Nikon cảnh báo tình trạng xuất hiện máy ảnh DSLR “nhái” trên thị trường
Đây không phải là lần đầu tiên hãng công nghệ Nikon đưa ra các cảnh báo về tình trạng này. Tháng 12 năm 2014, giới công nghệ đã truyền tai nhau câu chuyện về chiếc máy ảnh Nikon D800E “nhái” được phát hiện trên thị trường. Mọi việc vẫn chưa dừng lại ở đó khi mà có dấu hiệu cho rằng sản phẩm “nhái” còn xuất hiện ở nhiều dòng máy ảnh Nikon khác nữa.
Những chiếc máy ảnh “nhái” này hoàn toàn không phải là những đồ chơi bằng nhựa được bày bán ở các gian hàng cho trẻ em. Ở đây chúng ta đề cập đến những sản phẩm trông giống như thật, vẫn hoạt động được bình thường nhưng có chất lượng thấp hơn nhiều so với những chiếc máy ảnh xịn.
Tình trạng này được phát hiện lần đầu tiên với dòng máy Nikon D800 và D800E. Lợi dụng việc hai dòng sản phẩm này sử dùng cùng loại thân máy có kích cỡ tương tự nhau, một số người bán đã cố tình thay thân máy D800 bằng thân máy D800E, sau đó bán ra máy D800E “nhái” với giá cao nhằm thu tiền chênh lệch. Điểm nổi bật của Nikon D800E là hiệu ứng khử răng cưa trong kỹ thuật xử lý đồ họa giúp tăng độ sắc nét và chi tiết hơn cho hình ảnh. Tuy nhiên, tính năng này đã bị gỡ bỏ trên các sản phẩm Nikon D800E “nhái”. Sự khác biệt về chất lượng hình ảnh giữa Nikon D800 và D800E rất khó phát hiện và khách hàng cần phải kiểm tra thật kỹ trước khi chi tiền nếu không muốn mua phải một chiếc máy ảnh “nhái”.
Đến nay, Nikon tiếp tục có các cảnh báo về tình trạng xuất hiện D4s “nhái” được làm từ D4 và D610 “nhái” được làm từ D7100 trên thị trường. Thủ đoạn đánh lừa của kẻ gian cũng được tiến hành tương tự như với bộ đôi D800 và D800E ở trên và người dùng rất khó có thể phát hiện được điều này nếu chỉ nhìn vào bề ngoài của sản phẩm.
Song song đó, hãng cũng đưa ra hướng dẫn để người dùng có thể tự kiểm tra bằng cách trình phát một bức ảnh có sẵn trong máy và chọn chế độ “overview”. Lúc này tên máy ảnh sẽ hiển thị ở góc phải phía trên màn hình. Nếu tên hiển thị ở đây không trùng với tên trên thân máy thì điều đó có nghĩa là sản phẩm đã bị đánh tráo và bạn là một nạn nhân của việc lừa đảo này.
Đây không phải là lần đầu tiên hãng công nghệ Nikon đưa ra các cảnh báo về tình trạng này. Tháng 12 năm 2014, giới công nghệ đã truyền tai nhau câu chuyện về chiếc máy ảnh Nikon D800E “nhái” được phát hiện trên thị trường. Mọi việc vẫn chưa dừng lại ở đó khi mà có dấu hiệu cho rằng sản phẩm “nhái” còn xuất hiện ở nhiều dòng máy ảnh Nikon khác nữa.
Những chiếc máy ảnh “nhái” này hoàn toàn không phải là những đồ chơi bằng nhựa được bày bán ở các gian hàng cho trẻ em. Ở đây chúng ta đề cập đến những sản phẩm trông giống như thật, vẫn hoạt động được bình thường nhưng có chất lượng thấp hơn nhiều so với những chiếc máy ảnh xịn.
Tình trạng này được phát hiện lần đầu tiên với dòng máy Nikon D800 và D800E. Lợi dụng việc hai dòng sản phẩm này sử dùng cùng loại thân máy có kích cỡ tương tự nhau, một số người bán đã cố tình thay thân máy D800 bằng thân máy D800E, sau đó bán ra máy D800E “nhái” với giá cao nhằm thu tiền chênh lệch. Điểm nổi bật của Nikon D800E là hiệu ứng khử răng cưa trong kỹ thuật xử lý đồ họa giúp tăng độ sắc nét và chi tiết hơn cho hình ảnh. Tuy nhiên, tính năng này đã bị gỡ bỏ trên các sản phẩm Nikon D800E “nhái”. Sự khác biệt về chất lượng hình ảnh giữa Nikon D800 và D800E rất khó phát hiện và khách hàng cần phải kiểm tra thật kỹ trước khi chi tiền nếu không muốn mua phải một chiếc máy ảnh “nhái”.
Đến nay, Nikon tiếp tục có các cảnh báo về tình trạng xuất hiện D4s “nhái” được làm từ D4 và D610 “nhái” được làm từ D7100 trên thị trường. Thủ đoạn đánh lừa của kẻ gian cũng được tiến hành tương tự như với bộ đôi D800 và D800E ở trên và người dùng rất khó có thể phát hiện được điều này nếu chỉ nhìn vào bề ngoài của sản phẩm.
Song song đó, hãng cũng đưa ra hướng dẫn để người dùng có thể tự kiểm tra bằng cách trình phát một bức ảnh có sẵn trong máy và chọn chế độ “overview”. Lúc này tên máy ảnh sẽ hiển thị ở góc phải phía trên màn hình. Nếu tên hiển thị ở đây không trùng với tên trên thân máy thì điều đó có nghĩa là sản phẩm đã bị đánh tráo và bạn là một nạn nhân của việc lừa đảo này.
Nguồn: techradar
- Chủ đề
- dsrl dsrl gia dsrl nikon may anh dsrl nikon