Câu đố vui về Lịch sử

snowolf901

Tuyết Lang
Bạn trả lời đúng, nhưng câu này ở trang đầu rồi, bạn vào tham gia tiếp nhé.

Đúng rồi =D>

Đố ai giải phóng Thăng Long.
Nửa đêm trừ tịch quyết lòng tiến binh.
Đống Đa, sông Nhị vươn mình.
Giặc Thanh vỡ mộng cường chinh tơi bời? :)
nhớ là Quang Trung
 

ATM

✩✩✩✩
[FONT=&quot]Đố ai trên Bạch Đằng Giang.
Phá quân Nam Hán giữ an quê nhà?
[/FONT]
:man:
 
Đố biết ai đã hỏi câu :Trước nhục nước nên hòa hay nên chiến" và trong hoàn cảnh nào? :think:
 

tengiday

Happy life
Đố biết ai đã hỏi câu :Trước nhục nước nên hòa hay nên chiến" và trong hoàn cảnh nào? :think:
Thái Thượng Hoàng Trần Thánh Tông đã hỏi các bô lão trong hội nghị Diên Hồng ở thềm điện Diên Hồng:
"Trước nhục nước nên hòa hay nên chiến?"
Các bô lão đã đáp rằng "Chiến".
 

forgetmenot

✩✩✩
Làm quan Tổng đốc Hà thành,
Giữa khi vận nước, tơ mành treo chuông,
Mất thành tự vẫn theo luôn,
Tấm gương trung liệt còn muôn năm truyền
Là ai? :think:
 

forgetmenot

✩✩✩
Là Hoàng Diệu phải không forgetmenot?
Đúng rồi =D>

Đố ai vì nghĩa quên mình,
Hoàng bào thay đổi, quân Minh bị lừa,
Hôm nay nhắc lại chuyện xưa,
Hăm hai, hăm mốt, nắng mưa không nhòa.
Là ai? :think:
 

Duy Tùng Shrek

I Love [you] <3
Đúng rồi =D>

Đố ai vì nghĩa quên mình,
Hoàng bào thay đổi, quân Minh bị lừa,
Hôm nay nhắc lại chuyện xưa,
Hăm hai, hăm mốt, nắng mưa không nhòa.
Là ai? :think:
Lê Minh ( member diễn đàn ) :avatar660406_2:
À nhầm thời đấy chắc anh Lê Minh chưa sinh ra :rofl:
Chỉ nhớ anh hùng này họ Lê học ở lớp 4 nhưng quên rồi :cnr:
 

quanltv

Sư phụ của ADMIN
Đúng rồi =D>

Đố ai vì nghĩa quên mình,
Hoàng bào thay đổi, quân Minh bị lừa,
Hôm nay nhắc lại chuyện xưa,
Hăm hai, hăm mốt, nắng mưa không nhòa.
Là ai? :think:

Lê Minh ( member diễn đàn ) :avatar660406_2:
À nhầm thời đấy chắc anh Lê Minh chưa sinh ra :rofl:
Chỉ nhớ anh hùng này họ Lê học ở lớp 4 nhưng quên rồi :cnr:
Là Lê Lai nhé
 

forgetmenot

✩✩✩
Đố ai vì nghĩa quên mình,
Hoàng bào thay đổi, quân Minh bị lừa,
Hôm nay nhắc lại chuyện xưa,
Hăm hai, hăm mốt, nắng mưa không nhòa.
Là ai?
Lê Minh ( member diễn đàn ) :avatar660406_2:
À nhầm thời đấy chắc anh Lê Minh chưa sinh ra :rofl:
Chỉ nhớ anh hùng này họ Lê học ở lớp 4 nhưng quên rồi :cnr:
Tùng làm 4get cười suýt té ghế... :troll1:
Là Lê Lai nhé
Đúng rồi =D>
Câu "Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi" dễ nhớ thôi mà. :haha:
Đố ai được "mời" ăn cỗ đầu người? :ha:
 

tengiday

Happy life
Đố ai vì nghĩa quên mình,
Hoàng bào thay đổi, quân Minh bị lừa,
Hôm nay nhắc lại chuyện xưa,
Hăm hai, hăm mốt, nắng mưa không nhòa.
Là ai?
Tùng làm 4get cười suýt té ghế... :troll1:

Đúng rồi =D>
Câu "Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi" dễ nhớ thôi mà. :haha:
Đố ai được "mời" ăn cỗ đầu người? :ha:
Hình như là Nguyễn Biểu phải không bạn? Tướng Trương Phụ của nhà Minh mời ăn cỗ "đầu người".
 

forgetmenot

✩✩✩
Hình như là Nguyễn Biểu phải không bạn? Tướng Trương Phụ của nhà Minh mời ăn cỗ "đầu người".
Đúng rồi =D>
Ông đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ) cuối thời Trần, làm quan đến chức Điện Tiền Thái sử (Ngự Sử). Khi quân nhà Minh xâm lược Đại Ngu, ông đã phò vua Trần Trùng Quang Đế (1409-1413) tổ chức cuộc kháng chiến.
Năm 1413, quân Minh đánh vào Nghệ An, Trùng Quang Đế chạy vào Hóa Châu, sai ông đi sứ giảng hoà, gặp Trương Phụ xin cầu phong, cốt thực hiện kế hoãn binh, kéo dài thời gian để cho Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị xây dựng binh lực. Tướng Minh Trương Phụ tiếp sứ thần rất khinh bạc, ngạo mạn, sai quân dọn ra một mâm cỗ chỉ có một cái đầu người luộc chín, ép Nguyễn Biểu ăn, cốt để thị oai.
Nguyễn Biểu ung dung ngồi vào mâm, nói rằng: "Mấy thuở được ăn thịt người phương Bắc (người Tàu)!", nói đoạn, lấy đũa khoét đôi mắt, chấm muối ăn. Vừa ăn, vừa ngâm bài thơ Cỗ đầu người: (khâm phục ông này quá! Bài thơ khó nhớ nên 4get cho qua)
Trương Phụ cũng phải kính phục, toan tha cho ông về. Hàng tướng là Phan Liêu lúc ấy ton hót với Phụ rằng Nguyễn Biểu nói: "Năng sảm nhân đầu, năng sảm Phụ"(có khả năng nuốt được cỗ đầu người, tất cũng có khả năng nuốt tươi được Trương Phụ). Trương Phụ giận lắm, đưa câu ấy ra bắt ông phải đối lại. Đối được mới cho về, không đối được thì chém. Nguyễn Biểu ung dung đối lại rằng: "Hựu tồn ngô thiệt, hựu tồn Trần" (còn ba tấc lưỡi của ta, nhà Trần vẫn còn!). Trương Phụ giận lắm, đổi ý không tha nữa, lại sai cắt lưỡi của ông. Kế đó, Trương Phụ sai trói ông vào chân cầu, để cho nước thủy triều lên cao dìm chết. Tương truyền ở dưới chân cầu ông dùng móng tay vạch vào thân cầu tám chữ: "Thất nguyệt, thập nhất nhật Nguyễn Biểu tử" (Nguyễn Biểu tử tiết ngày 11 tháng 7).

 
Đố ai biết bản soha.vn/tuyen-ngon-doc-lap.html - tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta là bài gì, đọc trong hoàn cảnh nào? :haha:
 

tengiday

Happy life
Đố ai biết bản soha.vn/tuyen-ngon-doc-lap.html - tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta là bài gì, đọc trong hoàn cảnh nào? :haha:
Hình như bài "Nam Quốc Sơn Hà" đc xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, được đọc vào cuộc chiến chống quân Tống xâm lược dưới thời Lê và Lý.
 
Hình như bài "Nam Quốc Sơn Hà" đc xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, được đọc vào cuộc chiến chống quân Tống xâm lược dưới thời Lê và Lý.
Đúng rồi :facebook3:
Khi quân Tống lộ rõ âm mưu xâm chiếm nước ta, dựa trên những phân tích mục tiêu và đường tiến quân của địch,
Lý Thường Kiệt đã cho xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt. Ông cho đắp đê cao như bức thành. Trên thành, đóng tre làm giậu, dày đến mấy từng. Thành đất, lũy tre, nối với dãy núi Tam Đảo, dài gần trăm cây số. Trước thành đất, lũy tre, có thủy quân đậu thuyền, sẵn sàng tiếp chiến với quân Tống, nếu chúng qua sông.
Phòng tuyến Như Nguyệt là trở thành nơi quyết chiến cuối cùng của quân ta và quân Tống. Khí thế giặc rất mạnh, tưởng chừng như có lúc phòng tuyến Như Nguyệt bị vỡ. Sách Việt điện uy linh viết: Muốn cổ vũ binh sĩ,
Lý Thường Kiệt sai người giả làm thần nhân, nấp trong đền Trương Hát ở bờ nam cửa sông Như Nguyệt, đọc vang bài thơ:

" Nam quốc sơn hà Nam đế cư.
Tiệt nhiên định phận tại Thiên thư ;
Như hà nghịch lộ lai xâm phạm !
Nhĩ đẳng hành khan thủ bại hư. "


Sách chép tiếp: "Đang đêm, nghe tiếng vang trong đền đọc bài thơ ấy, quân ta đều phấn khởi. Quân Tống sợ táng đảm, không đánh đã tan."
Bài thơ đã được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta. :haha:

Đố biết ai đã xây chiến lũy Ba Đình, trong giai đọan nào? (đừng nói là thợ xây nhé :D)
 
Sửa lần cuối:

Thống kê

Chủ đề
100,752
Bài viết
467,583
Thành viên
339,851
Thành viên mới nhất
Đông Âu
Top