Chứng minh câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” ngắn gọn hay nhất

Có rất nhiều các câu tục ngữ ca dao nói về lòng kiên trì nhẫn nại mới có thể thành công được nhất là trong thời buổi cạnh tranh hiện nay nếu thiếu điều này bạn rất khó có thể thành công được. Mặc dù còn nhiều yếu tố khác ảnh hưởng nhưng nếu làm gì bạn cũng dễ nản thì chắc chắn sẽ cực kỳ khó. Đây là 1 câu tục ngữ rất quen thuộc nhưng nhiều người có thể chưa hiểu hết ý nghĩa của nó tại sao lại phài mài sắt làm gì, cây kim có thể mua dễ dàng mà. Với lại việc mài sát để thành kim thì là 1 việc làm cực kỳ khó khăn. Nếu đi sâu vào nghĩa đen của nó thì lại càng khó khi mài xong rồi làm sao để làm cái lỗ của cây kim cũng tốn thời gian. Nhưng nghĩa đen chỉ là nghĩa tượng trưng ví von còn nghĩa bóng của nó thì thực sự rất ý nghĩa. Các bạn có thể tham khảo đoạn văn mẫu ở dưới đây do vfo.vn biên soạn để biết thêm chi tiết nhé


Văn mẫu chứng minh câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim”
Có thể nói, trong cuộc sống, để đi đến được thành công, con người ta cần phải có rất nhiều những yếu tố khác nhau, và một trong số đó chính là sự kiên trì, nỗ lực. Điều này cũng được thể hiện rất rõ qua câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” của ông cha ta.

Hai hình tượng “sắt” và “kim”, nếu “sắt” là một kim loại khá to, dày và nặng thì “kim” lại là một đồ dùng nhỏ bé, mỏng và sắc bén, ông cha ta cho rằng “có công mài sắt, có ngày nên kim”, tức là nếu ta cứ chăm chỉ, nỗ lực mài thanh sắt to ấy, rồi sẽ có lúc, thanh sắt ấy trở thành một cây kim mỏng manh, có thể sử dụng được. vfo.vn Sâu xa hơn, ông cha ta muốn nói về sự kiên trì, quyết tâm của mỗi người trong cuộc sống, hãy cứ chăm chỉ, nỗ kiên trì rồi ắt sẽ có ngày ta đạt được thành quả, đạt được thành công như ta mong muốn, không điều gì là không thể nếu con người ta nỗ lực hết mình.

Tại sao “có công mài sắt có ngày nên kim”? Trước hết, trong cuộc sống này, con người ta luôn phải đối mặt với rất nhiều những khó khăn, thử thách mà có thể khiến ta nản chí hay chùn bước bất cứ lúc nào. Vậy nếu cứ nản lòng như thế, thậm chí là từ bỏ sau khi nhận thất bại, đến bao giờ con người mới có thể đạt được điều mà mình mong muốn, bước đến ánh hào quang? Hay ta sẽ cứ quay lưng lại và bước về phía bóng tối? Những lúc như vậy, điều cần thiết nhất không phải là suy nghĩ xem ta có nên dừng lại hay không mà hãy suy nghĩ rằng làm cách nào để vượt qua nó, để rồi gặt quyết tâm và đương đầu với thử thách ấy. Quá trình càng gian nan thì thành công sẽ càng to lớn. Giống như việc nhà bác học tài ba Thomas Edison phải trải qua hàng nghìn thí nghiệm mới có thể nghiên cứu ra được sợi dây tóc của bóng đèn sợi đốt, hay Bác Hồ phải trải qua hàng chục năm bôn ba nơi xứ người, làm biết bao công việc khác nhau để tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc. SẼ chẳng có thành công nào được tạo ra nếu như không phải sức lực tạo nên nó, do đó, trong bất kỳ hoàn cảnh hay trường hợp nào, sự kiên trì, quyết tâm, chăm chỉ, nỗ lực sẽ luôn là chìa khóa để đi đến đích của mỗi người.

Biết chăm chỉ, cần cù lao động, quyết tâm hành động để đạt được điều mà mình mong muốn sẽ giúp con người ta hình thành được bản lĩnh, sự tự tin, niềm tin vào chính bản thân mình, không run sợ trước bất kỳ khó khăn, thử thách nào mà trong thời chiến, chính sự nỗ lực và quyết tâm của thế hệ cha anh ta cũng là một trong những yếu tố để làm nên những chiến thắng vẻ vang lẫy lừng của dân tộc. Sự run sự, tự ti , hay từ bỏ sẽ chỉ khiến con người ta không những không làm được gì mà còn mất niềm tin vào chính mình, mà một khi chính ta đã không còn tin tưởng vào bản thân mình, liệu cuộc sống sẽ còn ý nghĩa gì với ta nữa?

Vậy nên, câu tục ngữ của ông cha ta đã đặt ra bài học về việc không ngừng nỗ lực, chăm chỉ, quyết tâm dù là trong bất kỳ hoàn cảnh nào, dù có khó khăn đến đâu và biến nó thành hành động và hết mình vì nó,. Thực tế, kể cả khi bạn đã nỗ lực hết mình nhưng vẫn chưa thể đạt được điều mà mình mong muốn, sự hy sinh và ý chí ấy của bạn vẫn sẽ được công nhận và bạn có quyền được tự hào về chính những gì mà bạn đã làm được vì bạn đã cố gắng hết sức mình. Luôn nhớ rằng, cứ kiên trì thì thành quả sẽ đến, chỉ là sớm hay muộn mà thôi. Đi cùng với đó cũng là cần quyết tâm, nỗ lực hết sức mình. Có thể, con người ta mới đạt được thành công.

“Trên con đường thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng”, mà chỉ có những dấu chân hòa cùng mồ hôi, công sức, dựa trên sự chăm chỉ, bền bỉ, nỗ lực của mỗi người. Do đó, “Có công mài sắt có ngày nên kim” là một bài học đạo lý thật giàu ý nghĩa và đúng đắn biết bao.
 
  • Chủ đề
    có công mài sắt có ngày nên kim
  • Top