nhathuoctot.vn Theo ban điều hành dự án quốc gia phòng chống bệnh đái tháo đường (tiểu đường), hiện nay tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường là 4% dân chúng và điều đáng lo ngại là số người bị tiền tiểu đường đã lên đến 10% trong dân chúng. Số người này sẽ mắc bệnh tiểu đường type 2 nhanh chóng nếu không có biện pháp phòng ngừa.
Nguyên nhân mắc bệnh tiểu đường type 2 ở tuổi 40 trở lên, nhiều nhất là do ăn quá nhiều bột đường. Ngày xưa người dân ăn cơm nấu từ gạo giã bằng cối chày nên cơm còn chứa nhiều sinh tố nhóm B, nhất là B1 nên bột đường được biến dưỡng tốt và ít bị tiểu đường. Từ khi khoa học tiến bộ, máy chà gạo trắng tinh khiến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường trong dân chúng ngày một tăng cao!
Một nghiên cứu của Đại học y tế công cộng Harvard ở thành phố Boston (Hoa Kỳ) tìm hiểu 4 nghiên cứu trước đây để tìm xem sự liên hệ giữa ăn cơm gạo trắng và nguy cơ bệnh tiểu đường type 2: hai nghiên cứu thực hiện ở châu Á (Trung Quốc và Nhật) và 2 ở các nước Tây phương (Hoa Kỳ và Úc).
Các nhà nghiên cứu muốn biết liên hệ giữa ăn gạo trắng và phát sinh bệnh tiểu đường có mạnh hơn ở dân châu Á không vì dân châu Á ăn cơm là chính.
Nghiên cứu này kéo dài 22 năm, với tổng số 352 ngàn người tham dự, trong đó không có ai bị bệnh tiểu đường khi bắt đầu. Trong quá trình nghiên cứu, 13.284 người phát sinh bệnh tiểu đường.
Người ta thấy có liên hệ khi tăng ăn cơm gạo trắng và nguy cơ bệnh tiểu đường ở cả hai dân châu Á cũng như dân Tây phương, mặc dầu sự liên hệ này mạnh hơn ở các nước châu Á. Liên hệ này cũng mạnh hơn ở phụ nữ so với nam giới.
Tác giả nghiên cứu cho rằng nguy cơ bệnh tiểu đường tăng 11% khi ăn thêm mỗi ngày 1 chén cơm (50 g gạo trắng). Người ăn mỗi ngày 3 đến 4 chén cơm gạo trắng có nhiều nguy cơ phát sinh bệnh tiểu đường type 2 hơn người chỉ ăn 2 chén.
Gạo thuộc nhóm có chỉ số glycemic trung bình. Chỉ số glycemic gạo trắng là 64, và gạo lứt là 55. Gạo lứt biến đổi carbohydrat trong gạo thành đường thấp hơn gạo trắng, nên nguy cơ sinh tiểu đường thấp hơn nhiều.
Nguyên nhân mắc bệnh tiểu đường type 2 ở tuổi 40 trở lên, nhiều nhất là do ăn quá nhiều bột đường. Ngày xưa người dân ăn cơm nấu từ gạo giã bằng cối chày nên cơm còn chứa nhiều sinh tố nhóm B, nhất là B1 nên bột đường được biến dưỡng tốt và ít bị tiểu đường. Từ khi khoa học tiến bộ, máy chà gạo trắng tinh khiến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường trong dân chúng ngày một tăng cao!
Một nghiên cứu của Đại học y tế công cộng Harvard ở thành phố Boston (Hoa Kỳ) tìm hiểu 4 nghiên cứu trước đây để tìm xem sự liên hệ giữa ăn cơm gạo trắng và nguy cơ bệnh tiểu đường type 2: hai nghiên cứu thực hiện ở châu Á (Trung Quốc và Nhật) và 2 ở các nước Tây phương (Hoa Kỳ và Úc).
Các nhà nghiên cứu muốn biết liên hệ giữa ăn gạo trắng và phát sinh bệnh tiểu đường có mạnh hơn ở dân châu Á không vì dân châu Á ăn cơm là chính.
Nghiên cứu này kéo dài 22 năm, với tổng số 352 ngàn người tham dự, trong đó không có ai bị bệnh tiểu đường khi bắt đầu. Trong quá trình nghiên cứu, 13.284 người phát sinh bệnh tiểu đường.
Người ta thấy có liên hệ khi tăng ăn cơm gạo trắng và nguy cơ bệnh tiểu đường ở cả hai dân châu Á cũng như dân Tây phương, mặc dầu sự liên hệ này mạnh hơn ở các nước châu Á. Liên hệ này cũng mạnh hơn ở phụ nữ so với nam giới.
Tác giả nghiên cứu cho rằng nguy cơ bệnh tiểu đường tăng 11% khi ăn thêm mỗi ngày 1 chén cơm (50 g gạo trắng). Người ăn mỗi ngày 3 đến 4 chén cơm gạo trắng có nhiều nguy cơ phát sinh bệnh tiểu đường type 2 hơn người chỉ ăn 2 chén.
Gạo thuộc nhóm có chỉ số glycemic trung bình. Chỉ số glycemic gạo trắng là 64, và gạo lứt là 55. Gạo lứt biến đổi carbohydrat trong gạo thành đường thấp hơn gạo trắng, nên nguy cơ sinh tiểu đường thấp hơn nhiều.
DS. LÊ VĂN NHÂN - DS. PHAN ĐỨC BÌNH
(Theo nguồn KHOA HỌC PHỔ THÔNG)
(Theo nguồn KHOA HỌC PHỔ THÔNG)