Hướng dẫn làm bài văn chứng minh Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn đã bộc lộ sâu sắc tình yêu nước và tinh thần trách nhiệm của ông trước giặc ngoại xâm
Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn là một danh tướng kiệt xuất trong lịch sử dân tộc. Ông đã có công lao lớn trong 3 cuộc kháng chiến chống quân Mông- Nguyên xâm lược, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và nền độc lập của nước ta. Hịch tướng sĩ được viết trong hoàn cảnh trước cuộc kháng chiến chông quân Mông- Nguyên xâm lược lần 2. Bài hịch được viết để để kêu gọi tướng sĩ học tập Binh thư yếu lược, sẵn sàng chiến đấu để giữ gìn nền độc lập tự chủ của nước nhà. Hịch tướng sĩ là một áng văn chính luận xuất sắc, thể hiện sâu sắc tình yêu nước và lòng căm thù giặc. Từ đó khơi dậy ý thức dân tộc và tinh thần xả thân, sẵn sàng hy sinh vì dân, vì nước. Dưới đây, mình sẽ hướng dẫn các bạn làm bài văn chứng minh Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn đã bộc lộ sâu sắc tình yêu nước và tinh thần trách nhiệm của ông trước giặc ngoại xâm. Hy vọng qua bài văn tham khảo dưới đây, các bạn sẽ có thêm những ý hay cho bài viết của mình.
BÀI VĂN CHỨNG MINH HỊCH TƯỚNG SĨ CỦA TRẦN QUỐC TUẤN ĐÃ BỘC LỘ SÂU SẮC TÌNH YÊU NƯỚC VÀ TINH THẦN TRÁCH NHIỆM CỦA ÔNG TRƯỚC GIẶC NGOẠI XÂM
Lòng yêu nước vốn là cảm hứng xuyên suốt chiều dài văn học. Được viết trong thời điểm giặc Mông Nguyên sắp xâm lược nước ta lần 2, Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn đã bộc lộ sâu sắc tình yêu nước và tinh thần trách nhiệm của vị chủ tướng trước giặc ngoại xâm.
Trước hết, Hịch tướng sĩ là áng văn tràn đầy tinh thần yêu nước. Tình yêu nước ấy được bộc lộ rõ nét qua lòng căm thù giặc sâu sắc. Bằng những từ ngữ giàu hình ảnh, biện pháp ẩn dụ, hình thức đỗi ngẫu, quân giặc hiện lên trong sự hống hách ngang ngược và vô lối, tham lam: đi lại nghênh ngang, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu vàng bạc, vét của kho có hạn. Từ việc vạch trần bản chất xấu xa, đê hèn của quân giặc, Trần Quốc Tuấn đã khơi dậy lòng căm thù giặc sâu sắc và lòng tự tôn dân tộc.
Bên cạnh ý thức về vận mệnh của quốc gia, dân tộc trước họa xâm lăng, Trần Quốc Tuấn còn có tinh thần trách nhiệm đối với sự bình yên của non sông, đất nước. Qua nghệ thuật ẩn dụ, so sánh và lối nói khoa trương, phóng đại, ta phần nào thấu hiểu được tâm trạng đau đớn đến tột độ của vị chủ tướng: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa. Chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng”. Mượn những hình ảnh so sánh, ẩn dụ có phần khoa trương, phóng đại thường dùng trong văn chương cổ, tác giả đã bộc lộ trực tiếp tâm trạng của mình. Đó là tâm trạng đau đớn, luôn lo lắng, dằn vặt vì vận mệnh của quê hương, đất nước. Suy cho cùng, tâm trạng ấy cũng xuất phát từ tinh thần trách nhiệm cao cả của tác giả, không thể nhắm mắt làm ngơ trước nguy cơ đất nước rơi vào tay kẻ thù.
Với lòng căm thù giặc sục sôi, tác giả khao khát được trừng trị quân giặc bằng những hình thức ghê gớm nhất: xả thịt, lột da, uống máu mới xả hết được lòng căm giận. Mỗi dòng, mỗi chữ ở đây đều là một tấc lòng và tâm huyết của vị Quốc công tiết chế, nó không khỏi làm cho người đọc có niềm xúc động, cảm thông sâu sắc. Từ tinh thần trách nhiệm và bổn phận của mình, tác giả nêu cao ý chí quyết chiến, sẵn sàng hy sinh để báo ơn và bảo vệ đất nước. Tinh thần ấy được ông truyền sang tướng sĩ để khích lệ ý chí chiến đấu của họ. Ông thể hiện một thái độ rõ ràng, dứt khoát: “Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung, các ngươi cứ điềm nhiên không biết rửa nhục, không lo trừ hung, không dạy quân sĩ, chẳng khác nào quay mũi giáo mà chịu đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc. Nếu vậy rồi đây sau khi giặc đã dẹp yên, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa?".
Đối với binh lính dưới quyền, Trần Quốc Tuấn không chỉ là một vị chủ tướng mà còn như một người cha, luôn quan tâm, lo lắng cho họ: nhường cơm xẻ áo, chia ngọt xẻ bùi, cùng đồng cam cộng khổ, vào sinh ra tử, xông pha vào trận mạc. Nhằm khích lệ ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người, ông cũng không quên phê phán những trò tiêu khiển, thú ăn chơi hưởng lạc và những suy nghĩ cá nhân ích kỉ sẽ để lại những hậu quả khôn lường đối với gia đình, đất nước và chính bản thân họ. Từ đó mà ông khuyên họ nêu cao tinh thần cảnh giác, tích cực luyện tập, sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng.
Bài hịch kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính luận và văn chương đã phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của vị chủ tướng, cũng là của dân tộc ta trong thời đại bấy giờ. Vì vậy, tác phẩm mãi mãi là áng thiên cổ hùng văn trong lịch sử dân tộc.
BÀI LÀM 2 CHỨNG MINH BÀI HỊCH TƯỚNG SĨ CỦA TRẦN QUỐC TUẤN ĐÃ BỘC LỘ SÂU SẮC NHIỆT TÌNH YÊU NƯỚC VÀ TINH THẦN TRÁCH NHIỆM CỦA ÔNG TRƯỚC HOẠ NGOẠI XÂM
Hưng Đạo vương là con của Khâm Minh Đại vương Trần Liễu, anh ruột của vua Trần Thái Tông, ông là một vị tướng tài năng đồng thời là một anh hùng có lòng yêu nước sâu sắc. Tác phẩm “Hịch tướng sĩ” đã bộc lộ sâu sắc nhiệt tình yêu nước và tinh thần trách nhiệm của ông trước hoạ ngoại xâm.
Nửa cuối thế kỉ XIII, chỉ trong ba mươi năm (1257 – 1287), giặc Mông – Nguyên đã ba xâm lược nước ta. Lúc bấy giờ, thế giặc rất mạnh, muốn đánh bại chúng, cần phải có sự đồng tình, ủng hộ của toàn quân, toàn dân. Trần Quốc Tuấn đã viết bài hịch này để kêu gọi, khích lệ tướng sĩ dưới quyền hết lòng đánh giặc vì nước.
Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn đầu tiên thể hiện ở thái độ căm tức của ông trước việc tướng giặc lộng hành trên quê hương: “Lén nhìn sứ ngụy đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn tấc lưỡi cú diều mà lăng nhục triều đình; đem tấm thân dê chó mà khinh rẻ tổ phụ. Ỷ mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa để phụng sự lòng tham khôn cùng; khoác hiệu Vân Nam Vương mà hạch bạc vàng, để vét kiệt của kho có hạn. Thật khác nào đem thịt ném cho hổ đói, tránh sao khỏi tai họa về sau” Ông đã tố cáo những tội ác của kẻ thù bằng một giọng văn sôi sục căm tức. Những hình ảnh so sánh thật gây ấn tượng cho người đọc, ông đã coi kẻ thù là một lũ dê chó, hổ đói cũng với giọng văn căm phẫn tột cùng. Là một vị tướng quân, ông đối với việc quân giặc chà đạp lên mảnh đất giang san, chà đạp lên tổ tiên cha ông không chỉ là căm ghét thông thường mà còn “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù”. Những câu văn biền ngẫu cùng những động từ mạnh “xả thịt”, “lột da”, “nuốt gan”, “uống máu” không chỉ cho thấy Trần Quốc Tuấn vô cùng căm phẫn, hận thù quân ngoại xâm, không thể đội chung một trời với chúng mà với trách nhiệm của một võ tướng, ông thấy mình có trách nhiệm phải dẹp yên bè lũ “dê chó”, đánh đuổi chúng ra khỏi bờ cõi, trả lại sự bình yên cho con dân chính vì tâm nguyện ấy còn bỏ ngỏ trong khi lũ giặc thì chà đạp dân ta khiến cho ông mất ăn mất ngủ. Thậm chí ông sẵn sàng hi sinh để rửa mối nhục cho đất nước: "Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng". Những câu văn này khiến người đọc nhớ mãi bởi ta như thấy tấm lòng của một vị tướng hết mực vì dân, vì nước mà lo nghĩ khôn nguôi.
Vì yêu nước, thương dân, ý thức được trách nhiệm của bản thân với giang san xã tắc nên ông đã khơi dậy lòng tự ái của binh lính dưới quyền đồng thời chỉ ra cho họ con đường đi đúng đắn cốt để họ vì dân, vì nước mà góp sức, góp lòng, đoàn kết một lòng tiêu diệt quân thù. Đối với ông: “Giặc Mông Thát với ta là kẻ thù không đội trời chung, mà các ngươi cứ điềm nhiên không muốn rửa nhục, không lo trừ hung, lại không dạy quân sĩ, chẳng khác nào quay mũi giáo mà xin đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc. Nếu vậy, rồi đây, sau khi dẹp yên nghịch tặc, để thẹn muôn đời, há còn mặt mũi nào đứng trong cõi trời che đất chở này nữa?”
“Hịch tướng sĩ” xứng đáng được coi là một tác phẩm xuất sắc. Đây không chỉ là một bài hịch thông thường với nội dung chiêu binh mãi mã mà còn lưu truyền sử sách bởi nó đã thể hiện nhiệt tình yêu nước và tinh thần trách nhiệm của ông trước hoạ ngoại xâm
Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn là một danh tướng kiệt xuất trong lịch sử dân tộc. Ông đã có công lao lớn trong 3 cuộc kháng chiến chống quân Mông- Nguyên xâm lược, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và nền độc lập của nước ta. Hịch tướng sĩ được viết trong hoàn cảnh trước cuộc kháng chiến chông quân Mông- Nguyên xâm lược lần 2. Bài hịch được viết để để kêu gọi tướng sĩ học tập Binh thư yếu lược, sẵn sàng chiến đấu để giữ gìn nền độc lập tự chủ của nước nhà. Hịch tướng sĩ là một áng văn chính luận xuất sắc, thể hiện sâu sắc tình yêu nước và lòng căm thù giặc. Từ đó khơi dậy ý thức dân tộc và tinh thần xả thân, sẵn sàng hy sinh vì dân, vì nước. Dưới đây, mình sẽ hướng dẫn các bạn làm bài văn chứng minh Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn đã bộc lộ sâu sắc tình yêu nước và tinh thần trách nhiệm của ông trước giặc ngoại xâm. Hy vọng qua bài văn tham khảo dưới đây, các bạn sẽ có thêm những ý hay cho bài viết của mình.
BÀI VĂN CHỨNG MINH HỊCH TƯỚNG SĨ CỦA TRẦN QUỐC TUẤN ĐÃ BỘC LỘ SÂU SẮC TÌNH YÊU NƯỚC VÀ TINH THẦN TRÁCH NHIỆM CỦA ÔNG TRƯỚC GIẶC NGOẠI XÂM
Lòng yêu nước vốn là cảm hứng xuyên suốt chiều dài văn học. Được viết trong thời điểm giặc Mông Nguyên sắp xâm lược nước ta lần 2, Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn đã bộc lộ sâu sắc tình yêu nước và tinh thần trách nhiệm của vị chủ tướng trước giặc ngoại xâm.
Trước hết, Hịch tướng sĩ là áng văn tràn đầy tinh thần yêu nước. Tình yêu nước ấy được bộc lộ rõ nét qua lòng căm thù giặc sâu sắc. Bằng những từ ngữ giàu hình ảnh, biện pháp ẩn dụ, hình thức đỗi ngẫu, quân giặc hiện lên trong sự hống hách ngang ngược và vô lối, tham lam: đi lại nghênh ngang, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu vàng bạc, vét của kho có hạn. Từ việc vạch trần bản chất xấu xa, đê hèn của quân giặc, Trần Quốc Tuấn đã khơi dậy lòng căm thù giặc sâu sắc và lòng tự tôn dân tộc.
Bên cạnh ý thức về vận mệnh của quốc gia, dân tộc trước họa xâm lăng, Trần Quốc Tuấn còn có tinh thần trách nhiệm đối với sự bình yên của non sông, đất nước. Qua nghệ thuật ẩn dụ, so sánh và lối nói khoa trương, phóng đại, ta phần nào thấu hiểu được tâm trạng đau đớn đến tột độ của vị chủ tướng: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa. Chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng”. Mượn những hình ảnh so sánh, ẩn dụ có phần khoa trương, phóng đại thường dùng trong văn chương cổ, tác giả đã bộc lộ trực tiếp tâm trạng của mình. Đó là tâm trạng đau đớn, luôn lo lắng, dằn vặt vì vận mệnh của quê hương, đất nước. Suy cho cùng, tâm trạng ấy cũng xuất phát từ tinh thần trách nhiệm cao cả của tác giả, không thể nhắm mắt làm ngơ trước nguy cơ đất nước rơi vào tay kẻ thù.
Với lòng căm thù giặc sục sôi, tác giả khao khát được trừng trị quân giặc bằng những hình thức ghê gớm nhất: xả thịt, lột da, uống máu mới xả hết được lòng căm giận. Mỗi dòng, mỗi chữ ở đây đều là một tấc lòng và tâm huyết của vị Quốc công tiết chế, nó không khỏi làm cho người đọc có niềm xúc động, cảm thông sâu sắc. Từ tinh thần trách nhiệm và bổn phận của mình, tác giả nêu cao ý chí quyết chiến, sẵn sàng hy sinh để báo ơn và bảo vệ đất nước. Tinh thần ấy được ông truyền sang tướng sĩ để khích lệ ý chí chiến đấu của họ. Ông thể hiện một thái độ rõ ràng, dứt khoát: “Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung, các ngươi cứ điềm nhiên không biết rửa nhục, không lo trừ hung, không dạy quân sĩ, chẳng khác nào quay mũi giáo mà chịu đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc. Nếu vậy rồi đây sau khi giặc đã dẹp yên, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa?".
Đối với binh lính dưới quyền, Trần Quốc Tuấn không chỉ là một vị chủ tướng mà còn như một người cha, luôn quan tâm, lo lắng cho họ: nhường cơm xẻ áo, chia ngọt xẻ bùi, cùng đồng cam cộng khổ, vào sinh ra tử, xông pha vào trận mạc. Nhằm khích lệ ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người, ông cũng không quên phê phán những trò tiêu khiển, thú ăn chơi hưởng lạc và những suy nghĩ cá nhân ích kỉ sẽ để lại những hậu quả khôn lường đối với gia đình, đất nước và chính bản thân họ. Từ đó mà ông khuyên họ nêu cao tinh thần cảnh giác, tích cực luyện tập, sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng.
Bài hịch kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính luận và văn chương đã phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của vị chủ tướng, cũng là của dân tộc ta trong thời đại bấy giờ. Vì vậy, tác phẩm mãi mãi là áng thiên cổ hùng văn trong lịch sử dân tộc.
BÀI LÀM 2 CHỨNG MINH BÀI HỊCH TƯỚNG SĨ CỦA TRẦN QUỐC TUẤN ĐÃ BỘC LỘ SÂU SẮC NHIỆT TÌNH YÊU NƯỚC VÀ TINH THẦN TRÁCH NHIỆM CỦA ÔNG TRƯỚC HOẠ NGOẠI XÂM
Hưng Đạo vương là con của Khâm Minh Đại vương Trần Liễu, anh ruột của vua Trần Thái Tông, ông là một vị tướng tài năng đồng thời là một anh hùng có lòng yêu nước sâu sắc. Tác phẩm “Hịch tướng sĩ” đã bộc lộ sâu sắc nhiệt tình yêu nước và tinh thần trách nhiệm của ông trước hoạ ngoại xâm.
Nửa cuối thế kỉ XIII, chỉ trong ba mươi năm (1257 – 1287), giặc Mông – Nguyên đã ba xâm lược nước ta. Lúc bấy giờ, thế giặc rất mạnh, muốn đánh bại chúng, cần phải có sự đồng tình, ủng hộ của toàn quân, toàn dân. Trần Quốc Tuấn đã viết bài hịch này để kêu gọi, khích lệ tướng sĩ dưới quyền hết lòng đánh giặc vì nước.
Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn đầu tiên thể hiện ở thái độ căm tức của ông trước việc tướng giặc lộng hành trên quê hương: “Lén nhìn sứ ngụy đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn tấc lưỡi cú diều mà lăng nhục triều đình; đem tấm thân dê chó mà khinh rẻ tổ phụ. Ỷ mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa để phụng sự lòng tham khôn cùng; khoác hiệu Vân Nam Vương mà hạch bạc vàng, để vét kiệt của kho có hạn. Thật khác nào đem thịt ném cho hổ đói, tránh sao khỏi tai họa về sau” Ông đã tố cáo những tội ác của kẻ thù bằng một giọng văn sôi sục căm tức. Những hình ảnh so sánh thật gây ấn tượng cho người đọc, ông đã coi kẻ thù là một lũ dê chó, hổ đói cũng với giọng văn căm phẫn tột cùng. Là một vị tướng quân, ông đối với việc quân giặc chà đạp lên mảnh đất giang san, chà đạp lên tổ tiên cha ông không chỉ là căm ghét thông thường mà còn “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù”. Những câu văn biền ngẫu cùng những động từ mạnh “xả thịt”, “lột da”, “nuốt gan”, “uống máu” không chỉ cho thấy Trần Quốc Tuấn vô cùng căm phẫn, hận thù quân ngoại xâm, không thể đội chung một trời với chúng mà với trách nhiệm của một võ tướng, ông thấy mình có trách nhiệm phải dẹp yên bè lũ “dê chó”, đánh đuổi chúng ra khỏi bờ cõi, trả lại sự bình yên cho con dân chính vì tâm nguyện ấy còn bỏ ngỏ trong khi lũ giặc thì chà đạp dân ta khiến cho ông mất ăn mất ngủ. Thậm chí ông sẵn sàng hi sinh để rửa mối nhục cho đất nước: "Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng". Những câu văn này khiến người đọc nhớ mãi bởi ta như thấy tấm lòng của một vị tướng hết mực vì dân, vì nước mà lo nghĩ khôn nguôi.
Vì yêu nước, thương dân, ý thức được trách nhiệm của bản thân với giang san xã tắc nên ông đã khơi dậy lòng tự ái của binh lính dưới quyền đồng thời chỉ ra cho họ con đường đi đúng đắn cốt để họ vì dân, vì nước mà góp sức, góp lòng, đoàn kết một lòng tiêu diệt quân thù. Đối với ông: “Giặc Mông Thát với ta là kẻ thù không đội trời chung, mà các ngươi cứ điềm nhiên không muốn rửa nhục, không lo trừ hung, lại không dạy quân sĩ, chẳng khác nào quay mũi giáo mà xin đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc. Nếu vậy, rồi đây, sau khi dẹp yên nghịch tặc, để thẹn muôn đời, há còn mặt mũi nào đứng trong cõi trời che đất chở này nữa?”
“Hịch tướng sĩ” xứng đáng được coi là một tác phẩm xuất sắc. Đây không chỉ là một bài hịch thông thường với nội dung chiêu binh mãi mã mà còn lưu truyền sử sách bởi nó đã thể hiện nhiệt tình yêu nước và tinh thần trách nhiệm của ông trước hoạ ngoại xâm