Cưới không cần kết hôn
Cuộc sống ngày càng hiện đại và cách suy nghĩ của mọi người cũng có nhiều thay đổi so với những phong tục ngày xưa. Đặc biệt là giới trẻ khi học được tiếp xúc hằng ngày với Internet với những cách sống cách suy nghi của phương tây.
Không thích ràng buộc nhau bằng tờ giấy đăng ký kết hôn, nhiều bạn trẻ ngày nay đã chọn cho mình một đám cưới để "hợp thức hóa" đời sống vợ chồng trong con mắt của dư luận.
Họ cho rằng cưới không đăng ký sẽ thuận tiện và nhẹ nhàng buông tay khi một trong hai không còn muốn tiếp tục chung lối vì bất cứ lý do gì. Tuy nhiên, đằng sau những đám cưới không đăng ký kết hôn là cả kho những câu chuyện cười ra nước mắt.
Dễ hợp thì dễ... tan
Sống thử đang bị dư luận lên án bởi những bất cập do đời sống cặp đôi phi hôn nhân không phù hợp với nếp cảm và nếp nghĩ của người Việt. Chính vì thế, để có một bình phong an toàn với quan điểm hôn nhân chỉ là chuyện nhỏ, các tín đồ của chủ nghĩa sống thử đã nâng cấp giá trị của mình lên bằng việc cưới không hôn thú.Để tiện cho việc qua mặt người thân, họ tổ chức một đám cưới linh đình, trang trọng trước sự chứng kiến của họ hàng, quan khách. Tuy nhiên, họ không có bất cứ quyền lợi hay nghĩa vụ, trách nhiệm gì với nhau về mặt pháp lý. Nhiều bạn trẻ thích thú với việc làm này vì họ vẫn đàng hoàng sống với nhau mà không hề bị người khác gièm pha. Quan trọng hơn, họ có thể chia tay nhau bất cứ lúc nào mà không sợ bị mang tiếng là đã qua một lần đò.Hoài Linh (Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) tự cho mình là một cô gái hiện đại khi bày tỏ quan điểm: "Mình sợ sự ràng buộc của hôn nhân. Tuy nhiên, nếu cứ yêu nhau mãi và sống cảnh góp gạo thổi cơm chung thì mọi người sẽ xì xào, bàn tán, phản đối chuyện sống thử, nhất là phía gia đình. Mình và chồng bàn nhau về quê tổ chức đám cưới để báo cáo với hai bên họ hàng cho hợp lẽ dư luận. Cả hai thống nhất không đăng ký kết hôn, vì nếu trong quá trình sống chung, xảy ra xích mích lại phải đâm đơn ra tòa thì rắc rối. Chúng mình thống nhất không đăng ký kết hôn để khi xảy ra "sự cố" đường ai nấy đi cho tiện".Khi được hỏi về chuyện con cái, Hoài Linh cười, cho biết: "Nếu có con thì coi như nó là ý trời, là duyên phận cuộc đời phải làm vợ làm chồng của nhau. Lúc đó đi đăng ký cũng chưa muộn".Vũ Tiến Huân, một kỹ sư cơ khí đang làm việc ở quận Hà Đông, Hà Nội lại đưa ra lý do rất hồn nhiên để giải thích cho việc anh và vợ đã cưới ba năm mà chưa đăng ký kết hôn: "Chúng tôi đều không muốn có con và không muốn bị ràng buộc. Nhưng vì gia đình, chúng tôi về quê làm đám cưới cho bố mẹ yên tâm tuổi già. Thực tình, cả hai vợ chồng đều theo chủ nghĩa thích tự do, không bị quản lý".Phương (vợ Huân) cho biết thêm: "Không dại ràng buộc nhau bằng tờ hôn thú. Hiện chồng mình chưa có biểu hiện gì, nhưng nhiều cặp đôi tổ chức cưới linh đình chưa được bao lâu đã xích mích, thậm chí dùng bạo lực với nhau. Lúc đó, chia tay cũng đơn giản. Nếu đăng ký kết hôn, có "sự cố", phải đưa nhau ra toà, vừa mang tiếng, lại rắc rối, nếu không nhờ pháp luật can thiệp thì chẳng khác nào sống trong địa ngục. Tôi cho rằng, giải pháp tốt nhất là cưới cho hợp thuần phong mỹ tục nhưng không đăng ký để tiện bề giải tán".
Nỗi cay đắng của những người trong cuộc
Nhiều cặp đôi cưới không đăng ký và nghĩ đơn giản rằng, có con thì làm một tờ giấy hôn thú không khó. Thế nhưng, họ không biết, rắc rối không đến từ những điều mà con người ta ngờ tới. Trường hợp của Hà và Bình (Cầu Giấy, Hà Nội) là một ví dụ.Hà quê ở Nghệ An còn Bình là người con của xứ Quảng. Họ mưu sinh ở Hà Nội và yêu nhau rất tình cờ nhưng cả hai đều không tính chuyện kết hôn. Yêu nhau được 10 năm thì gia đình Hà ở quê yêu cầu Bình nói chuyện người lớn và tổ chứcđám cưới vì lý do sợ con gái quá lứa lỡ thì. Không thể chối từ lời bề trên, Bình và Hà bàn nhau cưới không đăng ký để hai đứa sau này "tiện đường giải quyết với nhau nếu có trục trặc". Cưới xong, họ vẫn lập nghiệp ở Hà Nội và chung chạ với nhau như bao năm sống thử. Chỉ có điều, giờ đây trong mắt họ hàng, gia đình, bạn bè, họ đã là vợ là chồng của nhau.Cuộc sống tưởng êm đềm, hạnh phúc nhưng sau ngày cưới, Bình bộc lộ nhiều tính xấu mà bao năm sống thử trước đó Hà đã làm ngơ. Hà quyết định "đường ai nấy đi" và Bình ngay lập tức đồng ý vì họ không có sự ràng buộc. Một tháng sau khi chia tay, Hà phát hiện mình đã có thai và đến lúc đó, Hà không thể ràng buộc Bình. Về mặt pháp lý Bình đương nhiên không thừa nhận cái thai của mình. Hà ngậm ngùi đi phá bỏ cái thai chỉ vì không tìm được bố cho con. Cay đắng, tủi hổ ra sao, có lẽ chỉ người trong cuộc mới hiểu.Thạc sĩ xã hội học Phạm Thị Kim Xuyến, giảng viên đại học Công đoàn (Hà Nội) cho rằng: Đăng ký kết hôn là sự kiểm soát quan hệ hôn nhân nhằm ổn định trật tự xã hội, đảm bảo quyền và lợi ích của các bên. Tuy nhiên, xu hướng của một bộ phận giới trẻ hiện nay là lựa chọn hình thức cưới mà không cần đăng ký.Nhìn từ góc độ xã hội học thì đây là một hiện tượng xã hội nảy sinh trong xã hội hiện đại, chịu sự tác động từ những biến đổi của nhiều yếu tố. Trong xã hội hiện đại, hôn nhân đã dần bị thay đổi quan niệm. Nếu như trước đây, trong quan niệm truyền thống, gia đình và hôn nhân được xem là mối quan hệ bền chặt, vĩnh cửu. Nó không chỉ là mối quan hệ giữa hai người kết hôn với nhau mà còn là mối quan hệ của hai họ, hai gia đình.
Cuộc sống ngày càng hiện đại và cách suy nghĩ của mọi người cũng có nhiều thay đổi so với những phong tục ngày xưa. Đặc biệt là giới trẻ khi học được tiếp xúc hằng ngày với Internet với những cách sống cách suy nghi của phương tây.
Không thích ràng buộc nhau bằng tờ giấy đăng ký kết hôn, nhiều bạn trẻ ngày nay đã chọn cho mình một đám cưới để "hợp thức hóa" đời sống vợ chồng trong con mắt của dư luận.
Họ cho rằng cưới không đăng ký sẽ thuận tiện và nhẹ nhàng buông tay khi một trong hai không còn muốn tiếp tục chung lối vì bất cứ lý do gì. Tuy nhiên, đằng sau những đám cưới không đăng ký kết hôn là cả kho những câu chuyện cười ra nước mắt.
|
Nhiều bạn trẻ lựa chọn hình thức kết hôn không đăng ký mà không tính đến những rắc rối hậu hôn nhân. Ảnh minh họa. |
Dễ hợp thì dễ... tan
Sống thử đang bị dư luận lên án bởi những bất cập do đời sống cặp đôi phi hôn nhân không phù hợp với nếp cảm và nếp nghĩ của người Việt. Chính vì thế, để có một bình phong an toàn với quan điểm hôn nhân chỉ là chuyện nhỏ, các tín đồ của chủ nghĩa sống thử đã nâng cấp giá trị của mình lên bằng việc cưới không hôn thú.Để tiện cho việc qua mặt người thân, họ tổ chức một đám cưới linh đình, trang trọng trước sự chứng kiến của họ hàng, quan khách. Tuy nhiên, họ không có bất cứ quyền lợi hay nghĩa vụ, trách nhiệm gì với nhau về mặt pháp lý. Nhiều bạn trẻ thích thú với việc làm này vì họ vẫn đàng hoàng sống với nhau mà không hề bị người khác gièm pha. Quan trọng hơn, họ có thể chia tay nhau bất cứ lúc nào mà không sợ bị mang tiếng là đã qua một lần đò.Hoài Linh (Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) tự cho mình là một cô gái hiện đại khi bày tỏ quan điểm: "Mình sợ sự ràng buộc của hôn nhân. Tuy nhiên, nếu cứ yêu nhau mãi và sống cảnh góp gạo thổi cơm chung thì mọi người sẽ xì xào, bàn tán, phản đối chuyện sống thử, nhất là phía gia đình. Mình và chồng bàn nhau về quê tổ chức đám cưới để báo cáo với hai bên họ hàng cho hợp lẽ dư luận. Cả hai thống nhất không đăng ký kết hôn, vì nếu trong quá trình sống chung, xảy ra xích mích lại phải đâm đơn ra tòa thì rắc rối. Chúng mình thống nhất không đăng ký kết hôn để khi xảy ra "sự cố" đường ai nấy đi cho tiện".Khi được hỏi về chuyện con cái, Hoài Linh cười, cho biết: "Nếu có con thì coi như nó là ý trời, là duyên phận cuộc đời phải làm vợ làm chồng của nhau. Lúc đó đi đăng ký cũng chưa muộn".Vũ Tiến Huân, một kỹ sư cơ khí đang làm việc ở quận Hà Đông, Hà Nội lại đưa ra lý do rất hồn nhiên để giải thích cho việc anh và vợ đã cưới ba năm mà chưa đăng ký kết hôn: "Chúng tôi đều không muốn có con và không muốn bị ràng buộc. Nhưng vì gia đình, chúng tôi về quê làm đám cưới cho bố mẹ yên tâm tuổi già. Thực tình, cả hai vợ chồng đều theo chủ nghĩa thích tự do, không bị quản lý".Phương (vợ Huân) cho biết thêm: "Không dại ràng buộc nhau bằng tờ hôn thú. Hiện chồng mình chưa có biểu hiện gì, nhưng nhiều cặp đôi tổ chức cưới linh đình chưa được bao lâu đã xích mích, thậm chí dùng bạo lực với nhau. Lúc đó, chia tay cũng đơn giản. Nếu đăng ký kết hôn, có "sự cố", phải đưa nhau ra toà, vừa mang tiếng, lại rắc rối, nếu không nhờ pháp luật can thiệp thì chẳng khác nào sống trong địa ngục. Tôi cho rằng, giải pháp tốt nhất là cưới cho hợp thuần phong mỹ tục nhưng không đăng ký để tiện bề giải tán".
Nỗi cay đắng của những người trong cuộc
Nhiều cặp đôi cưới không đăng ký và nghĩ đơn giản rằng, có con thì làm một tờ giấy hôn thú không khó. Thế nhưng, họ không biết, rắc rối không đến từ những điều mà con người ta ngờ tới. Trường hợp của Hà và Bình (Cầu Giấy, Hà Nội) là một ví dụ.Hà quê ở Nghệ An còn Bình là người con của xứ Quảng. Họ mưu sinh ở Hà Nội và yêu nhau rất tình cờ nhưng cả hai đều không tính chuyện kết hôn. Yêu nhau được 10 năm thì gia đình Hà ở quê yêu cầu Bình nói chuyện người lớn và tổ chứcđám cưới vì lý do sợ con gái quá lứa lỡ thì. Không thể chối từ lời bề trên, Bình và Hà bàn nhau cưới không đăng ký để hai đứa sau này "tiện đường giải quyết với nhau nếu có trục trặc". Cưới xong, họ vẫn lập nghiệp ở Hà Nội và chung chạ với nhau như bao năm sống thử. Chỉ có điều, giờ đây trong mắt họ hàng, gia đình, bạn bè, họ đã là vợ là chồng của nhau.Cuộc sống tưởng êm đềm, hạnh phúc nhưng sau ngày cưới, Bình bộc lộ nhiều tính xấu mà bao năm sống thử trước đó Hà đã làm ngơ. Hà quyết định "đường ai nấy đi" và Bình ngay lập tức đồng ý vì họ không có sự ràng buộc. Một tháng sau khi chia tay, Hà phát hiện mình đã có thai và đến lúc đó, Hà không thể ràng buộc Bình. Về mặt pháp lý Bình đương nhiên không thừa nhận cái thai của mình. Hà ngậm ngùi đi phá bỏ cái thai chỉ vì không tìm được bố cho con. Cay đắng, tủi hổ ra sao, có lẽ chỉ người trong cuộc mới hiểu.Thạc sĩ xã hội học Phạm Thị Kim Xuyến, giảng viên đại học Công đoàn (Hà Nội) cho rằng: Đăng ký kết hôn là sự kiểm soát quan hệ hôn nhân nhằm ổn định trật tự xã hội, đảm bảo quyền và lợi ích của các bên. Tuy nhiên, xu hướng của một bộ phận giới trẻ hiện nay là lựa chọn hình thức cưới mà không cần đăng ký.Nhìn từ góc độ xã hội học thì đây là một hiện tượng xã hội nảy sinh trong xã hội hiện đại, chịu sự tác động từ những biến đổi của nhiều yếu tố. Trong xã hội hiện đại, hôn nhân đã dần bị thay đổi quan niệm. Nếu như trước đây, trong quan niệm truyền thống, gia đình và hôn nhân được xem là mối quan hệ bền chặt, vĩnh cửu. Nó không chỉ là mối quan hệ giữa hai người kết hôn với nhau mà còn là mối quan hệ của hai họ, hai gia đình.
Không vi phạm pháp luật nhưng không cổ súy Luật sư Đoàn Minh Đức, Đoàn luật sư Hà Nội cho biết: "Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 luật Hôn nhân và gia đình: "Nam nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật quy định là vợ chồng". Theo đó, những cặp đôi chỉ tổ chức đám cưới mà không đăng ký kết hôn sẽ có quyền tự thỏa thuận chấm dứt việc chung sống với nhau ở bất kỳ thời điểm nào. Đứng trên góc độ pháp lý thì rõ ràng pháp luật hiện hành không có quy định bắt buộc phải đăng ký kết hôntrước, làm đám cưới sau. Hơn nữa, không có điều luật nào quy định xử phạt hành chính đối với hành vi trên. Tuy nhiên, nếu chỉ cưới mà không đăng ký kết hôn thì mọi quyền lợi và nghĩa vụ với đối phương là vô hiệu. Mặt khác, hôn nhân không chỉ là sự ràng buộc hai con người về mặt pháp lý mà còn gắn kết trách nhiệm và nghĩa vụ của hai người xa lạ với nhau để họ biết sống yêu thương và trân trọng nhau hơn. Vì vậy, xã hội chúng ta không cổ súy cho việc làm này". |
Theo Người Đưa Tin