Ăn quả nhớ k ẻ trồng cây là 1 trong những câu tục ngữ rất quen thuộc để nhắc nhở con cháu phải biết ơn tổ tiên cội nguồn. Dưới đây là bài văn chứng minh câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây ngắn gọn do vfo.vn biên soạn để các bạn tham khảo và tự làm cho mình bài văn hay nhé. Ăn quả là hưởng những thành quả, nhớ người trồng cây là nhớ lại những người giúp bạn được hưởng những thành quả đó.
Bài văn mẫu chứng minh câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
Ca dao tục ngữ của dân tộc luôn mang những bài học đạo lý vô cùng sâu sắc về lòng dũng cảm, sự kiên trì, và một trong số đó cũng chính là lòng biết ơn. Từ xa xưa, “uống nước nhớ nguồn” đã là một trong những đạo lý truyền thống quý báu của dân tộc ta. Thế hệ sau biết ơn và khắc ghi công lao của thế hệ đi trước, điều này cũng được thể hiện rất rõ qua câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của ông cha ta.
Trước hết chúng ta cần phải hiểu qua ý nghĩa của câu tục ngữ. “Quả” ở đây là những trái thơm, quả ngọt, hay chính là tượng trưng cho những thành quả, thành tựu mà con người được hưởng, do những “kẻ trồng cây”, người rày công cấy đất, chăm sóc cây ấy hay chính là thế hệ đi trước, là ông cha ta. Quả ngọt chỉ có thể hình thành khi và chỉ khi có bàn tay chăm sóc của người trồng cây, . Qua đó, sâu xa hơn, ông cha ta cũng khẳng định và đề cao đạo lý biết ơn, uống nước nhớ nguồn trong cuộc sống.
Đây là một quan niệm hoàn toàn đúng đắn và giàu ý nghĩa của ông cha ta. Thật vậy, ta cần phải hiểu rằng, trong cuộc sống, không một điều gì là có sẵn, những gì mà chúng ta đang được hưởng thụ ngày hôm nay, từ cái xe đạp ta đi học hàng ngày, cái máy tính ta sử dụng, quần áo ta mặc,...đều là bao mồ hôi công sức của thế hệ đi trước đã tìm tòi, nghiên cứu và sáng tạo ra. Con người có sống trong hòa bình, yên ổn như hiện tại cũng là sự đánh đổi của biết bao người chiến sĩ, bộ đội, anh hùng đã ngã xuống để bảo vệ Tổ Quốc. vfo.vn Mọi thứ đều là cả một hành trình dài, đi kèm với hành trình ấy là bàn tay của những người đã tạo ra chúng, Do đó, ta cần phải biết ơn những người đã tạo ra thành quả cho chúng ta hưởng thụ ngày hôm nay.
Biết nhớ ơn thế hệ đi trước, những người đã tạo ra “quả ngọt” sẽ giúp mỗi chúng ta duy trì và phát huy được đạo lý truyền thống của dân tộc. Hàng năm, đạo lý ấy được biểu hiện rất rõ nét qua những ngày truyền thống như “Nhà giáo Việt nam 20-11”, “Giỗ tổ Hùng Vương 10-3”,..., đây đều là những ngày lễ lớn của dân tộc nói riêng, để con người biểu lộ lòng biết ơn, tôn kính, đối với những thế hệ đi trước, những người đã cho ta những điều tốt đẹp. Trong kho tàng thơ ca Việt Nam, cũng có rất nhiều những câu ca dao, tục ngữ hay nói về lòng biết ơn như “Ăn bát cơm dẻo, nhớ nẻo đường đi” hay “Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy/ Gắng công mà học có ngày thành danh”,...Dó đó, có thể thấy, từ xa xưa, đây là là một trong những đạo lý bền vững của dân tộc, nó giúp duy trì bản sắc, giúp một quốc gia luôn trên đà phát triển, cuộc sống luôn tốt đẹp nhờ có những giá trị tốt đẹp,
Trong cuộc sống, vẫn có những kẻ có lối sống thờ ơ, lạnh nhạt, quay lưng với những người đã tạo ra thành quả để bản thân hưởng thụ, đó là những kẻ đã và đang đi ngược lại với truyền thống đạo lý dân tộc, sống vô trách nhiệm, “ăn cháo đá bát”, đáng bị phê phán, . Nhận thức luôn cần đi kèm với hành động, vậy chúng ta sẽ làm gì để luôn bảo tồn, phát huy và giữ gìn được truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của ông cha ta? Quả thực, hơn hết, mỗi người cần tự ý thức được chính mình trong cuộc sống xã hội hôm nay, luôn nhớ về cội nguồn, không quay lưng lại với truyền thống, và phải có trách nhiệm với những thành quả, những thành tựu mà ông cha ta đã để lại, để từ đó, từ đời này sang đời khác, đạo lý ấy vẫn luôn được duy trì, giúp cho cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn.
Giống như Bác Hồ đã có câu “ Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu phải cùng nhau giữ lấy nước”, biết ơn không chỉ là trong tâm, mà còn là hành động. Quan niệm về lòng biết ơn của ông cha ta như một cẩm nang sống hữu ích cho mỗi thế hệ trẻ trong cuộc sống hôm nay, nó cũng đặt ra yêu cầu về việc bảo tồn và phát huy truyền thống ấy của dân tộc.
Bài văn mẫu chứng minh câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
Ca dao tục ngữ của dân tộc luôn mang những bài học đạo lý vô cùng sâu sắc về lòng dũng cảm, sự kiên trì, và một trong số đó cũng chính là lòng biết ơn. Từ xa xưa, “uống nước nhớ nguồn” đã là một trong những đạo lý truyền thống quý báu của dân tộc ta. Thế hệ sau biết ơn và khắc ghi công lao của thế hệ đi trước, điều này cũng được thể hiện rất rõ qua câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của ông cha ta.
Trước hết chúng ta cần phải hiểu qua ý nghĩa của câu tục ngữ. “Quả” ở đây là những trái thơm, quả ngọt, hay chính là tượng trưng cho những thành quả, thành tựu mà con người được hưởng, do những “kẻ trồng cây”, người rày công cấy đất, chăm sóc cây ấy hay chính là thế hệ đi trước, là ông cha ta. Quả ngọt chỉ có thể hình thành khi và chỉ khi có bàn tay chăm sóc của người trồng cây, . Qua đó, sâu xa hơn, ông cha ta cũng khẳng định và đề cao đạo lý biết ơn, uống nước nhớ nguồn trong cuộc sống.
Đây là một quan niệm hoàn toàn đúng đắn và giàu ý nghĩa của ông cha ta. Thật vậy, ta cần phải hiểu rằng, trong cuộc sống, không một điều gì là có sẵn, những gì mà chúng ta đang được hưởng thụ ngày hôm nay, từ cái xe đạp ta đi học hàng ngày, cái máy tính ta sử dụng, quần áo ta mặc,...đều là bao mồ hôi công sức của thế hệ đi trước đã tìm tòi, nghiên cứu và sáng tạo ra. Con người có sống trong hòa bình, yên ổn như hiện tại cũng là sự đánh đổi của biết bao người chiến sĩ, bộ đội, anh hùng đã ngã xuống để bảo vệ Tổ Quốc. vfo.vn Mọi thứ đều là cả một hành trình dài, đi kèm với hành trình ấy là bàn tay của những người đã tạo ra chúng, Do đó, ta cần phải biết ơn những người đã tạo ra thành quả cho chúng ta hưởng thụ ngày hôm nay.
Biết nhớ ơn thế hệ đi trước, những người đã tạo ra “quả ngọt” sẽ giúp mỗi chúng ta duy trì và phát huy được đạo lý truyền thống của dân tộc. Hàng năm, đạo lý ấy được biểu hiện rất rõ nét qua những ngày truyền thống như “Nhà giáo Việt nam 20-11”, “Giỗ tổ Hùng Vương 10-3”,..., đây đều là những ngày lễ lớn của dân tộc nói riêng, để con người biểu lộ lòng biết ơn, tôn kính, đối với những thế hệ đi trước, những người đã cho ta những điều tốt đẹp. Trong kho tàng thơ ca Việt Nam, cũng có rất nhiều những câu ca dao, tục ngữ hay nói về lòng biết ơn như “Ăn bát cơm dẻo, nhớ nẻo đường đi” hay “Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy/ Gắng công mà học có ngày thành danh”,...Dó đó, có thể thấy, từ xa xưa, đây là là một trong những đạo lý bền vững của dân tộc, nó giúp duy trì bản sắc, giúp một quốc gia luôn trên đà phát triển, cuộc sống luôn tốt đẹp nhờ có những giá trị tốt đẹp,
Trong cuộc sống, vẫn có những kẻ có lối sống thờ ơ, lạnh nhạt, quay lưng với những người đã tạo ra thành quả để bản thân hưởng thụ, đó là những kẻ đã và đang đi ngược lại với truyền thống đạo lý dân tộc, sống vô trách nhiệm, “ăn cháo đá bát”, đáng bị phê phán, . Nhận thức luôn cần đi kèm với hành động, vậy chúng ta sẽ làm gì để luôn bảo tồn, phát huy và giữ gìn được truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của ông cha ta? Quả thực, hơn hết, mỗi người cần tự ý thức được chính mình trong cuộc sống xã hội hôm nay, luôn nhớ về cội nguồn, không quay lưng lại với truyền thống, và phải có trách nhiệm với những thành quả, những thành tựu mà ông cha ta đã để lại, để từ đó, từ đời này sang đời khác, đạo lý ấy vẫn luôn được duy trì, giúp cho cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn.
Giống như Bác Hồ đã có câu “ Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu phải cùng nhau giữ lấy nước”, biết ơn không chỉ là trong tâm, mà còn là hành động. Quan niệm về lòng biết ơn của ông cha ta như một cẩm nang sống hữu ích cho mỗi thế hệ trẻ trong cuộc sống hôm nay, nó cũng đặt ra yêu cầu về việc bảo tồn và phát huy truyền thống ấy của dân tộc.
- Chủ đề
- ăn quả nhớ kẻ trồng cây