đã bắt đầu đi vào khai thác những nét đẹp đời thường của người chiến sĩ. Người lính Tây Tiến hào hùng là thế, nhưng họ cũng không thiếu đi những khoảnh khắc hào hoa, lãng mạn. Vốn là những chàng trai trẻ chốn đô thành, họ mang trong mình một tâm hồn trẻ trung, hào hoa bước vào cuộc chiến. Dù cuộc chiến đấu gian nan nhưng cũng chẳng thiếu được những giờ phút liên hoan trong đêm hội doanh trại
"Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ"
Chữ "bừng" ở giữa câu thơ như một nét vẽ có thần, nó chuyển từ vùng không gian của những núi cao, những dốc thẳm đến một không gian tràn ngập âm thanh của khí cụ, nhạc cụ và ánh sáng rực rỡ của những đuốc lửa bập bùng ấm áp nơi núi cao. Trong không gian vui tươi, lãng mạn ấy, người lính phải thốt lên đầy ngạc nhiên mà lại cũng vừa tình tứ "kìa em". Ấy là nỗi bất ngờ, một phút giây rừng động khi thấy những cô thôn nữ miền sơn cước trong những chiếc váy hoa duyên dáng, "e ấp" trong tiếng "khèn man điệu". Dường như, người lính giờ đây đã trút bỏ được những nhọc nhằn, gian truân, mệt mỏi, để cùng hoà mình vào giai điệu của bản nhạc ấm áp tình quân dân nơi núi rừng Tây Bắc. Đó cũng chính là giây phút họ được sống trọn vẹn trong tuổi trẻ, trong niềm vui hân hoan, hào hoa và lãng mạn.
"Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi"
Mai Châu hiện lên như một người em gái thân thương, trong tâm trí của người lính là những buổi ấm nồng hơi cơm cùng khói lam chiều, dù đạm bạc, dù đơn sơ nhưng cũng đủ để ấm lòng người để đến khi xa rồi, hơi ấm ấy, hương vị ấy, mãi cứ in sâu, in đậm trong tâm thức mỗi người. Văn học trung đại đề cao cái phi ngã, trung quân, khi ra đi chỉ mang trong mình giấc mộng lập công danh, nhưng người lính Tây Tiến không chỉ là những chàng trai hừng hực ý chí bảo vệ Tổ quốc, mộng công danh còn đi liền với cả "mộng giai nhân".
"Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm"
Quang Dũng đã đi sâu vào đời sống tâm hồn vô cùng phong phú của những người lính, họ cũng là những con người trẻ tuổi, tài hoa, trái tim họ cũng biết rung động, cũng biết vang lên những nhịp đập hết sức đời thường. Nhớ nhung một bóng dáng nơi đô thành, cao hơn, lại chính là trái tim sắt son luôn hướng về nơi thủ đô, nơi Tổ quốc. Đã có thời, những người lính không được phép đọc hay nghe bài thơ "Tây Tiến", bởi lẽ người ta cho rằng, chính những vần thơ thật lãng mạn ấy sẽ làm nhụt chí chiến đấu của họ. Thế nhưng không, những nét vẽ tài hoa ấy không phải là khắc hoạ những phần yếu mềm, tầm thường hoá người lính mà ngược lại, còn làm cho hình ảnh người lính trở nên vô cùng gần gũi chân thực, không ước lệ, hào hùng mà lại hào hoa đến lạ.
Song không chỉ mang trong mình nét đẹp hào hùng, hào hoa, người chiến sĩ hiện lên trong mỗi vẫn thơ còn mang một vẻ đẹp bi tráng. Quang Dũng đã hơn một lần nhắc đến sự hi sinh, ấy thế nhưng, bi mà không lụy.
"Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời"
Câu thơ có hai cách hiểu, có thể hiểu là người lính dừng chân, dựa lên súng mũ nghỉ ngơi, tạm quên đi những nhọc nhằn, vất vả, nhưng cũng có thể hiểu ấy là sự hi sinh. Trên chặng đường hành quân, phải đối mặt với địa hình hiểm trở, thời tiết khắc nghiệt, nguy hiểm rình rập suốt ngày lẫn đêm, chiến đấu với kẻ thù, đã không ít người ngã xuống. Cách nói giảm nói tránh, dù đã giảm nhẹ phần nào nỗi bi thương nhưng vẫn cứ nao nao, nặng trĩu. Tuy vậy, hình ảnh người lính hiện lên vẫn cứ hiên ngang, ung dung đến thế. Dường như họ chỉ từ giã bạn bè khi súng vẫn nắm chặt trong tay, mũ vẫn đội trên đầu, cái chết đến nhẹ nhàng như một giấc ngủ dài "quên đời".
"Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành"
Hình ảnh "mồ viễn xứ" gợi lên cái cảm giác ghê sợ, lạnh lẽo, tang thương nhưng lại không thể không tự hào, kiêu hãnh trước sự hi sinh bất khuất của người lính Tây Tiến. Tâm thế của người ra đi chiến đấu là sẵn sàng xả thân, "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh", mà ta cũng đã thấy ở trong trang thơ của biết bao nhà thơ khác
"Nhớ buổi ra đi đất trời rực lửa
Cả kinh thành nghi ngút cháy sau lưng
Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng
Hồn phất phơ mười phương cờ đỏ thắm"
(Chính Hữu)
"Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy"
(Nguyễn Đình Thi)
Trở lại với câu thơ của Quang Dũng, lần này, nhà thơ lại nói về sự hi sinh. Bằng một loạt những từ Hán Việt, những vần thơ bỗng trở nên trang trọng như một nén tâm nhang thắp lên cho người đã ngã xuống. Khi xưa, những tráng sĩ thắng trận trở về thường được nhà vua ban cho áo bào. Thế nhưng, tấm "áo bào" của những người lính Tây Tiến giờ đây có chăng chỉ là một mảnh áo lính. Nhìn vào lịch sử, trong thời kì gian khó, khi những người lính hi sinh, người dân địa phương thường đem cho họ những manh chiếu để quấn lấy thân thể trước khi chôn, nhưng rồi lính hi sinh nhiều, những manh chiếu còn chẳng có đủ, những người đã ra đi chỉ còn lại manh áo đơn sơ. Quang Dũng đã gọi những tấm áo ấy là những tấm "áo bào", chính là sự công nhận ngợi ca công lao của họ, đó cũng là cách để ăn ủi người đi, mà cũng đỡ tủi lòng kẻ ở lại. Cách nói "anh về đất" cũng là một cách nói giảm nói tránh, lấy cái tráng lệ để nói cái bị thương như đang bất tử hoá người lính. Và "sông Mã", con sông đã gắn liền với cả một giai đoạn chiến đấu của đoàn quân Tây Tiến, là chứng nhân của những hi sinh anh hùng, đã tắm trong máu của kẻ thù xâm lược, giờ đây cũng không nén nổi bi thương mà "gầm lên khúc độc hành". "Khúc độc hành" như khúc tráng ca đưa tiễn người ra đi. Sự hi sinh của người lính đặt giữa đất trời, thiên nhiên, có đất mẹ dang tay đón đợi, có sông Mã anh hùng dạo khúc tráng ca, rõ ràng là một sự hi sinh cao quý. Bởi vậy mà bi thương bỗng hoá thành bi tráng, trong cái đau thương không thể tránh khỏi, vẫn cứ âm vang chất tráng ca, tự hào, kiêu hãnh, biến hình ảnh người lính Tây Tiến trở thành một tượng đài bất tử.
Nhà phê bình Phong Lan đã nhận định "Tây Tiến là một tượng đài bất tử về người lính vô danh" - bất tử bởi sự vẻ đẹp hào hoa, hào hùng và bị tráng. Vì vậy, dù đã hơn nửa thế kỉ đã trôi qua, bài thơ vẫn không ngừng chiếm lấy tâm hồn và sự yêu thích của bao thế hệ bạn đọc.
-M-vfo.vn
- Chủ đề
- nguoi linh tây tiến