Chứng minh câu “Lời nói chẳng mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”

Có rất nhiều các câu ca dao tục ngữ nói về việc giao tiếp ứng xử của mọi người trong xã hội. Trong đó câu nói: Lời nói chẳng mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau là 1 câu nổi tiếng được nhiều người biết và cũng rất đúng trong mọi hoàn cảnh và mọi xã hội từ xưa tới nay. Đặc biệt khi xã hội giao thương nhiều và xu thế toàn cầu hóa ngày càng phát triển thì giá trị của việc ăn nói càng quan trọng. Ăn nói tốt sẽ giúp bạn hái ra tiền và sẽ không làm mất lòng người khác.

loi-noi-chang-mat-tien-mua-lua-loi-ma-noi-cho-vua-long-nhau.jpg

Dù cùng 1 ý nghĩa nói ra nhưng khi bạn dùng lời lẽ khác nhau thì nó sẽ có những tác động rất khác nhau và người nghe sẽ hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau thậm chí là ngược lại. Vì thế ăn khôn nói khéo là 1 điểm rất quan trọng, tuy nhiên chúng ta cần phải trao dồi và rút kinh nghiệm nhiều


Bài văn mẫu chứng minh câu “Lời nói chẳng mất tiền mua”
“ Người thanh tiếng nói cũng thanh
Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.”
Từ xa xưa, ông bà ta đã đúc kết ra những chân lý về nghệ thuật giao tiếp như thế ấy. Lời nói là phương thức giao tiếp cơ bản của loài người. Nói ra là một việc dễ dàng và thuộc về bản năng của mỗi con người. Nhưng nói ở đây không đơn giản chỉ là phát âm thành tiếng, nói thành từ thành câu mà còn được nâng lên thành một nghệ thuật: nghệ thuật giao tiếp. Phải chăng vì thế mà dân gian truyền dạy:” Lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.”

Câu tục ngữ khẳng định rằng lời nói là vốn sẵn có của mỗi con người, không cần mất tiền trao đổi để có được. Từ đó khuyên mỗi chúng ta phải biết cách “lựa lời”, biết chọn từ, chọn cảnh mà nói để hài hoà lòng người.
Vì sao vậy? Trong dân gian chẳng phải cũng có câu nói “ Lời nói gói vàng” hay sao? Liệu hai câu tục ngữ có đối lập nhau? Đương nhiên là không. Chúng không những không đối lập nhau mà còn bổ sung ý nghĩ cho nhau, tạo nên những cái nhìn toàn diện về nghệ thuật giao tiếp của loài người. Nếu như câu tục ngữ “ Lời nói gói vàng” đề cao giá trị của lời nói thì câu tục ngữ “ lời nói chẳng mất tiền mua” lại chỉ rõ nguồn gốc của lời nói là thuộc về bản năng của mỗi con người, không cần phải mua bán hay trao đổi để có được.

Lời nói của mỗi người có thể tự điều tiết và chi phối được, bạn có thể nói ở bất cứ đâu, trong hoàn cảnh nào, lý do gì đi chăng nữa thì nó cũng không bị giới hạn bởi ràng buộc nào, tất cả đều do chính con người tư điều tiết và điều khiển được, vì thế lời nói “không mất tiền mua” là như thế, nó là cái tự có, bộc phát trong chính con người chúng ta, ai đều cũng phải trải qua quá trình học ăn rồi tới học nói, từ khi còn bé chúng ta được ông bà, bố mẹ dạy cho những điều hay như phải luôn vâng lời, ngoan ngoãn, chăm ngoan, biết quan tâm và yêu thương thế giới xung quanh mình chứ không ai dạy con cháu mình những điều thô tục, không hay bao giờ hết. Tưởng chừng điều đó thì ai cũng biết nhưng xét một cách tổng quát thì không phải ai cũng làm được điều này, có những người chỉ vì chút mâu thuẫn nhỏ, mất bình tĩnh tới nỗi không tự chủ được bản thân, dùng những lời lẽ không hay để lăng mạ và sỉ nhục người khác, hạ thấp uy tín và danh dự, nhân phẩm của họ làm mất đi tình bạn, tình thân và chính trong tình yêu đôi lứa. Tại sao chúng ta cứ phải hạnh họe nhau, cạnh khoé nhau để làm gì trong khi chúng ta đang sống trong thời đại văn minh và con người là thủ lĩnh kiến thiết thế giới này. Câu tục ngữ một lần nữa khuyên nhủ chúng ta hãy sống sao cho đẹp với đời, có ý nghĩa trong cuộc sống chứ đừng như “bèo dạt mây trôi” trôi nổi suốt ngày. Ông bà ta dạy chúng ta điều gì sai hết, bỏi đó không chỉ là tình cảm, tình yêu thương, đùm bọc và chia sẻ lẫn nhau mà đó còn là kinh nghiệm của tổ tiên qua quá trình dựng nước và giữ nước, họ chung sống cùng nhau, phát triển và tồn tại với nhau trong cả một cộng đồng. Việt Nam được thế giới biết đến là một quốc gia yêu chuộng hòa bình, ghét chiến tranh, xem bạn bè năm châu vừa là bạn, là đối tác tin cậy, luôn chung tay cùng thế giới bảo vệ sự hòa bình và thống nhất trên cả địa cầu này. Từ trước tới nay, chưa một lần nào Việt Nam dùng bạo lực để xâm chiến đất nước khác, không phải bởi vì ta yếu, thế lực ta chưa mạnh mà vì Việt Nam đối ngoại bằng ngoại giao một cách khôn ngoan và khéo léo, dùng bạo lực chỉ để người chết, hiềm khích thêm hiềm khích mà thôi.

Tuy nhiên “ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” không có nghĩa là nói ra những điều giả dối, không thật lòng, không chân thành, xu nịnh, nhằm mục đích vụ lợi cá nhân. Hiện thực cuộc sống cho thấy không ít người vì chuộc lợi cá nhân mà không ngần ngại nói những lời đường mật có cánh: nhân viên xu nịnh cấp trên,… Hoặc có những người vì sợ làm mất lòng người nghe mà không dám nói lên suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc và ý kiến của mình. Là một công dân hiện đại, mỗi chúng ta cần biết nói năng gọn gàng, dễ nghe, song cũng cần bản lĩnh để nói lên ý kiến cá nhân. Đồng thời cũng biết tỉnh táo khi ở vai trò là một người lắng nghe, đủ tỉnh táo để nhận ra đâu là lời thật lòng, đâu là lời xu nịnh ,…. Có như thế, chúng ta mới trở thành một người giao tiếp giỏi, có nhiều mối quan hệ, nhiều cơ hội hơn trong cuộc sống hàng ngày.

Tami - VFO.VN
 
  • Chủ đề
    loi noi chang mat tien mua lua loi ma noi cho vua long nhau
  • quanltv

    Sư phụ của ADMIN
    Bài viết xúc tích và nhiều ý nghĩa
    có điều hơi sai sai là bạn post nhầm box rồi :troll:
     
    Top