Hướng dẫn làm bài văn mẫu chứng minh “ Không có việc gì khó/Chỉ sợ lòng không bền/Đào núi và lấp biển/Quyết chí ắt làm nên”
Trước những khó khăn, gian khổ, ai trong chúng ta cũng đều sợ hãi, và có những giây lung lay ý chí định từ bỏ. Đúng thế, chúng ta sợ, chúng ta có thể muốn bỏ cuộc, nhưng hãy nghĩ đến ánh sáng thành công phía trước để rồi đứng dậy mà vượt qua. Sợ hãi, chùn bước chỉ khiến ta thành kẻ thất bại. Buồn bực suy nghĩ cách trốn tránh hiện thực thất bại chỉ khiến chúng ta thành những kẻ tự ti. Sẽ chẳng thể có thành công nếu những kẻ lười nhác, những kẻ không có kiên trì, ý chí cứ tiếp tục từ bỏ khó khăn, tránh né thất bại. Còn sức khoẻ, còn tuổi trẻ, còn khả năng lao động, việc gì ta phải từ bỏ khó khăn. Có những con người 60 tuổi mới bắt đầu khởi nghiệp, mới bắt đầu cuộc sống chính đáng của mình, mới bắt đầu gây dựng sự nghiệp. Họ biết khó khăn, gian khổ, thử thách chỉ là hạt bụi nếu họ có ước mơ theo đuổi, nếu họ có khát khao thực hiện và họ có một trái tim sắt đá, một ý chí bền chặt để vượt qua. Dưới đây là bài viết hướng dẫn chứng minh “ Không có việc gì khó/Chỉ sợ lòng không bền/Đào núi và lấp biển/Quyết chí ắt làm nên”.
Bạn có cố gắng thì thành công mới đuổi bạn
Bài làm 1 Chứng minh Không có việc gì khó
Sinh thời, Bác Hồ kính yêu có viết những dòng thơ dặn dò thanh niên thế hệ trẻ - mầm non của đất nước. Nhưng đó không chỉ đúng với thanh thiếu niên chúng ta mà với tất cả mọi thế hệ, lời dặn ấy vẫn còn mang ý nghĩa sâu sắc:
Với bốn câu thơ ngắn gọn, bằng cách nói hình ảnh, Bác Hồ đã khẳng định một định lý ở đời: Cuộc sống không dễ dàng, có những khó khăn nhưng nếu chúng ta kiên trì, nếu chúng ta có ý chí, nếu chúng ta có hoài bão ước mơ thì mọi việc đều không vượt qua, đều thành công.
Vì sao Bác nói: “ Không có việc gì khó/Chỉ sợ lòng không bền”? Cuộc sống không trải hoa hồng cho ta bước đi. Luôn có những chông gai thử thách. Nhưng khó khăn ấy sẽ càng bế tắc nếu như lòng chúng ta không vững, nếu chúng ta sợ hãi chùn bước. Gặp khó khăn, ta vội từ bỏ, ta sẽ mãi là những kẻ thua cuộc, sợ hãi, trốn tránh. Ta sẽ là những kẻ chui đầu vào vỏ ốc, cuộn mình lại mà chẳng thể thành công. Nếu như con bướm không tự mình chịu đau đớn, tự gỡ bỏ lớp kén bao bọc bên ngoài liệu nó có thể thành con bướm xinh đẹp? Nếu làm toán gặp bài khó, ta bỏ qua, không kiên trì suy nghĩ liệu ta có tiến bộ. Việc sẽ khó nếu lòng ta không bền chí.
Nhưng khó khăn, gian khổ đến bao nhiêu, có khát khao, có ước mơ, có lý tưởng, có ý chí, có kiên trì, mọi việc đều trở thành điều giản đơn. Có ước mơ, con người có mục đích phấn đấu, có ý tưởng để hoàn thiện. Ước mơ khiến con người hoàn thiện bản thân. Nhưng nếu có ước mơ mà không phấn đấu, không có ý chí theo đuổi thì mọi điều đều tan biến. Quyết chí, kiên trì theo đuổi ước mơ, khắc phục khó khăn thử thách giúp con người rèn luyện bản thân, vững vàng trước những gian khổ, không sợ những thử thách chông gai. Khi kiên trì thực hiện những ước mơ, vượt qua gian khổ, con người có thêm cơ hội tiếp thu thêm nhiều bài học mới, học hỏi nhiều điều hay. Ê-đi-sơn kiên trì theo đuổi ước mơ sáng tạo của mình đã giúp cho thế giới nhân loại có hàng trăm phát minh lợi ích. Chính Bác Hồ vượt qua bao khó khăn, vượt qua bao gian lao để mang lại cho đất nước ánh sáng tự do. Những việc khó khăn, những điều tưởng như viển vông chỉ cần quyết chí đều thực hiện được.
Lời Bác dặn chúng ta thật ý nghĩa, nhưng chúng ta phải làm thế nào để thực hiện được đúng ý nguyện của Người ? Với thế hệ học trò, thanh niên chúng ta, mỗi bản thân là phải chăm chỉ học tập, rèn luyện bản thân. Không ngừng trau dồi kiến thức, giúp cho đất nước phát triển. Hơn vậy, mỗi chúng ta phải kiên trì, xây dựng cho bản thân những ước mơ, mục đích cao đẹp để chạm tới vinh quang của thành công,
“Trước bình minh luôn là đêm tối”. Có những khó khăn thì mới có những thành công. Con người luôn phải học cách kiên trì vượt qua khó khăn thử thách để chạm tới đỉnh cao của thành công. Hãy sống như lời Bác dạy, quyết chí và bền lòng.
BÀI LÀM 2: CHỨNG MINH “KHÔNG CÓ VIỆC GÌ KHÓ/ CHỈ SỢ LÒNG KHÔNG BỀN/ ĐÀO NÚI VÀ LẤP BIỂN/ QUYẾT CHÍ ẮT LÀM NÊN”
Trên bước đường tiến tới thành công, con người ta cần phải có sự góp nên của rất nhiều yếu tố. Đó có thể là năng lực, môi trường, gia đình nhưng có lẽ điều cốt yếu nhất là chính là ý chí quyết tâm, lòng kiên trì bền bỉ. nói về phẩm chất đó Bác Hồ đã từng khuyên bảo rằng:
Đó là những tâm gương như Nguyễn Ngọc Kí. Thuở nhỏ thầy vị liệt cả hai tay không viết được. trải qua bao đau đớn về thể xác, nhưng bằng ý chí và tinh thần ham học nên thầy tập viết chữ bằng chân. Trở thành một học sinh ưu tú khiên ai ai cũng ngưỡng mộ. Một người thầy ưu tú mẫu mực, là hình tượng tấm gương phấn đấu cho bao người. hay bác Lương Định Của là nhà nghiên cứu về nông nghiệp. để tạo một giống lúa mới có năng suất coa hơn, bác phải làm việc vất vả cực nhọc. hằng ngày từ tờ mờ sáng đất bác đã ra ruộng lội bì bõm nghiên cứu, thử nghiệm đến tối mịt mới về. Qua nhiều vụ lúa dày công, một giống lúa mới được tạp lập đáp ứng tốt yêu cầu tình hình đất nước đã ghi công sự kiên nhẫn, bền bỉ trong nỗ lực đem lại sự no ấm cho cuộc đời.
Những trường hợp kể trên chỉ một trong vô vàn những tấm gương đầy nghị lực trong cuộc sống mà chúng ta không thể thống kê hết được. còn nhiều hơn nữa những con người phi thường đã được tôn vinh. Cùng thế hệ chúng em, những tấm gương đó đã và đang động viên chúng em vượt qua bao khó khăn đồng thời tận dụng những thuận lợi của hoàn cảnh để nỗ lực đạt được những thành tích tố nhất trong học tập, sáng tạo
Bốn câu thơ của Bác Hồ là một lời khuyên vô cùng quý báu. Bằng trí tuệ, Người đã vạch ra chân lí đúng đắn cho thế hệ trẻ, bằng tráu tim tràn đầy nhiệt huyết. Bác ân cần khuyên nhủ, động viên mọi thế hệ hôm nay và ngày mai có được đường hướng đúng đắn để trở thành người có ích hơn cho xã hội sau này – những chủ nhân tương lai của đất nước.
Trước những khó khăn, gian khổ, ai trong chúng ta cũng đều sợ hãi, và có những giây lung lay ý chí định từ bỏ. Đúng thế, chúng ta sợ, chúng ta có thể muốn bỏ cuộc, nhưng hãy nghĩ đến ánh sáng thành công phía trước để rồi đứng dậy mà vượt qua. Sợ hãi, chùn bước chỉ khiến ta thành kẻ thất bại. Buồn bực suy nghĩ cách trốn tránh hiện thực thất bại chỉ khiến chúng ta thành những kẻ tự ti. Sẽ chẳng thể có thành công nếu những kẻ lười nhác, những kẻ không có kiên trì, ý chí cứ tiếp tục từ bỏ khó khăn, tránh né thất bại. Còn sức khoẻ, còn tuổi trẻ, còn khả năng lao động, việc gì ta phải từ bỏ khó khăn. Có những con người 60 tuổi mới bắt đầu khởi nghiệp, mới bắt đầu cuộc sống chính đáng của mình, mới bắt đầu gây dựng sự nghiệp. Họ biết khó khăn, gian khổ, thử thách chỉ là hạt bụi nếu họ có ước mơ theo đuổi, nếu họ có khát khao thực hiện và họ có một trái tim sắt đá, một ý chí bền chặt để vượt qua. Dưới đây là bài viết hướng dẫn chứng minh “ Không có việc gì khó/Chỉ sợ lòng không bền/Đào núi và lấp biển/Quyết chí ắt làm nên”.
Bạn có cố gắng thì thành công mới đuổi bạn
Bài làm 1 Chứng minh Không có việc gì khó
Sinh thời, Bác Hồ kính yêu có viết những dòng thơ dặn dò thanh niên thế hệ trẻ - mầm non của đất nước. Nhưng đó không chỉ đúng với thanh thiếu niên chúng ta mà với tất cả mọi thế hệ, lời dặn ấy vẫn còn mang ý nghĩa sâu sắc:
Trước hết, “khó” mà Bác nói tới là những khó khăn, là gian khổ, là thử thách, là những giới hạn mà con người sợ hãi, chùn bước. “Không bền” là bỏ cuộc, là tự ti, là lảng tránh, là tránh né, là từ bỏ. “Đào núi và lấp biển”, một cách nói phóng đại, Bác đang nói đến những ước mơ cao xa, những khát khao chinh phục vĩ đại, những mục đích tưởng như viển vông mà lại vô cùng đáng trân trọng. “ Quyết chí ắt làm nên” là sự bền bỉ, kiên trì, không màng khó ngại khổ để tìm kiếm thành công.“ Không có việc gì khó,
Chỉ sợ lòng không bền.
Đào núi và lấp biển,
Quyết chí ắt làm nên”
(Khuyên thanh niên)
Với bốn câu thơ ngắn gọn, bằng cách nói hình ảnh, Bác Hồ đã khẳng định một định lý ở đời: Cuộc sống không dễ dàng, có những khó khăn nhưng nếu chúng ta kiên trì, nếu chúng ta có ý chí, nếu chúng ta có hoài bão ước mơ thì mọi việc đều không vượt qua, đều thành công.
Vì sao Bác nói: “ Không có việc gì khó/Chỉ sợ lòng không bền”? Cuộc sống không trải hoa hồng cho ta bước đi. Luôn có những chông gai thử thách. Nhưng khó khăn ấy sẽ càng bế tắc nếu như lòng chúng ta không vững, nếu chúng ta sợ hãi chùn bước. Gặp khó khăn, ta vội từ bỏ, ta sẽ mãi là những kẻ thua cuộc, sợ hãi, trốn tránh. Ta sẽ là những kẻ chui đầu vào vỏ ốc, cuộn mình lại mà chẳng thể thành công. Nếu như con bướm không tự mình chịu đau đớn, tự gỡ bỏ lớp kén bao bọc bên ngoài liệu nó có thể thành con bướm xinh đẹp? Nếu làm toán gặp bài khó, ta bỏ qua, không kiên trì suy nghĩ liệu ta có tiến bộ. Việc sẽ khó nếu lòng ta không bền chí.
Nhưng khó khăn, gian khổ đến bao nhiêu, có khát khao, có ước mơ, có lý tưởng, có ý chí, có kiên trì, mọi việc đều trở thành điều giản đơn. Có ước mơ, con người có mục đích phấn đấu, có ý tưởng để hoàn thiện. Ước mơ khiến con người hoàn thiện bản thân. Nhưng nếu có ước mơ mà không phấn đấu, không có ý chí theo đuổi thì mọi điều đều tan biến. Quyết chí, kiên trì theo đuổi ước mơ, khắc phục khó khăn thử thách giúp con người rèn luyện bản thân, vững vàng trước những gian khổ, không sợ những thử thách chông gai. Khi kiên trì thực hiện những ước mơ, vượt qua gian khổ, con người có thêm cơ hội tiếp thu thêm nhiều bài học mới, học hỏi nhiều điều hay. Ê-đi-sơn kiên trì theo đuổi ước mơ sáng tạo của mình đã giúp cho thế giới nhân loại có hàng trăm phát minh lợi ích. Chính Bác Hồ vượt qua bao khó khăn, vượt qua bao gian lao để mang lại cho đất nước ánh sáng tự do. Những việc khó khăn, những điều tưởng như viển vông chỉ cần quyết chí đều thực hiện được.
Lời Bác dặn chúng ta thật ý nghĩa, nhưng chúng ta phải làm thế nào để thực hiện được đúng ý nguyện của Người ? Với thế hệ học trò, thanh niên chúng ta, mỗi bản thân là phải chăm chỉ học tập, rèn luyện bản thân. Không ngừng trau dồi kiến thức, giúp cho đất nước phát triển. Hơn vậy, mỗi chúng ta phải kiên trì, xây dựng cho bản thân những ước mơ, mục đích cao đẹp để chạm tới vinh quang của thành công,
“Trước bình minh luôn là đêm tối”. Có những khó khăn thì mới có những thành công. Con người luôn phải học cách kiên trì vượt qua khó khăn thử thách để chạm tới đỉnh cao của thành công. Hãy sống như lời Bác dạy, quyết chí và bền lòng.
BÀI LÀM 2: CHỨNG MINH “KHÔNG CÓ VIỆC GÌ KHÓ/ CHỈ SỢ LÒNG KHÔNG BỀN/ ĐÀO NÚI VÀ LẤP BIỂN/ QUYẾT CHÍ ẮT LÀM NÊN”
Trên bước đường tiến tới thành công, con người ta cần phải có sự góp nên của rất nhiều yếu tố. Đó có thể là năng lực, môi trường, gia đình nhưng có lẽ điều cốt yếu nhất là chính là ý chí quyết tâm, lòng kiên trì bền bỉ. nói về phẩm chất đó Bác Hồ đã từng khuyên bảo rằng:
Bác đã dạy bảo chúng ta một chân lí trong cuộc sống: nếu có ý chí, quyết tâm thì dù công việc khó khăn đến đâu cũng có thể vượt qua. Chân lí đó được thể hiện trong cuộc sống khẳng định và chứng minh. Lời thơ giản dị, dễ hiểu đã để lại cho ta một triết lí sống ở đời thật bổ ích. Hình ảnh “đào núi và “lấp biển” mang tính ước lệ và khái quát tượng trưng cho những công việc phi thường tưởng chừng rất khó thực hiện. Bài thơ Bác đã phản ánh một chân lí giàu tính nhân văn: nếu có ý chí, nghị lực thì nhất định sẽ đạt được ước mơ. Chân lí giản dị biết bao và cũng có biết bao con người trên thế gian đã mang hết sức lực chứng minh điều đó“ Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”
Đó là những tâm gương như Nguyễn Ngọc Kí. Thuở nhỏ thầy vị liệt cả hai tay không viết được. trải qua bao đau đớn về thể xác, nhưng bằng ý chí và tinh thần ham học nên thầy tập viết chữ bằng chân. Trở thành một học sinh ưu tú khiên ai ai cũng ngưỡng mộ. Một người thầy ưu tú mẫu mực, là hình tượng tấm gương phấn đấu cho bao người. hay bác Lương Định Của là nhà nghiên cứu về nông nghiệp. để tạo một giống lúa mới có năng suất coa hơn, bác phải làm việc vất vả cực nhọc. hằng ngày từ tờ mờ sáng đất bác đã ra ruộng lội bì bõm nghiên cứu, thử nghiệm đến tối mịt mới về. Qua nhiều vụ lúa dày công, một giống lúa mới được tạp lập đáp ứng tốt yêu cầu tình hình đất nước đã ghi công sự kiên nhẫn, bền bỉ trong nỗ lực đem lại sự no ấm cho cuộc đời.
Những trường hợp kể trên chỉ một trong vô vàn những tấm gương đầy nghị lực trong cuộc sống mà chúng ta không thể thống kê hết được. còn nhiều hơn nữa những con người phi thường đã được tôn vinh. Cùng thế hệ chúng em, những tấm gương đó đã và đang động viên chúng em vượt qua bao khó khăn đồng thời tận dụng những thuận lợi của hoàn cảnh để nỗ lực đạt được những thành tích tố nhất trong học tập, sáng tạo
Bốn câu thơ của Bác Hồ là một lời khuyên vô cùng quý báu. Bằng trí tuệ, Người đã vạch ra chân lí đúng đắn cho thế hệ trẻ, bằng tráu tim tràn đầy nhiệt huyết. Bác ân cần khuyên nhủ, động viên mọi thế hệ hôm nay và ngày mai có được đường hướng đúng đắn để trở thành người có ích hơn cho xã hội sau này – những chủ nhân tương lai của đất nước.
- Chủ đề
- chung minh không có việc gì khó