Đặc Sản Đồng Tháp Mười.

Miền Tây Nam bộ mà cái nôi là vùng Đồng Tháp Mười rộng lớn, là giang sơn của những loài động vật hoang dã trên rừng dưới nước. Tìm hiểu cách ăn, cách nấu những món ăn đặc sản của người gốc miền Tây là một trong những nét văn hoá đặc sắc ở Đồng Tháp. Nói đến món ăn đặc sản miền Tây trước hết phải nói đến con rùa. Nó là một trong những động vật tiêu biểu cho đồng đất Tháp Mười có khả năng chịu đựng sự thử thách nghiệt ngã của thiên nhiên nên vẫn tồn tại và sinh sôi phát triển. Hiện nay thịt rùa là món ăn đắt giá nhất. Thay vì món rùa tiêm thuốc bắc cầu kỳ dành cho nhũng thực khách sang trọng 1ại có món rùa rang muối đơn giản mà cũng không kém phẩn bổ dưỡng ngon miệng. Đặc biệt rùa còn là vị thuổc đại bổ chữa trị bệnh tim rất hiệu nghiệm.
dac-san-dong-thap-muoi-946e.jpg
Sau rùa đến con rắn. Dân Đồng Tháp có nghệ thuật tay không bắt rắn rất tài tình. Miệt Tân Hồng, Hỗng Ngụ, Tam Nông rất nhiều rắn tự nhiên. Nọc rắn độc là dược liệu cao cấp quí hơn vàng. Thịt rắn ngọt lừ hơn cả thịt gà mái tơ có thể chế biến hàng chục món ăn sang trọng bổ dưỡng hấp dẫn.
Còn con chuột, yếu bóng vía nghe đã "dễ sợ" rồi. Nhưng với tài nấu ăn của những đầu bếp lành nghề, chuột đồng đã trở thành món ngon trong các loại thịt đặc sản. Loài chuột sinh sôi nẩy nở quá nhanh trên vùng đất mênh mông hoang dã nhờ vào nguồn thức ăn như cỏ dại, mầm cỏ non, lúa ngô khoai sắn ngoài bãi ngoài ruộng nên bắt không xuể nên chuột đồng đã là nguỗn thục phẩm thiên nhiên dối dào rất có lợi cho người nông dân.
Tháng tư năm nào cùng 1à mùa săn chuột tự nhiên ngon béo lạ thường. Chuột đồng rồi béo ngậy, chuột nướng than thơm khô. Đặc biệt chuột bằm xào lá cách 1à món thân thuộc mà người dân quê hay dùng để thết đăi bạn bè. Chuột bắt ngoài đồng về, hái thêm nắm lá cách trong vườn nhà, buổi chiều công việc đã xong, bày một mâm đơn sơ với đĩa thịt chuột, trái xoài sống thái vát từng miếng mỏng, chai rượu đế và một ly chung uổng chuyển tay nhau cứ thế mà nhâm nhi bên nhau cho đến tận đêm khuya vẫn chưa hết thịt chuột. Đến mùa mưa dầm là đi soi ếch. Mưa càng lớn càng dai dẳng thì càng bắt được nhiều. Những con ếch to bè, xỏ thành xâu phô cặp đùi tròn mọng căng nhìn đã thẩy thèm thấy ngon. Ếch chiên bơ vừa thơm vừa béo và giòn. Hoặc ếch xào lăn với món ngọt, nước cốt dừa, nổi cháo ếch bốc khói thơm phức. Đêm mưa mà có tô cháo ếch nóng rắc hành hoa thì thật ẩm lòng biết bao! Nhưng đặc sản miền Tây đâu chỉ có thế nhất 1à ở tỉnh Đồng Tháp. Nguổn nước ngọt vùng trũng Đồng Tháp mười đă làm sinh sôi nẩy nở lượng cá dồi dào cùng với giổng tôm càng xanh có giá trị xuất khẩu hàng năm. Ngày nay người ta ít đánh bắt tôm theo kiểu tự nhiên mà có vùng qui hoạch nuôì tôm hẩn hoi như ở Cồn Bình Thạnh huyện Cao Lãnh. Tôm càng Xanh là loại tôm đặc sản quí hiếm ở Đồng Tháp có giá trị cao trên thương trường quốc tế. Tôm càng ăn nướng thơm ngọt cực kỳ. Tôm xé nhỏ trộn với dưa ngó sen 1à món gỏi chua rất đặc biệt thuộc Ioại đổ nhấm cao cấp. Tôm hấp nưởc dừa cuổn bánh tráng ãn kèm rau sống thật tuyệt vời. Tôm còn là nguồn nguyên liệu chính của loại bánh phồng tôm Sa Giang nổi tiếng trong và ngoài nước. Tại các nhà hàng ở Đồng Tháp, món Súp cua đi kèm bánh phồng tôm Sa Giang thường xuyên có mặt đểu đểu trên bàn ăn của khách Tây lẫn khách Ta. Du khách đến tận nơi, tìm hiểu đời sống của người nông dân miền sông nước thì chắc chắn sẽ có lắm điểu thú vị và bổ ích. Cách bắt cá của họ cũng "thiên biến vạn hoá" .
Bằng tay cũng có. Bằng trí thông minh, bằng những kinh nghiệm thực tế phong phú họ biểt lợi dụng thủy triều và căn cứ vào đặc điểm sở thích của từng loại cá mà có những cách đánh bắt khác nhau. Ví dụ như đặt lọp, cất chà, cất vó, giăng câu, giăng lưới, vãi chài, nôm hoặc tát đìa v.v...
Tháng chạp hàng năm cứ đển con nưóc kém 25 giáp Tết người ta dùng máy Kole tát hểt nước trong các ao nước nhân tạo hay các đìa bàu tự nhiên sau đó tha hỗ mà hổt cá. Đỗng Tháp nổi tiếng với món canh chua luôn đi kèm vôi cá rô kho tộ. Ngay các quán ăn bình dân cũng đủ sức đáp ứng du khách một bữa ăn như ý. Riêng cá lóc thì có cá lóc hấp mặn, cá lóc chiên xù, cá lóc nẩu cháo, v.v... Nhưng làm món gì rỗi cũng phải quay lại món cá lóc nướng trui cứ như là "luật" ăn cá lóc phẩi có món đó. Người ta xiên cái que tre vào miệng cá suốt qua bụng rỗi cắm đấu xuống đất chẩt rơm đốt cho đến khi cá bốc mùi thơm, rút que, cạo vỏ, lớp vẩy cháy đen bên ngoài đặt vào đĩa hột xoài. Thịt cá trắng phau thơm phưng phức.
dac-san-dong-thap-muoi-8d16.jpg


Nguồn: amthuc365.vn - amthuc365.vn
 
  • Chủ đề
    2011 cách của hay html lớp miền tây nhất nổi tiếng phá phát quay lại tết thành thể thiên nhiên tình tre triển trong văn với đắt giá đĩa
  • Top