Thơ ca thời kì kháng chiến đã kết tinh nhiều thành tựu rực rỡ, thu được những bông hoa tỏa mãi hương sắc về sau và những quả ngọt làm rạng dạnh một giai đoạn lịch sử dân tộc. Từ kháng chiến chống Pháp đến chống Mĩ, đã có nhiều cây bút khẳng định được tên tuổi của mình như Chính Hữu với “Đầu súng trăng treo”, Y Phương với “Lửa rừng” và không thể không kể đến “bài thơ tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Bài thơ kể về hành trình hành quân gian khổ của người lính chống Mĩ. Những chàng thanh niên tuổi mười tám đôi mươi rời khỏi giảng đường đại học đầy hứa hẹn để cống hiến, hi sinh vì nền độc lập tự do của dân tộc. Hình tượng đó hiện lên đầy hiên ngang dưới những vần thơ của Phạm Tiến Duật. Vậy nếu nó được chuyển thể dưới dạng văn xuôi, một câu chuyện thì sẽ ra sao? Sau đây chúng tôi xin gửi tới các bạn bài viết tham khảo “chuyển thể bài thơ tiểu đội xe không kính thành văn xuôi”. Chúc các bạn thành công!
Những chiếc xe tải ngày xưa thường không có kính vì bị bom đạn cũng như nhiều yếu tố khác làm vỡ nhưng không phải dễ thay thế vì linh kiện còn hạn chế
BÀI VĂN MẤU CHUYỂN THỂ BÀI THƠ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH THÀNH VĂN XUÔI
Trên cung đường Trường Sơn ngoằn ngoèo khúc khủy, những đoàn xe chở những người lính lần lượt hiện ra nối đuôi nhau. Nhưng điều đặc biệt là tất cả những chiếc xe có một đặc điểm để người ta gọi tiểu đội này là “tiểu đội xe không kính”.
Những chiếc xe đều bị mất đi tấm kính vững chãi để che chắn. Đó là sự tàn phá và thiếu thốn của chiến tranh, do sức công phá của những quả bom mạnh của địch. Nhưng không là gì với người chiến sĩ, những chàng trai đang hừng hực sức trẻ, họ vẫn cầm chắc tay lái, ung dung trong buồng lái ngắm nhìn quang cảnh xung quanh. Họ đã biến khó khăn thành cơ hội được sống hòa mình hơn với thiên nhiên, đất trời. Những cơn gió tinh nghịch, luồn vào trêu đùa các anh nhưng họ vẫn đùa rằng:
Không có kính, bụi đường Trường Sơn ngùn ngụt cứ thế bốc lên, theo gió thổi vào những người lính, bám đầy lên quần áo, tóc tai. Những mái tóc xanh nay trở nên bạc trắng, mặt mũi thì lấm lem. Nhưng những điều đó chả là gì, các anh vẫn châm cho nhau điếu thuốc, rồi phì phèo. Người này nhìn mặt người kia bật cười khanh khách.
Không có kính, những lúc mưa giông chả có gì ngăn cản, đành chịu cảnh ướt nhẹp hết quần áo. Nhưng ngay sau đó, đi suốt, gió lại lùa vào hong khô hết tất cả quần áo. Cứ thế ngày qua ngày, chiến sĩ chẳng cần bận tâm đến mưa gió.
Không chỉ có một chiếc xe bị bom giật vỡ kính mà có cả chục chiếc xe cứ thế nối đuôi nhau, gặp nhau trên cung đường hành quân rồi họp thành tiểu đội “xe không kính”. Vì không có những tấm kính nên họ bắt tay nhau rất dễ dàng, chỉ cần đưa tay ra là đã có những cái bắt tay nồng thắm. Họ còn dựng bếp Hoàng Cầm ngay dưới bầu trời rộng lớn. Định nghĩa về hai chữ gia đình của họ thật giản dị:; chung đũa chung chăn. Họ cũng chỉ có những giây phút nghỉ ngơi ngắn ngủi trên chiếc võng mắc vội vàng, rồi lại lên đường.
Những chiếc xe còn thiếu thốn rất nhiều bộ phận, phụ tùng như đèn, mui xe, thùng xe thì xước xác. Nhưng các anh vẫn kiên tâm tay lái, băng qua mọi cung đường hiểm trở vì lý tưởng sống của họ rất giản dị:
-Phan-vfo.vn
Những chiếc xe tải ngày xưa thường không có kính vì bị bom đạn cũng như nhiều yếu tố khác làm vỡ nhưng không phải dễ thay thế vì linh kiện còn hạn chế
BÀI VĂN MẤU CHUYỂN THỂ BÀI THƠ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH THÀNH VĂN XUÔI
Trên cung đường Trường Sơn ngoằn ngoèo khúc khủy, những đoàn xe chở những người lính lần lượt hiện ra nối đuôi nhau. Nhưng điều đặc biệt là tất cả những chiếc xe có một đặc điểm để người ta gọi tiểu đội này là “tiểu đội xe không kính”.
Những chiếc xe đều bị mất đi tấm kính vững chãi để che chắn. Đó là sự tàn phá và thiếu thốn của chiến tranh, do sức công phá của những quả bom mạnh của địch. Nhưng không là gì với người chiến sĩ, những chàng trai đang hừng hực sức trẻ, họ vẫn cầm chắc tay lái, ung dung trong buồng lái ngắm nhìn quang cảnh xung quanh. Họ đã biến khó khăn thành cơ hội được sống hòa mình hơn với thiên nhiên, đất trời. Những cơn gió tinh nghịch, luồn vào trêu đùa các anh nhưng họ vẫn đùa rằng:
- Gió xoa mắt đắng cho chúng ta đỡ buồn ngủ đấy!
Không có kính, bụi đường Trường Sơn ngùn ngụt cứ thế bốc lên, theo gió thổi vào những người lính, bám đầy lên quần áo, tóc tai. Những mái tóc xanh nay trở nên bạc trắng, mặt mũi thì lấm lem. Nhưng những điều đó chả là gì, các anh vẫn châm cho nhau điếu thuốc, rồi phì phèo. Người này nhìn mặt người kia bật cười khanh khách.
Không có kính, những lúc mưa giông chả có gì ngăn cản, đành chịu cảnh ướt nhẹp hết quần áo. Nhưng ngay sau đó, đi suốt, gió lại lùa vào hong khô hết tất cả quần áo. Cứ thế ngày qua ngày, chiến sĩ chẳng cần bận tâm đến mưa gió.
Không chỉ có một chiếc xe bị bom giật vỡ kính mà có cả chục chiếc xe cứ thế nối đuôi nhau, gặp nhau trên cung đường hành quân rồi họp thành tiểu đội “xe không kính”. Vì không có những tấm kính nên họ bắt tay nhau rất dễ dàng, chỉ cần đưa tay ra là đã có những cái bắt tay nồng thắm. Họ còn dựng bếp Hoàng Cầm ngay dưới bầu trời rộng lớn. Định nghĩa về hai chữ gia đình của họ thật giản dị:; chung đũa chung chăn. Họ cũng chỉ có những giây phút nghỉ ngơi ngắn ngủi trên chiếc võng mắc vội vàng, rồi lại lên đường.
Những chiếc xe còn thiếu thốn rất nhiều bộ phận, phụ tùng như đèn, mui xe, thùng xe thì xước xác. Nhưng các anh vẫn kiên tâm tay lái, băng qua mọi cung đường hiểm trở vì lý tưởng sống của họ rất giản dị:
- Chỉ cần trong xe có một trái tim thì xe vẫn chạy!
-Phan-vfo.vn
- Chủ đề
- tiểu đội xe không kính