Ngày nay, các thiết bị điện tử từ máy tính, đến điện thoại thông minh đều tích hợp cho mình một hệ thống rộng rãi các cổng kết nối từ những chuẩn truyền thống quen thuộc như USB đến những cái tên mới hơn như Thunderbolt 3. Kể cả khi nó là những cổng giao tiếp thường thấy nhất hay các thế hệ cổng giao tiếp mới, thì tất cả đều có chung một mục đích giúp thiết bị của chúng ta giao tiếp với những ngoại vi để mang lại khả năng sử dụng chúng một cách dễ dàng nhất
Đương nhiên thì càng nhiều cổng giao tiếp đồng nghĩa số lượng ngoại vi chúng ta kết nối vào càng nhiều, nhưng không phải cổng giao tiếp nào cũng thật sự cần thiết để mang tất cả chúng lên thiết bị gốc khiến chúng trở nên cồng kềnh không cần thiết. Vì thế mà việc quan tâm đến cổng giao tiếp từ lâu trở thành một trong những tiêu chí vô cùng quan trọng mà người dùng không thể bỏ qua. Và để có một sự lựa chọn đúng đắn và phù hợp nhất, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một cách đầy đủ và ngắn gọn nhất về chúng và từ đó, đưa ra quyết định của mình thật chính xác
Cổng âm thanh 3.5mm
Được biết đến với tên gọi khác: cổng Headphone
Cổng âm thanh 3.5mm, hay thông dụng hơn là Audio Jack 3.5mm là một trong những cổng giao tiếp quen thuộc trên tất cả các thiết bị bởi nó xuất hiện một cách rộng rãi từ máy tính, đến máy tính bảng, điện thoại, cho phép người dùng thiết bị kết nối một cách trực tiếp với hệ thống loa, tai nghe hay micro bên ngoài để sử dụng bên cạnh các hệ thống được tích hợp trực tiếp bên trong nhằm mở rộng khả năng sử dụng tốt hơn về âm thanh. Trong khi các thiết bị đời cũ, các cổng tai nghe và micro được tách riêng ra, thì những thiết bị mới hơn đã gộp chung nó lại với công nghệ khác, nhưng nhìn chung, chúng vẫn được gọi bằng một cái tên duy nhất kể trên.
Nếu thiết bị bạn đang sử dụng không có cổng 3.5mm do nhà sản xuất cố tình loại bỏ chúng vì một lí do nào đó, thì cũng đừng lo lắng khi trên thị trường, vẫn có các thiết bị chuyển đổi từ USB sang jack cắm 3.5mm đi kèm với kết nối Bluetooth cho người dùng sử dụng
Ethernet
Được biết đến với tên gọi khác: RJ-45, Gigabit Ethernet, 10/100 Ethernet
Được tìm thấy trên hầu hết máy tính PC hay laptop, cổng Ethernet là một trong những cách đơn giản và hiệu quả giúp thiết bị người dùng đang sử dụng có thể kết nối trực tiếp đến mạng Internet hay một mạng LAN nội bộ. Ngay cả khi mà Wi-Fi có sự phát triển và ứng dụng mạnh mẽ như hiện nay, Ethernet vẫn là một cổng vô cùng quan trọng không thể thiếu nhất là trong những nơi mà Wi-Fi không thể phủ sóng hết, hay trong các khách sạn dùng để truyền tín hiệu đến các bộ thu phát không dây đặt ở các tầng khác nhau, hay cho những máy tính sử dụng mạng nội bộ trong công ty.
Nếu bạn không có cổng Ethernet tích hợp bên trong thiết bị, chúng ta vẫn có những giải pháp thay thế đến từ bộ chuyển đổi USB sang Ethernet với chuẩn USB Type-A và mới đây nhất là USB Type-C để đảm bảo tốc độ truyền dữ liệu ở mức cao hơn
HDMI
HDMI là một trong những cổng giao tiếp xuất hiện một cách thông dụng trong những TV thế hệ mới, bên cạnh các màn hình mở rộng hay trong các máy chiếu đời mới. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào đồ họa đang sử dụng mà những chiếc laptop hay PC cũng tích hợp cổng HDMI trong hệ thống cho phép xuất hình ảnh ra ngoài với độ phân giải Full HD trở lên, và tối đa hiện nay ở mức 4K. Mặc dù mang đến khả năng kết nối màn hình ngoài nhưng có một vấn đề rằng HDMI không thể từ một cổng chia ra nhiều cổng như USB mà thay vào đó chỉ là kết nối trực tiếp đến một ngõ ra. Ngoài hình ảnh, HDMI còn cho phép truyền âm thanh đi kèm, đồng nghĩa là bạn có thể dễ dàng phát âm thanh nếu như màn hình hay TV của bạn có bộ loa để sử dụng tính năng này
Nếu máy tính bạn đang sử dụng chỉ có cổng HDMI, trong khi màn hình mở rộng là DVI, đừng quá lo lắng khi bạn vẫn có thể chuyển đổi qua lại giữa chúng bằng một bộ hỗ trợ bên ngoài. Tương tự với cổng Full HDMI trên máy tính và miniHDMI trên những thiết bị ngoại vi có kích thước mỏng, tuy nhiên thì việc tìm kiếm bộ chuyển đổi giữa chúng có phần khó khăn hơn một chút
DisplayPort/mini DisplayPort
DisplayPort là một trong những cổng kết nối màn hình ngoài tiêu chuẩn hiện nay khi nó mang đến những tính năng hấp dẫn hơn cả HDMI với việc cho ngõ ra ở mức tối đa lên đến 4K với tần số quét 60Hz, đồng thời cho phép 3 thiết bị khác cùng kết nối vào một cổng DisplayPort duy nhất bằng các bộ chia, điều mà HDMI không thể nào làm được. Bên cạnh DisplayPort, một số thiết bị mới hiện nay còn có thêm cổng mini DisplayPort là bản thu nhỏ của DisplayPort
Phần lớn các màn hình hiện nay và các TV thông dụng không hề có cổng DisplayPort, tuy nhiên bạn vẫn hoàn toàn có thể chuyển đổi việc truyền nhận dữ liệu một cách dễ dàng giữa DisplayPort với HDMI bằng công cụ chuyển đổi riêng, không những chỉ cho truyền đi hình ảnh, mà còn là âm thanh tích hợp bên trong đó
Nếu bạn muốn cùng lúc truyền hình ảnh ra nhiều màn hình khác nhau thông qua DisplayPort hay từ một cổng mini DisplayPort, bạn chắc chắn sẽ cần đến một bộ chia Multi-Stream Transport (MST), hoặc đơn giản hơn là truyền trực tiếp thông qua USB Type-C sang DisplayPort hoặc mini DisplayPort sang DisplayPort.
DVI
Đối với nhiều người dùng laptop thì cổng DVI rất khó để nhìn thấy khi chúng vốn là một cổng chỉ thường xuyên xuất hiện trên các màn hình có độ phân giải Full HD trở xuống hoặc trong các hệ thống PC. Về cơ bản, DVI là một trong những cổng cực kì tốt để truyền hình ảnh với mức giá rẻ hơn rất nhiều so với HDMI hay DisplayPort, bên cạnh đó, người dùng cũng dễ dàng tìm kiếm bộ chuyển đổi từ HDMI sang DisplayPort dễ hơn rất nhiều
Về độ phân giải, DVI cho khả năng xuất hình ảnh tối đa ở mức Full HD với tần số quét cơ bản 60Hz. Dĩ nhiên nếu bạn muốn nâng cao độ phân giải lên 2K hoặc 4K, người dùng cần thêm sự hỗ trợ từ các bộ chuyển đổi bên ngoài, mà thông dụng nhất là Dual-link DVI.
microSD Card Reader
Được biết đến với tên gọi khác: microSD Card, microSDHC Reader, microSDXC
Mặc dù có kích thước khá nhỏ như những gì mà một khe đọc microSD mang đến lớn hơn rất nhiều khi nó cho khả năng lưu trữ vô cùng lớn nhưng kích thước của nó còn nhỏ hơn cả một USB nhỏ nhất bán trên thị trường, và đây là một trong những thiết bị không thể thiếu cho những chiếc smartphone sử dụng làm bộ nhớ ngoài. Thậm chí với những chiếc máy tính hay tablet, thậm chí là máy tính nhúng như Raspberry Pi có bộ nhớ lưu trữ hạn hẹp, người dùng vẫn có thể sử dụng các thẻ nhớ microSD tốc độ cao để lưu trữ dữ liệu một cách hoàn toàn hiệu quả
Thông thường thì máy tính của chúng ta ít khi tích hợp đầu đọc microSD, vì thế để có thể sử dụng dữ liệu lưu trữ bên trong, người dùng cần một đầu đọc chuyên dụng và kết nối với cổng USB của thiết bị
SD Card Reader
Được biết đến với tên gọi khác: 3-in-1 Card Reader, 4-in-1 Card Reader, 5-in-1 Card Reader, SDHC Card Reader
Khác với microSD, SD Card Reader là một trong những cổng thường gặp nhất trên máy tính mang đến khả năng đọc các thẻ nhớ chuyên dụng có kích thước lớn dành cho máy ảnh số. Và nếu bạn là một nhiếp ảnh gia hay người thường làm việc với các máy ảnh DSLR thì có lẽ đầu đọc thẻ nhớ SD không quá xa lạ với bạn bởi nó gần như gắn bó với công việc bạn làm mỗi ngày
Không phải máy tính nào cũng được tích hợp đầu đọc SD trên máy tính, và nếu thiết bị bạn đang xài không có nó, đừng lo khi trên thị trường vẫn đó đầu đọc tương tự đầu đọc microSD thông qua giao tiếp USB thông dụng
USB/USB Type-A
USB (Universal Serial Bus) là một trong những cổng kết nối quen thuộc có mặt trên PC hay laptop từ rất lâu rồi. Phiên bản USB hay còn được gọi với tên USB Type-A là một trong những chuẩn cơ bản nhất về tính năng và thiết kế với cổng giao tiếp có dạng hình chữ nhật và khe cắm để kết nối các thiết bị với nhau. Và tùy thuộc vào phần cứng của chúng mà USB Type-A được phân loại thành USB 2.0 hay USB 3.0 dựa trên tốc độ truyền tải dữ liệu của chúng.
Với cổng USB, hầu như bạn có thể kết nối tất cả các ngoại vi đến thiết bị mình đang sử dụng, từ chuột, đến bàn phím, máy in, Ethernet…
USB Type-B
USB Type-B là một trong những kiểu thiết kế khác của USB. Thay vì có kích thước hình chữ nhật dẹt như của USB Type-A, USB Type-B mang hình vuông được cách điệu ở 2 góc, và bạn dễ dàng bắt gặp chuẩn kết nối này trong các máy in.
USB Type-C
USB Type-C là một trong những cuộc cách mạng của cổng USB sau một thời gian dài xuất hiện, và sẽ là cái tên thay thế hoàn hảo cho USB Type-A, USB Type-B, microUSB trong thời gian tới để tạo nên một sự đồng bộ duy nhất giữa các thiết bị với nhau, tránh sự rườm rà như trước đây. So với các chuẩn USB trước đây, USB Type-C có kích thước mỏng hơn rất nhiều, và nó phù hợp với các laptop hay các thiết bị di động đang có xu hướng giảm dần về kích thước
Không những dừng lại ở khâu thiết kế, về tính năng, USB Type-C hỗ trợ rât nhiều chuẩn kết nối khác nhau, tuy nhiên không phải là tất cả do có sự hạn chế trong tính năng. Về tốc độ, USB Type-C mang khả năng truyền nhận dữ liệu lên một tầm cao mới với USB 3.1 gen 1 (5Gbps) hay USB 3.1 gen 2 (10Gbps).
USB 2.0
Được biết đến với tên gọi khác: High-Speed USB, USB 2
Mang đến khả năng tương thích với tốc độ truyền nhận lên đến 480Mbps, USB 2.0 là chuẩn tốc độ thông dụng nhất đối với kết nối USB và hoạt động một cách hoàn toàn ổn định với hầu hết các thiết bị ngoại vi. USB 2.0 là một chuẩn về tốc độ, nên nó có nhiều hình dáng khác nhau tùy thuộc vào chủng loại, từ Type-A đến microUSB. Thông thường, trên máy tính, USB 2.0 sẽ mang dạng Type-A, trong khi đó với những chiếc tablet hay smartphone thì nó sẽ là microUSB
USB 3.0
Được biết đến với tên gọi khác: SuperSpeed USB, USB 3
USB 3.0 là một bản nâng cấp về tốc độ so với USB 2.0, và đây là một chuẩn tuyệt vời cho các ổ cứng gắn ngoài, SSD, các bộ chuyển đổi hình ảnh độ phân giải cao, khi nó cho tốc độ dữ liệu lên đến 5Gbps, cao hơn 10 lần so với người tiền nhiệm của mình. Cũng giống như USB 2.0 thì USB 3.0 cũng có hình dạng khác nhau tùy thuộc vào loại và trên từng thiết bị riêng biệt. Thông thường, để phân biệt USB 2.0 hayUSSB 3.0 trên cùng một thiết bị, các hãng sản xuất ngoài những thông số kĩ thuật đi kèm, họ thường in thêm chữ SS bên cạnh biểu trưng cho SuperSpeed, một tên gọi khác của USB 3.0
USB 3.1 gen 1
Được biết đến với tên gọi khác: USB 3.1, SuperSpeed USB
USB 3.1 gen 1 là giao thức kết nối mang tốc độ 5Gbps tươn tự USB 3.0, tuy nhiên thì khác với USB 3.0, USB 3.1 gen 1 chỉ hỗ trợ cho chuẩn USB Type-C, và mang sự tương thích ngược với chuẩn cũ hơn là USB 3.0 và USB 2.0. Ngoài việc hỗ trợ truyền nhận dữ liệu tốc độ cao, USB 3.1 gen 1 còn có thể sử dụng trong các bộ nguồn khi nó có công suất cực đại lên đến 100W, thậm chí trong tương lai, laptop hay smartphone có thể sạc trực tiếp thông qua USB 3.1 gen 1
USB 3.1 gen 2
Được biết đến với tên gọi khác: USB 3.1, SuperSpeed+ USB, SuperSpeed USB 10Gbps
Nhìn chung thì USB 3.1 gen 2 có cấu tạo không khác quá nhiều so với USB 3.1 gen 1 ngoại trừ việc tốc độ kết nối được tăng lên gấp đôi
Micro USB
Được biết đến với tên gọi khác: Micro-B, microUSB
Micro USB được biết đến như cổng kết nối hỗ trợ việc sạc pin cho những chiếc smartphone hay tablet có năng lượng sử dụng thấp. Thông thường, micro USB hỗ trợ kết nối chuẩn USB 2.0, nhưng bên cạnh đó, một số ít các thiết bị hiện nay đã hỗ trợ USB 3.0 cho tốc độ truyền tải dữ liệu cao hơn, đồng thời cho phép nhiều năng lượng đi qua mỗi giây lớn hơn, hỗ trợ việc rút ngắn thời gian rất nhiều so với chuẩn tốc độ cũ. Dĩ nhiên về hình dáng, microUSB chuẩn 2.0 hay 3.0 không có khác nhau mấy, nên bạn hoàn toàn có thể sử dụng cable kết nối qua lại giữa chúng, nhưng có một điểm lưu ý là tùy thuộc phần cứng mà tốc độ truyền tải dữ liệu giữa chúng sẽ có phần bị hạn chế chứ không hề phụ thuộc vào cổng kết nối gốc
Mini USB
Được biết đến với tên gọi khác: Mini-B, miniUSB
Không thông dụng bằng microUSB nhưng không thể không kể đến sự xuất hiện của miniUSB khi chúng ta vẫn thấy sự xuất hiện của nó trong những chiếc máy PlayStation và các thiết bị hỗ trợ khác.
Thunderbolt 3
Được biết đến với tên gọi khác: Thunderbolt
Thunderbolt là chuẩn kết nối thông dụng có tốc độ gần như là cao nhất có mặt trên thị trường ở thời điểm hiện tại. Về mặt tốc độ, Thunderbolt 3 cho phép truyền nhận dữ liệu lên đến 40Gbps, gấp 4 lần so với chuẩn USB 3.1 gen 2. Với tốc độ kể trên, Thunderbolt 3 hoàn toàn dễ dàng trong việc ứng dụng để xuất hình ảnh ra 2 màn hình chuẩn phân giải 4K cùng một lúc mà không gặp bất kì vấn đề nào khi một cổng Thunderbolt hỗ trợ tới 2 tín hiệu DisplayPort cùng lúc. Thậm chí Thunderbolt 3 còn được ứng dụng trong đồ họa rời, cho phép người dùng có thể chơi các tựa game bom tấn trên một chiếc máy tính với kích thước vô cùng mỏng
Tất cả các cổng Thunderbolt 3 sử dụng chuẩn USB Type-C đơn hay kép để dễ dàng kết nối với các ngoại vi bên ngoài, thậm chí là sạc pin cho laptop tương tự MacBook 12 đang làm
Trước khi có Thunderbolt 3, chúng ta có các phiên bản cũ hơn là Thunderbolt 2 và Thunderbolt, và với các bộ chuyển đổi mà Thunderbolt 3 dễ dàng tương tác với những người đàn anh đi trước của mình
VGA
VGA là một trong những chuẩn cơ bản nhất trong việc xuất hình ảnh. VGA chính thức đổ bộ ra thị trường từ những năm 1987 và đến nay, VGA vẫn là một trong những cổng không thể thiếu trên hầu hết những chiếc máy tính hay máy chiếu. Tuy nhiên, với 15 chân kết nối khiến VGA quá cồng kềnh nên nhiều nhà sản xuất đang dần loại bỏ VGA để thay thế cho những chuẩn mới tiên tiến hơn, nhưng có lẽ phải mất một thời gian dài nữa thì công việc này mới thực sự hoàn tất. Về mặt lý thuyết, VGA có thể cho độ phân giải ngõ ra lớn nhất ở mức Full HD, nhưng với nhược điểm về đường truyền và vì đây là dạng tín hiện analog nên chất lượng hay dữ liệu dễ dàng bị suy hao, nên thông thường, rất khó để VGA đạt được khả năng kể trên, thay vào đó người dùng vẫn dùng độ phân giải 800 x 600 hay 1024 x 768 để đạt được hiệu quả lớn nhất
Theo Laptop Mag
Đương nhiên thì càng nhiều cổng giao tiếp đồng nghĩa số lượng ngoại vi chúng ta kết nối vào càng nhiều, nhưng không phải cổng giao tiếp nào cũng thật sự cần thiết để mang tất cả chúng lên thiết bị gốc khiến chúng trở nên cồng kềnh không cần thiết. Vì thế mà việc quan tâm đến cổng giao tiếp từ lâu trở thành một trong những tiêu chí vô cùng quan trọng mà người dùng không thể bỏ qua. Và để có một sự lựa chọn đúng đắn và phù hợp nhất, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một cách đầy đủ và ngắn gọn nhất về chúng và từ đó, đưa ra quyết định của mình thật chính xác
Cổng âm thanh 3.5mm
Được biết đến với tên gọi khác: cổng Headphone
Cổng âm thanh 3.5mm, hay thông dụng hơn là Audio Jack 3.5mm là một trong những cổng giao tiếp quen thuộc trên tất cả các thiết bị bởi nó xuất hiện một cách rộng rãi từ máy tính, đến máy tính bảng, điện thoại, cho phép người dùng thiết bị kết nối một cách trực tiếp với hệ thống loa, tai nghe hay micro bên ngoài để sử dụng bên cạnh các hệ thống được tích hợp trực tiếp bên trong nhằm mở rộng khả năng sử dụng tốt hơn về âm thanh. Trong khi các thiết bị đời cũ, các cổng tai nghe và micro được tách riêng ra, thì những thiết bị mới hơn đã gộp chung nó lại với công nghệ khác, nhưng nhìn chung, chúng vẫn được gọi bằng một cái tên duy nhất kể trên.
Nếu thiết bị bạn đang sử dụng không có cổng 3.5mm do nhà sản xuất cố tình loại bỏ chúng vì một lí do nào đó, thì cũng đừng lo lắng khi trên thị trường, vẫn có các thiết bị chuyển đổi từ USB sang jack cắm 3.5mm đi kèm với kết nối Bluetooth cho người dùng sử dụng
Ethernet
Được biết đến với tên gọi khác: RJ-45, Gigabit Ethernet, 10/100 Ethernet
Được tìm thấy trên hầu hết máy tính PC hay laptop, cổng Ethernet là một trong những cách đơn giản và hiệu quả giúp thiết bị người dùng đang sử dụng có thể kết nối trực tiếp đến mạng Internet hay một mạng LAN nội bộ. Ngay cả khi mà Wi-Fi có sự phát triển và ứng dụng mạnh mẽ như hiện nay, Ethernet vẫn là một cổng vô cùng quan trọng không thể thiếu nhất là trong những nơi mà Wi-Fi không thể phủ sóng hết, hay trong các khách sạn dùng để truyền tín hiệu đến các bộ thu phát không dây đặt ở các tầng khác nhau, hay cho những máy tính sử dụng mạng nội bộ trong công ty.
Nếu bạn không có cổng Ethernet tích hợp bên trong thiết bị, chúng ta vẫn có những giải pháp thay thế đến từ bộ chuyển đổi USB sang Ethernet với chuẩn USB Type-A và mới đây nhất là USB Type-C để đảm bảo tốc độ truyền dữ liệu ở mức cao hơn
HDMI
HDMI là một trong những cổng giao tiếp xuất hiện một cách thông dụng trong những TV thế hệ mới, bên cạnh các màn hình mở rộng hay trong các máy chiếu đời mới. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào đồ họa đang sử dụng mà những chiếc laptop hay PC cũng tích hợp cổng HDMI trong hệ thống cho phép xuất hình ảnh ra ngoài với độ phân giải Full HD trở lên, và tối đa hiện nay ở mức 4K. Mặc dù mang đến khả năng kết nối màn hình ngoài nhưng có một vấn đề rằng HDMI không thể từ một cổng chia ra nhiều cổng như USB mà thay vào đó chỉ là kết nối trực tiếp đến một ngõ ra. Ngoài hình ảnh, HDMI còn cho phép truyền âm thanh đi kèm, đồng nghĩa là bạn có thể dễ dàng phát âm thanh nếu như màn hình hay TV của bạn có bộ loa để sử dụng tính năng này
Nếu máy tính bạn đang sử dụng chỉ có cổng HDMI, trong khi màn hình mở rộng là DVI, đừng quá lo lắng khi bạn vẫn có thể chuyển đổi qua lại giữa chúng bằng một bộ hỗ trợ bên ngoài. Tương tự với cổng Full HDMI trên máy tính và miniHDMI trên những thiết bị ngoại vi có kích thước mỏng, tuy nhiên thì việc tìm kiếm bộ chuyển đổi giữa chúng có phần khó khăn hơn một chút
DisplayPort/mini DisplayPort
DisplayPort là một trong những cổng kết nối màn hình ngoài tiêu chuẩn hiện nay khi nó mang đến những tính năng hấp dẫn hơn cả HDMI với việc cho ngõ ra ở mức tối đa lên đến 4K với tần số quét 60Hz, đồng thời cho phép 3 thiết bị khác cùng kết nối vào một cổng DisplayPort duy nhất bằng các bộ chia, điều mà HDMI không thể nào làm được. Bên cạnh DisplayPort, một số thiết bị mới hiện nay còn có thêm cổng mini DisplayPort là bản thu nhỏ của DisplayPort
Phần lớn các màn hình hiện nay và các TV thông dụng không hề có cổng DisplayPort, tuy nhiên bạn vẫn hoàn toàn có thể chuyển đổi việc truyền nhận dữ liệu một cách dễ dàng giữa DisplayPort với HDMI bằng công cụ chuyển đổi riêng, không những chỉ cho truyền đi hình ảnh, mà còn là âm thanh tích hợp bên trong đó
Nếu bạn muốn cùng lúc truyền hình ảnh ra nhiều màn hình khác nhau thông qua DisplayPort hay từ một cổng mini DisplayPort, bạn chắc chắn sẽ cần đến một bộ chia Multi-Stream Transport (MST), hoặc đơn giản hơn là truyền trực tiếp thông qua USB Type-C sang DisplayPort hoặc mini DisplayPort sang DisplayPort.
DVI
Đối với nhiều người dùng laptop thì cổng DVI rất khó để nhìn thấy khi chúng vốn là một cổng chỉ thường xuyên xuất hiện trên các màn hình có độ phân giải Full HD trở xuống hoặc trong các hệ thống PC. Về cơ bản, DVI là một trong những cổng cực kì tốt để truyền hình ảnh với mức giá rẻ hơn rất nhiều so với HDMI hay DisplayPort, bên cạnh đó, người dùng cũng dễ dàng tìm kiếm bộ chuyển đổi từ HDMI sang DisplayPort dễ hơn rất nhiều
Về độ phân giải, DVI cho khả năng xuất hình ảnh tối đa ở mức Full HD với tần số quét cơ bản 60Hz. Dĩ nhiên nếu bạn muốn nâng cao độ phân giải lên 2K hoặc 4K, người dùng cần thêm sự hỗ trợ từ các bộ chuyển đổi bên ngoài, mà thông dụng nhất là Dual-link DVI.
microSD Card Reader
Được biết đến với tên gọi khác: microSD Card, microSDHC Reader, microSDXC
Mặc dù có kích thước khá nhỏ như những gì mà một khe đọc microSD mang đến lớn hơn rất nhiều khi nó cho khả năng lưu trữ vô cùng lớn nhưng kích thước của nó còn nhỏ hơn cả một USB nhỏ nhất bán trên thị trường, và đây là một trong những thiết bị không thể thiếu cho những chiếc smartphone sử dụng làm bộ nhớ ngoài. Thậm chí với những chiếc máy tính hay tablet, thậm chí là máy tính nhúng như Raspberry Pi có bộ nhớ lưu trữ hạn hẹp, người dùng vẫn có thể sử dụng các thẻ nhớ microSD tốc độ cao để lưu trữ dữ liệu một cách hoàn toàn hiệu quả
Thông thường thì máy tính của chúng ta ít khi tích hợp đầu đọc microSD, vì thế để có thể sử dụng dữ liệu lưu trữ bên trong, người dùng cần một đầu đọc chuyên dụng và kết nối với cổng USB của thiết bị
SD Card Reader
Được biết đến với tên gọi khác: 3-in-1 Card Reader, 4-in-1 Card Reader, 5-in-1 Card Reader, SDHC Card Reader
Khác với microSD, SD Card Reader là một trong những cổng thường gặp nhất trên máy tính mang đến khả năng đọc các thẻ nhớ chuyên dụng có kích thước lớn dành cho máy ảnh số. Và nếu bạn là một nhiếp ảnh gia hay người thường làm việc với các máy ảnh DSLR thì có lẽ đầu đọc thẻ nhớ SD không quá xa lạ với bạn bởi nó gần như gắn bó với công việc bạn làm mỗi ngày
Không phải máy tính nào cũng được tích hợp đầu đọc SD trên máy tính, và nếu thiết bị bạn đang xài không có nó, đừng lo khi trên thị trường vẫn đó đầu đọc tương tự đầu đọc microSD thông qua giao tiếp USB thông dụng
USB/USB Type-A
USB (Universal Serial Bus) là một trong những cổng kết nối quen thuộc có mặt trên PC hay laptop từ rất lâu rồi. Phiên bản USB hay còn được gọi với tên USB Type-A là một trong những chuẩn cơ bản nhất về tính năng và thiết kế với cổng giao tiếp có dạng hình chữ nhật và khe cắm để kết nối các thiết bị với nhau. Và tùy thuộc vào phần cứng của chúng mà USB Type-A được phân loại thành USB 2.0 hay USB 3.0 dựa trên tốc độ truyền tải dữ liệu của chúng.
Với cổng USB, hầu như bạn có thể kết nối tất cả các ngoại vi đến thiết bị mình đang sử dụng, từ chuột, đến bàn phím, máy in, Ethernet…
USB Type-B
USB Type-B là một trong những kiểu thiết kế khác của USB. Thay vì có kích thước hình chữ nhật dẹt như của USB Type-A, USB Type-B mang hình vuông được cách điệu ở 2 góc, và bạn dễ dàng bắt gặp chuẩn kết nối này trong các máy in.
USB Type-C
USB Type-C là một trong những cuộc cách mạng của cổng USB sau một thời gian dài xuất hiện, và sẽ là cái tên thay thế hoàn hảo cho USB Type-A, USB Type-B, microUSB trong thời gian tới để tạo nên một sự đồng bộ duy nhất giữa các thiết bị với nhau, tránh sự rườm rà như trước đây. So với các chuẩn USB trước đây, USB Type-C có kích thước mỏng hơn rất nhiều, và nó phù hợp với các laptop hay các thiết bị di động đang có xu hướng giảm dần về kích thước
Không những dừng lại ở khâu thiết kế, về tính năng, USB Type-C hỗ trợ rât nhiều chuẩn kết nối khác nhau, tuy nhiên không phải là tất cả do có sự hạn chế trong tính năng. Về tốc độ, USB Type-C mang khả năng truyền nhận dữ liệu lên một tầm cao mới với USB 3.1 gen 1 (5Gbps) hay USB 3.1 gen 2 (10Gbps).
USB 2.0
Được biết đến với tên gọi khác: High-Speed USB, USB 2
Mang đến khả năng tương thích với tốc độ truyền nhận lên đến 480Mbps, USB 2.0 là chuẩn tốc độ thông dụng nhất đối với kết nối USB và hoạt động một cách hoàn toàn ổn định với hầu hết các thiết bị ngoại vi. USB 2.0 là một chuẩn về tốc độ, nên nó có nhiều hình dáng khác nhau tùy thuộc vào chủng loại, từ Type-A đến microUSB. Thông thường, trên máy tính, USB 2.0 sẽ mang dạng Type-A, trong khi đó với những chiếc tablet hay smartphone thì nó sẽ là microUSB
USB 3.0
Được biết đến với tên gọi khác: SuperSpeed USB, USB 3
USB 3.0 là một bản nâng cấp về tốc độ so với USB 2.0, và đây là một chuẩn tuyệt vời cho các ổ cứng gắn ngoài, SSD, các bộ chuyển đổi hình ảnh độ phân giải cao, khi nó cho tốc độ dữ liệu lên đến 5Gbps, cao hơn 10 lần so với người tiền nhiệm của mình. Cũng giống như USB 2.0 thì USB 3.0 cũng có hình dạng khác nhau tùy thuộc vào loại và trên từng thiết bị riêng biệt. Thông thường, để phân biệt USB 2.0 hayUSSB 3.0 trên cùng một thiết bị, các hãng sản xuất ngoài những thông số kĩ thuật đi kèm, họ thường in thêm chữ SS bên cạnh biểu trưng cho SuperSpeed, một tên gọi khác của USB 3.0
USB 3.1 gen 1
Được biết đến với tên gọi khác: USB 3.1, SuperSpeed USB
USB 3.1 gen 1 là giao thức kết nối mang tốc độ 5Gbps tươn tự USB 3.0, tuy nhiên thì khác với USB 3.0, USB 3.1 gen 1 chỉ hỗ trợ cho chuẩn USB Type-C, và mang sự tương thích ngược với chuẩn cũ hơn là USB 3.0 và USB 2.0. Ngoài việc hỗ trợ truyền nhận dữ liệu tốc độ cao, USB 3.1 gen 1 còn có thể sử dụng trong các bộ nguồn khi nó có công suất cực đại lên đến 100W, thậm chí trong tương lai, laptop hay smartphone có thể sạc trực tiếp thông qua USB 3.1 gen 1
USB 3.1 gen 2
Được biết đến với tên gọi khác: USB 3.1, SuperSpeed+ USB, SuperSpeed USB 10Gbps
Nhìn chung thì USB 3.1 gen 2 có cấu tạo không khác quá nhiều so với USB 3.1 gen 1 ngoại trừ việc tốc độ kết nối được tăng lên gấp đôi
Micro USB
Được biết đến với tên gọi khác: Micro-B, microUSB
Micro USB được biết đến như cổng kết nối hỗ trợ việc sạc pin cho những chiếc smartphone hay tablet có năng lượng sử dụng thấp. Thông thường, micro USB hỗ trợ kết nối chuẩn USB 2.0, nhưng bên cạnh đó, một số ít các thiết bị hiện nay đã hỗ trợ USB 3.0 cho tốc độ truyền tải dữ liệu cao hơn, đồng thời cho phép nhiều năng lượng đi qua mỗi giây lớn hơn, hỗ trợ việc rút ngắn thời gian rất nhiều so với chuẩn tốc độ cũ. Dĩ nhiên về hình dáng, microUSB chuẩn 2.0 hay 3.0 không có khác nhau mấy, nên bạn hoàn toàn có thể sử dụng cable kết nối qua lại giữa chúng, nhưng có một điểm lưu ý là tùy thuộc phần cứng mà tốc độ truyền tải dữ liệu giữa chúng sẽ có phần bị hạn chế chứ không hề phụ thuộc vào cổng kết nối gốc
Mini USB
Được biết đến với tên gọi khác: Mini-B, miniUSB
Không thông dụng bằng microUSB nhưng không thể không kể đến sự xuất hiện của miniUSB khi chúng ta vẫn thấy sự xuất hiện của nó trong những chiếc máy PlayStation và các thiết bị hỗ trợ khác.
Thunderbolt 3
Được biết đến với tên gọi khác: Thunderbolt
Thunderbolt là chuẩn kết nối thông dụng có tốc độ gần như là cao nhất có mặt trên thị trường ở thời điểm hiện tại. Về mặt tốc độ, Thunderbolt 3 cho phép truyền nhận dữ liệu lên đến 40Gbps, gấp 4 lần so với chuẩn USB 3.1 gen 2. Với tốc độ kể trên, Thunderbolt 3 hoàn toàn dễ dàng trong việc ứng dụng để xuất hình ảnh ra 2 màn hình chuẩn phân giải 4K cùng một lúc mà không gặp bất kì vấn đề nào khi một cổng Thunderbolt hỗ trợ tới 2 tín hiệu DisplayPort cùng lúc. Thậm chí Thunderbolt 3 còn được ứng dụng trong đồ họa rời, cho phép người dùng có thể chơi các tựa game bom tấn trên một chiếc máy tính với kích thước vô cùng mỏng
Tất cả các cổng Thunderbolt 3 sử dụng chuẩn USB Type-C đơn hay kép để dễ dàng kết nối với các ngoại vi bên ngoài, thậm chí là sạc pin cho laptop tương tự MacBook 12 đang làm
Trước khi có Thunderbolt 3, chúng ta có các phiên bản cũ hơn là Thunderbolt 2 và Thunderbolt, và với các bộ chuyển đổi mà Thunderbolt 3 dễ dàng tương tác với những người đàn anh đi trước của mình
VGA
VGA là một trong những chuẩn cơ bản nhất trong việc xuất hình ảnh. VGA chính thức đổ bộ ra thị trường từ những năm 1987 và đến nay, VGA vẫn là một trong những cổng không thể thiếu trên hầu hết những chiếc máy tính hay máy chiếu. Tuy nhiên, với 15 chân kết nối khiến VGA quá cồng kềnh nên nhiều nhà sản xuất đang dần loại bỏ VGA để thay thế cho những chuẩn mới tiên tiến hơn, nhưng có lẽ phải mất một thời gian dài nữa thì công việc này mới thực sự hoàn tất. Về mặt lý thuyết, VGA có thể cho độ phân giải ngõ ra lớn nhất ở mức Full HD, nhưng với nhược điểm về đường truyền và vì đây là dạng tín hiện analog nên chất lượng hay dữ liệu dễ dàng bị suy hao, nên thông thường, rất khó để VGA đạt được khả năng kể trên, thay vào đó người dùng vẫn dùng độ phân giải 800 x 600 hay 1024 x 768 để đạt được hiệu quả lớn nhất
Theo Laptop Mag